Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng hồ chí minh về văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

HUỲNH THỊ HỒNG THÚY

BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA

Chun ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

HUỲNH THỊ HỒNG THÚY

BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA

Chun ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


TS. HÀ THIÊN SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
TS. Hà Thiên Sơn. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào nghiên
cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa được
cơng bố.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2014
Tác giả

HUỲNH THỊ HỒNG THÚY


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................... 4
3. Mục đích nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................... 8
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn .................................... 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................. 9
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 10
Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ................................................. 10
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ........................................................... 10
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX hình thành mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ...................................................... 10
1.1.2. Tiền đề hình thành mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ...................................................... 25
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN
TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ... 44
1.2.1. Khái niệm dân tộc và tính dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa ............................................................................................................. 44
1.2.2. Khái niệm thời đại và tính thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa ............................................................................................................. 55
1.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa ...................................................................................... 61
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 70


Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC TRONG Q TRÌNH HỘI NHẬP
QUỐC TẾ............................................................................................................ 73
2.1. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI
VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC................ 73
2.1.1. Tính tất yếu của q trình hội nhập quốc tế về văn hóa của Việt
Nam .................................................................................................................. 73
2.1.2. Thời cơ và thách thức với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ............................ 87
2.2. BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN
TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA VỚI

VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC TRONG
Q TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ................................................................ 103
2.2.1. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .................................. 103
2.2.2. Tiếp thu các giá trị văn hóa thời đại .................................................111
Kết luận chương 2 ............................................................................................119
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................127



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, con người không chỉ biết
sáng tạo ra công cụ lao động để phục vụ nhu cầu vật chất mà còn biết sáng tạo ra
các giá trị văn hóa để phục vụ nhu cầu tinh thần của xã hội. Cùng với q trình
đó, con người đã biết tổ chức xã hội thành một kết cấu thống nhất, chặt chẽ và có
tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v..Vì vậy,
một quốc gia, một dân tộc muốn phát triển ổn định, chúng ta cần phải phát triển
toàn diện và đồng bộ tất các yếu tố ấy, nhất là kết hợp hài hòa giữa phát triển
kinh tế và văn hóa, lấy kinh tế làm nền tảng, nhưng cũng khơng qn vai trị
quan trọng của văn hóa. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã coi phát
triển văn hóa là một trong “hai nhiệm vụ có ý nghĩa đánh dấu thời đại” và để xây
thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải “hoàn thành cuộc cách mạng văn
hóa” [72, 438-429]. Đặc biệt, khi xã hội càng phát triển thì văn hóa càng trở nên
quan trọng, bởi lẽ, văn hóa khơng chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội mà còn là
mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó là sức mạnh nội sinh giúp mọi
quốc gia dân tộc vượt qua phong ba, bão táp, văn hóa cịn thì dân tộc cịn.
Do vậy, cùng q trình dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã ln chú

trọng tạo dựng cho mình một nền văn hóa độc đáo, mang cốt cách, tinh thần Việt
Nam, mà sợi chỉ đỏ xuyên suốt là tư tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước,
quan niệm về đạo làm người, về triết lý sống hài hòa giữa con người, tự nhiên và
xã hội. Trải qua mấy ngàn năm văn hiến, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
được vun đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác, phát triển ăn sâu vào máu thịt, suy
nghĩ, hành động của mỗi người con yêu nước, giúp dân tộc ta trường tồn, lớn
mạnh và phát triển phồn vinh như ngày nay. Đặc biệt, trong suốt chặng đường
hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã


2

hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vai trị của việc giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy
sức mạnh của các giá trị văn hóa dân tộc đối với sự phát triển bền vững của đất
nước. Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa, làm cho văn hóa thấm
sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người, tạo nên một đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ
dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh” [17,
54]. Chính vì vậy, Đảng ta đã bước đầu thực hiện thành cơng cơng cuộc đổi mới,
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi, sức mạnh về mọi mặt được
tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội
chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày

càng được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong
giai đoạn mới.
Song, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang diễn ra
trong điều kiện mới của lịch sử xã hội lồi người, tồn cầu hóa, hội nhập quốc
tế diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới thúc đẩy khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin và nền kinh tế của thế giới phát triển chưa từng có, cùng với nó là sự
du nhập nhanh chóng những nền văn hóa mới vào nước ta; một mặt, nó tạo điều
kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung và làm giàu cho nền văn hóa dân
tộc; mặt khác, nó xâm nhập hàng loạt văn hóa phẩm mang tính độc hại, “ngoại
lai”, con người có xu hướng đề cao giá trị vật chất xem nhẹ giá trị đời sống tinh
thần, thậm chí đánh mất nhân tính hay giá trị con người, ảnh hưởng đến bản sắc
văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành


3

Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã cảnh báo: “phát triển kinh tế thị trường
mà tách rời cội nguồn văn hóa dân tộc, khơng dựa trên nền tảng của nền văn hóa
ấy, bỏ qua sự kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thì “nhất định sẽ lâm
vào nguy cơ tha hóa”. Phát triển kinh tế thị trường mở, giao lưu hội nhập và phát
triển quan hệ hợp tác kinh tế với khu vực và cộng đồng thế giới mà xa rời những
giá trị văn hóa truyền thống “sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân
mình, trở thành cái bóng mờ của dân tộc mình, của dân tộc khác” [16, 6]. Đến
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Mơi trường
văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các
tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm phạm của các sản phẩm và dịch vụ độc hại
làm suy đồi đạo đức, nhất là thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại” [22, 169]. Có thể
nói, trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ văn hóa Việt Nam có cơ hội
tiếp thu những giá trị từ nhiều nền văn hóa và cũng chứa đựng nhiều nguy cơ
đánh mất bản sắc dân tộc như hiện nay. Nhưng, nếu chúng ta phủ nhận các giá trị
văn hóa thời đại, bảo vệ văn hóa dân tộc bằng cách “bế quan tỏa cảng”, tự bằng

lịng với những gì mình đã có, thì chắc chắc chúng ta sẽ bị thế giới bỏ lại ở phía
sau; ngược lại, nếu tiếp nhận mọi thứ “nhập khẩu”, kể cả những giá trị văn hóa
xa lạ với truyền thống dân tộc thì sớm muộn ta chẳng cịn là ta.
Từ thực tiễn nêu trên, vấn đề đặt ra là làm sao trong quá trình hội nhập
quốc tế, Việt Nam khơng đánh mất mình trong thế giới ln phát triển và biến
động khó lường, để hội nhập mà khơng hịa tan, khơng đánh mất giá trị văn hóa
của dân tộc mà vẫn giữ được bản sắc, truyền thống và cốt cách văn hóa của dân
tộc, vẫn tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của thời đại và hơn thế nữa, chúng
ta còn phải phát huy những bản sắc văn hóa đó, làm tăng sức lan tỏa và tầm ảnh
hưởng các giá trị văn hóa dân tộc ra khắp năm châu. Tất yếu chúng ta cần phải
kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân tộc và yếu tố thời đại. Trong tình hình cấp bách
hiện nay, để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, chúng ta cần trở về nghiên


4

cứu lý luận, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận phù hợp với điều kiện mới là
một nhiệm vụ mang tính cấp thiết.
Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế
giới. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản vơ cùng qúy báu, trong đó
có những tư tưởng tiến bộ về văn hóa, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng
nói: “Sự nghiệp văn hóa lớn lao nhất, quan trọng nhất của Hồ Chí Minh và của
Đảng ta là đã huy động sức mạnh 4.000 năm văn hiến của dân tộc kết hợp tinh
hoa văn hóa của thời đại, lãnh đạo thành cơng sự nghiệp giải phóng dân tộc,
giành lại cho nhân dân quyền làm người, quyền được sống một cuộc sống xứng
đáng với con người” [26, 255]. Thật vậy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
văn hóa là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và thời đại mà cốt lõi là sự kết
hợp tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin –
tinh hoa văn hóa của thời đại, từ lâu đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, việc

nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa có vai trị quan trọng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa
thiết thực đó, tác giả chọn đề tài “Biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới, Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Hồ Chí Minh vừa là nhà báo, nhà văn, nhà
thơ, nhà giáo dục lớn. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người đã để
lại một sự nghiệp văn hóa vơ cùng trong sáng và đẹp đẽ, cách mạng hóa và hiện
đại hóa nền văn hóa Việt Nam. Đó là một di sản vơ cùng trong q báu và sâu
sắc với dân tộc Việt Nam. Có lẽ chính vì vậy, có một số lượng đồ sộ các luận
văn, bài báo, sách nghiên cứu của tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu về tư
tưởng Hồ Chí Minh đề cập tới lĩnh vực văn hóa với nhiều cấp độ khác nhau.


