Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Bài chòi dưới góc nhìn văn hóa học (trường hợp tỉnh bình định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
-----------------

NGUYỄN THỊ ÁI HOA

BÀI CHỊI
DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
( Trƣờng hợp tỉnh Bình Định)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
-----------------

NGUYỄN THỊ ÁI HOA

BÀI CHỊI
DƢỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
( Trƣờng hợp tỉnh Bình Định)
Chun ngành: Văn hóa học
Mã số: 60.31.06.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. TRẦN LONG
PHẢN BIỆN 1: PGS. TS. PHAN AN
PHẢN BIỆN 2: TS. ĐINH VĂN HẠNH


1

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Khoa Văn hóa học, Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, tơi đã học xong chƣơng trình cao học và viết xong Luận văn
thạc sĩ với đề tài: “Bài chịi dƣới góc nhìn văn hóa học (Trƣờng hợp tỉnh Bình Định)”.
Để hồn thành Luận văn này, tơi đã đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều từ
phía Thầy, Cơ, nhà trƣờng, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Long, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi từ
lúc mới hình thành ý tƣởng đề tài cho đến quá trình sƣu tập tài liệu và thực hiện Luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức cho tơi trong
suốt q trình học tập tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn NNCBC Nguyễn An Pha, anh Nguyễn Văn Ngọc cán
bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định, nghệ nhân Minh Đức đã cung cấp cho
tôi những thông tin và tài liệu quý giá về nghệ thuật bài chòi, giúp cho Luận văn có
chiều sâu cần thiết.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thành viên Ban tổ chức hội bài chòi cổ dân gian
Bình Định đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tơi tham quan, chụp hình và giải đáp một số
thắc mắc liên quan tới đề tài.
Tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè - những ngƣời đã luôn động viên, chia sẻ khó
khăn với tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn.
Bình Định, tháng 11 năm 2015


Nguyễn Thị Ái Hoa


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

TỪ VIẾT TẮT
BC
BVHTTDL
CLB
H.
NNCBC
Tp.
TS.

TỪ ĐẦY ĐỦ
Bài chịi
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Câu lạc bộ
Hình
Nhà nghiên cứu bài chịi

Thành phố
Tiến sĩ

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
CHƢƠNG STT
I

II

NỘI DUNG HÌNH

1.1

Căn chịi giữ nƣơng, rẫy

1.2

Quang cảnh của một hội bài chòi

1.3

Bài chòi ghế

1.4

Bài chòi chiếu

1.5

Bài chòi sân khấu


2.1

Khung sƣờn của các chòi

2.2

Phối cảnh hội bài chòi cổ ở Tp. Quy Nhơn

2.3

Bộ bài chòi

2.4

3 con bài Yêu trong bộ bài chòi

2.5

27 con trong bộ bài chòi

2.6

9 con bài trong pho Văn

2.7

9 con bài trong pho Vạn

2.8


9 con bài trong pho Sách

2.9

Hiệu bài chòi

2.10

Ngƣời trong cuộc chơi bài chòi

2.11

Ngƣời ngồi cuộc chơi bài chịi

2.12

Hiệu hóa trang nhƣ đào kép hát bội

2.13

Hiệu hơ thai

2.14

Hiệu vui mừng khi có chịi thắng cuộc


3


2.15

Hiệu mời rƣợu và trao tiền thƣởng

2.16

Ngƣời chơi thƣởng tiền cho Hiệu

2.17

Hội bài chòi tổ chức cố định tại Khu du lịch Ghềnh Ráng

2.18

Vở Khúc ca bi tráng đoạt Huy chƣơng vàng tại cuộc thi Nghệ
thuật Sân khấu Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2009

III

3.1

Sên tre

3.2

Trống

3.3

Cán bộ văn hóa – xã hội giao lƣu cùng Hiệu


3.4

Lãnh đạo tỉnh Bình Định dự hội bài chịi cổ ở huyện Hồi Ân

3.5

Ngƣời dân dự hội bài chòi

3.6

Ứng xử giữa các Hiệu

3.7

Ứng xử giữa các thành viên ban nhạc bài chòi

3.8

Tƣ thế ngồi thoải mái của ngƣời chơi bài chòi


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................


2

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN ................................................

2

DẪN NHẬP ..................................................................................................

6

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................

6

2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................

7

3. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................

8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................

11

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................

12


6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu .................................................

12

7. Bố cục luận văn ..........................................................................................

13

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................

14

1.1. Các khái niệm cơ bản ..............................................................................

14

1.1.1. Văn hóa và văn hóa học ........................................................................

14

1.1.2. Tổ chức và văn hóa tổ chức ................................................................... 15
1.1.3. Ứng xử và văn hóa ứng xử ................................................................... 16
1.2. Các khái niệm liên quan đến bài chòi ....................................................

17

1.2.1. Bài chòi ...............................................................................................

17


1.2.2. Bài chòi nƣơng rẫy .............................................................................

20

1.2.3. Hội bài chòi ........................................................................................

20

1.2.4. Bài chòi ghế và bài chòi chiếu ...........................................................

21

1.2.5. Bài chòi sân khấu ...............................................................................

22

1.3. Định vị bài chòi Bình Định ..................................................................

23

1.3.1. Chủ thể và thời gian văn hóa của bài chịi Bình Định .......................

23

1.3.2. Khơng gian văn hóa của bài chịi Bình Định .....................................

26

1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................


33


5

CHƢƠNG 2: BÀI CHÕI BÌNH ĐỊNH NHÌN TỪ VĂN HĨA TỔ CHỨC 35
2.1. Hội bài chòi và cách thức chơi ...............................................................

35

2.1.1. Hội bài chòi .........................................................................................

35

2.1.2. Tổ chức chơi bài chòi ...........................................................................

48

2.2. Các dạng tổ chức chơi bài chịi Bình Định .............................................

58

2.2.1. Tổ chức theo dạng cố định ...................................................................

58

2.2.2. Tổ chức theo dạng lƣu động ................................................................

61


2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................

63

CHƢƠNG 3: BÀI CHÕI BÌNH ĐỊNH NHÌN TỪ VĂN HĨA ỨNG XỬ

66

3.1. Văn hóa ứng xử giữa con ngƣời với tự nhiên và xã hội qua bài chòi .....

66

3.1.1. Bài chòi thể hiện văn hóa ứng xử của con ngƣời với tự nhiên .............

66

3.1.2. Bài chịi thể hiện văn hóa ứng xử của con ngƣời trong xã hội ............

70

3.1.2.1. Bài chòi thể hiện văn hóa ứng xử của con ngƣời với hội bài chịi…

71

3.1.2.2. Bài chịi thể hiện văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong cuộc chơi 75
3.2. Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................

