Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thiền phái trúc lâm đời trần với vấn đề việt hóa phật giáo thiền tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
….……oOo……….

NGUYỄN SINH TÙNG

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN
VỚI VẤN ĐỀ VIỆT HÓA
PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ 60.22.01.13

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
….……oOo……….

NGUYỄN SINH TÙNG

THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN
VỚI VẤN ĐỀ VIỆT HÓA
PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ 60.22.01.13


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN CÔNG LÝ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi khảo sát nghiên cứu

9

4. Phương pháp nghiên cứu

9

5. Đóng góp của luận văn


10

6. Giới thiệu kết cấu luận văn

11

CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT
THỜI LÝ - TRẦN

13

1.1. Xã hội thời Lý - Trần

13

1.2. Văn hóa – tư tưởng và văn học thời Lý – Trần

16

1.2.1. Văn hóa – tư tưởng thời Lý – Trần

16

1.2.2. Văn học thời Lý – Trần

20

1.3. Phật giáo thời Lý - Trần

22


1.4. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần

26

1.4.1. Nguyên nhân ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

26

1.4.2. Người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Phật hồng Trần
Nhân Tơng
14.3. Tơn chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Tiểu kết

27
29
32


CHƯƠNG 2: THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN VỚI VẤN ĐỀ TIẾP
BIẾN VÀ VIỆT HĨA PHẬT GIÁO THIỀN TƠNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN
GIÁO LÝ - TƯ TƯỞNG
2.1. Đặc trưng cơ bản của tư tưởng Phật giáo Thiền tông

33
33

2.1.1. Giáo ngoại biệt truyền

33


2.1.2. Bất lập văn tự

37

2.1.3.Trực chỉ nhân tâm

38

2.1.4. Kiến tính thành Phật

40

2.2. Đặc trưng tư tưởng của các dòng Thiền: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vơ Ngơn
Thơng, Thảo Đường

41

2.2.1. Dịng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi

41

2.2.2. Dịng Thiền Vơ Ngơn Thơng

47

2.2.3. Dịng Thiền Thảo Đường

52


2.3. Vấn đề tiếp biến và Việt hóa tư tưởng Phật giáo Thiền tơng của
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

56

2.3.1. Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với tinh thần dung hợp các dòng tư
tưởng

56
2.3.2. Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa tư tưởng Phật

giáo Thiền tơng

60

Tiểu kết

67

CHƯƠNG 3: THIỀN PHÁI TRÚC LÂM ĐỜI TRẦN VỚI VẤN ĐỀ TIẾP
BIẾN VÀ VIỆT HĨA PHẬT GIÁO THIỀN TƠNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN
PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ TU TẬP VÀ NGƠN NGỮ VĂN TỰ

69

3.1. Quan điểm của Phật giáo Trúc Lâm về giữ giới và quan điểm về
cuộc đời con người

69



3.1.1. Giữ gìn các giới căn bản

69

3.1.2. Quan niệm về con người qua “Phổ thuyết tứ sơn”

73

3.1.3. Bàn về thụ giới qua “Thụ giới luận”

78

3.1.4. Khuyên con người phát tâm rộng lượng qua “Phổ khuyến phát bồđề tâm”

80

3.2. Tinh thần dung hợp và Việt hố các phương pháp hành trì tu tập
của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

84

3.2.1. Nghi thức sám hối trong một ngày đêm

84

3.2.2. Chủ trương lễ sám hối bình đẳng

86


3.2.3. Bàn về giới định tuệ

89

3.2.4. Luận về tọa thiền

92

3.2.5. Pháp môn tụng kinh niệm Phật

97

3.3. Vấn đề Việt hóa của Thiền phái qua việc sử dụng chữ Nôm để sáng
tác

103

Tiểu kết

105

KẾT LUẬN

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111



KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. ĐHKHXH và NV

: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2. ĐHQG

: Trường Đại học Quốc gia

3. ĐHSP

: Trường Đại học Sư phạm

4. ĐH & THCN

: Trường Đại học và Trung học Chuyên nghiệp

5. HN

: Hà Nội

6. KH

: Khoa học

7. KHXH

: Khoa học Xã hội


8. Nxb

: Nhà xuất bản

9. SG

: Sài Gịn

10. TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

11.VHTT

: Văn hóa Thơng tin


GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC CHỈNH SỬA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài “Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa Phật giáo
Thiền tơng” do PGS. TS Nguyễn Cơng Lý hướng dẫn khoa học