5

Nhưng tựu trung lại, chúng ta có thể khái quát các cơng trình trên thành ba chủ
điểm chính như sau:
Thứ nhất, các cơng trình khoa học và tác phẩm tiếp cận theo khía cạnh
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này, chúng ta có thể kể đến là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1997) - Tư tưởng
Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội; Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1997) - Những nhận thức cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo sư Trần Văn Giàu
(1997) - Sự hình thành cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Giáo sư Đỗ Huy (1999) - Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb,
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban Tư tưởng văn hố Trung ương (2003) - Tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hố, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo sư Đinh

Xuân Dũng và Nguyên An (2006) - Hồ Chí Minh với văn hóa - văn nghệ, Nxb.
Từ điển bách khoa, Hà Nội; Giáo sư Song Thành (2010) - Hồ Chí Minh - nhà
văn hóa kiệt xuất, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; v.v..
Thứ hai, các cơng trình khoa học và tác phẩm tiếp cận theo khía cạnh
nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể kể
đến là: Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Tiến sĩ Bùi Đình Phong (2001) - Hồ Chí Minh văn hóa và đổi mới, Nxb. Lao động, Hà Nội; Giáo sư Đinh Xn Lâm (2005) Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Đào Phan (2005) - Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa kiệt xuất, Nxb.
Văn hóa thơng tin, Hà Nội; Tiến sĩ Nguyễn Đức Đạt (2008) - Tư tưởng biện
chứng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng (2009) - Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Giáo sư Vũ Khiêu (2013) - Hồ Chí Minh - ngơi sao sáng mãi
trên bầu trời Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; v.v..


6

Thứ ba, các cơng trình khoa học và tác phẩm tiếp cận theo khía cạnh
nghiên cứu ý nghĩa, bài học lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chung
và mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
nói riêng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay. Tiêu
biểu cho hướng nghiên cứu này, chúng ta có thể kể đến là: Mác-xê-La Lom-BacĐơ (1990) - Giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội; Tiến sĩ Bùi Đình Phong (2001) - Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Đặng Xuân Kỳ (2005) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Luận án Tiến sĩ triết học của tác giả
Trần Hoàng Hảo (2005) với đề tài Biện chứng giữa truyền thống và hiện đại
trong quá trình xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Thúy (2006) - Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề văn hóa
trong phát triển, Nxb. Văn hóa -Thơng tin và Viện Văn hóa, Hà Nội; Giáo sư

Đinh Xuân Lâm và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đình Phong (2007) - Văn hóa và
triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Hồng Chí Bảo (2010) - Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội
nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; v.v..
Trong những cơng trình nghiên cứu nêu trên, các tác phẩm sau có hướng
tiếp cận gần nhất với đề tài. Đầu tiên là cuốn Hồ Chí Minh - Danh nhân văn hóa
của tác giả cao tuổi Đào Phan được nghiên cứu công phu trong hai chục năm, ra
mắt vào dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn
sách được kết cấu thành 5 chương (Hồi tưởng về một dự báo; Nền văn hoá mới;
Triết nhân và nghệ sĩ; Chiến lược con người - nhà giáo dục; Truyền thống và
hiện đại) được diễn giải “cô đọng” trong hơn 300 trang sách với hàng trăm dẫn
chứng cụ thể và sinh động, trong đó có ý kiến của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ nổi
tiếng thế giới nhận xét, ca ngợi những phẩm cách đặc biệt về nhiều phương diện
của Hồ Chí Minh, từ khi Người cịn là chàng trai Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường


7

cứu nước đến lúc trở thành vị lãnh tụ tối cao của dân tộc - tác giả đã chứng minh
một cách thuyết phục Hồ Chí Minh thật sự là một danh nhân văn hoá của thời
đại. Đặc biệt, nội dung chương V - Truyền thống và hiện đại, tác giả đã phân
tích, làm rõ luận đề tư tưởng mối quan hệ giữa giữ gìn và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của thời đại của Danh nhân văn
hóa thế giới Hồ Chí Minh. Tiếp theo phải kể đến là cơng trình nghiên cứu đồ sộ
của hai tác giả Đinh Xuân Lâm và Bùi Đình Phong: gồm hai tác phẩm viết chung
là cuốn Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới xuất bản vào năm 2001 và cuốn Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mới nền về văn hóa Việt Nam xuất bản vào năm
2005; hai tác phẩm viết riêng là cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mới
nền về văn hóa Việt Nam của Tiến sĩ Bùi Đình Phong xuất bản năm 2001 và
cuốn Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh của Giáo sư Đinh

