Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của erich maria remarque từ góc độ tự sự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN PHONG BÌNH

NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT
VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
CỦA ERICH MARIA REMARQUE
TỪ GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS NGUYỄN HỮU HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN PHONG BÌNH

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.30

NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT
VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH
CỦA ERICH MARIA REMARQUE
TỪ GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN HỮU HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác. Mọi sự
vi phạm, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6.2014
Tác giả

Nguyễn Phong Bình


LỜI CẢM ƠN


Hồn thành cơng trình này, trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô
giáo, cán bộ Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở nhiều vấn đề quý
báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn lãnh đạo Phòng Sau đại học,
BGH trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, BGH trường
Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Thư viện trường ĐH KHXH và NV Tp. HCM, Thư
viện Tổng hợp Tp.HCM, Thư viện Trung tâm ĐHQG Tp.HCM, Thư viện tỉnh Đồng Nai, Thư
viện trường ĐH Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận nguồn tài liệu quý
giá.

Và trên hết, luận văn được hồn thành là dịp để tơi bày tỏ lịng tri ân sâu sắc và kính
mến đến PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, người Thầy đã hướng dẫn tôi bằng tất cả nhiệt tình, tận
tụy, u thương.

Tp. Hồ Chí Minh 6.2014
Tác giả

Nguyễn Phong Bình


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa.................................................................................................................
Lời cam đoan .................................................................................................................
Lời cảm ơn ....................................................................................................................
Mục lục .........................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 5
2.1 Về tình hình nghiên cứu Erich Maria Remarque và các tác phẩm của ơng ở nước
ngồi.............................................................................................................................. 6
2.2 Về lịch sử nghiên cứu Erich Maria Remarque và các tác phẩm của ông ở Việt
Nam ............................................................................................................................... .8
2.3 Vấn đề nghiên cứu về lý thuyết tự sự học................................................................. 11
2.4 Về các công trình vận dụng tự sự học để nghiên cứu ................................................ 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 12
3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 12
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 13
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 14

5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................ 14
5.1 Về mặt lý thuyết....................................................................................................... 14
5.2 Về mặt thực tiễn....................................................................................................... 15
6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 15
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 16


Chương 1: Người kể chuyện trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của
Erich Maria Remarque .............................................................................................. 16
1.1 Người kể chuyện..................................................................................................... 16
1.1.1 Người kể chuyện đồng sự và người kể chuyện dị sự.............................................. 21
1.1.1.1Người kể chuyện đồng sự (homodiegetic narrator) ............................................. 21
1.1.1.2 Người kể chuyện dị sự (heterodiegetic narrator) ................................................ 21
1.1.2 Người kể chuyện bên trong và người kể chuyện bên ngoài.................................... 22
1.1.2.1 Người kể chuyện bên trong (intradiegetic narrator) ........................................... 22
1.1.2.2 Người kể chuyện bên ngoài (extradiegetic narrator) ........................................... 22
1.2 Các dạng người kể chuyện trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của
Erich Maria Remarque ............................................................................................... 23
1.2.1 Vai trò của người kể chuyện đồng sự .................................................................... 23
1.2.1.1 Người kể chuyện đồng sự ................................................................................... 23
1.2.1.2 Vai trò người kể chuyện đồng sự trong những đối thoại mang tính cảnh tỉnh,
hồi nghi về các “chân lý”, “ý tưởng” định sẵn .............................................................. 29
1.2.2 Vai trò của người kể chuyện dị sự ......................................................................... 34
1.2.2.1 Người kể chuyện dị sự - toàn năng ..................................................................... 34
1.2.2.2 Người kể chuyện dị sự - hạn định ....................................................................... 36
1.2.2.3 Người kể chuyện dị sự-hạn định với thủ pháp đánh tráo chủ thể trần thuật ......... 41
1.2.2.4 Vai trò của người kể chuyện dị sự trong những đối thoại vạch trần bản chất
giả dối, tàn nhẫn, phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít ................................................... 45
1.2.3 Vai trò của người kể chuyện đồng sự và dị sự ....................................................... 53
1.2.3.1 Người kể chuyện đồng sự và dị sự...................................................................... 53



1.2.3.2 Người kể chuyện đồng sự và dị sự xuất hiện trong đối thoại mang tính dự
báo tương lai… .............................................................................................................. 58
Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong cấu trúc tiểu thuyết viết về đề
tài chiến tranh của Erich MariaRemarque ................................................................ 63
2.1 Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................. 63
2.1.1 Điểm nhìn nội quan .............................................................................................. 66
2.1.2 Điểm nhìn ngoại quan ........................................................................................... 67
2.2 Các dạng điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
của Erich Maria Remarque......................................................................................... 68
2.2.1 Điểm nhìn nội quan .............................................................................................. 68
2.2.1.1 Điểm nhìn nội quan cố định ............................................................................... 68
2.2.1.2 Điểm nhìn nội quan biến đổi .............................................................................. 73
2.2.1.3 Điểm nhìn nội quan đa bội phức hợp .................................................................. 76
2.2.2 Điểm nhìn ngoại quan ........................................................................................... 82

2.3 Các motif thể hiện điểm nhìn trần thuật của Erich Maria Remarque về vấn
đề bi kịch cá nhân trong xã hội Đức ........................................................................... 84
2.3.1 Từ motif bi kịch của con người khao khát trở về ................................................... 84
2.3.2 …Đến motif bi kịch của con người thức tỉnh lên án chiến tranh ............................ 90
2.3.3 Và motif bi kịch của trí thức tư sản lưu vong u uất, cô đơn ................................... 94
Chương 3: Không gian - thời gian trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh của Erich Maria Remarque ..................................................................... 98
3.1 Về không gian trần thuật ...................................................................................... 98


3.1.1 Không gian trần thuật ........................................................................................... 98
3.1.1.1 Kiểu không gian bối cảnh ................................................................................... 101
3.1.1.2 Kiểu không gian xa lạ ........................................................................................ 102