Theo yêu cầu của Hội đồng khoa học vào 14g, ngày 14 tháng 11 năm
2014, chúng tôi đã chỉnh sửa lại luận văn ở một số điểm như sau:
1. Chương 2: Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề tiếp biến và Việt hóa
Phật giáo Thiền tông trên phương diện giáo lý - tư tưởng
1.1. Chúng tơi trình bày bổ sung vấn đề Việt hóa Phật giáo Thiền tông
Cụ thể: Quốc sư Trúc Lâm đời Trần đã khuyên Trần Thái Tông: “Tâm tịch
nhi tri, thị danh chân Phật” (Lịng lặng mà biết, đó là chân Phật ). Quốc sư Trúc
Lâm cịn cầm tay Trần Thái Tơng ân cần khuyên bảo rằng: “Phàm đã là bậc

nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tấm lịng
của thiên hạ làm tấm lịng của mình.”. Đây là một quan điểm về Phật được đưa
ra và có khả năng thực hiện mà bất cứ ai trong cõi đời này cũng có thể tu hành
thành Phật. Lời dạy này thể hiện quan điểm Phật tại tâm, Phật ở ngay trong con
người mình, tâm của mình n tĩnh, lặng lẽ, thanh tịnh, tự tại, khơng nhiễm ơ, thì
đó là tâm Phật, là Niết bàn. Quan điểm này thể hiện tính nhập thế, đề cao khả
năng con người trong hành trình tu tập thể hiện bản sắc văn hóa Đại Việt rõ nét.
1.2. Thiền phái Trúc Lâm trong tiến trình hình thành và phát triển đã
khơng ngừng Việt hóa về mặt ngơn ngữ, chủ trương của Trúc Lâm là sử dụng
tiếng Việt (chữ Nôm) để hoằng pháp. Bằng chứng là Phật hồng Trần Nhân
Tơng đã viết một bài phú chữ Nôm “Cư trần lạc đạo phú” và một bài ca chữ


Nôm “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca”. Đệ Tam Tổ Huyền Quang thì viết một
bài phú chữ Nơm “Vịnh Vân Yên tự phú”. Đây là ba tác phẩm thuộc thể loại phú,
ca bằng chữ Nơm xưa nhất hiện cịn trong văn học Việt Nam thời trung đại. Việc
dùng chữ Nôm để sáng tác văn học đã chứng tỏ ý thức độc lập dân tộc nâng cao.
Đồng thời này còn thể hiện quan điểm “thốt Hán”, “thốt Trung”, tức khơng lệ
thuộc vào văn hóa Trung Quốc vốn từ lâu đã áp đặt ở Việt Nam ta. Những tác
phẩm trên đều viết về Phật Thiền với quan điểm Phật tại tâm, Cư trần lạc đạo,
tùy tục, tùy duyên và hòa quang đồng trần thể hiện bản sắc Đại Việt rõ nét.
2. Chương 3: Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề tiếp biến và Việt hóa
Phật giáo Thiền tơng trên phương diện hành trì tu tập thì chúng tơi đã làm rõ
thêm những nét riêng trên phương diện hành trì tu tập.
Tâm tĩnh lặng của Trần Nhân Tông là sự kế thừa, dung hợp quan điểm về
“Tâm ấn” của Tỳ-ni-đa-lưu-chi, “Tâm địa” của Vô Ngôn Thông, “Tâm hư
không” của Trần Thái Tông, “Tâm thể” của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Sở dĩ có
những quan điểm khác nhau về tâm là do nó được quan niệm, xem xét ở những
phương diện, khuynh hướng khác nhau.
Trần Thái Tông coi Thiền như một phương pháp hành trì tu tập có tính tổng

hợp giới, định, tuệ, tụng, niệm và sám hối. Còn Tuệ Trung lại coi Thiền là
phương pháp tự do mở ra đến vô hạn, thậm chí khơng chỉ phá bỏ nhị kiến mà
cịn phá bỏ tất cả mọi câu nệ, ràng buộc để đạt tới chân như, giác ngộ, giải thoát.
Trong quan điểm về thiền, kế thừa, bổ sung vào tư tưởng của Trần Thái Tông và
Tuệ Trung, Trần Nhân Tông không đi sâu vào quan niệm lý luận mà chú ý nhiều
đến việc hành thiền.
Chương này chúng tôi viết thêm mục 3.3. Vấn đề Việt hóa của Thiền phái
qua việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác


3. Những đoạn văn có nhầm lẫn về kiến thức đã được chỉnh sửa, viết lại. Các lỗi
chính tả hành văn diễn đạt, viết câu, trích dẫn chưa chính xác, trong luận văn lần
này đã được chỉnh sửa đầy đủ.