Xuân Lâm xuất bản năm 2005. Đây là những cơng trình nghiên cứu có giá trị
được tổng hợp từ rất nhiều bài của hai tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng
Hồ Chí Minh, những tác phẩm ra đời sau có sự kế thừa, bổ sung những tác phẩm
trước. Với những bài viết như: “Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh với nền văn
hóa tương lai”,“Sự thống nhất biện chứng giữa tính dân tộc và tính nhân loại
trong nền văn hóa mới”, “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q
trình giao lưu, hội nhập”, hai tác giả đã góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản
nội dung biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về
văn hóa, đồng thời chỉ ra ý nghĩa, bài học trong q trình xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện
nay.
Ngồi ra, cịn khá nhiều tác phẩm, bài báo, bài viết liên quan đến đề tài
nghiên cứu đăng trên các tạp chí uy tín như: tạp chí Đảng Cộng Sản, tạp chí Lý
luận chính trị, tạp chí Văn hóa - tư tưởng; báo Nhân dân.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã ít nhiều làm rõ nội dung mối quan hệ
biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa


8

nhưng chưa có cơng trình nào thật sự đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống nội
dung biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn
hóa. Do đó, dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả của các cơng trình
nghiên cứu nói trên, tác giả tiếp tục tìm hiểu và làm rõ nội dung mối quan hệ
biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa.
3. Mục đích nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: Phân tích và làm sáng tỏ nội dung khoa học mối
quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa. Từ đó, rút ra bài học lịch sử của nó với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung
giải quyết hai nhiệm vụ chính sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội; tiền đề hình thành
và nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa.
Thứ hai, trên cơ sở luận giải những vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt
Nam trong q trình hội nhập, rút ra những bài học lịch sử của mối quan hệ biện
chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn không đi sâu nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói chung mà chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ
biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở, lập trường thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để làm rõ nội dung biện chứng giữa
dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Đồng thời, luận văn


9

còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch
và quy nạp, so sánh, lơgíc, lịch sử để nghiên cứu và trình bày luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn góp phần làm sáng tỏ và khẳng
định nội dung khoa học và cách mạng mối quan hệ biện chứng dân tộc và thời
đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; bài học lịch sử của nó với việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ
biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,

luận văn góp phần rút ra những bài học lịch sử đối với quá trình xây dựng nền
văn hóa Việt Nam hiện nay nói chung và việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong q trình hội nhập quốc tế. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của
luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy chun
đề tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng và dùng
làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu những cơng trình tiếp theo liên quan đến
lĩnh vực này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết, 9 tiểu tiết.


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX hình thành mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định:
“Ý thức [das Bewubtsein] khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại
được ý thức [das bewubt sein], và tồn tại của con người là quá trình đời sống
hiện thực của con người” [79, 37]. Điều đó có nghĩa cơ sở thực tiễn của ý thức,
tư tưởng con người là “tồn tại của con người” và “tồn tại của con người” chính là

“quá trình đời sống hiện thực” của họ. Ý thức, do vậy, khơng có gì khác hơn
chính là “q trình đời sống hiện thực của con người” đã “được ý thức”. Tư
tưởng là một hình thái ý thức của con người phản ánh thế giới hiện thực. Bất cứ
tư tưởng nào cũng do điều kiện sinh hoạt vật chất, do chế độ xã hội quy định và
là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất của chế độ xã hội nhất định.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nội dung mối quan hệ biện chứng giữa dân
tộc và thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói riêng cũng khơng
nằm ngồi quy luật đó, nó khơng chỉ là ý muốn chủ quan của Hồ Chí Minh mà
còn phản ánh điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam thời bấy giờ.
Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn
Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày
19/5/1890 trong một gia đình nhà Nho yêu nước, tại làng Kim Liên, huyện Nam


11

Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử dân tộc và
thời đại có nhiều biến động sâu sắc.
Thứ nhất, điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Theo tiến trình phát triển của lịch sử thế giới cận đại, thời kỳ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo: chủ nghĩa tư
bản chuyển từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển nhanh sang giai đoạn độc
quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc) mà nấc thang cuối cùng của nó là chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. V.I.Lênin đã chỉ rõ thời điểm đánh dấu chủ
nghĩa tư bản biến thành chủ nghĩa đế quốc là kết quả của “thời kỳ phồn vinh cuối
thế kỷ XIX và cuộc khủng hoảng của những năm 1900 - 1903” [76, 893]. Thực
chất độc quyền, đó là đỉnh tột cùng của giai đoạn mới nhất trong sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản, xét về mặt bản chất thì chúng vẫn khơng hề thay đổi nhưng