3.1.1.3 Kiểu không gian dồn ép ..................................................................................... 102
3.1.1.4 Kiểu không gian luân chuyển ............................................................................. 102
3.1.1.5 Kiểu không gian huyền thoại .............................................................................. 103
3.1.1.6 Kiểu không gian phối cảnh của kĩ thuật dịng ý thức .......................................... 103
3.1.2 Các dạng phối cảnh khơng gian trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến
tranh của Erich Maria Remarque.................................................................................... 103
3.1.2.1 Không gian chiến trận kinh hồng, ám ảnh triền miên ........................................ 103
3.1.2.2 Khơng gian dịch chuyển, lẩn trốn để thốt khỏi khơng gian truy bức hận thù
của con người cô độc ..................................................................................................... 109
3.1.2.3 Không gian dồn nén các sự kiện ......................................................................... 115
3.2 Về thời gian trần thuật .......................................................................................... 118
3.2.1 Thời gian trần thuật ............................................................................................... 118
3.2.2 Các dạng phối cảnh thời gian trần thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
của Erich Maria Remarque ............................................................................................ 122
3.2.2.1 Thời gian thực tại với những độ ngưng ngắt quãng ............................................ 122
3.2.2.2 Thời gian đồng hiện liên tục trải dài ................................................................... 126
3.2.2.3 Thời gian nén chặt với nhiều sự kiện thúc bách .................................................. 128
3.3 Ý nghĩa của sự phối cảnh không gian-thời gian trong tiểu thuyết viết về đề
tài chiến tranh của Erich Maria Remarque ............................................................... 131
3.3.1 Phản ánh hiện thực xã hội Đức hiện đại ................................................................ 132


3.3.2 Phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội lịch sử và chiến tranh ............................. 136
3.3.3 Chiêm nghiệm về thân phận của con người trong và sau chiến tranh ..................... 140
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 145
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 150
PHẦN PHỤ LỤC




-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong Truyền thuyết về Flor, 1886, nhân vật của V.G.Kôrôlencô khẳng
định: “Người ta không dùng lửa để dập lửa, dùng nước tưới lên nước. Đúng thế.
Nhưng người ta dùng đá nghiền nát đá, thép cán lại thép, sức mạnh chọi lại sức
mạnh”. “Lửa không dập tắt được lửa cũng như điều ác khơng thể dập tắt điều ác”.
Erich Maria Remarque cũng có lần phát biểu: “Tôi luôn đinh ninh rằng ai cũng ghét
chiến tranh, cho đến khi tôi phát hiện ra là cũng có người thích nó, nhất là những
người khơng phải ra chiến trường”. Quả thực, nơi “lò lửa vĩ đại” và khốc liệt của
chiến tranh, văn học đã phản ánh một cách chân thực diện mạo đời sống của con
người theo từng giai đoạn lịch sử.
Lịch sử văn học nhân loại đã từng khắc ghi lại những cuộc chiến tranh vĩ đại
làm chấn động nhận thức và cảm quan người đọc. Ở phương Đông, người ta không
thể quên những tác phẩm kinh điển như Ramayana và Mahabharata trong sử thi Ấn
Độ, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Bình Ngơ
đại cáo của Nguyễn Trãi… Ở phương Tây, những tác phẩm bất hủ khiến bao thế hệ
xúc động như Iliad và Odyssey của Hómèros, Chiến tranh và hịa bình của
L.Tolstoy, Số phận con người, Sông Đông êm đềm của M. Sholokhov, Chuông
nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí của E. Hemingway, Giờ thứ hai mươi lăm của C.
Gheorghiu, Phía Tây khơng có gì lạ, Một thời để yêu và một thời để chết của E.
Remarque…
Trong những cuộc chiến tranh ấy, dù ở thời nào, mỗi thời khắc qua đi là đau
thương ở lại. Những lúc ấy, văn học trở thành tiếng nói của lương tri con người,
phản ánh số phận bi kịch của con người trong cuộc chiến, ca ngợi lòng quả cảm, hy
sinh, lý tưởng cao đẹp, lòng vị tha… của con người; nhất là lên tiếng tố cáo mạnh
mẽ sự vô nhân tính của chiến tranh.
Thế chiến thứ nhất 1914-1918 và thế chiến thứ hai 1939-1945 khiến cho bầu
khơng khí chính trị toàn thế giới trở nên ngột ngạt, là thảm họa khủng khiếp của

nhân loại và đã giáng địn chí tử quyết liệt vào những điều xác tín, những chân lý đã
được xác lập và mặc định trước đó. Hơn bao giờ hết, tầng lớp trí thức, văn nghệ
sĩ… đã thể hiện sự hoài nghi và thái độ phản chiến của mình một cách cơng khai,


-2-

không khoan nhượng ở khắp châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Ở Đức, bi kịch lịch sử
nặng nề nhất có lẽ là chế độ độc tài Hitler thông qua thuyết phân biệt chủng tộc và
các trại tập trung. Ngay cả khi hai cuộc đại chiến qua đi, chế độ độc tài Hitler bị sụp
đổ thì hệ quả dư chấn của nó vẫn tồn tại vơ cùng tàn nhẫn. Trong lịng nước Đức,
các lực lượng chống phát xít ở Đức bị đàn áp dữ dội. Trước thử thách gay go của
thời đại, tầng lớp văn nghệ sĩ thế giới đã nhập cuộc mạnh mẽ trong mặt trận chống
phát xít. Cùng với văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa, văn học vơ sản thì dịng văn
học chống phát xít góp phần đem lại ý nghĩa tích cực. Cho nên, có thể khẳng định,
“nền nghệ thuật chống phát xít là sự tổng hịa các nền văn học nghệ thuật chống
phát xít của các dân tộc trong những dạng thức khác nhau” [11; tr.7]. Nhất là,
trong lịng nước Đức phát xít, văn học chống phát xít Đức càng mang ý nghĩa của
lịng quả cảm, của dũng khí đặc thù.
Những gương mặt tiêu biểu của nền văn học chống phát xít như Louis
Aragon, Ernest Hemingway, Anna Seghers, Bertolt Brecht, Erich Maria
Remarque… giúp nhân loại khơng thể qn về thảm họa chiến tranh phát xít. Có
những sáng tác ra đời trong hồn cảnh lưu vong phiêu bạt, có những sáng tác lại ra
đời ngay trong sào huyệt của kẻ thù, hay khi tác giả hồi tưởng lại những ký ức
khủng khiếp trong trại tập trung như Thử thách của Willi Bredel, Trần trụi giữa bầy
sói của Bruno Apitz; Khải Hồn Mơn, Phía Tây khơng có gì lạ của E. Remarque.
Dù hồn cảnh nào, các nhà văn cũng viết về đề tài chống chiến tranh phát xít với tất
cả tâm huyết của mình.
Phản ánh chiến tranh để mọi người khẳng định rằng, không ai muốn chiến
tranh, đồng thời càng trân trọng hơn giá trị của hòa bình. Điều đó có nghĩa là, viết