Học viên cao học

Nguyễn Sinh Tùng

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS NGUYỄN CÔNG LÝ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS TRƯƠNG VĂN CHUNG

NGƯỜI PHẢN BIỆN 1

NGƯỜI PHẢN BIỆN 2


TS. TRẦN LÝ TRAI

PGS.TS TRẦN HỒNG LIÊN


LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.
TS Nguyễn Cơng Lý cùng sự góp ý của các Giáo sư – Tiến sĩ phản biện và các
bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ chân thành
và quý báu đó.
Dù rất nỗ lực, song do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những điểm thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành
từ các Giáo sư – Tiến sĩ cũng như các bạn đồng nghiệp.

Người thực hiện

Nguyễn Sinh Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy, có trích dẫn nguồn gốc rõ
ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Tùng


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Từ khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân
tộc. Đây là một đạo Phật nhập thế tích cực, hộ quốc an dân. Tư tưởng – giáo lý
nhà Phật đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần, đến sự phát triển
của xã hội Việt Nam. Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo nói chung, Phật giáo
Thiền tơng nói riêng đối với đời sống dân tộc không chỉ để hiểu con người Việt
Nam trong quá khứ mà cịn góp phần xây dựng con người hơm nay cũng như
mai sau. Nghiên cứu về Phật giáo và ảnh hưởng tư tưởng nhà Phật đối với đời
sống con người, ngày càng có nhiều thành tựu.
- Phật giáo hình thành và phát triển ở miền Bắc Ấn Độ, tại tiểu quốc Catỳ-la-vệ (Kapilavatthu). Đến thế kỷ III TCN dưới triều vua Asoka (A Dục), sau
khi thống nhất toàn cõi Ấn Độ, lần đầu tiên, Phật giáo được truyền bá ra các
nước trong khu vực và quốc tế qua hai con đường: Nam truyền và Bắc truyền.
Từ hai con đường này hình thành hai tơng phái lớn của Phật giáo: Nam tông và
Bắc tông. Đến nay, Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ, có mặt trên tất cả các châu
lục với nhiều tông phái, hệ phái khác nhau.
Phật giáo theo đường biển từ phương Nam truyền vào nước ta rất sớm, từ
đầu cơng ngun, cũng có thể sớm hơn. Hồi ấy Luy Lâu ở nước ta (Thuận
Thành, Bắc Ninh ngày nay) là thủ phủ, là một trung tâm lớn của Phật giáo. Từ
Luy Lâu, Phật giáo truyền sang trung tâm Bành Thành và trung tâm Lạc Dương
(Trung Quốc). Khi nước ta bị lệ thuộc Trung Quốc hơn một ngàn năm thì Phật
giáo Trung Quốc (một tơng phái Phật giáo Bắc truyền/Bắc tơng, một Phật giáo
được tiếp biến qua lăng kính Nho giáo) lại truyền sang nước ta và Phật giáo Bắc


2

tơng này có sự bảo trợ của chính quyền đơ hộ nên đã phát triển và xóa đi tất cả
những ảnh hưởng của Phật giáo Nam truyền nguyên thủy trước đó.

- Trước khi nước nhà giành được độc lập bởi chiến công của Ngô Quyền
đánh tan quân Nam Hán trên sơng Bạch Đằng vào mùa đơng năm 938 thì Phật
giáo Việt Nam đã có hai dịng Thiền: dịng Tỳ-ni-đa-lưu-chi (truyền vào nước ta
từ thế kỷ thứ VI) và dịng Vơ Ngôn Thông (truyền vào nước ta hồi đầu thế kỷ
thứ IX). Đến thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông cùng thiền sư Thảo Đường thành lập
dòng Thiền Thảo Đường. Sang đầu thế kỷ XIII, sau khi nhường ngơi, Phật
Hồng Trần Nhân Tơng xuất gia và sáng lập dịng Thiền Trúc Lâm Yên Tử bằng
cách sáp nhập ba dòng Thiền đã có trước đó rồi Việt hóa giáo lý tư tưởng cùng
pháp mơn hành trì tu tập, thống nhất giáo hội Phật giáo, tạo nên một Phật giáo
nhất tông mang bản sắc dân tộc Việt rõ nét. Chính vì thế chúng tôi lựa chọn đề
tài “Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa Phật giáo Thiền tơng” để
nghiên cứu nhằm góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tư tưởng của cha
ơng xưa trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hóa hiện nay. Hy vọng kết quả của
luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu và học tập của sinh
viên và cho những ai quan tâm.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài “Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa Phật giáo
Thiền tơng” từ trước đến nay được giới nghiên cứu quan tâm ở khía cạnh này
hoặc khía cạnh khác, có thể tìm hiểu tác giả, tìm hiểu tác phẩm một cách khái
quát, tìm hiểu về Thiền Phái, trong nhiều cơng trình bài viết ít nhiều cũng đã nêu
lên vấn đề Việt hóa Phật giáo, chỉ ra cụ thể bản sắc Việt trong tư tưởng Phật giáo
Thiền đời Trần, với đề tài này chúng tôi đã kế thừa những thành tựu đã có, vận
dụng có hệ thống để nêu vấn đề Việt hóa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên


3

hai phương diện giáo lý tư tưởng và phương pháp hành trì tu tập. Nhìn chung
trước đây các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu Phật giáo Thiền tơng theo các hướng
sau đây:

 Tình hình sưu tầm văn bản tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm
- Tác phẩm Thánh đăng lục đầu tiên được khắc in từ cuối đời Trần. Sách
viết về hành trạng năm vị vua đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần
Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tơng, trong đó có đề cập đến việc các vị
tu tập, thiền định, ngộ đạo Thiền, hoằng dương Phật pháp.
- Tiếp đến là hợp tuyển Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên được soạn xong
vào năm 1433, sau đó tuyển tập này được Chu Xa và Lý Tử Tấn tân đính vào
1459. Kế đến là bộ Tinh tuyển chư gia luật thi do Dương Đức Nhan tuyển chọn
khoảng trước năm 1463. Rồi Trích diễm thi tập do Hồng Đức Lương biên soạn
năm 1497. Những bộ hợp tuyển trên đều có trích tuyển thơ văn của các tác giả
Thiền phái Trúc Lâm.
- Giữa thể kỷ XVII thiền sư Chân Nguyên đã căn cứ vào Thánh đăng lục
để soạn Thiền tông bản hạnh. Tác phẩm này được khắc in vào năm 1734. Sau
này Hoàng Xuân Hãn đã căn cứ vào bản in năm 1745 để phiên âm, chú thích.
Cịn Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) căn cứ vào bản in năm 1932 để phiên âm,
chú thích Thiền tơng bản hạnh. Thích Thanh Từ dựa vào các văn bản trên mà
viết cơng trình Thiền tơng bản hạnh giảng giải, Nxb TP. HCM, 1988. Trước đó,
Thích Thanh Từ đã sưu tập tư liệu biên soạn Thiền sư Việt Nam, Tu viện Chân
Không ấn hành, 1972. Trong đó, tác giả đã trích dẫn nguyên văn chữ Hán, phiên
âm, dịch nghĩa tác phẩm chính của các tác giả Thiền phái này.


4

- Đến thế kỷ XVIII, khi Tính Quảng và Ngơ Thì Nhậm tập hợp tư liệu để
viết tác phẩm Tam Tổ hành trạng ghi chép cuộc đời về ba vị Tổ đầu tiên của
Thiền phái: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang
- Vào giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đơn soạn xong Tồn Việt thi lục, đây là
bộ hợp tuyển đồ sộ tuyển thơ Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVIII. Tiếp
theo là người học trị xuất sắc của ơng là Bùi Huy Bích biên soạn Hoàng Việt

văn tuyển và Hoàng Việt thi tuyển vào năm 1788, nhưng mãi đến năm 1825,
cơng trình mới được khắc in. Các bộ tuyển tập trên đều có chép thơ văn của Trần
Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền
Quang. Riêng cơng trình Tồn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, sau này được Bùi
Huy Bích và Phan Huy Chú khen là “đặc bị” (cực kỳ đầy đủ). Trên cơ sở đó, vào
đầu thế kỷ XIX, Phan Huy Chú trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí đã giới
thiệu danh mục những tác phẩm và trích tuyển một số sáng tác của các tác giả
thuộc Thiền phái.
- Khóa hư lục do Đào Duy Anh dịch, Nxb KHXH, HN, tái bản 1974.
Trước khi cung cấp văn bản nguyên tác cùng bản dịch, tác giả đã viết phần tổng
luận “Tóm tắt về Thiền tơng” của nước Đại Việt mà tiêu biểu nhất là Thiền phái
Trúc Lâm.
- Khóa hư lục trọn bộ của Thích Thanh Kiểm, Thành hội Phật giáo TP.
HCM ấn hành, 1997; Tam Tổ thực lục do Thích Phước Sơn dịch và chú, Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, 1995; Các cơng trình của Thích Thanh
Từ như Khóa hư lục diễn giải (1996), Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải
(1997), Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải (1997) thì căn cứ theo Tam Tổ thực lục,
Tam Tổ hành trạng, Thiền tông bản hạnh do Thiền viện Thường Chiếu ấn hành.
Những cơng trình trên được các tác giả dịch và chú giải từ nội dung văn bản đến