81


KẾT LUẬN ...................................................................................................

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................

86

PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................

93

PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................

94

PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................

96

PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................

102
97


6

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

Trong lịng sơng núi, đất trời Việt Nam, Bình Định là một vùng đất không kém
phần vẻ vang bởi độ sâu sắc và lịch duyệt của những tầng văn hóa. Văn hóa Bình
Định đã hịa vào dịng chảy chung của văn hóa dân tộc. Chúng ta có thể tự hào về bề
dày truyền thống lịch sử và tính cách văn hóa của một vùng đất đã từng đƣợc gọi bằng
những mỹ từ nhƣ: “Đất võ trời văn”, “đất Vua”, “Kinh xƣa”, “Bàn thành”, “Bình
thành”…gợi lên một thời vàng son rực rỡ, chói lọi trong quá khứ. Sâu xa hơn đó là
vùng đất gấm vóc đƣợc dệt bởi máu, nƣớc mắt, mồ hôi của biết bao thế hệ và chính nó
đã thắp lửa cho những trái tim ngƣời Việt đi mở đất khai hoang, xây dựng nên những
truyền thống anh hùng, nhân văn và giàu bản sắc. Nói cách khác, qua chiều dài lịch
sử, văn hóa, có thể nói Bình Định là mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”, nổi tiếng giàu đẹp
về nhiều mặt. Về mặt văn hóa, cũng nhƣ các vùng miền khác trên dải đất miền Trung
thân thƣơng, trên đất nƣớc Việt Nam tƣơi đẹp, anh hùng, Bình Định sở hữu một kho
tàng văn học dân gian đa dạng, phong phú, giàu bản sắc mà nổi bật nhất là hai loại
hình nghệ thuật độc đáo: Hát bội và bài chịi. Chúng tơi chọn đề tài “Bài chịi dƣới góc
nhìn văn hóa học (Trƣờng hợp tỉnh Bình Định)” vì các lý do chủ yếu sau:
Bài chịi là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của Bình Định và
các tỉnh duyên hải miền Trung. Nghệ thuật bài chịi trong q trình phát triển, đã có
thời gian chững lại vì nhiều lý do, nay đang đƣợc xã hội quan tâm phục hồi, chấn
hƣng và tiến tới lập hồ sơ đề nghị Unesco cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Hơn nữa, là một loại hình nghệ thuật còn non trẻ xuất hiện cách đây gần 6
thế kỷ trên quá trình Nam tiến của ngƣời Việt và phát triển mạnh mẽ khoảng 100 năm
gần đây, do vậy, chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu về đối tƣợng bài chịi một cách
có hệ thống, tồn diện và sâu sắc. Nghiên cứu bài chịi trong tình hình nhƣ vậy thì giá
trị sử dụng, giá trị đóng góp của Luận văn thiết thực và có nhiều ý nghĩa hơn. Mặt
khác, bài chịi hiện nay vẫn đƣợc đơng đảo cơng chúng Bình Định, miền Trung và cả


7

nƣớc hâm mộ. Nghiên cứu bài chịi Bình Định dƣới góc nhìn văn hóa học là tích cực

góp phần vào giữ gìn, bảo tồn, phát huy và sáng tạo các giá trị của bài chịi nói riêng
và giá trị văn hóa nói chung.
Ngồi lý do trên, đề tài này cịn khởi nguồn từ sự thôi thúc của nhu cầu bản thân:
Là ngƣời sinh ra và lớn lên trên quê hƣơng Bình Định, một mảnh đất thấm đẫm khơng
khí lễ hội, các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian trong đó có hội bài chịi, tuổi thơ
tơi đã tắm gội trong dịng văn hóa dân gian ngọt ngào của mảnh đất sinh thành. Quê
hƣơng, văn hóa làng quê đã trở thành máu thịt, tâm hồn của tôi và mỗi ngƣời đƣợc
sinh ra từ đây. Những gì tơi có đƣợc hơm nay ngồi nỗ lực chủ quan, phần lớn là nhờ
gia đình, q hƣơng, văn hóa làng q trong đó có bài chịi đã góp phần tạo dựng, đắp
bồi mà nên. Tìm hiểu, nghiên cứu về bài chịi vừa để củng cố thêm tình yêu đối với
quê hƣơng, đối với văn hóa làng, đối với bài chịi; vừa là cách tri ân nguồn cội, đáp
nghĩa cha ông qua bao đời đã đổ công sức, tâm huyết, tài năng để khai sinh Bình
Định, nối rộng dài cƣơng thổ miền Trung, bờ cõi Việt Nam. Và trong lúc địa phƣơng
đang có những nỗ lực phục dựng lại bài chịi và các mơ hình hoạt động của nó, tơi
chọn nghiên cứu đề tài này là muốn thực hiện nghĩa vụ của đứa con đối với quê
hƣơng, góp một tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm trong việc góp phần lập hồ sơ đề
nghị Unesco cơng nhận bài chịi Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho
nhân loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bài chịi dƣới góc nhìn văn hóa (Trƣờng hợp tỉnh Bình Định)
nghĩa là tập trung nghiên cứu kỹ bài chịi Bình Định để thơng qua đó thấy rõ đặc trƣng
bài chịi Việt Nam. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi thấy rõ hai mơ hình của bài
chịi Bình Định: Bài chịi truyền thống và bài chịi hiện đại. Chúng tơi chỉ tập trung
nghiên cứu mơ hình bài chịi truyền thống với loại hình chính là hội bài chòi. Sở dĩ
phải hạn chế nhƣ thế là vì các lý do:
Thứ nhất, hiện chƣa có nhiều các ý kiến, bài viết đề cập đến bài chòi nƣơng rẫy
trong buổi đầu hình thành. Mặt khác, loại hình này đến nay tuy khơng cịn hiện hữu
nhƣng những nét ngun thủy, sơ khai, ban đầu vẫn còn đƣợc bảo tồn, kế thừa và phát
huy trong hội bài chòi nhất là về mặt hơ hát. Thêm nữa, bài chịi chiếu, ghế ngày nay
đã đƣợc đƣa vào hội bài chòi, thƣờng đƣợc tổ chức diễn xƣớng ở thời gian nghỉ giữa