về đề tài chiến tranh không chỉ giúp con người hiểu về một thời đại lịch sử bi kịch
của nhân loại mà cịn góp phần giữa gìn và trân trọng những giá trị thiêng liêng, cao
đẹp của con người.
1.2 Erich Maria Remarque là nhà văn lớn của Đức, tác giả của những cuốn
tiểu thuyết được đánh giá là “hay nhất viết về hai cuộc đại chiến thế giới”, cũng là
người phát ngôn cho “một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại, ngay cả khi thế hệ ấy đã
thoát khỏi những viên đại bác” [81; tr.6].


-3-

Trong nền văn học chống phát xít, Erich Maria Remarque đã góp tiếng nói
của riêng mình, góp phần giải phóng con người thoát khỏi ràng buộc của hệ tư
tưởng phát xít, kêu gọi sự thức tỉnh và chống lại thế lực hắc ám của “nạn dịch
nâu”. Từ góc nhìn của một trí thức, một nghệ sĩ chân chính, Erich Maria Remarque
đã đại diện cho “thế hệ nổi giận”1 nói tiếng nói của “một người theo chủ nghĩa hịa
bình và ln sẵn sàng chiến đấu”, đã đào sâu thân phận con người, nhân danh
quyền sống chính đáng của con người. Bằng sự thẳng thắn đến lạnh lùng, ngòi bút
của Erich Maria Remarque đã phơi bày hiện thân của cái ác, lòng hận thù tàn nhẫn,
nạn phân biệt chủng tộc và đặc biệt là những nỗi nhục nhã, bế tắc trong bi kịch làm
người.
So với nhiều nhà văn khác, Erich Maria Remarque viết không nhiều. Các tác
phẩm của ông cũng không quá đồ sộ, chỉ trên dưới 300 trang cho bản in bằng tiếng
Anh, dao động 350 trang đến 700 trang cho bản dịch tiếng Việt. Tuy thế, giá trị nội
dung và vẻ đẹp nghệ thuật tiểu thuyết Erich Maria Remarque vô cùng to lớn. Có thể
khẳng định, đóng góp nổi bật hơn cả của cây bút hiện đại này là không ngừng chiến
đấu chống lại chủ nghĩa quân phiệt Đức, là tinh thần triệt để hoài nghi hiện thực và
chống lại sự đầu độc của chủ nghĩa phát xít. Đồng thời, tác phẩm của Erich Maria
Remarque còn là bài ca trong trẻo của tình u cuộc sống, u hịa bình, của tình
người vút cao từ vũng lầy máu và chiến tranh.

Tên tuổi của ơng cịn gắn với những tiểu thuyết Một thời để u và một thời
để chết2, Khải Hồn Mơn, Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh, Bản du
ca cuối cùng của những kẻ khơng cịn đất sống, Đêm Lisbon, Tia lửa sống, Đường
về… Hầu hết các sáng tác của Erich Maria Remarque đều viết về chiến tranh, trong
hoặc sau cuộc chiến. Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria
Remarque thực chất là những bộ tiểu thuyết lên tiếng phản chiến, chống phát xít
Đức trên mọi ngả đường. Đó là bản bi ca của những người lính đã tham gia hay đã
1

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tới giữa những năm 50 của thế kỷ XX, xuất hiện một thế hệ những nhà văn
mới lấy phê phán hiện tại quanh mình làm mục đích sáng tác chính. Họ được gọi là “những chàng trai nổi
giận” (angry young men)… Tuy nhiên, nhìn rộng ra châu Âu, nhà văn đầu tiên có thể được coi là “thanh niên
nổi giận” thế hệ tiền bối lại là một người Đức, Erich Maria Remarque, đại diện cho một lớp người đã phải
trải qua những khổ nạn kinh hồn của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thất vọng với hiện thực hình thành
trong thời bình.
2
A time to love and a time to die, 1954, được coi là cuốn tiểu thuyết hay nhất về đại chiến thứ II, nội dung tác
phẩm nhấn mạnh đến sự dã man mù quáng của quân đội Đức giày xéo trên đất Nga.


-4-

ngã xuống trên khắp chiến trường, cũng là bản du ca của những kẻ lưu vong khơng
cịn đất sống khắp thế giới và bị tiêu diệt trên chính quê hương. Các tác phẩm của
ông đều mang khuynh hướng phê phán và tố cáo mạnh mẽ sức hủy hoại kinh hoàng
của chiến tranh đối với con người, phản ánh chiến tranh và số phận của con người
sau cuộc chiến đầy phức tạp trong cuộc lưu vong. Đồng thời, tiểu thuyết về đề tài
chiến tranh của Erich Maria Remarque còn ca ngợi tình người, tình yêu, tình thương
giữa con người với con người, dù không cùng chung chiến tuyến.
1.3 Tự sự học (Narratologie/ Narratology)3 là một phân môn nghiên cứu cấu