xét về mặt hình thức thì chủ nghĩa tư bản độc quyền có những bước tiến so với
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. Do đó, sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc
quyền chi phối tồn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thế giới.
Về kinh tế: Vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, sự phát triển của lực lượng sản
xuất tỷ lệ thuận với thành tựu khoa học - kỹ thuật, đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt
giữa các nhà tư bản, dẫn đến sự phá sản của các nhà tư bản vừa và nhỏ, còn các
nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mơ xí nghiệp
ngày càng to lớn. Chính q trình tự do cạnh tranh đó, thúc đẩy nhanh chóng q
trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các cơng ty cổ phần, tạo tiền đề cho
sự ra đời của các tổ chức độc quyền, làm tăng năng xuất lao động và khả năng
tích lũy tư bản, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, đánh dấu một bước
tiến mới cực kì quan trọng trong lịch sử sản xuất xã hội. Trong tác phẩm Chủ
nghĩa tư bản đế quốc, giai đoạn tột đỉnh của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã
phân tích: “cạnh tranh tự do biến thành độc quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại


12

bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế nền sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa,
đưa sự tập trung sản xuất và sự tập trung tư bản đến một mức độ mà sự tập trung
này đã và đang làm cho các tổ chức độc quyền xuất hiện” [76, 971]. Cạnh tranh
biến thành độc quyền là kết quả của việc xã hội hóa sản xuất, mà trong đó quá
trình phát minh và cải tiến kỹ thuật cũng được xã hội hố. Cho nên, nếu “điểm
điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do cịn hồn tồn
thống trị, là việc xuất khẩu hàng hố” thì “điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản
mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản”
[76, 941]. Đặc biệt, trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản
xuất hàng hóa phát triển cao đến mức “chính ngay sức lao động cũng trở thành
hàng hoá” [76, 941]. Điều đó đã chứng minh lý do tại sao chủ nghĩa tư bản đã
tạo ra lực lượng sản xuất khổng lồ mà như C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá:

“Giai cấp tư bản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra
lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ
trước gộp lại” [81, 603].
Tuy nhiên, do tính chất của sự phát triển khơng đều giữa các ngành sản
xuất, giữa khả năng cung cấp và tiêu thụ, giữa các nước tư bản với nhau, mà biểu
hiện cụ thể là nhịp độ công nghiệp nặng tiến triển rất nhanh so với công nghiệp
nhẹ, nông nghiệp lại lạc hậu so với công nghiệp, nhịp độ phát triển công nghiệp
giữa các nước tư bản có sự chênh lệch rõ rệt, sự không tương xứng giữa khả
năng với địa vị trong thương nghiệp là nguồn gốc của sự cạnh tranh quốc tế về
thị trường và thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc. Vì
vậy, trong hơn hai chục năm cuối thế kỷ XIX đã xảy ra 4 cuộc khủng hoảng kinh
tế liên tiếp vào những năm 1873 - 1879, 1882 - 1886, 1890 và 1900 - 1903, sau
đó đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), mà thực
chất đó là một cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc, ăn cướp, “một cuộc chiến
tranh để chia thế giới, để chia và chia lại các thuộc địa” [76, 664]. Xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi các nước tư bản phải mở rộng thị trường bằng cách


13

thực hiện xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các
nước phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản
của các nước đế quốc. Bởi vì “chỉ có việc chiếm được thuộc địa mới hoàn toàn
đảm bảo cho các tổ chức độc quyền đối phó có hiệu quả với mọi trường hợp bất
trắc trong cuộc đấu tranh với đối thủ của mình” [76, 965]. Do đó, cuộc xâm lược
của các nước đế quốc không chỉ làm thay đổi diện mạo của các dân tộc thuộc địa
mà cịn có tác động sâu sắc tới những nhà tư tưởng bị mất nước, trong đó có
người con yêu nước của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh. Sau này, khi viết tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người rút ra kết luận quan trọng: “bản chủ

nghĩa tư bản là một con đỉa hai vịi, một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính
quốc và một cái vịi khác bám vào giai cấp vơ sản ở thuộc địa” [41, 289].
Về chính trị: Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành việc chia
cắt thế giới thành những thuộc địa. Thế giới hình thành một mâu thuẫn mới mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa. Bởi vì, sự thống trị
của chủ nghĩa tư bản độc quyền khơng hề làm giảm mâu thuẫn vốn có của xã hội
tư bản, đó là “sản xuất trở nên có tính chất xã hội, nhưng chiếm hữu vẫn mang
tính chất tư nhân” [76, 898] mà còn làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với
giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức ngày càng trở nên gay gắt bởi
“ách áp bức của một nhóm người độc quyền đối với số dân cư còn lại đã trở
thành nặng nề, rõ rệt, không thể chịu nổi, hơn trước gấp trăm lần” [76, 898]. Để
phác thảo một bức tranh tương phản, chứa đựng bao nghịch lý, chất chồng mâu
thuẫn ngày càng gay gắt giữa số ít tư bản Châu Âu với hàng chục triệu người dân
thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra con số
thống kê đầy ý nghĩa: “9 nước với tổng số dân 320.657.000 người và với diện
tích 11.407.600 km2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số
dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Tồn bộ lãnh thổ của
các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của


