Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ cổ trong tiếng việt trên một số văn bản văn học và báo chí nam bộ cuối thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


DƢƠNG VĂN THANH

VẤN ĐỀ CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CỔ
TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN
VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ NAM BỘ CUỐI TK XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


DƢƠNG VĂN THANH

VẤN ĐỀ CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CỔ
TRONG TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN
VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ NAM BỘ CUỐI TK XIX

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 6002201

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


TS. ĐỖ THỊ BÍCH LÀI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜI CẢM ƠN
Với mơ ước được học tập nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ
học, tôi đã chọn Khoa Ngôn ngữ và Văn học của trường ĐH Khoa học
Xã hội và Nhân văn làm nơi theo học bậc Thạc sĩ ngơn ngữ học. Để
hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình trong khi kiến thức hãy
cịn nơng cạn, tơi đã đón nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của
thầy cô, sự động viên và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn cơ Đỗ Thị Bích Lài, người đã khơng
những tạo được sự đam mê học tập bộ môn ngay từ những ngày đầu
tôi bắt đầu học mà cịn là người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện cơng trình nghiên cứu này.
Xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giảng viên của Trường đã
cung cấp kiến thức quý giá cũng như phương pháp nghiên cứu cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chia sẻ
kiến thức, động viên tinh thần để tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt q trình học tập và làm luận văn của mình.
Xin chúc cơ Lài, q thầy cơ, gia đình và bạn bè ln may mắn,
mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 9 năm 2014
Tác giả

Dƣơng Văn Thanh



DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 7
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 9
8. Bố cục của luận văn .................................................................................... 9
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1. Khái niệm về từ ..................................................................................... 11
1.2. Khái niệm về cấu tạo từ ......................................................................... 13
1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt ...................................................... 13
1.2.2. Phương thức cấu tạo từ ....................................................................... 14
1.3. Sự phân chia lớp từ ................................................................................ 15
1.3.1. Xét từ góc độ cấu tạo .......................................................................... 15
1.3.1.1. Từ đơn ............................................................................................. 15
1.3.1.2. Từ ghép ............................................................................................ 15
1.3.1.3. Từ láy ............................................................................................... 16
1.3.1.4. Từ ngẫu hợp..................................................................................... 16
1.3.2. Xét từ góc độ tích cực và tiêu cực ...................................................... 18
1.3.2.1. Từ cổ ................................................................................................ 19
1.3.2.2. Từ lịch sử ......................................................................................... 26
1.3.2.3. Từ mới ............................................................................................. 27
1.4. Các loại nghĩa ........................................................................................ 28
1.4.1. Nghĩa ngữ pháp .................................................................................. 30
1.4.2. Nghĩa từ vựng ..................................................................................... 32



1.5. Vấn đề trường từ vựng – ngữ nghĩa ...................................................... 32
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 35
Chƣơng 2
CẤU TẠO CỦA TỪ CỔ TIẾNG VIỆT
TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ NAM BỘ
CUỐI THẾ KỶ XIX
2.1. Đặc điểm cấu tạo từ đơn trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX ................... 37
2.2. Đặc điểm cấu tạo từ ghép trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX ................. 43
2.2.1. Từ cổ là những từ ghép đẳng lập ........................................................ 47
2.2.1.1. Từ cổ là từ ghép đẳng lập đẳng nghĩa.............................................. 47
2.2.1.2. Từ cổ là từ ghép đẳng lập đơn nghĩa ............................................... 47
2.2.1.3. Từ cổ là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa ............................................... 48
2.2.1.4. Từ cổ là từ ghép đẳng lập trái nghĩa ................................................ 48
2.3. Đặc điểm cấu tạo từ láy trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX .................... 49
2.3.1. Từ cổ là từ láy thuần Việt ................................................................... 52
2.3.2. Từ cổ là từ láy Hán Việt ..................................................................... 52
2.4. Đặc điểm cấu tạo từ ngẫu hợp trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX .......... 52
2.5. Từ cổ cuối thế kỷ XIX chỉ cấp bậc, quan chế........................................ 53
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 54
CHƢƠNG 3
NGỮ NGHĨA TỪ CỔ CỦA TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN
VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX
3.1. Ngữ nghĩa của từ cổ là hư từ ................................................................. 55
3.1.1. Nghĩa ngữ pháp của các hư từ cổ trong các tác phẩm
cuối thế kỷ XIX ............................................................................................ 57
3.1.2. Nghĩa gốc và nghĩa phái sinh của hư từ cổ trong các tác phẩm
cuối thế kỷ XIX ............................................................................................ 62