8

các ván bài, hội bài trong một hội bài chòi. Và hội bài chòi hiện nay đƣợc Nhà nƣớc
quan tâm đầu tƣ, phục dựng, cũng nhƣ đƣợc đông đảo quần chúng hâm mộ. Do vậy,
tập trung nghiên cứu hội bài chịi cổ có giá trị thực tiễn lớn.
Thứ hai, phải giới hạn đề tài nhƣ thế là để phù hợp với thời gian, điều kiện và quy
mô của một Luận văn thạc sỹ. Điều đó khơng có nghĩa là Luận văn gạt bỏ hồn tồn
bài chịi nƣơng rẫy, bài chịi ghế, chiếu, khơng đề cập gì đến các mơ hình trung
chuyển (bài chòi từ đất lên giàn, từ bài chòi sân khấu đến bài chòi sân khấu hiện
đại…) mà trong q trình khảo sát, nghiên cứu hội bài chịi, chúng tơi cũng sẽ đối
sánh với các loại, thể hình bài chịi khác để có một cái nhìn thấu đáo, sâu sắc và tồn
diện hơn.
CÁC MƠ HÌNH BÀI CHÕI BÌNH ĐỊNH
Truyền thống
BC nƣơng rẫy

Hội bài chòi

Hiện đại
BC ghế + chiếu

BC sân khấu

Bảng 1: Hội bài chịi trong mơ hình bài chịi Bình Định
3. Lịch sử vấn đề
Những cơng trình sƣu tầm, nghiên cứu về bài chịi chƣa có nhiều, nhất là nghiên
cứu dƣới góc độ văn hóa. Q trình tìm hiểu, nghiên cứu để làm Luận văn, chúng tôi
đã tiếp cận một số cơng trình và sắp xếp chúng theo nhóm. Cơ sở sắp xếp là dựa vào

tiêu chí hƣớng nghiên cứu của các tác giả.
3.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu tổng qt có đề cập đến bài chịi
3.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lịch sử, địa lý
Các cơng trình tiêu biểu gồm có:
Huyền tích kinh xưa (Văn hóa dân gian vùng thành Hoàng đế) của Nguyễn
Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang; Lịch sử Việt Nam tập 1 của Phan Huy Lê, Trần
Quốc Vƣợng, Lƣơng Ninh (1983); Nước non Bình Định của Quách Tấn (2009); Việt
Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (1992); Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế xã
hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII (1999).
Những cơng trình lịch sử cung cấp cho chúng tơi cái nhìn lịch đại đối với vấn đề
nghiên cứu. Các cơng trình địa lý trình bày cái nhìn địa - văn hóa về vùng đất, con
ngƣời và bài chịi Bình Định. Bài chịi xuất hiện trong đời sống văn hóa vật chất và


9

tinh thần của cha ông trên bƣớc đƣờng Nam tiến. Nó đi cùng với sự thăng trầm của
lịch sử, văn hóa dân tộc từ ngày ngƣời Việt mở cõi phƣơng Nam.
3.1.2. Văn học dân gian
Các cơng trình tiêu biểu gồm có:
Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian của Đinh Gia Khánh (1989); Văn học dân
gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000).
Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian giúp chúng tơi có cái nhìn sáng
tỏ hơn về vị trí, vai trò và đặc trƣng của bài chòi với các loại hình nghệ thuật khác
trong tồn bộ nền văn hóa dân gian của dân tộc.
3.1.3. Văn hóa học
Các cơng trình tiêu biểu gồm có:
Bản sắc văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc (2006); Bản sắc văn hóa vùng ở Việt
Nam của Ngơ Đức Thịnh (2009); Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam của
Ngơ Đức Thịnh; Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam

(1996) của Trần Ngọc Thêm.
Nhóm cơng trình nghiên cứu này giúp ngƣời viết đề tài định vị bài chịi trong
nền văn hóa dân tộc, xác định tính vùng, miền của bài chòi từng địa phƣơng và đặc
điểm của văn hóa và lễ hội làng của ngƣời Việt xƣa. Đây cũng là nguồn tri thức cơ sở
để tác giả Luận văn nghiên cứu bài chịi Bình Định và bài chịi nói chung dƣới góc
nhìn văn hóa học.
3.2. Nhóm cơng trình chun khảo về bài chịi
3.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu chung
Các cơng trình tiêu biểu gồm có:
Các tham luận tại hội thảo khoa học nghệ thuật bài chòi do Trung tâm nghiên
cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức tại thành
phố Quy Nhơn tháng 9 năm 2013.
Ở hội thảo này, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà nghiên cứu đã đề cập đến
nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh của nghệ thuật bài chịi dƣới nhiều góc
độ khác nhau. Đặc biệt, hội thảo lần này tập trung làm rõ một số nội dung trƣớc đây
cịn có nhiều ý kiến chƣa thống nhất, thậm chí là trái ngƣợc: Nguồn gốc và quá trình


10

phát triển, đặc trƣng của nghệ thuật bài chòi, thực trạng bài chòi hiện nay, các xu
hƣớng cải tiến và phát triển, các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật
bài chịi.
3.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu chuyên sâu
Bài chòi xứ Quảng của Đinh Thị Hựu, Trƣơng Đình Quang (2012); Bình Định
q tơi: Tập bài chịi; Ca dao Bình Định của Huỳnh Triếp, Nguyễn Có, Nguyễn Danh
Phƣơng sƣu tầm và biên soạn (1993); Đĩa DVD Nghệ thuật bài chịi dân gian Bình
Định do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định sƣu tầm.
Đây là các cơng trình sƣu tầm, hệ thống và biên soạn về ca dao, bài chịi Bình
Định đƣợc sắp xếp theo các mảng đề tài, giúp ngƣời viết thuận tiện trong việc tìm các

dẫn chứng tiêu biểu, điển hình để minh chứng cho các luận điểm, luận cứ trong Luận
văn, đồng thời để thực hiện khảo sát ngẫu nhiên lƣợng câu ca dao, bài chịi mà các
Hiệu hơ hát trong một hội bài chịi ở Bình Định.
Ngồi phần sƣu tập bài chòi chiếm phần lớn dung lƣợng, tác phẩm đã đi sâu tìm
hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của bài chịi, nhận diện bài chịi với tính
cách một hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian độc đáo. Qua đó, nêu bật một số đặc
điểm về nội dung và nghệ thuật của lời ca bài chòi.
Bài chòi và dân ca Bình Định của Hồng Chƣơng, Nguyễn Có (1997).
Ở cơng trình này, hai tác giả đã đề cập tổng quan về đất và ngƣời, về văn hóa
dân gian Bình Định, đặc biệt đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật bài chịi với các yếu tố
cấu thành nên nó. Tiếp đó lần lƣợt giới thiệu, khảo tả về Vè, Ca dao, Tục ngữ.
Nghệ thuật ca kịch bài chịi của Hồng Lê, Nguyễn Kiểm, Nguyễn Vĩnh Huế,
Nguyễn Cung Nghinh, Trƣơng Đình Quang, Trịnh Thị Kim Cúc (2005).
Tập giáo trình này tóm lƣợc lịch sử sân khấu bài chịi, trình bày nghệ thuật diễn
xƣớng sân khấu bài chịi, trong đó đi sâu giới thiệu âm nhạc, nghệ thuật múa và liệt kê
một số nhạc cụ tiêu biểu trong sân khấu ca kịch bài chòi...
Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thu Hà với đề tài Hội bài chòi trong đời sống
cư dân Bình Định ngày nay (2010); Luận văn thạc sỹ của Trần Đức Hùng có tên là
Nghệ thuật hơ tấu bài chòi với việc phát triển sân khấu ca kịch bài chòi (2011).
Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thu Hà tìm hiểu tác động của hội bài chịi đến
các đối tƣợng thƣởng thức theo khu vực (nông thôn, miền biển, đô thị), theo độ tuổi