5

thuật ngữ Phật – Nho – Đạo, kể cả các vấn đề liên hệ đến các tác giả Thiền phái
Trúc Lâm.
- Bộ sách Thơ văn Lý – Trần (ba tập) do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, là một
cơng trình sưu tập văn bản có bề thế và tầm cỡ từ trước đến nay, trong đó Thơ
văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb KHXH, Hà Nội, 1988. Các soạn giả
của Viện Văn học có giới thiệu và nhận định khái quát về sáu tác giả Trần Thái
Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền

Quang, trước khi trích tuyển nguyên văn chữ Hán kèm theo phiên âm, dịch
nghĩa, chú thích từ ngữ của các tác phẩm được tuyển chọn.
- Thừa kế các cơng trình trước, Lý Việt Dũng thực hiện cơng trình Tuệ
Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải, Nxb Mũi Cà Mau, 2003. Ngoài phần phiên
âm, dịch nghĩa, chú thích và tác giả cịn thêm phần phụ lục, rất thuận tiện cho
việc tra cứu học tập yếu chỉ Thiền tông mà Thiền phái Trúc Lâm chủ trương.
 Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở góc độ tư
tưởng và lịch sử truyền thừa
- Đầu tiên phải kể đến cơng trình Le Bouddhisme en Annam des origines
au XIIIè siècle của Trần Văn Giáp, BEFEO, Hà Nội, 1932. (Cơng trình này sau
đó được Tuệ Sĩ dịch ra tiếng Việt với nhan đề Phật giáo Việt Nam từ khởi
nguyên đến thế kỷ XIII, Tu viện Vạn Hạnh ấn hành, 1968). Tiếp đến là cơng trình
Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Tổng hội Tăng già Bắc Việt ấn
hành, Hà Nội, 1942. Cả hai tác phẩm này, giới thiệu khái quát Phật giáo Việt
Nam trong đó có đề cập đến tư tưởng Phật giáo thời Lý – Trần mà chủ thể là
Thiền phái Trúc Lâm.
- Một loạt cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Thục xuất bản ở Sài
Gòn trước 1975 như Lịch sử Triết học Phương Đông, năm tập, Nxb TP. HCM tái


6

bản, 1991; Thiền học Trần Thái Tơng, Nxb Văn hóa – Thông tin, tái bản 1996;
Thiền học Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, tái bản 1997. Những cơng trình trên đã
nhận định Thiền phái Trúc Lâm mang bản sắc tinh thần dân tộc từ mơ hình tổ
chức, đường lối hoạt động cho đến phương thức tu trì và đã đóng góp rất lớn
trong việc phục hưng văn hóa Đại Việt.
- Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, Nxb Lá Bối, Sài Gòn, 1972.
Nguyễn Lang đã dành tám chương trong tổng số mười sáu chương để giới thiệu
Phật giáo đời Trần với Thiền phái Trúc Lâm. Tác giả đã trình bày đời sống sinh

hoạt Phật giáo đời Trần và Thiền phái này đã chi phối đời sống văn hóa, chính trị,
tư tưởng Đại Việt bấy giờ.
- Năm 1988, Viện Triết học xuất bản cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam,
Nguyễn Tài Thư (chủ biên) trình bày lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời du nhập
đến giữa thế kỷ XX trong đó cũng có đề cập đến Phật giáo đời Trần với lịch sử
truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền phái này luôn chủ trương đồng
hành cùng dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước.
- Thích Minh Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo ấn
hành, TP. HCM, 1993. Ông đã dành một chương nói về Phật giáo đời Trần với
những gương mặt Thiền phái Trúc Lâm tích cực đóng góp cho đời và đạo.
- Nguyễn Hùng Hậu (1997), Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt
Nam, Nxb KHXH, HN; Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của Thiền
phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cả hai cơng trình này
đều phân tích, tổng kết tư tưởng triết học Thiền phái Trúc Lâm qua việc phân
tích tiểu sử hành trạng và các tác phẩm của từng nhân vật Thiền phái như Trần
Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa và Huyền
Quang đã góp phần làm nên lịch sử dân tộc Đại Việt trong sự nghiệp giữ nước và