trúc diễn ngôn truyện kể. Tự sự học vừa kế thừa được những thành tựu ưu việt của
các lĩnh vực nghiên cứu ra đời trước nó (rõ nét nhất là cấu trúc luận và thi pháp
học), vừa có sự đóng góp - phát hiện thiên tài của các nhà khoa học hàng đầu như
Roland Barthes, Gérard Genette, Tzvetan Todorov, Chatman, G. Prince, Rimon
Kenan, H. Whiter,... Tính hiệu quả của nó trong nghiên cứu văn chương đã được
thực chứng trên phạm vi toàn thế giới và vẫn đang là một trong những phương pháp
khoa học được áp dụng rất rộng rãi.
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên tập trung nghiên cứu vai trò của người
trần thuật trong việc “can dự” vào cấu trúc văn bản, nói đúng hơn đó là “quá trình
vận hành” của một cấu trúc truyện kể. Như vậy, có thể thấy rằng việc ứng dụng hệ
thống lý thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học không chỉ giúp khám phá cấu trúc
nội tại tác phẩm mà cịn giúp chỉ ra vai trị, những đóng góp của nhà văn với tư cách
là người sáng tạo, “người kể chuyện”.
Mặc dù chuyên ngành tự sự học đã trải qua hai giai đoạn là tự sự học kinh điển
(narratologie clasique) và tự sự học hậu kinh điển (narratologie post - classique),
nhưng ở Việt Nam hiện nay, tự sự học vẫn là khuynh hướng nghiên cứu đang có
tính thời sự. Nó đã và đang là một hướng nghiên cứu mới: vừa hấp dẫn, vừa phức
tạp trong giới lý luận - phê bình, đặc biệt tại các trường đại học của nước ta.
Như vậy, trước nhu cầu nghiên cứu về lĩnh vực tự sự học, cũng như những đặc
sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật trong những sáng tác của E.Remarque về đề tài
chiến tranh, chúng tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: NGHIÊN CỨU
TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CỦA ERICH MARIA REMARQUE TỪ
3

Thuật ngữ này dùng với ý nghĩa của tự sự học, để phân biệt với trần thuật học.


-5-

GÓC ĐỘ TỰ SỰ HỌC. Đề tài mang ý nghĩa của sự vận dụng lý thuyết tự sự học

vào việc nghiên cứu những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Remarque. Hi
vọng đề tài chúng tơi sẽ có một số đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu E.
Remarque - từ góc độ tự sự học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Erich Maria Remarque bắt đầu sự nghiệp văn chương năm 1920 và trở nên
nổi tiếng khắp thế giới năm 1929 khi nhà xuất bản Propylaeen cho ra mắt cuốn tiểu
thuyết Phía Tây khơng có gì lạ. Bộ phim Phía Tây khơng có gì lạ được giải Oscar
và trở thành một trong những bộ phim nói kinh điển đầu tiên trên thế giới về đề tài
chiến tranh. Cùng với Phía Tây khơng có gì lạ, các tác phẩm của ông như Một thời
để yêu và một thời để chết, Đêm Lisbon, Khải Hồn Mơn, Bản du ca cuối cùng của
lồi người khơng cịn đất sống, Ba người bạn… nhanh chóng chiếm được cảm tình
của độc giả khắp thế giới bằng một lối viết nhẹ nhàng, giàu ẩn ý, mang sức sống và
giá trị tư tưởng cao.
Với sự ra đời của cuốn tiểu thuyết chống chiến tranh nổi tiếng khắp thế giới
All Quiet on the Western Front (Phía Tây khơng có gì lạ)4 năm 1929, Remarque trở
thành nhà văn khả kính khi đã dũng cảm đối đầu trực diện với Đức quốc xã, “đã
nhận xuống bùn danh dự của những người lính Đức trong cuộc Thế Chiến”, “một ý
niệm chống Đức phản quốc”. Khi vừa ra đời, Phía Tây khơng có gì lạ đã gây chấn
động nước Đức - một đất nước có hàng triệu người tham chiến mang tinh thần lý
tưởng cống hiến hiện đang chịu những di chứng và sụp đổ nặng nề về tinh thần và
thể xác. Nhiều người ca ngợi tiểu thuyết Phía Tây khơng có gì lạ của ơng là “bản di
chúc của tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường”, một tác phẩm như
vậy “trăm năm mới xuất hiện một lần” - Leonhard Frank. Theo lời nhận xét của
nhà phê bình đương thời Henry Louis Mencken thì “khơng nghi ngờ gì nữa, đây là
cuốn tiểu thuyết hay nhất về thế chiến thứ nhất”.

4

Trước E.Remarque đã có những tác phẩm rất hay về chiến tranh, như Henri Barbusse đã viết Khói lửa vào
năm 1916 tố cáo, lên án chiến tranh phi nghĩa và khẳng định tương lai thuộc về những người nộ lệ. John Dos

Passos viết Ba người lính vào năm 1921, Giã từ vũ khí của Hemingway xuất hiện vào năm 1929, cùng năm
với Phía Tây khơng có gì lạ. Nhưng tác phẩm của E.Remarque đã chiếm được cảm tình của độc giả khắp thế
giới bởi đã mô tả chân thực sự tàn bạo của chiến tranh từ góc nhìn của người lính trẻ 20 tuổi. Phía Tây khơng
có gì lạ trở thành bản di chúc của tất cả người lính đã ngã xuống trên khắp chiến trường.


-6-

Ngay khi cuốn Phía Tây khơng có gì lạ ra đời đã gây nên những cuộc tranh
cãi gay gắt. Chính quyền Đức quốc xã lúc bấy giờ coi tác phẩm của ông như “một
mưu toan bôi nhọ người quân nhân Đức”. Những bộ phim được người Mỹ dựng từ
tác phẩm của ông bị bọn quốc xã căm thù, tác phẩm của ông bị thiêu hủy, bản thân
ông bị trục xuất. Hơn nữa, ở Đức, ngay cả khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,
người ta cũng muốn chôn hết mọi thứ thuộc về quá khứ. Nhưng người ta cũng
không thể quên, Erich Maria Remarque là tác giả của những cuốn tiểu thuyết hay
nhất về Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai. Riêng cuốn Phía Tây khơng có gì
lạ của ơng với doanh số 8 triệu bản mãi là một trong những cuốn sách bán chạy nhất
châu Âu thế kỷ XX. Tính đến nay, Phía Tây khơng có gì lạ được phiên dịch ra 50
ngơn ngữ khác nhau, đưa tên tuổi của Erich Maria Remarque lên địa vị nhà văn
hàng đầu của nền văn chương hịa bình, đi vào lịch sử văn học như một
“Hemingway của người Đức”5 ở nước ngoài. Độc giả thế giới hâm mộ Erich Maria
Remarque phải chăng vì Erich Maria Remarque khơng chỉ là “nhà văn viết về chiến
tranh” mà còn là “người viết về tình u cuộc sống”6.
Các tác phẩm của ơng đạt đến tầm vóc mà nói theo ơng Marvin J.Taylor giám đốc Thư viện Fales, Đại học New York thì: “Nó là một vinh dự cho Thư viện
Fales và Đại học New York… hơn 62.000 trang nhật ký, bản thảo, thư từ, hình ảnh,
tài liệu, các bản sao của tất cả các cuốn sách của ông. Chúng tôi thực sự rất vui khi
E.Remarque tìm thấy ngơi nhà của mình tại Đại học New York”. Năm 1971, chính
quyền Osnabruck cũng lấy tên ông để đặt tên cho một con đường chạy quanh thành
phố là Erich Maria Remarque.
Tựu trung lại, khi tìm hiểu về các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh của