11

(tuổi trẻ, trung niên, lão niên). Trên cơ sở khảo sát điều tra các đối tƣợng thƣởng thức,
tác giả đề xuất các giải pháp bảo tồn, phục dựng và phát triển các giá trị của bài chịi
thơng qua các mơ, thể hình bài chịi hiện có. Cơng trình của Trần Đức Hùng dày công
nghiên cứu sự phát triển của nghệ thuật bài chịi thơng qua nghệ thuật hơ tấu, một đặc
trƣng cơ bản của bài chịi.

3.3. Nhóm nghiên cứu khác
Một số bài viết về bài chòi được đăng trên các báo – tạp chí như: Văn hóa Bình
Định, Sài Gịn giải phóng, Bình Định nguyệt san, Thế giới trong ta...của các tác giả
Hồng Chương, Huỳnh Ngọc Trảng, Mai Thìn, Nguyễn Kiểm, Thúy Vi...
Thuộc nhóm này là những bài viết đề cập nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề về bài
chịi Bình Định và bài chịi nói chung. Những nhận định, luận điểm, luận cứ, số
liệu…trong các bài viết đó giúp ngƣời viết đề tài bổ sung tài liệu, làm sáng tỏ, tƣờng
minh những điểm chƣa có căn cứ khoa học và thực tiễn trong Luận văn của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của Luận văn là bài chịi, giới hạn trong phạm vi
tỉnh Bình Định. Với đề tài này, ngƣời viết sẽ tiến hành nghiên cứu theo hệ tọa độ sau:
HỆ TỌA ĐỘ
Không gian

Thời gian

Chủ thể

Bình Định

Từ 1471 đến nay

Ngƣời Việt (Kinh)

Bảng 2: Hệ tọa độ nghiên cứu Bài chịi Bình Định
Trong một số trƣờng hợp nhất định, chúng tơi sẽ có liên hệ, đối chiếu đến bài
chòi các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên.
Bài chòi Bình Định dƣới góc nhìn văn hóa học là đề tài mới, tƣơng đối rộng.
Trong Luận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu ở hai bình diện sau: Thứ nhất là
“Bài chịi Bình Định nhìn từ văn hóa tổ chức”. Ở phần này, chúng tơi nghiên cứu

các hình thức tổ chức sinh hoạt bài chòi gồm: Cố định, lƣu động; nghiên cứu cơ cấu
bài chòi và cách tổ chức cuộc chơi. Thứ hai là “Bài chịi Bình Định nhìn từ văn hóa
ứng xử”. Ở đây, chúng tơi tập trung nghiên cứu văn hóa ứng xử giữa con ngƣời với tự
nhiên và xã hội qua bài chịi, văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong cuộc chơi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


12

Về mặt khoa học, đề tài xây dựng thêm lý luận nghiên cứu về một đối tƣợng
nghệ thuật, cụ thể ở đây là bài chịi. Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý thuyết cơ bản
để nghiên cứu bài chòi Bình Định và bài chịi nói chung. Đóng góp cơ bản của Luận
văn là đem lại cái nhìn tổng thể về bài chịi thơng qua bài chịi Bình Định. Hƣớng tiếp
cận mà các nhà nghiên cứu đi trƣớc chƣa lựa chọn khi nghiên cứu bài chòi.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần làm cơng chúng hiểu rõ về một bộ môn nghệ
thuật đặc thù của miền Trung, giúp họ thêm u mến và từ đó thúc đẩy cơng tác bảo
tồn và phát huy các giá trị của bài chòi trong cuộc sống đƣơng đại. Thêm nữa, ngƣời
viết Luận văn cũng mong góp một phần vào phát triển du lịch miền Trung. Luận văn
có thể góp một phần tƣ liệu vào hồ sơ đề nghị cơng nhận Bài chịi là di sản văn hóa
phi vật thể ở những cấp độ có thể đƣợc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Để triển khai nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Xét bài chòi trong hệ tọa độ văn hóa và đặt
nó trong những thành tố hệ thống văn hóa cụ thể: Văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử
của ngƣời Việt.
Phương pháp liên ngành: Sử dụng cả hai quan điểm hiện nay: Tiếp cận theo
hƣớng hai hay nhiều chuyên ngành cùng tham gia giải quyết một vấn đề và tiếp cận
theo hƣớng sử dụng các thuật ngữ, các phƣơng pháp và các kết quả nghiên cứu của
các ngành khoa học liên quan.

Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các vấn đề trên quan điểm lịch sử, nghĩa là đặt
các vấn đề, sự kiện đúng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó.
Phương pháp so sánh: Khảo sát bài chịi Bình Định bên cạnh sự đối sánh với bài
chòi một số tỉnh lân cận, với một số nghệ thuật tƣơng cận.
Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ một số chuyên gia trong ngành âm nhạc, nghệ
thuật và tổ chức biểu diễn, các nghệ nhân bài chòi, các nhà nghiên cứu bài chòi nhƣ:
Nghệ nhân Minh Đức; NNCBC Nguyễn An Pha… để trao đổi học hỏi thêm những
kiến thức về bài chòi.
Phương pháp điền dã: Đến các CLB bài chịi cổ, hội bài chịi...ở Bình Định
chụp ảnh và thu thập tƣ liệu.