7

dựng nước. Các tác giả cho rằng Thiền phái này chỉ tập trung truyền thừa qua ba
thế hệ mà thôi.
- Nguyễn Công Lý, Về bài tựa sách Thiền tông chỉ nam tự, Tạp chí Hán
Nơm, số 2 - 1997, tác giả đã khảo sát văn bản Thiền tông chỉ nam tự để nêu lên
giá trị lịch sử, giá trị văn học và giá trị triết luận của bài tựa. Đây chính là cương
lĩnh của Phật học Việt Nam đời Trần, đồng thời là kim chỉ nam cho Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử được thành lập sau này.
- Nguyễn Công Lý, Thiền học Lý Trần với bản sắc dân tộc, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 6 - 1996 và số 1 - 1997, tác giả đã chỉ ra nét riêng mang

tính đặc thù dân tộc của Thiền học Việt Nam thời Lý - Trần, trong đó có khẳng
định Khóa hư lục của Trần Thái Tông là một luận thuyết triết lý thể hiện tư
tưởng Thiền đạo mang chất Đại Việt, v.v..
- Các cơng trình của Lê Mạnh Thát sau này như Tồn tập Trần Nhân
Tơng, Nxb TP. HCM, 2000; Tồn tập Trần Thái Tông, Nxb Tổng hợp, TP.
HCM, 2004; Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, Nxb TP. HCM, 2005. Tác giả
đã phân tích và chứng minh về các hoạt động của Phật giáo Đại Việt mà chủ thể
là Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Thông qua việc giới thiệu con người, sách
lược, quan điểm về chính trị, về thiền, về nghi thức hành trì và cả những đóng
góp về văn học, văn hóa của Trần Thái Tơng, Tuệ Trung, Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Tác giả đã khẳng định Thiền phái
Trúc Lâm là một Thiền phái có tư tưởng và lịch sử truyền thừa liên tục từ khi
thành lập cho đến nay. Ngoài ra, các cơng trình trên cịn giới thiệu bản dịch, kèm
theo nguyên bản chữ Hán của các tác giả Thiền phái giúp người đọc dễ dàng
nghiên cứu.


8

 Tình hình nghiên cứu tác phẩm của Thiền phái Trúc Lâm ở góc độ
văn học
- Trong cơng trình Văn học đời Trần của Ngô Tất Tố, Nxb Mai Lĩnh,
1942, ở lời giới thiệu thành tựu của Văn học đời Trần, Ngơ Tất Tố có điểm qua
đơi nét về tác giả Trần Thái Tơng với Khóa hư lục, giới thiệu tác giả, tác phẩm
của Trần Thánh Tông, Trần Nhân tông và trích dẫn một số bài thơ tiêu biểu của
hai tác giả này.
- Lịch sử Văn học Việt nam (thế kỷ X đến giữa đầu thế kỷ XVIII) in lần đầu
1962, Nxb Giáo dục, tái bản lần 5, 1976, Bùi Văn Nguyên (chủ biên) khi viết về
Văn học Lý – Trần (thế kỷ X – XIV) đã nêu nhận định khái quát các tác giả, tác
phẩm của Thiền phái Trúc Lâm như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ

Trung, Trần Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền Quang. Sau đó trong Văn học Việt
Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thể kỷ XVIII, cũng do Bùi Văn Nguyên chủ biên,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1989, có lặp lại nhận định trên, có điều giới thiệu các tác
phẩm của các tác giả sâu hơn so với giáo trình trước đó. Cũng vậy, trong giáo
trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, hai tập, Nxb ĐH & THCN, Hà
Nội, 1977, do Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương biên soạn và
trong giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, Sách ĐHSP, TP. HCM, 1997, do
Lê Trí Viễn chủ biên đều có giới thiệu qua về Văn thơ Phật giáo Lý – Trần, tiêu
biểu là các tác giả, tác phẩm của Thiền phái trong dòng chảy văn học trung đại
Việt Nam.
- Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, Nxb ĐHQG,
TP. HCM, 2002, Nguyễn Cơng Lý đã trình bày có hệ thống, đầy đủ về những
diện mạo và đặc điểm Văn học Phật giáo thời kỳ này, trong đó đã trình bày khái
qt về sự ra đời Thiền phái Trúc Lâm nêu lên bốn diện mạo cùng sáu đặc điểm


9

lớn của Văn học Phật giáo Lý – Trần mà thành tựu nổi bật, có đóng góp lớn vẫn
là tác phẩm của Thiền phái này.
Tiếp thu những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước qua các
cơng trình khoa học, người viết luận văn này kế thừa để tìm hiểu về “Thiền phái
Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa Phật giáo Thiền tơng” một cách tương
đối tồn diện và khá chuyên sâu.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi khảo sát nghiên cứu
Đề tài của luận văn là “Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa
Phật giáo Thiền tơng”, do vậy luận văn có đối tượng và nhiệm vụ hướng tới là:
- Tìm hiểu thời đại xã hội và văn hóa tư tưởng Đại Việt thời Lý –Trần, tìm
hiểu Phật giáo thời Lý – Trần, cụ thể là các dòng Thiền đã hiện diện trong thời
đại này.