E.Remarque, chúng tơi phân tư liệu thành bốn nhóm để khảo sát:
2.1. Về tình hình nghiên cứu Erich Maria Remarque và các tác phẩm của
ơng ở nước ngồi
Trong sự hiểu biết cịn nhiều hạn chế của chúng tơi, có thể kể đến những công
5

Theo Thomas Staedeli trên trang nhận xét: “His big creative urge, the
detailed accounts of outsiders, the descriptions of the feeling of life of the post - war generations let him go
down in literature history as "Hemingway of the Germans" abroad” (tạm dịch: “Với sự thúc giục đầy sáng tạo
lớn lao, sự tường thuật chi tiết của người ngoài cuộc, sự miêu tả cảm giác về cuộc đời của thế hệ thời hậu
chiến, E.Remarque đã đi vào lịch sử văn chương như là “Hemingway của người Đức”).
6
Dẫn theo lời của Đinh Văn Thuần trong Cảm nghĩ của một độc giả đối với các tác phẩm của Remarque
đăng trên trang ngày 1/12/2011.


-7-

trình, bản tin, bài báo, bài phê bình tương đối tiêu biểu như sau:
- Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực của Boris Suchkov.
-

Erich

Maria

Remarque

by


John

Simkin

in

.
- Erich Maria Remarque by Thomas Staedeli in />- Erich Maria Remarque Quotes, Read lines from the works of Erich Maria
Remarque by Esther Lombardi in .
- Erich Maria Remarque Is Dead; Novels Recorded Agony of War by The
New York Times on September 26, 1970 in />- Erich Maria Remarque by Marvin J.Taylor in />Nhìn chung, các bài viết trên chỉ tập trung giới thiệu tiểu sử và một số đánh giá
ban đầu có tính khái quát về phong cách nghệ thuật và những đóng góp của E.
Remarque. Trong đó có bài viết Erich Maria Remarque Is Dead; Novels Recorded
Agony of War trên trang đặc biệt của tờ The New York Times đã đúc kết lại q
trình sống, đóng góp về văn chương lẫn điện ảnh của E.Remarque. Bằng việc phân
tích hầu hết các tác phẩm của E.Remarque, bài viết nhấn mạnh đến sự đóng góp mà
lối viết của E.Remarque đem lại cho nền văn học Đức: “A rash critic once ranked
Mr. Remarque just below Thomas Mann as the finest writer of his age in Germany.
This is hardly so, for Mann, like Proust, dissected a whole society, an entire era.
Nonetheless, Mr. Remarque helped to liberate German writing from its stodgy
formalism by bending language to his will”7.
Đáng lưu ý nhất là cơng trình chun đề lý luận Số phận lịch sử của chủ nghĩa
hiện thực của Boris Suchkov do Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải
Hà dịch. Cơng trình bàn đến “Thực tại và chủ nghĩa hiện thực”, “Lịch sử và chủ
nghĩa hiện thực” và “Thời hiện đại và chủ nghĩa hiện thực”. Boris Suchkov đề cập
đến nhiều vấn đề về cơ sở của chủ nghĩa hiện thực, suy nghĩ về phương pháp sáng
tác, nguyên tắc tái hiện thực tại của văn nghệ sĩ, sáng tác của các nhà văn hiện thực
7

Tạm dịch: “Có một nhà phê bình đã đánh giá vị trí của E.Remarque chỉ đứng sau Thomas Mann như là nhà

văn xuất sắc nhất ở Đức trong thời đại của mình. Điều này rất khó để đánh giá như vậy, với Mann, cũng như
với Proust vì phải phân tích tồn bộ xã hội, cả một vùng văn hóa rộng lớn. Dù sao chăng nữa, E.Remarque đã
giải phóng nền văn học Đức thốt khỏi chủ nghĩa hình thức tẻ nhạt bằng cách sử dụng ngơn ngữ văn chương
theo ý mình”


-8-

chủ nghĩa, hiện thực lãng mạn, hiện thực chủ nghĩa xã hội, hiện thực phê phán,…từ
thế kỷ XV đến thế kỷ XX. Những trang viết của ông về F.Kafka, T.Mann, S.Zweig,
M.Proust và E.Remarque… đã làm nổi bật một số xu hướng đặc trưng của văn học
thế kỷ XX. Ông cũng dành nhiều trang viết về bước lùi trong lịch sử của chủ nghĩa
phát xít và Đế chế thứ ba. Ơng đặt vấn đề so sánh nhân vật trong sáng tác của
E.Remarque với sáng tác của Parizê. Hầu hết nhân vật trong tác phẩm của
E.Remarque thiên về hành động, cả những diễn biến xung đột về nội tâm, sẵn sàng
giết chết kẻ thù khi có cơ hội. Sáng tác của ơng tiêu biểu cho hàng loạt tác phẩm của
các nhà hiện thực phê phán hiện đại: “chống thái độ thụ động của con con người
trước cuộc sống” [95; tr.337].
2.2. Về lịch sử nghiên cứu Erich Maria Remarque và các tác phẩm của
ông ở Việt Nam
Mặc dù tác phẩm của E.Remarque thu hút đông đảo độc giả thế giới và Việt
Nam trong nhiều thập kỉ qua, nhưng hiện tại, ngoài những tác phẩm được in ở Việt
Nam và nước ngồi, chúng tơi thấy các cơng trình nghiên cứu về tác giả
E.Remarque phần lớn là những bài viết ở dạng giới thiệu về tác giả hoặc các tác
phẩm của tác giả. Đến nay, chúng tơi đã khảo sát được khá nhiều cơng trình, bài
giới thiệu, đánh giá. Tiêu biểu có:
- Cơng trình Đại cương văn học Đức, Lược sử văn học Đức, Hợp tuyển văn học
Đức (8 tập) của Lương Văn Hồng.
- Công trình 108 nhà văn hiện đại thế kỷ XX-XXI của Đồn Tử Huyến.
- Cơng trình Tuyển tập văn học Đức của Đỗ Ngoạn (tuyển dịch và giới thiệu).