13

Nguồn tƣ liệu sử dụng cho đề tài bao gồm: Hình ảnh, nội dung phỏng vấn, qua
các chuyến điền dã… do cá nhân tự thực hiện.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, nội dung chính của Luận văn sẽ đƣợc ngƣời
viết triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Ở phần này, Luận văn xác định các khái niệm cơ bản để làm cơ sở lý luận cho đề
tài: Đó là các khái niệm: Văn hóa và văn hóa học, tổ chức và văn hóa tổ chức, ứng xử
và văn hóa ứng xử; tiến hành định nghĩa và định vị bài chòi bằng hệ tọa độ ba chiều
và đặt nó trong hệ thống các thành tố văn hóa: Văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử.
Chƣơng 2: Bài chịi Bình Định nhìn từ văn hóa tổ chức
Chƣơng 2 đi vào tìm hiểu các yếu tố cấu thành bài chòi, cách tổ chức cuộc chơi và
ý nghĩa của nó. Theo đó, ngƣời viết khai thác các điểm chính nhƣ sau: Cách tổ chức
chịi, bộ bài, Hiệu, ngƣời chơi, khán giả và nghệ thuật diễn xƣớng. Thứ đến là cách
chơi của hội bài chòi khi kết thúc một ván bài, một hội bài.
Chƣơng 3: Bài chòi Bình Định nhìn từ văn hóa ứng xử

Chƣơng này, ngƣời viết nghiên cứu văn hóa ứng xử giữa con ngƣời với tự nhiên
và xã hội, ứng xử giữa các lực lƣợng tham dự trong hội bài chịi. Văn hóa ứng xử giữa
con ngƣời với tự nhiên đƣợc thể hiện qua các bình diện: Vật liệu làm nên và các yếu
tố cấu thành hội bài chòi; địa điểm, thời gian tổ chức bài chịi; tên gọi và hình vẽ các
con bài; nội dung và lời ca bài chịi. Văn hóa ứng xử của con ngƣời với xã hội đƣợc
triển khai theo trình tự: Văn hóa ứng xử của ngƣời Bình Định với hội bài chịi và văn
hóa ứng xử giữa các thành viên trong hội bài chòi.


14

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Văn hóa và văn hóa học
1.1.1.1. Văn hóa
Trong Văn hóa nguyên thủy, E.B. Tylor đã đƣa ra định nghĩa văn hóa nhƣ sau:
“Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc ngƣời học, nói chung gồm có tri thức,
tín ngƣỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen
khác đƣợc con ngƣời chiếm lĩnh với tƣ cách một thành viên của xã hội” [E.B. Tylor
2000: 13]. Đây đƣợc xem là định nghĩa đầu tiên về văn hóa.
Sau Tylor, có rất nhiều nhà nghiên cứu cũng nhƣ những tổ chức trên thế giới đƣa
ra những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Cho đến nay, khó mà xác định đƣợc số
lƣợng định nghĩa về văn hóa là bao nhiêu.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa. Theo nghĩa hẹp thì văn hóa đƣợc
xem là “Những kiệt tác trong lĩnh vực tƣ duy và sáng tạo”. Theo nghĩa rộng, văn hóa
bao gồm tất cả những giá trị do con ngƣời sáng tạo ra, và chính theo nghĩa này văn
hóa mới là đối tƣợng đích thực của văn hóa học [Trần Ngọc Thêm 2006: 20].
Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về khái
niệm văn hóa. Theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm: “Điều quan trọng hơn cả không
phải là định nghĩa nhƣ thế nào mà là định nghĩa đó nói lên những gì” [Trần Ngọc

Thêm 2006: 20]. Và định nghĩa sau đây của ông đã nói lên đƣợc những đặc trƣng
chính của khái niệm văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống giá trị mang tính biểu tƣợng
do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác
với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” [Trần Ngọc Thêm 2007: Tập bài giảng
Lý luận văn hóa học: 20]. Định nghĩa cho thấy bốn đặc trƣng cơ bản của văn hóa là
tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Bốn đặc trƣng này giúp cho
văn hóa thực hiện bốn chức năng quan trọng: Chức năng tổ chức xã hội, chức năng
điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp và chức năng giáo dục.


15

VĂN HĨA
Đặc trƣng
Chức năng

Tính hệ thống
Tính giá trị
Tính nhân sinh Tính lịch sử
Chức năng
Chức năng
Chức năng
Chức năng
tổ chức xã hội
điều chỉnh xã hội
giao tiếp
giáo dục
Bảng 1.1: Đặc trưng và chức năng cơ bản của văn hóa

1.1.1.2. Văn hóa học

Theo A.Ia. Philer, Văn hóa học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của
các tri thức xã hội và nhân văn về con ngƣời và xã hội, nghiên cứu văn hóa nhƣ một
chỉnh thể tồn vẹn, nhƣ một chức năng đặc biệt và nhƣ tính tình thái của tồn tại con
ngƣời. [A.Ia. Phlier Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 2.2004].
Trần Ngọc Thêm cho rằng Văn hóa học là một ngành khoa học nhân văn giáp
ranh với khoa học xã hội, có đối tƣợng nghiên cứu là văn hóa với tƣ cách một hệ
thống giá trị mang tính biểu tƣợng, bằng hệ phƣơng pháp lý luận định tính mang tính
liên ngành với độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo
cứu. [Trần Ngọc Thêm 2007: 40].
Trong Luận văn này, ngƣời viết sử dụng kiến thức chuyên ngành văn hóa học để
nghiên cứu đề tài theo hai thành tố sau: Tổ chức và văn hóa tổ chức, ứng xử và văn
hóa ứng xử.
1.1.2. Tổ chức và văn hóa tổ chức
1.1.2.1. Khái niệm tổ chức
Khái niệm tổ chức theo “Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê”: (1) Làm cho thành
một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất định. (2)
Là cho thành có trật tự, nề nếp. (3) Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động
nào đó nhằm có đƣợc hiệu quả tốt nhất [Hồng Phê 2001: 1007].
Theo Wikipedia, tổ chức là hành động bố trí sắp xếp một cơ cấu tổ chức (đối
tƣợng của việc tổ chức) hay bố trí sắp xếp các cơng việc trong sản xuất và trong thực
hiện dự án.
Nhìn chung, có thể hiểu một cách đơn giản, tổ chức là hoạt động nhằm sắp xếp,
điều khiển tập thể sinh hoạt theo một trật tự nhất định. Xã hội cần phải đƣợc tổ chức,
nếu không sẽ vô cùng hỗn loạn và sẽ không phát triển đƣợc. Hoạt động tổ chức giúp


16

xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển về mọi mặt. Trình độ tổ chức phản ánh mức độ
văn minh của xã hội lồi ngƣời.