3.1.3. Từ thay thế các hư từ cổ trong văn bản hiện đại ................................ 62

3.2. Ngữ nghĩa của từ cổ là thực từ .............................................................. 63
3.2.1. Nghĩa từ vựng của từ cổ là thực từ trong các tác phẩm
cuối thế kỷ XIX ............................................................................................ 64
3.2.2. Nghĩa gốc thực từ cổ trong các tác phẩm cuối thế kỷ XIX ................ 64
3.2.3. Nghĩa phái sinh của thực từ cổ trong các tác phẩm
cuối thế kỷ XIX ............................................................................................ 65
3.3. Nghĩa của một số từ có vỏ ngữ âm lạ .................................................... 67
3.4. Trường từ vựng – ngữ nghĩa của từ cổ .................................................. 71
3.5. Bàn thêm về ngữ nghĩa của các từ cũ (không phải từ cổ)
chỉ quốc gia, vùng miền................................................................................ 72
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 73
Kết luận ....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
PHỤ LỤC TỪ CỔ ...................................................................................... 85


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BVA:

Bạch Vân am

CNN:

Con nhà nghèo

CTKQ:

Chúa Tàu Kim qui


CĐX:

Chuyện đời xưa

ĐNQÂTV:

Đại Nam quốc âm tự vị

GĐB:

Gia Định báo

HĐ:

Hồng Đức quốc âm thi tập

HTBPHTN:

Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn

KLTN:

Khóa luận tốt nghiệp

LV:

Luận văn

LVT:


Lục Vân Tiên

LTTM:

Lời thề trước miễu

LNNH:

Lịng người nham hiểm

NCMĐ:

Nơng Cổ Mín Đàm

NĐC:

Nguyễn Đình Chiểu

NC:

Ngữ cảnh

NHKD:

Nghĩa hiệp kỳ duyên

PT:

Phật thuyết đạo báo phụ mẫu ân trọng kinh


QÂTT:

Quốc âm thi tập

TĐTV:

Từ điển tiếng Việt

TNNL:

Thiên Nam ngữ lục

TGCH:

Thập giới cô hồn quốc ngữ văn

TKML:

Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giảm âm tập chú

TMTĐ:

Tài mạng tương đố



DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ở địa hạt từ vựng – ngữ nghĩa học, nghiên cứu từ là gì, từ được cấu tạo
bởi cái gì và như thế nào; nghĩa của từ và phân tích nghĩa của từ như thế nào,