- Cơng trình Tinh hoa văn học Đức của Ngọc Quang (tuyển chọn).
- Nhà văn Đức Erich Maria Remarque - Một kiếp cô đơn của Phạm Huy Dũng
trên báo An ninh thế giới, ngày 26/9/2008.
- Trái tim lạc thời của Phạm Huy đăng trên báo Công an Nhân dân ngày
29/06/2013.
- Cảm nghĩ của một độc giả với các tác phẩm của E.Remarque của Đinh Văn
Thuần đăng trên trang ngày 1/12/2011.
- Erich Maria Remarque - Người đi qua chiến tranh của Lưu Sơn Minh đăng
trên trang i/2.truyen-dai.


-9-

- Nhà văn Erich Maria Remarque: Phía Tây vẫn lạ của Trần Trọng Nghĩa
đăng trên báo Công an Nhân dân, ngày 12/10/2010.
- Erich Maria Remarque - Một thời để sống và một thời để chết của Mai Ninh
đăng trên tháng 1/2005.
- Lời giới thiệu Một thời để yêu và một thời để chết của Lê Phát đăng trên
.
- Erich Maria Remarque - văn hào Hoa Kỳ gốc Đức của Từ Vũ đăng trên
trang .
Ở Việt Nam, có thể khẳng định, người có nhiều cơng trình về văn học Đức là
Lương Văn Hồng. Cùng với hàng loạt những cơng trình như Lược sử văn học Đức, Đại
cương văn học Đức, Tục ngữ Đức, Ngụ ngôn Đức…, chúng tôi lưu ý nhất là Hợp tuyển
văn học Đức (trọn bộ gồm 8 tập, nhưng Nxb Văn học liên kết với DNTN Sách
Thành Nghĩa chỉ mới xuất bản tập 1 và tập 2). Lương Văn Hồng dành gần trọn Hợp
tuyển văn học Đức, tập 5 để tổng hợp những tác phẩm của E.Remarque như: Thời
gian để sống và để chết, Ba người bạn, Đêm Lisbon, Phía Tây khơng có gì lạ, Khải
Hồn Mơn và Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh.
Cơng trình 108 các nhà văn hiện đại thế kỷ XX-XXI do Đồn Tử Huyến biên soạn

cũng có bài viết về Erich Maria Remarque: “Erich Maria Remarque - Nhà văn của
những ám ảnh chiến tranh”. Bài viết đưa ra nhận xét quan trọng về vai trò của
E.Remarque trong nền văn học thế giới thế kỷ XX, cũng như về giá trị các tác phẩm
của ơng. Đồn Tử Huyến cho rằng: “E.Remarque là một trong những nhà văn viết
tiếng Đức nổi tiếng và được đọc nhiều nhất trong thế kỷ XX, người phát ngôn xuất sắc
cho một thế hệ bị tàn phá với những tiểu thuyết viết về chiến tranh đầy ám ảnh, xúc
động, phản ánh nỗi đày đọa khủng khiếp mà con người phải chịu đựng trong sự bạo
tàn của chiến tranh, độc tài và tội ác” [50; tr.259]. Đây là một trong những nhận định
xác đáng về sáng tác của E.Remarque. Điểm qua các tác phẩm của ông, chiến tranh trở
thành trục đề tài chính, thành “niềm ám ảnh” triền miên đối với thân phận con người
trong và sau cuộc chiến. Bài viết cũng đưa ra những nhận xét về các tác phẩm tiêu biểu
của E.Remarque như Phía Tây khơng có gì lạ, Một thời để u và một thời để chết,
Đêm Lisbon,… để thấy rằng con người mang thân phận đầy bi kịch trong thời đại chiến
tranh: “Tất cả họ đều lưu vong và đang tuyệt vọng, những con người này cảm nhận rõ


- 10 -

ràng hơn ai hết cuộc sống vật vờ, họ chỉ là những cái bóng trong cuộc đời, đang sống
mà hầu như đã chết, ngay cả cái tên cũng khơng có hoặc là có cũng khơng quan trọng
nữa” [50; tr.263]. Kết thúc bài viết, tác giả đưa ra kết luận mang tính khái quát về vị trí
của E.Remarque trong nền văn học thế giới “như một nhà văn viết ám ảnh nhất về
chiến tranh” [50; tr.263].
Đỗ Ngoạn trong công trình Tuyển tập văn học Đức cũng có bài giới thiệu ngắn về
văn nghiệp của E.Remarque và trích dịch chương V, VI trong tác phẩm Phía Tây
khơng có gì lạ [75; tr.281-333]. Tinh hoa văn học Đức của Ngọc Quang bên cạnh
việc giới thiệu tác phẩm Bản du ca cuối cùng của lồi người khơng cịn đất sống (trích
từ chương II đến chương IV) cũng đã nhấn mạnh đến tác phẩm của E.Remarque: “Các
tiểu thuyết của ông in đậm dấu ấn cuộc sống và những trải nghiệm cá nhân” [80;
tr.7]. Nhất là khi bàn tiểu thuyết Bản du ca cuối cùng của lồi người khơng cịn đất