1.1.2.2. Khái niệm văn hóa tổ chức
Khái niệm “Văn hóa tổ chức”có thể hiểu theo hai tầng lớp nghĩa.
Thứ nhất, văn hóa tổ chức là những sản phẩm do con ngƣời tạo ra. Văn hóa tổ
chức là những tri thức tích lũy trong q trình sống tập thể; đó là những mơ hình quản
lý do con ngƣời đã nghĩ ra và thực hiện trong quá trình sản xuất, đấu tranh và xây
dựng đời sống cộng đồng. Văn hóa tổ chức thể hiện ý thức ngƣời trong quá trình đƣa
cộng đồng đi tới văn minh.
Thứ hai, văn hóa tổ chức đƣợc hiểu nhƣ một thuật ngữ của chuyên ngành Văn
hóa học dùng để nói đến kiểu, dạng (hoặc cách thức, hình thức) tƣ duy mà con ngƣời
lựa chọn để sắp xếp, quản lý cộng đồng. Theo đó, định hƣớng nghiên cứu sẽ tập trung
vào quan điểm, cách thức, mơ hình đƣợc sử dụng để sắp xếp, quản lý xã hội (độc tài
hay dân chủ, thực thi quyền lợi theo trục ngang hay dọc, mơ hình tổ chức tƣơng ứng
với hình thái kinh tế xã hội hay lạc hậu, cách tổ chức cƣ trú, tổ chức sinh hoạt theo
điều kiện địa lý tự nhiên, theo hình thái kinh tế, theo chế độ xã hội, theo kinh nghiệm
truyền thống, theo các lý thuyết giả định…)
1.1.3. Ứng xử và văn hóa ứng xử
1.1.3.1. Khái niệm ứng xử
“Từ điển tiếng Việt” của Hồng Phê giải thích ứng xử là “Có thái độ, hành động,
lời nói thích hợp trong việc xử sự” [Hoàng Phê chủ biên 2002: 1091].
Ở phạm vi rộng hơn, ứng xử là hành vi đáp trả của con ngƣời trƣớc những tác
động của các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Những tác động này tồn tại khách quan
trong đời sống thực tại.
Hành vi của con ngƣời là hành động có ý thức. Xét về mặt hƣớng ngoại, hành vi
thể hiện thái độ ứng xử của con ngƣời với tự nhiên và xã hội. Thông qua hành vi
chúng ta có thể nhận biết kiểu lựa chọn trong cách ứng xử của cá nhân và cộng đồng
trƣớc tác động từ bên ngồi. Những hành vi ứng xử có tính trùng lặp trƣớc những hiện
tƣợng phổ biến nói lên bản chất của cá nhân hay của một cộng đồng ngƣời.
1.1.3.2. Khái niệm văn hóa ứng xử



17

Cụm từ “Văn hóa ứng xử” đƣợc dùng với nghĩa thứ nhất để chỉ sản phẩm do con
ngƣời tạo ra. Văn hóa ứng xử là những sản phẩm hình thành trong quá trình con ngƣời
tiếp xúc, giải quyết các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội (những tri thức hình thành
trong q trình khai thác, tơn tạo và ứng phó với tự nhiên, những cử chỉ, thái độ trong
cách giải quyết các vấn đề xã hội nhằm ủng hộ cái tốt, cái tích cực và lên án, phê phán
cái xấu, cái tiêu cực…). Vì vậy, ý thức ngƣời thể hiện rất rõ trong văn hóa ứng xử.
Cụm từ “Văn hóa ứng xử” đƣợc dùng với nghĩa thứ hai để chỉ những cách thức
mà cá nhân hoặc cộng đồng lựa chọn nhằm thích ứng với mơi trƣờng tự nhiên và mơi
trƣờng xã hội. Theo đó, định hƣớng nghiên cứu sẽ nhằm vào thái độ và hành vi ứng
xử của cá nhân hoặc của của cộng đồng nào đó trong quá trình tƣơng tác với tự nhiên
và xã hội (con ngƣời đã tôn trọng hay coi thƣờng tự nhiên, đã giải quyết các vấn đề
trong đời sống xã hội về lý trí hay tình cảm, đã xem xét cá nhân theo hƣớng trọng đức
độ hay trọng tài năng, thái độ ứng xử đối với ngƣời già, phụ nữ, với tiền của, danh
dự…nhƣ thế nào). Hệ thống hành vi ứng xử của các thành viên trong cộng đồng
(trƣớc tác động của tự nhiên và xã hội) đƣợc lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ là cơ sở
hình thành phong tục, tập quán của cộng đồng đó.
Nhƣ vậy, nghiên cứu văn hóa ứng xử của một cộng đồng gồm hai cấp độ. Cấp
độ thấp là phát hiện các cách thức ứng xử của chủ thể trong đời sống hàng ngày. Cấp
độ cao hơn là chỉ ra tính đặc thù của các cách thức ứng xử đó trong sự so sánh đối
chiếu với cách thức ứng xử của các cộng đồng khác. Văn hóa ứng xử là thành tố của
văn hóa của tộc ngƣời. Mục đích của nghiên cứu văn hóa ứng xử là chỉ ra tính cách
của tộc ngƣời đó.
1.2. Các khái niệm liên quan đến bài chòi
1.2.1. Bài chòi
Xét về mặt từ nguyên, bài chòi là lối đánh bài mà ngƣời chơi ngồi trên những cái
chòi cất sẳn.
Theo Wikipedia, bài chịi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian
đặc trƣng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã đƣợc phát triển thành một loại hình sân

khấu ca kịch.
Hồng Chƣơng cho rằng bài có nghĩa là một trị chơi văn hóa nghệ thuật. Cịn
chịi là một cái chòi để ngƣời chơi ngồi. Bài chòi về sau đƣợc phát triển sáng tác thêm


18

những điệu hát dài hơn, có thể vận dụng nhiều cách hát hơn nhƣ trong các vở tuồng,
cải lƣơng. [Hoàng Chƣơng 1997: Bài chịi và dân ca Bình Định: 27].
Thanh Thảo giải thích bài chịi là một trị chơi, một trò chơi văn nghệ nhằm giúp
gây hƣng phấn, vui thú, giải tỏa cho cả ngƣời trực tiếp chơi lẫn ngƣời xem. Đặc tính
trị chơi hồn nhiên, hài hƣớc và vơ vị lợi. Đó là trị chơi có thƣởng, có dùng những
qn bài nhƣng khơng phải là trị đánh bạc. [Thanh Thảo 2013: Tham luận hội thảo
khoa học nghệ thuật bài chịi :21].
Qua tìm hiểu, ngƣời viết thấy rằng bài chịi Bình Định có 3 dạng chính: Bài chịi
nƣơng rẫy, bài chòi hội, bài chòi sân khấu. Do bài chòi nƣơng rẫy hình thành thời kỳ
đầu, hình thức sinh hoạt phai nhạt nên khó khảo cứu, vì vậy Luận văn này chỉ tập
trung nghiên cứu bài chòi hội đại diện cho bài chòi truyền thống trong đối sánh với bài
chòi sân khấu đại diện cho bài chòi hiện đại. Đặc điểm hai dạng bài chòi (truyền thống
và hiện đại) này đƣợc trình bày trong bảng sau:
Loại hình
Yếu tố