nghiên cứu từ trong quá trình phát triển của nó là các nhiệm vụ và mục đích
cơ bản.
Từ vựng là một tập hợp từ không chỉ của một giai đoạn, một thời kỳ,
mà nó là sản phẩm hay kết quả của ngơn ngữ có tính lịch sử. Các từ của ngôn
ngữ được sinh ra, được hoạt động – hành chức, và có thể mất đi theo sự phát
triển và nhu cầu giao tiếp – phản ánh của một cộng đồng – xã hội.
Trong quá trình học tập ở bậc cao học, chun ngành ngơn ngữ học,
chúng tơi đã có nhiều quan tâm đến địa hạt từ vựng – ngữ nghĩa học, đặc
biệt là lớp từ cổ thể hiện trong các tác phẩm văn học Nam Bộ cuối TK XIX
– vùng đất mang nhiều đặc trưng văn hóa, xã hội độc đáo, riêng biệt, trong
đó một phần có ngơn ngữ. Là một người con của Bến Tre, quê hương của
những truyền thống cách mạng chống ngoại xâm TK XIX, tôi rất muốn được
đóng góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc tìm tịi, nghiên cứu
di sản văn hóa – văn học – ngơn ngữ của cha ơng để lại, đồng thời với
nguyện vọng cá nhân là muốn khơng ngừng nâng cao trình độ tri thức trên
con đường học vấn của mình về lĩnh vực ngơn ngữ; mặt khác khi xem xét
nghiên cứu đối tượng này, tôi nhận thấy chưa có một cơng trình chun biệt
nào khảo cứu về vấn đề này một cách có hệ thống, chuyên sâu trên tư liệu
các văn bản văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, vì vậy, chúng tơi chọn đề tài:
“Vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ cổ trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX
(Khảo cứu trên một số văn bản văn học Nam Bộ giai đoạn này)” làm đề tài
luận văn Cao học của mình.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Năm 1975, Đào Duy Anh, trong tác phẩm “Chữ Nôm – Nguồn gốc, cấu
tạo, diễn biến” đã đưa ra khái niệm từ xưa và xem từ xưa là những từ “hiện
nay không dùng nữa”. Theo ông, từ xưa gồm hai loại từ đơn và từ kép. Trong

khi đó ơng lại dùng khái niệm từ cổ dành cho các từ Hán đơn âm trong các
văn bản cổ và theo ông “trong số những từ xưa còn nên kể những từ đơn
mượn ở chữ Hán (âm Hán Việt) để biểu hiện những khái niệm mà đời sau
người ta chỉ dùng những từ Việt để biểu hiện thơi.” Ơng đưa ra một số ví dụ
như dụng (dùng), địch (cái sáo), huyền (cây đàn), hoặc (sai), ma (mài), đố
(ghét), sương (rương)… (tr.28, 33).
Đối với học giả Hoàng Xuân Hãn thì “từ ngữ cổ là những từ ngày nay
khơng dùng nữa, hoặc còn dùng trong một địa phương, hoặc cịn sót lại trong
một thành ngữ nào đó, hoặc cịn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can”
Vương Lộc đưa ra bốn tiêu chí để xác định từ cổ, theo đó: “Từ ngữ cổ
là những từ ngữ: (1) Chỉ cịn gặp trong các tác phẩm cổ chứ không tồn tại
trong tiếng Việt hiện đại, như bợ là “vay”, khứng là “chịu”, mắng là “nghe”,
v.v... ; (2) Gặp trong tiếng Việt hiện đại những đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ
âm, như khách thứa là khách khứa, bàn nàn thành phàn nàn, đam thành đem,
v.v… ; (3) Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ do
chúng khơng cịn dùng độc lập nữa, như han trong hỏi han, tác trong tuổi
tác, le trong song le, v.v hoặc đã thay đổi hoàn toàn về ý nghĩa như đăm
chiêu không phải là “bên phải, bên trái, các phía”, lịch sự khơng phải là “từng
trải”, vốn là nghĩa cổ của các từ này; (4) Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại
nhưng khả năng kết hợp có khác so với ngày trước như ban trong các tổ
hợp ban già, ban muộn, ban nghèo, ban tà, v.v...; cái trong cái rắn, cái ve, cái
vẹt, v.v...; con trong con gậy, con lều, con sách, v.v... ”.
Nguyễn Thanh Tùng chia từ cổ làm sáu loại: (1) Những từ xưa được
dùng độc lập, nay chỉ tồn tại như là yếu tố mất nghĩa, mờ nghĩa trong các tổ