sống, bài viết bước đầu khai thác đến khía cạnh tự sự của E.Remarque: “Ngòi bút
Remarque đặc trưng bởi lối kể chuyện ngắn gọn, hấp dẫn, chuyển cảnh nhanh và
rất có tính thời sự…Đặc biệt khả năng tái hiện thực tại và bối cảnh xã hội nhanh
nhạy qua số phận của các cá nhân” [80; tr.8].
Vấn đề dịch tác phẩm của E.Remarque ở Việt Nam (nhất là miền Nam) cũng là
vấn đề đáng quan tâm. Nguyễn Văn Lục trong bài viết “20 năm văn học dịch thuật
miền Nam 1955-1975” đăng trên khái quát lên vấn đề dịch tác
phẩm của E.Remarque ở miền Nam. Nguyễn Văn Lục nhận xét: “Sách của
Remarque mà nội dung chủ yếu là phản chiến, sự thăng hoa của tình bạn trong và
sau chiến tranh, những tình bạn lưu vong vơ tổ quốc, của những con người lạc lồi
khơng đất nước nào chấp nhận, đã được dịch ra rất nhiều”. Hầu hết các tác phẩm
dịch ra đều được đông đảo giới thanh niên, sinh viên học sinh say mê, đón nhận một
cách trân quý, phản ứng đúng tình thế chiến tranh ở miền Nam lúc bấy giờ. Tất
nhiên, chiến tranh mà E.Remarque phản ánh không giống với chiến tranh ở Việt
Nam. Nhưng đã là chiến tranh thì ở đâu cũng cùng chung mẫu số: sự sống, cái chết,
nghĩa địa, bia mộ, đồng đội, lý tưởng, tình yêu, tội ác… Tác phẩm dịch thực sự trở
thành chiếc cầu kết nối bao tâm hồn con người trong một thời đen tối của lịch sử
nhân loại lại với nhau: “Erich Maria Remarque là tác giả của thân phận con người
trong chiến tranh và không chấp nhận chiến tranh, một thân phận mà độc giả miền


- 11 -

Nam thấu hiểu dễ dàng”.
Như vậy, các bài viết phần nào đã khái quát lên toàn bộ văn nghiệp của
E.Remarque. Bên cạnh đó, một số bài viết đã tập trung khai thác những nội dung, khía
cạnh tiêu biểu nhất định trong sáng tác của Erich Maria Remarque. Và mặc dù khơng
có bài nào đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria
Remarque nhưng cũng đã ít nhiều gợi mở thêm cho chúng tôi khi thực hiện luận văn
này.

2.3 Vấn đề nghiên cứu về lý thuyết tự sự học
Chúng tôi điểm qua những cơng trình tự sự học, các bài dịch thuật tiêu biểu ở
Việt Nam:
- Hai cơng trình lớn Tự sự học, phần I và phần II, do GS Trần Đình Sử chủ
biên. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu: Tự sự học – một bộ môn nghiên cứu liên
ngành giàu tiềm năng, Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển của tác giả
Trần Đình Sử; Tự sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết của Lê Thời
Tân; Bút kí về tự sự học của Phương Lựu; Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm
nhìn nghệ thuật trong truyện Nguyễn Thái Hòa; Bàn về một vài thuật ngữ trong kể
chuyện của GS Đặng Anh Đào; Lý thuyết tự sự học của Mieke Bal của Nguyễn Thị
Ngọc Minh…
- Cơng trình Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, 2008.
- Dẫn luận tự sự học của Sussana Onega và J.A.Garcia Landa, Lê Lưu Oanh
và Nguyễn Đức Trung dịch.
-Về khái niệm người kể chuyện trong văn xuôi tự sự, Tạp chí Văn học nước
ngồi, số 12, 2008.
- Các khái niệm của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa
Kỳ thế kỷ 20 của I.P Ilin và E.A Tzurganova, Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại
Nguyên Ân dịch.
Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu tình hình nghiên cứu tự sự học ở
nước ngồi như châu Âu, châu Mĩ…, vừa bước đầu thấy được tình hình nghiên cứu
tự sự học ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tơi có thêm cơ
sở, phương pháp nhất định để vận dụng lý thuyết tự sự học nghiên cứu tiểu thuyết
về đề tài chiến tranh của E.Remarque. Tuy nhiên, theo TS. Trần Huyền Sâm thì các


- 12 -

cơng trình lý luận cơ bản về lý thuyết tự sự học vẫn chưa được dịch thuật một cách
hệ thống. Nhiều vấn đề về các thuật ngữ, khái niệm trong cấu trúc truyện kể như

ngơi kể, điểm nhìn trần thuật, phối cảnh trần thuật không gian-thời gian vẫn còn
phức tạp, gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam. Đây là một khó khăn lớn trong việc
nghiên cứu tự sự học tại nước ta.
2.4 Về các cơng trình vận dụng tự sự học để nghiên cứu
- Nhãn quan lập thể trong phương thức tự sự “Khi tôi hấp hối” của William
Faulkner của Hoàng Thị Quỳnh Trang.
- Kiểu tự thuật “đánh đáo” chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết hậu hiện đại
của Trần Huyền Sâm.
- Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong của Thái Phan Vàng Anh.
- Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả của Cao
Kim Lan.
- Điểm nhìn của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm
1945 của Phạm Thị Lương.
- Nghệ thuật tiểu thuyết Ruồng bỏ của J.M.Coetzee của Nguyễn Thị Thủy.
- Hình tượng người kể chuyện trong tiểu thuyết Người chậm của J.M.Coetzee
của Hoàng Lê Bảo Châu.
- Nghệ thuật trần thuật của J.M.Coetzee qua bốn tiểu thuyết Giữa miền đất
ấy, Cuộc đời và thời đại của Michael K, Ruồng bỏ và Người chậm của Dương Minh
Hiếu.
Như vậy, hiện chưa có cơng trình nào ở nước ta đi sâu nghiên cứu toàn diện
các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria Remarque từ góc độ tự sự
học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria
Remarque từ góc độ tự sự học. Người viết tiến hành vận dụng lý thuyết tự sự học và
các phạm trù tự sự học vào việc tìm hiểu cấu trúc tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
của E. Remarque. Cụ thể là tập trung nghiên cứu về người trần thuật, điểm nhìn trần