14

các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa” [41, 277]. Người
cịn khái qt tình trạng này trong hàng loạt bài viết trong những năm 20 của thế
kỷ XX: “Tất cả những liệt sĩ của giai cấp công nhân, người ở Lôdannơ cũng như
ở Pari, những người Havrơ cũng như những người ở Máctiních, đều là những
nạn nhân của một kẻ giết người: chủ nghĩa tư bản quốc tế” [41, 200].
Chính vì vậy, cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các
nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ápganixtan, Inđônêxia, v.v.. dù bị đàn áp, khủng bố khốc liệt. Tuy nhiên

dưới sự phát triển ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân
và cộng sản quốc tế tiếp tục được củng cố, phát triển mạnh mẽ, nhiều tổ chức vô
sản, đảng xã hội theo xu hướng tiến bộ cách mạng của giai cấp công nhân xuất
hiện tại Đức, Pháp, Mỹ, Anh. Trước tình hình đó, những người mácxít đã triệu
tập một cuộc họp thành lập Quốc tế II tại Pari (1889) dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Ph.Ăngghen nhằm tổ chức lãnh đạo phong trào công nhân chống lại chủ
nghĩa tư bản. Sau này, khi Ph.Ăngghen mất (1895), bọn xét lại tìm cách thao
túng, làm cho phong trào công nhân quốc tế đi chệch hướng chủ nghĩa Mác,
Quốc tế II bị các phần tử cơ hội lũng đoạn và mất vai trò lịch sử.
Trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp
tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận
cách mạng vơ sản có thể thành cơng ở một số nước, thậm chí trong một nước tư
bản phát triển trung bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng
dân tộc thuộc địa, về sự đồn kết giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản và
các dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế
quốc, thực dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười năm 1917 dưới sự lãnh
đạo của Đảng Bơnsêvích Nga đã chứng minh tính đúng đắn những luận điểm mà
V.I.Lênin đã đưa ra và mở ra một thời đại mới, một thế giới mới trong lịch sử
nhân loại: “Đối lập với thế giới cũ, cái thế giới của áp bức dân tộc, của sự phân


15

tranh dân tộc hoặc của sự tách biệt giữa các dân tộc, công nhân đưa ra một thế
giới mới, một thế giới trong đó những người lao động thuộc mọi dân tộc đồn
kết với nhau, trong đó khơng có chỗ cho bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào, cũng
như khơng có chỗ cho bất cứ một sự áp bức nào giữa người với người” [68,
194]. Chiến thắng vĩ đại đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới,
nhất là cách mạng ở thuộc địa, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành con đường
giải phóng dân tộc, con đường cách mạng văn hóa của Hồ Chí Minh, Người

nhận xét: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp
năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch
sử lồi người chưa có cuộc cách mạng nào ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [42,
300-301]. Đặc biệt, cuộc cách mạng còn gắn kết phong trào cách mạng vô sản ở
các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa phương Đơng, địi hỏi phải kết hợp sức mạnh của dân tộc và
quốc tế, dân tộc và thời đại trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa đế quốc.
Tháng 03/1919, V.I.Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước
thành lập Quốc tế Cộng sản - một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế
giới. Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong
trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi
thế giới. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin được công bố,
luận cương đã chỉ ra con đường đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Từ
đây, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập, góp phần đồn kết
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân.
Về văn hóa, khoa học, kỹ thuật: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ
nở rộ của văn học, kiến trúc, hội họa phản ánh cuộc sống hiện thực xã hội đương
thời, thể hiện khát vọng tự do, tình yêu thương con người, hướng tới tương lai
hạnh phúc. Về văn học, chúng ta có thể kể các tác phẩm: Những người khốn khổ