Nơi chơi bài
Bộ bài
Vai anh Hiệu

BÀI CHỊI
TRUYỀN THỐNG


BÀI CHỊI
HIỆN ĐẠI

Trong chịi
Bộ bài chịi
Anh Hiệu chủ vai

Khơng dùng chịi
Khơng dùng bài
Diễn viên
Hệ làn điệu gốc + hệ bài
Làn điệu
Hệ làn điệu gốc
bản và các biến thể
Diễn xƣớng
Diễn ngồi trời
Diễn sân khấu trong nhà
Loại hình
Trị chơi dân gian
Nghệ thuật chuyên nghiệp
Bảng 1.2: So sánh hai dạng bài chịi Bình Định

Từ cơ sở này, chúng tơi định nghĩa khái niệm bài chòi để làm căn cứ cho việc
nghiên cứu của mình nhƣ sau:
Bài chịi là một trị chơi đặc sắc theo lối dân gian của cư dân miền Trung Việt
Nam trong đó người chơi ngồi trên các chịi dựng sẳn. Về sau nó phát triển thành
một loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp.
Định nghĩa trên phân định rõ bài chịi Bình Định đã phát triển qua 2 giai đoạn:
Từ thế kỷ XV đến những thập niên đầu thế kỷ XX (1934) và từ năm 1934 đến nay.
Trên con đƣờng hồn thiện mình, bài chịi đã loại bỏ các yếu tố khơng cịn phù hợp và

hấp thu những yếu tố mới để tăng sức cuốn hút đối với công chúng thƣởng ngoạn.
Quá trình phát triển, biến đổi của bài chịi thể hiện trên nhiều mặt. Cụ thể là: Vị
trí chơi, bộ bài chơi, kịch bản, sáng tác câu thai, cách diễn xƣớng, làn điệu hát, trang


19

phục trình diễn, nhạc cụ. Các yếu tố trên đƣợc bảo lƣu, hoặc tiêu vong hoặc phát triển
đƣợc hệ thống theo bảng sau đây:
XU HƢỚNG BÀI CHÕI TRUYỀN THỐNG VÀ BÀI CHÕI HIỆN ĐẠI
Mơ hình
Xu hƣớng

Yếu tố

BÀI CHỊI
TRUYỀN THỐNG
Phát
Tiêu
Bảo tồn
triển
vong

BÀI CHÕI HIỆN ĐẠI
Bảo tồn

Phát

Tiêu


triển

vong

Chòi

X

X

X

Bộ bài

X

X

X

Kịch bản

X

Sáng tác

X

X
X


X

X

Diễn xướng

X

X

Làn điệu

X

X

X

X

Trang phục

X

X

X

X


Nhạc cụ

X

X

X

X

Ánh sáng

X

X

Bảng 1.3: Đối chiếu xu hướng của bài chòi truyền thống và bài chòi hiện đại
Bảng đối chiếu trên cho thấy yếu tố tiêu vong, của bài chòi truyền thống trong
sân khấu ca kịch bài chòi hiện đại là các chòi, bộ bài chòi; yếu tố giảm bớt, co lại là
khơng gian diễn xướng, vai trị, nhiệm vụ các Hiệu (chỉ cịn diễn xƣớng, khơng cịn
vai trị đạo diễn, sáng tác); yếu tố bồi đắp, tăng thêm và phát triển là thời gian, kịch
bản, nhạc cụ, trang phục, âm thanh, ánh sáng, diễn xướng, đặc biệt là các làn điệu
bài chịi.
Sở dĩ có các yếu tố tiêu vong vì bài chịi sân khấu (bài chịi hiện đại) đã khơng
cịn là trò chơi bài trên các chòi mà chỉ đơn thuần là một loại hình văn nghệ. Các yếu
tố giảm bớt là để tăng cƣờng chất lƣợng diễn xƣớng của các Hiệu trong không gian
diễn xƣớng theo hƣớng chuyên nghiệp. Các yếu tố tăng thêm có tác dụng tăng tính
hấp dẫn của bài chòi mà vẫn giữ đƣợc cái gốc, cái bản sắc của bài chòi cổ, đặc biệt là
phát triển lối hô hát của các Hiệu (lúc này là các diễn viên) trên hệ thống làn điệu gốc,

hệ bài bản và các biến thể của nó. Chính vì vậy mà ngày nay ngƣời ta vẫn gọi bài chòi
sân khấu là nghệ thuật bài chòi dù các yếu tố chòi, yếu tố bài khơng cịn tồn tại.


20

1.2.2. Bài chòi nƣơng rẫy
Tiền thân của bài chòi là sự liên lạc
nhau giữa các chòi canh trên nƣơng rẫy.
Lịch sử Nam tiến của dân tộc cho thấy:
Từ năm 1471, dân các tỉnh phía Bắc vào
định cƣ tại Trung Bộ còn thƣa thớt, lúc
này rừng núi rậm rạp đan xen với chuỗi
đồng bằng nhỏ hẹp nên việc trồng tỉa
thƣờng bị tàn phá bởi thú hoang. Trên

H.1.1: Căn chòi giữ nương, rẫy.1

những vùng đất đai khai khẩn, ngƣời ta xây dựng nhiều chòi để canh giữ, bảo vệ hoa
màu. Trên mỗi chịi đều có thanh la, mõ trống, khi thú rừng kéo đến ngƣời canh giữ
nƣơng rẫy đồng loạt khua vang các nhạc cụ lên làm rung chuyển cả rừng núi; dã thú
dù gan lì đến đâu cũng phải khiếp sợ bỏ chạy. Rồi những đêm trăng thanh gió mát, đối
cảnh sinh tình, giữa các chịi ngƣời ta nói chuyện hay ca hát đối đáp nhau và những
khi nhàn rỗi đƣơng nhiên là họ bày ra trò chơi bài bạc để giải buồn, dần dần trở thành
một hình thức sinh hoạt văn nghệ ở vùng nƣơng rẫy.
1.2.3. Hội bài chòi
Khởi đầu là một trị chơi mang tính văn nghệ của các lƣu dân đi khẩn đất, dần
dần hình thành loại hình bài chịi và đƣợc hồn chỉnh qua một chặng đƣờng khá dài.
Đời sống của dân di cƣ ngƣời Việt dần phát triển; yêu cầu thƣởng thức nghệ
thuật của họ đƣợc nâng cao. Bài chòi đƣợc tổ chức thành một kiểu hội của trò chơi,

phổ biến rộng dần ở các làng quê vào dịp lễ, tết. Thể thức cuộc chơi vẫn giữ nét
nguyên thủy, độc đáo, ngƣời chơi ngồi trên những chiếc chòi, gọi là hội bài chòi.