- 13 -

thuật và không - thời gian trần thuật trong các sáng tác tiêu biểu của Erich Maria
Remarque.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Là các tác phẩm của E. Remarque qua các bản dịch hiện có. Erich Maria
Remarque đã sáng tác 14 tiểu thuyết. Nhưng ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung
khảo sát những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh. Riêng ở đề tài chiến tranh,
chúng tôi phân loại tác phẩm thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất là những tác phẩm phản ánh trực tiếp về chiến tranh, lúc xảy
ra cuộc chiến hoặc nhân vật hồi tưởng lại cuộc chiến. Có những tác phẩm như:
- Phía Tây khơng có gì lạ, 1929 - All Quiet on the Western front, (Lê Huy
dịch), 2002, Nxb Văn học.
- Một thời để yêu và một thời để chết, 1954 - A time to Love and a time to
Die, (Lê Phát dịch), 1986, Nxb Văn học.
Nhóm thứ hai là những tác phẩm ra đời trong hoặc sau chiến tranh và phản
ánh hậu quả của cuộc chiến, gắn với số phận, thân phận, suy nghiệm của người Đức
tị nạn khắp các nước châu Âu. Đây cũng là những tác phẩm viết về vấn đề lưu
vong, hậu chiến. Có những tác phẩm như:
- Ba người bạn, 1936 - Three Comrades, (Vũ Hương Giang dịch), 2001, Nxb
Văn học.
- Bản du ca cuối cùng của loài người khơng cịn đất sống, 1941 - Geboegtes
Leben, (Vũ Kim Thư dịch), 1989, Nxb Văn nghệ TP.HCM. Tiểu thuyết này còn có
tên là u kẻ bên mình.
- Khải Hồn Mơn, 1946 - Arch of Triumph, (Cao Xuân Hạo dịch), 2011, Nxb
Hội nhà văn-Phụ nữ. Tiểu thuyết này cịn có tên Tình yêu bên vực thẳm (Huỳnh
Phan Anh dịch), 2001, Nxb Trẻ.
- Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh, 1956 - The Black Obelisk,
(Vũ Kim Thư dịch), 2003, Nxb Văn học.
- Đêm Lisbon, 1962 - Night in Lisbon, (Lê Khánh dịch, Ngun Hn hiệu

đính), 2001, Nxb Văn học.
- Bóng tối thiên đường, 1971 - Schatten in Paradies, (Tơ Hồng dịch), 1990,
Nxb Văn nghệ Tp.HCM.


- 14 -

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được triển khai bằng các hướng tiếp cận chính sau:
- Phương pháp nghiên cứu tự sự học: Người viết tiến hành vận dụng lý
thuyết tự sự học với các phương diện nổi bật như: người kể chuyện, điểm nhìn trần
thuật, khơng - thời gian trần thuật…; đồng thời lấy đó làm tiền đề cho việc tìm hiểu
đặc điểm, tính chất và hiệu quả nghệ thuật trong các tác phẩm viết về đề tài chiến
tranh của E.Remarque.
- Phương pháp cấu trúc-hệ thống: Giải mã cấu trúc văn bản từ ba góc độ: thi
pháp học, cấu trúc học và tự sự học, nhất là từ góc nhìn tự sự học. Các phương diện
nổi bật trong tác phẩm của E.Remarque từ góc độ tự sự học được tìm hiểu trong
tính hệ thống - cấu trúc của các tác phẩm theo phạm vi của đề tài.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu đồng đại và lịch đại: So sánh, đối chiếu
giữa tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và tác phẩm không viết về đề tài chiến tranh
của Erich Maria Remarque. So sánh giữa các tác phẩm, quan điểm của Erich Maria
Remarque với các tác giả khác như E.Hemingway, Anna Seghers, Bertolt Brecht…
Thông qua sự so sánh, luận văn bước đầu nhận định về vai trị, vị trí của
E.Remarque trong tiến trình phát triển của nền văn học Đức nói riêng và văn học
thế giới nói chung.
- Phương pháp liên ngành: Bên cạnh việc dùng lý thuyết tự sự là cơ bản,
chúng tôi vận dụng kết hợp những kiến thức về Phân tâm học, Hiện tượng học, Xã
hội học, Triết học hiện sinh, Lí thuyết chủ nghĩa hiện đại… để tìm tịi, phân tích, hệ
thống nhằm phát hiện và hoàn thiện hơn những đặc trưng nghệ thuật liên quan tự sự
học trong tiểu thuyết E. Remarque.

5. Những đóng góp của đề tài
5.1 Về mặt lý thuyết
Luận văn là một cơng trình ứng dụng lý thuyết tự sự trong tìm hiểu các tác
phẩm của E. Remarque. Vì vậy, luận văn sẽ ít nhiều đóng góp thêm cho kinh
nghiệm vận dụng tự sự học trong nghiên cứu nghệ thuật văn chương.
Luận văn góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn tiểu thuyết viết về đề tài chiến
tranh của E. Remarque dưới góc độ tự sự học. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ


- 15 -

những đặc điểm của những tiểu thuyết này về điểm nhìn trần thuật, vai trị người kể
chuyện, khơng gian - thời gian trần thuật trong sáng tác của E. Remarque.
5.2 Về mặt thực tiễn
Dưới góc độ tự sự học, luận văn góp phần khẳng định phong cách sáng tác
tiểu thuyết của E. Remarque. Từ đó, khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm và vai trò, sự ảnh hưởng của nhà văn E. Remarque đối với hiện tại.
Thông qua luận văn này, chúng tôi hi vọng có thể góp phần làm rõ những
giá trị nghệ thuật của E. Remarque, đặc biệt là về triết lí nhân sinh thời hiện đại với
những bi kịch của con người thời đại.
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đặt nên những viên gạch góp phần
định hướng trong việc tiếp nhận, nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh của E. Remarque từ góc độ tự sự học.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm
có các chương sau:
Chương 1
Người kể chuyện trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria
Remarque
Chương 2

Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich
Maria Remarque
Chương 3
Không gian - thời gian trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh
của Erich Maria Remarque


×