- Nghiên cứu sâu về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để chỉ ra bản sắc Đại
Việt, tức là vấn đề Việt hóa Phật giáo Thiền tơng của Thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử qua hai phương diện: giáo lý – tư tưởng và phương pháp hành trì tu tập.
- Về văn bản để khảo sát chúng tôi dựa vào Thơ văn Lý Trần tập 2, quyển
thượng với những tác phẩm của các tác giả Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông,
Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang. Khi khảo sát
chúng tơi tìm đọc ngun tác các văn bản tác phẩm hiện còn (tức nguyên tác các
tác phẩm hiện còn của sáu tác giả trên). Về bản dịch, luận văn sẽ dùng bản Việt
dịch trong bộ Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, và có đối sánh với các
bản dịch của các dịch giả khác. Chẳng hạn, tác phẩm Khoá hư lục của Trần Thái
Tơng hiện có nhiều bản dịch: bản dịch chữ Nơm của Phúc Điền Hoà thượng, bản
dịch của Thiều Chửu, bản dịch của Nguyễn Đăng Thục, bản dịch của Đào Duy
Anh, bản dịch của Thích Thanh Kiểm, bản dịch của Lê Mạnh Thát v.v..


10

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp văn bản học để đính chính văn bản nếu cần thiết, thơng qua
các văn bản gốc như Khóa hư lục của Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ
lục của Tuệ Trung, Thánh đăng lục và các văn bản tác phẩm hiện cịn của Trần
Nhân Tơng, Pháp Loa, Huyền Quang.
- Phương pháp loại hình chủ yếu là loại hình tư tưởng, nhằm mục đích để
tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Thiền tơng đời Trần, trên cở sở đó, có thể rút ra
những đặc điểm tư tưởng riêng của Phật giáo Thiền tông đời Trần.
- Phương pháp so sánh để tìm nét tương đồng, dị biệt khi tìm hiểu đặc
trưng của Phật giáo Thiền tông đời Trần bằng cách so sánh với đặc trưng các
dịng Thiền trước đó như dịng Tỳ-ni-đa-lưu-chi, dịng Vơ Ngơn Thơng, dịng

Thảo Đường, để tìm ra nét riêng của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề
Việt hóa Phật giáo Thiền tơng.
- Các phương pháp bổ trợ khác: cụ thể là dùng phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp liên ngành vì đề tài nghiên cứu là Phật giáo
Thiền tơng nhưng lại có liên quan đến triết học tư tưởng, văn hóa, lịch sử nên
luận văn cũng sử dụng những thành tựu về phương pháp nghiên cứu của các
ngành khoa học đó.
Trong khi triển khai nội dung đề tài, các phương pháp này sẽ được sử
dụng đan xen nhằm tìm hiểu quan điểm tư tưởng Thiền học. Khi viết chúng tơi
có chú ý và lấy tư tưởng Phật học Thiền tông làm chuẩn với mục đích phân tích,
chứng minh cụ thể các yêu cầu nội tại mà đề tài luận văn đặt ra.
5. Đóng góp của luận văn


11

- Về mặt ý nghĩa, có thể nói luận văn đã tìm hiểu sâu về Thiền phái Trúc
Lâm đời Trần với vấn đề Việt hóa Phật giáo Thiền tơng.
- Luận văn lý giải vì sao Thiền phái Trúc Lâm đời Trần phát triển, có
những thành tựu đáng quý, trên cơ sở đó để rút ra những kết luận về vấn đề Việt
hóa Phật giáo Thiền tơng.
- Phật giáoThiền tơng đời Trần là tinh hoa của thời đại Phật giáo cực
thịnh. Đây cũng là tinh hoa tư tưởng của Đại Việt thế kỷ XIII, XIV. Hy vọng kết
quả luận văn sẽ có thể bổ sung nhất định trong việc nghiên cứu Phật giáo Thiền
tông đời Trần.
- Chúng tôi hy vọng kết quả của luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo bổ
ích cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên và cho những ai quan tâm
6. Giới thiệu kết cấu luận văn
Luận văn được viết tổng cộng 123 trang.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, trọng tâm của luận văn được

dựng thành ba chương như sau:
- Chương 1: Thời đại xã hội và văn hóa tư tưởng Đại Việt thời Lý – Trần
(từ trang 13 đến trang 32).
- Chương 2: Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề tiếp biến và Việt
hóa Phật giáo Thiền tông trên phương diện giáo lý – tư tưởng (từ trang 33 đến
trang 67).
- Chương 3: Thiền phái Trúc Lâm đời Trần với vấn đề tiếp biến và Việt
hóa Phật giáo Thiền tơng trên phương diện hành trì tu tập (từ trang 69 đến trang
105).