1

/>

21

H.1.2: Quang cảnh của một hội bài chòi.2
1.2.4. Bài chòi ghế và bài chịi chiếu
1.2.4.1. Bài chịi ghế
Về sau vì sự giản tiện, có nơi phá lệ cất
chịi dùng chín cái ghế thay thế chín chiếc chịi
nhƣng thể thức chơi vẫn nhƣ cũ. Hình thức này
hình thành một thể thức diễn xƣớng bài chòi
mới gọi là bài chòi ghế. Hạn chế của bài chịi
ghế là khơng thể thay thế đƣợc tính năng độc
đáo đặc thù của
H.1.3: Bài chịi ghế. 3

bài chịi trƣớc đó nên kém phần sơi nổi, giảm sự

hào hứng của ngƣời chơi và cả ngƣời xem.
1.2.4.2. Bài chòi chiếu
Những năm đầu thế kỷ XX, một số nghệ nhân đã mạnh dạn kiến tạo một lối mới
gọi là bài chịi chiếu. Đặc tính của bài chịi này là khơng phụ thuộc vào thời vụ, nghĩa
là tổ chức lúc nào cũng đƣợc, không phải đợi dịp Tết Nguyên Đán. Bài chịi chiếu
khơng có chịi, sân khấu thấp trệt nhƣng đã đƣợc giới hạn trong phạm vi chiếu trải.
Bài chòi chiếu cũng khơng cịn độc diễn của Hiệu mà phân vai nhân vật (hai hay ba

diễn viên) tuy nhiên

lúc này vẫn còn đơn giản. Sức thu hút chủ yếu do

giọng ca mùi mẫn, diễn theo những lớp trong các chuyện tuồng quen thuộc.

2
3

/> />

22

H.1.4: Bài chòi chiếu.4
1.2.5. Bài chòi sân khấu
Từ năm 1933, sân khấu bài chòi trải chiếu đã trở thành sự cản trở cho biểu diễn,
các hội bài chòi gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, các ơng Bầu đã hợp lực để đƣa bài
chòi từ sân khấu trải chiếu dƣới đất lên sân khấu dựng cao có sàn diễn, có đầy đủ
phơng màn, bán vé cho ngƣời xem và đi lƣu diễn ở các địa phƣơng. Cũng vào thời
gian này, lần đầu tiên bài chịi có nghệ nhân nữ (đào nữ) tham gia. Vai diễn cũng đƣợc
cải tiến, nghệ sĩ đƣợc chọn sắm vai thích hợp với nhân vật, có hóa trang, có sự nhập
vai, diễn xuất của các động tác theo quy luật ƣớc lệ và cách điệu. Ngồi điệu cố hữu là
hơ bài chịi và điệu hát chủ đạo là xn nữ, cịn có điệu cổ bản, hồ quảng, nói lối,
xàng xê, hát nam, hát khách, tẩu mã, lý thượng…Về nhạc cụ, ngồi đàn cị, kèn, sanh,
trống cịn có đàn nguyệt để tạo âm non âm già phù hợp với làn điệu mới. Về trình
diễn, diễn viên có thể thêm, bớt vài chi tiết nhƣng khơng đƣợc đi quá xa hoặc phản lại
đề tài. Về y phục và đạo cụ, nghệ sĩ cần sắm đủ các loại để trang bị thích hợp cho từng
nhân vật. Về ánh sáng, sân khấu có trụ đèn lồng thắp dầu, về sau có đèn măng sơng,
đèn điện.


4

Tác giả


23

H.1.5: Bài chịi sân khấu.5
Hiện nay, tại Bình Định, các dạng bài chòi trên đang đƣợc phục hồi và phát
triển. Song, chúng không cạnh tranh và lấn át nhau. Ca kịch bài chịi có chỗ đứng ở
sân khấu phơng màn, có rạp che chắn, lƣu diễn ở các thị trấn, thị xã, thành phố, ngƣời
xem phải mua vé. Bài chòi ghế, bài chịi chiếu tìm đất sống trên sân khấu ghế, chiếu
khắp các làng quê. Và hội bài chòi vẫn nở rộ mỗi dịp xuân về, tết đến.
Nhìn chung, các loại hình bài chịi ln có sự bổ sung, phát triển theo yêu cầu
của thực tiễn, nhu cầu thƣởng thức của công chúng ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhƣng nó
vẫn giữ những nét riêng biệt, nguyên thủy đặc sắc; nhờ đó bài chịi giữ đƣợc nét đặc
thù so với các loại hình văn nghệ dân gian khác.
1.3. Định vị bài chịi Bình Định
1.3.1. Chủ thể và thời gian văn hóa của bài chịi Bình Định
Thời gian văn hóa của bài chịi Bình Định đƣợc xác định từ lúc bài chịi nƣơng
rẫy hình thành và phát triển đến ngày nay. Thời điểm ra đời của bài chòi nƣơng rẫy là
do thời điểm cƣ dân Việt đến định cƣ trên vùng đất này qui định.
Về hành trình Nam tiến của ngƣời Việt, lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận
khá rõ ràng. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, qua các triều đại Lý - Trần - Lê, cƣơng thổ
Đại Việt đã không ngừng đƣợc mở rộng về phƣơng Nam. Theo đó, di dân Việt đã ba
lần đi về phƣơng Nam để đến các vùng đất mới khai hoang, lập ấp. Lần thứ nhất, vào
thời nhà Lý nhân việc Chiêm Thành dâng voi trắng nhƣng sau lại quấy nhiễu biên
giới, vua Lý Thánh Tông bèn cất quân đi đánh, tiến sâu vào kinh thành, bắt đƣợc vua
Chế Cũ cùng 5 vạn ngƣời. Chế Cũ chuộc tội bằng cách xin dâng 3 châu: Địa Lý, Ma
Linh, Bố Chính. Biên giới Đại Việt lần đầu tiên đƣợc mở rộng về phƣơng Nam, cƣ

dân Việt lần đầu đến định cƣ, canh tác nơi đây và bài chịi đã tượng hình như một hình
thức sinh hoạt văn nghệ nương rẫy.
Đến thời Trần tình hình quan hệ Việt - Chiêm đã có ít nhiều thay đổi. Lúc vua
Trần Nhân Tơng cịn ở ngơi, nhân đi thăm nƣớc láng giềng có trót hứa gả con cho vua
Chiêm Thành. Năm Ất Tỵ 1305, vua Chiêm Chế Mân cho ngƣời sang Thăng Long
cầu hơn. Triều đình nhà Trần đã đồng thuận. Tháng 6 năm Bính Ngọ, với vật dẫn cƣới
là 2 châu Ơ, Lý, Chế Mân chính thức rƣớc Huyền Trân cơng chúa về Đồ Bàn, lập
5

/>

×