16

của Victor Hugo (1802 - 1885), Chiến tranh và hòa bình của Lép Tơnxtơi (1828
- 1910), A.Q. Chính chuyện của Lỗ Tấn (1881 - 1936), tập thơ Dâng của
Rabindranath Tagore (1861 - 1941). Về kiến trúc, có các cơng trình kiến trúc,
văn hóa nổi tiếng như: cung điện Versailles; bảo tàng Anh; bảo tàng Lu-vrơ. Về
hội hoạ, xuất hiện các họa sĩ nổi tiếng như: Van Gogh (Hà Lan), Phu-gita (Nhật

Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha).
Đặc biệt, thành tựu khoa học, kỹ thuật có những tiến bộ vượt bậc, tiêu
biểu là ba phát minh quan trọng trong ngành Vật lý: điện tử (1896), tính phóng
xạ (1898) và Thuyết Tương đối đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người nâng
cao nhận thức về thế giới xung quanh, hiểu biết tự nhiên, xã hội sâu sắc hơn,
củng cố thêm về thế giới quan duy vật, tiếp thu các trào lưu tư tưởng tiến bộ,
nhất chủ nghĩa Mác - Lênin – đỉnh cao văn hóa của thời đại, mở ra một kỷ
nguyên mới cho sự phát triển của loài người.
Như vậy, bối cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bước
sang một giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc. Chúng mở rộng sự xâm lược qua các dân tộc phương Đơng, trong
đó có Việt Nam nên có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển
biến của các nhà tư tưởng Việt Nam, trong đó có Hồ Chí Minh. Thực tiễn sinh
động ấy đã đặt câu hỏi cho dân tộc Việt Nam bằng con đường cách mạng nào để
bảo vệ độc lập, phát triển đất nước theo kịp xu thế thời đại. Bên cạnh đó, phong
trào cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười
Nga thắng lợi đã trở thành hiện thực và mong ước của hàng triệu con người trên
thế giới, mở ra một con đường mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
con người thốt khỏi xiềng xích nơ lệ và sự nơ dịch văn hóa của thực dân.
Thứ hai, điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
với sự hình thành mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và thời đại trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.


17

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa
lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp
nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Trước hành động xâm
lược của thực dân Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn

đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Pháp. Chế độ phong kiến
Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc, đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực
và phản động. Sự kiện lịch sử này không chỉ làm thay đổi tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam mà còn làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí Minh). Sau
thời kỳ “bình định”, thực dân Pháp thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” thực chất là tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao
động đã khó khăn, càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước
phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Về kinh tế: Để thực hiện mục đích kinh tế là bóc lột thật nhiều lợi nhuận,
thực dân Pháp dùng một chính sách độc quyền rất phản động, đó là duy trì
phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thực dân được du nhập
vào Việt Nam. Thực dân Pháp thực hành thủ đoạn độc quyền kinh tế trên tất cả
các ngành: thứ nhất, thực dân Pháp nắm độc quyền về nông nghiệp, mà thủ đoạn
chủ yếu là độc quyền chiếm đoạt đất lập đồn điền kinh doanh cây công nghiệp,
lúa, nhiều nhất là cao su; thứ hai, thực dân Pháp nắm độc quyền kinh doanh về
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng được thể hiện bằng những con số
khổng lồ các xí nghiệp mà thực dân Pháp nắm giữ “có 63 xí nghiệp khai mỏ sản
xuất 70 vạn tấn than đá, 5 vạn tấn kẽm, 15 vạn tấn chì, 2.500 tấn sắt, 1.500 tấn
các kim loại khác, 3.500 cara đá quý và 100 kilôgam vàng” [41, 290]; thứ ba,
thực dân Pháp nắm độc quyền thương nghiệp, chúng đặt một hàng rào thuế quan
chung quanh Đông Dương và biến Việt Nam, Lào, Campuchia thành thị trường
tiêu thụ hàng hóa của Pháp; thứ tư, thực dân Pháp thực hiện độc quyền về ngân


18

hàng, chúng thiết lập một hệ thống ngân hàng, độc quyền phát hành giấy bạc và
cho vay lãi nặng, chi phối mọi hoạt động kinh tế ở ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia; ngồi ra, chúng cịn thực hiện vơ số chính sách độc quyền khác như:

độc quyền nắm phương tiện giao thông vận tải, độc quyền muối, thuốc phiện, .v..
Hơn thế nữa, thực dân Pháp còn coi trọng thủ đoạn bóc lột phi kinh tế thời
kỳ Trung cổ, đó là chế độ thuế khóa vơ cùng nặng nề và hết sức vơ lý. Chúng bắt
nhân dân ta đóng đủ thứ thuế: thuế người, thuế đất, thuế rượu, thuế muối, thuế
thuốc phiện, thuế môn bài, thuế xe đạp, thuế cư trú, v.v.. cùng nhiều loại đảm
phụ, công trái và các thứ thuế vô lý, hàng năm cướp đi biết bao nhiêu mồ hôi,
nước mắt của nhân dân ta. Nhất là từ sau chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914
- 1918) để bù đắp vào những thua thiệt rất to lớn, thực dân Pháp càng đẻ ra nhiều
thứ thuế, với tỷ lệ thuế ngày càng tăng “Thuế má không những nặng nề oằn lưng,
mà cịn ln thay đổi” [42, 75] để vơ vét của cải của nhân dân ta.
Như vậy, toàn bộ q trình thực hiện chính sách kinh tế của thực dân Pháp
không những “tước đoạt mất ruộng đất, của cải, đã xoá bỏ hết mọi quyền lợi,
mọi quyền tự do - kể cả quyền tự do thân thể của người dân bản xứ” [41, 409]
mà còn “bắt họ phải nộp thuế về những mảnh đất cằn cỗi còn lại trong tay họ,
nộp thuế về nghề nghiệp sinh sống của họ, nộp cả thuế khơng khí mà họ thở
nữa” [41, 409]. Điều đó dẫn tới hệ quả tất yếu là kinh tế Việt Nam bị tước hết sự
phát triển độc lập, phải phụ thuộc vào kinh tế Pháp, không thể phát triển tồn
diện mà cịn ở trong tình trạng lạc hậu. Nhân dân Việt Nam bần cùng hóa, mất
hết quyền tự do, trong đó có cả quyền tự do sinh hoạt văn hóa tinh thần.
Về chính trị: Cùng với chính sách độc quyền về kinh tế, thực dân Pháp
thực hành chính sách chuyên chế về chính trị. Chúng đặt bộ máy cai trị trực tiếp,
thâu tóm mọi quyền hành vào tay bọn tồn quyền, khâm sứ nhưng vẫn duy trì bộ
máy chính quyền phong kiến từ trung ương xuống địa phương, biến bọn vua
quan triều đình nhà Nguyễn thành những tên bù nhìn, tay sai ngoan ngỗn, phục


19

vụ đắc lực cho mọi thủ đoạn của chúng. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng
tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu.

Đi đơi với chính sách đàn áp, khủng bố rất tàn bạo, chúng cịn dùng chính
sách “chia để trị” hết sức thâm độc. Chúng chia nước ta thành ba kỳ Bắc, Trung,
Nam với ba hình thức cai trị khác nhau nhằm chia rẽ và gây hằn thù dân tộc.
Chính sách thâm độc này của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,
tình cảm của Nguyễn Ái Quốc, Người viết: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề
thay đổi cái châm ngơn “chia để trị” của nó. Chính vì thế, mà nước An Nam, một
nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung
một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ
bảy” [42, 116]. Tức là chúng dùng văn hóa để thực hiện mưu đồ chính trị.
Về văn hóa, xã hội: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa
nơ dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan,
phong tục lạc hậu. Ẩn nấp sau chiêu bài những kẻ có sứ mệnh “khai hóa văn
minh” hay ln ln điểm trang cho mình “cái huy chương mục nát của nó bằng
những châm ngơn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v…” [41, 75] thì thực dân Pháp
truyền bá cho nhân dân ta lại là “thảm họa của các nền văn minh”, “gồm các tinh
hoa của những cặn bã, lượm lặt ở tất cả các nước châu Âu” [41, 350] Ngồi ra,
chúng cịn xun tạc nguồn gốc giá trị văn hóa Việt Nam, cho rằng văn hóa Việt
nam bắt nguồn từ Trung Hoa, Ấn Độ để phủ nhận văn hóa bản địa - nền văn
minh sơng Hồng của người Việt. Hơn thế nữa, chúng cịn tìm mọi cách để ngăn
chặn ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.
Dưới chế độ hà khắc của chúng, tất cả những gì tốt đẹp của nền văn minh
phương Tây và của nước Pháp không dễ dàng được đem đến cho nhân dân Việt
Nam. Tất cả những gì, bất cứ từ đâu đến, du nhập từ bên ngoài hay nảy sinh từ
bên trong, nếu thực dân Pháp thấy có hại cho chúng, đụng chạm tới quyền lợi
kinh tế, chính trị của chúng, đe dọa, xâm phạm đến địa vị thống trị của chúng
đều phải lập tức bị ngăn chặn, dẹp bỏ. “Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư


×