12

Với kết cấu trên, chương 1 là chương nền, luận văn tìm hiểu thời đại xã
hội và văn hóa tư tưởng của thời đại, đây là cơ sở nền tảng để Thiền phái Trúc
Lâm hình thành và phát triển.
Chương 2 và chương 3 là hai chương trọng tâm, đi sâu nghiên cứu vấn đề
Việt hóa Phật giáo Thiền tơng đời Trần thông qua Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
trên hai phương diện giáo lý tư tưởng và phương pháp hành trì tu tập.


13

CHƯƠNG 1.
THỜI ĐẠI XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG ĐẠI VIỆT
THỜI LÝ - TRẦN

1.1. XÃ HỘI THỜI LÝ – TRẦN
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành
lại độc lâp tự chủ, rồi lên ngôi xưng vương, nước ta bước sang một thời đại mới:

thời đại thống nhất đất nước, phục hưng mọi giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống của dân tộc sau hơn một nghìn năm bị phương Bắc đơ hộ. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Công Lý đã nhận định đây là: “Thời đại thống nhất đất nước, thống
nhất cộng đồng, phục hưng mọi giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân
tộc sau hơn một nghìn năm bị phương Bắc đơ hộ (năm 111 TCN – năm 938) để
tạo nên tính chất thời đại khoan giản, an lạc, nhân thứ và rộng mở” [61, 61 –
67]. Vương triều nhà Ngô chỉ tồn tại gần 30 năm (939 - 967) thì sau đó, đất nước
ta bị nạn phong kiến cát cứ bởi Thập nhị sứ quân. Yêu cầu thống nhất đất nước
một lần nữa lại được đặt ra. Nhiệm vụ này đã giao phó cho người anh hùng Đinh
Bộ Lĩnh. Ơng đã dẹp tan các sứ quân khác rồi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà
Đinh, lấy hiệu là Đinh Tiên Hồng. Vì thế, sách Lịch sử Việt Nam của Viện Sử
học (1971) đã nhận định rằng: “Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu
hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập
mạnh mẽ của nhân dân ta” [131, 144]. Nhà Đinh chỉ tồn tại gần 12 năm (968 980). Cuối triều Đinh, giặc Tống phương Bắc mang đại quân sang xâm lược
nước ta. Vua Đinh Tuệ còn quá trẻ. Đất nước ta có nguy cơ bị mất, Thái hậu
Vương Vân Nga đã trao ngai vàng và hoàng bào của con mình cho quan Thập
đạo tướng qn Lê Hồn. Lê Hoàn đã chiến thắng giặc Tống vào năm 981 rồi lên


14

ngôi vua lấy hiệu là Lê Đại Hành. Nhà Tiền Lê chỉ tồn tại chưa đầy 20 năm (981
- 1009). Cuối đời nhà Tiền Lê, Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) tàn ác, hoang dâm
vô độ nên quần thần và dân chúng ốn thán. Sau khi ơng vừa mất, thiền sư Vạn
Hạnh cùng tướng Đào Cam Mộc vận động triều đình tơn vinh quan Tả điện tiền
Chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên triều Lý. Triều đại này đã tồn tại
216 năm (1019 - 1225), đã tiếp tục xây dựng và phát triển nền quân chủ ấy với
hai nhiệm vụ cơ bản, là độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia, nên có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Công việc đầu tiên của
Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ) là dời đô từ Tràng An thuộc vùng núi Hoa Lư

(Ninh Bình) về Đại La rồi đổi tên thành Thăng Long. Đây là một sự kiện quan
trọng có ý nghĩa lớn với mục đích: “Đóng đơ nơi trung tâm, mưu toan nghiệp
lớn, tính kế mn đời cho con cháu” (Chiếu dời đô - Lý Thái Tổ) [133, 229].
Thăng Long là vùng đất hội đủ mọi điều kiện để thỏa mãn mục đích trên của nhà
vua: “Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi ... Xem khắp
nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” (Chiếu
dời đô - Lý Thái Tổ) [132, 230].
Cùng với việc dời đô của vua Lý Thái Tổ là việc đặt tên nước là “Đại
Việt” của vua Lý Thánh Tơng, điều đó muốn nói lên ý thức tự tôn của dân tộc
Việt Nam đối với Trung Hoa láng giềng. Nhờ thế mà xã hội đời Lý phát triển về
mọi mặt như nông nghiệp, thủy lợi được chú trọng. Ngành nghề thủ cơng đạt đến
trình độ khá cao. Giao thông thương mại phát triển. Quân sự hùng mạnh đủ sức
đương đầu với giặc ngoại xâm đến từ phương Bắc, phương Nam mà người anh
hùng Lý Thường Kiệt đã làm nên những chiến cơng đó, góp thêm những trang
sử vàng của dân tộc. Việc học tập thi cử, đào tạo nhân tài để xây dựng đất nước


×