2


hợp từ như dể, ghẽ, rệt; (2) Những từ đã biến mất hồn tồn trong kho từ
vựng hiện đại, khơng còn được sử dụng nữa, chỉ tồn tại trong các văn bản cổ,

như: mựa, bui, cày cạy; (3) Những từ chỉ còn dùng hạn chế trong các phương
ngữ, thành ngữ, tục ngữ, thuật ngữ, như rồi trong ăn không ngồi rồi; (4)
Những từ xưa là song tiết, nay đã rụng mất tiền tố, chỉ còn đơn tiết, như: la
đá, bà cóc; (5) Những từ Hán xưa dùng độc lập nay không dùng độc lập nữa
mà chỉ là những yếu tố Hán Việt dùng để cấu tạo từ; (6) Những từ còn xuất
hiện nguyên dạng, nhưng nghĩa cũ đã mất, nay dùng theo nghĩa mới khác với
nghĩa cũ, như: cặn kẽ (ân cần chu đáo/ sát sao, tỉ mỉ).
Nguyễn Ngọc San cho rằng từ cổ “Là những từ đã được lưu lại trong
các văn bản viết cổ hay văn bản miệng cổ (ca dao, tục ngữ) mà hiện nay
khơng cịn được sử dụng nữa…”, chúng bao gồm các từ cổ đã hoàn toàn biến
mất trong kho từ vựng hiện đại; hay là từ vốn là “Những yếu tố mất nghĩa khi
chúng nằm trong các tổ hợp song tiết đẳng lập và được xác định giá trị trong
mối tương quan với yếu tố kia". Trong cuốn Từ điển từ Việt cổ, tác giả coi từ
Việt cổ là những từ ngữ thuần Việt.
Trong luận văn này, sau khi đã xem xét, tham khảo một số định nghĩa
về từ cổ của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn và thống nhất quan điểm về
từ cổ với tác giả Nguyễn Thiện Giáp đó là: “Từ ngữ cổ là những từ ngữ biểu
thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng.
Chính sự xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng này làm cho chúng trở
nên lỗi thời.” Từ cổ gồm hai loại: những từ ngữ cổ đã hồn tồn biến khỏi ngơn
ngữ văn học hiện đại; những từ ngữ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại
nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ vì chúng không được dùng độc lập nữa.
Chúng tôi nêu ra một số nhìn nhận về từ cổ của các học giả có uy tín
trong lĩnh vực nghiên cứu từ cổ để thấy rằng, dù có thể có quan điểm khác
nhau, tất cả những gì mà họ nghiên cứu, diễn giải đã giúp chúng ta có sự hiểu
biết sâu sắc hơn về nguồn gốc của tiếng mẹ đẻ và tạo một nền tảng cơ sở để

3



chúng ta nghiên cứu sâu rộng hơn các lĩnh vực ngơn ngữ liên quan. Trong đề
tài của mình, chúng tơi chỉ tập trung vào khảo cứu từ Việt cổ trên một số văn
bản trong thời điểm cụ thể là cuối thế kỷ XIX, việc xác định lại tiêu chí rõ
ràng về từ cổ là điều phải làm nhưng chắc chắn sẽ kế thừa những kiến thức đã
được nghiệm chứng xác đáng từ những học giả trên.
Cũng cần nói thêm rằng về vấn đề nghiên cứu lịch sử từ vựng – ngữ
nghĩa tiếng Việt giai đoạn cuối thế kỷ XIX, trong thư mục, chúng ta có cơng
trình có tính tổng qt của Lê Quang Thiêm: “Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời
kỳ 1858 – 1945” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003). Trong cơng trình
này, tác giả đã khảo cứu các giai đoạn phát triển của từ vựng tiếng Việt từ
1858 – 1945 từ các góc độ cấu tạo, nguồn gốc, v.v…một cách tổng thể, trên
cứ liệu của nhiều loại văn bản khác nhau.
Đến năm 2011, một cơng trình nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia trọng
điểm do Tác giả Đỗ Thị Bích Lài làm chủ nhiệm đã được cơng bố: “Tiếng
Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX – 1945: Những vấn đề về từ vựng” (Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, 2011).
Trong cơng trình này, nhóm tác giả khảo cứu vấn đề từ vựng tiếng Việt
Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX – 1945 trên bốn phương diện: (1) Lịch sử - nguồn
gốc của từ; (2) Cấu tạo – ngữ nghĩa của từ; (3) Vai trò phương tiện giao tiếp
trong xã hội của tiếng Việt Nam Bộ (thể hiện qua từ vựng) và (4) Vấn đề
phong cách – văn hoá.Và như vậy, đây cũng là một cơng trình có tính vĩ mơ
về từ vựng tiếng Việt trong một giai đoạn lịch sử cụ thể là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Liên quan đến đề tài của chúng tơi cịn có các cơng trình khác ở những
mức độ ít nhiều khác nhau như các luận văn thạc sĩ, khố luận tốt nghiệp đại
học. Chúng tơi xin điểm qua một số cơng trình nổi bật như sau:

4



Bùi Quang Thục Anh (2011), Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cuối thế
kỷ XIX (Khảo sát qua “Gia Định báo”), KLTN, Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tp Hồ Chí Minh.
Phạm Văn Đức (2006), Lớp từ cổ trong tiếng Việt, LV Thạc sĩ khoa
học Ngữ văn chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Lê Thuỳ Linh (2011), Khảo sát từ ngữ trong tác phẩm “Chuyến đi Bắc
kỳ năm Ất Hợi - 1876” của Trương Vĩnh Ký, KLTN Khoa ngôn ngữ, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Lưu Thị Hồng Mai (2010), Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Việt (Qua
khảo sát một số tác phẩm của nguyễn Chánh Sắt, KLTN Khoa Văn học và
Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh).
Trịnh Thị Thơ (2011), Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt đầu thế kỷ XX
(Qua khảo sát báo “Nơng cổ mín đàm”), KLTN Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Kim Chinh (2011), Các lớp từ xét từ gó độ nguồn gốc và
phạm vi sử dụng trong các tác phẩm văn học của một số nhà văn Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX – 1930, LV Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Huỳnh Ngọc Thuỳ (2008), Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các
hình vị gốc Hán có tần số xuất hiện thấp trong cấu tạo từ tiếng Việt, LV Thạc
sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Hồng Thị Phi Yến (2011), Vấn đề cấu tạo và ngữ nghĩa của từ tiếng
Việt nửa đầu thế kỷ XX qua “Việt Nam tự điển”, LV Thạc sĩ, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Khúc Thuỷ Liên (2011), Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt trong một
số tác phẩm Văn học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX, LV Thạc sĩ, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.

5



Nguyễn Kiên Trường (2006), Tổng hợp và đánh giá tình hình nghiên
cứu ngơn ngữ thời kỳ 1996 – 2006, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện khoa
học xã hội vùng Nam Bộ, Tp Hồ Chí Minh.
Trương Thị Thanh Trúc (2012), Từ địa phương trong các tác phẩm của
Trương Vĩnh Ký, KLTN Khoa văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Dương Thị My Sa (2009), Từ địa phương trong một số tác phẩm văn
học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX, KLTN chuyên
ngành Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp Hồ
Chí Minh.
Lê phương Thảo (2013), Đặc điểm về phong cách khẩu ngữ và phong
cách ngôn ngữ viết của tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX (Khảo sát qua
một số văn bản văn học Nam Bộ), KLTN chuyên ngành Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Phượng Uyên (2013), Về cách giải nghĩa từ tiếng Việt cuối thế
kỷ XIX (Qua quyển tự điển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus
Của ), LV Thạc sĩ chuyên ngành Ngơn ngữ học.
Tuy nhiên, như đã nói, cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu
về từ cổ trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX trên cứ liệu văn bản văn học Nam
Bộ giai đoạn này một cách có hệ thống, chun biệt.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề cấu tạo, ngữ nghĩa của từ cổ tiếng Việt cuối thế kỷ
XIX trên cứ liệu văn bản văn học và báo chí Nam Bộ nhằm mục đích góp
phần vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt nói chung trong tiến trình phát
triển của nó, đồng thời đưa ra được những chứng cứ xác thực về sự phát triển
này qua các nghiên cứu cụ thể mà đề tài của chúng tôi sẽ được thực hiện.

6



4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các từ cổ trong từ vựng tiếng
Việt cuối thế kỷ XIX (Khảo cứu trên một số văn bản văn học Nam Bộ giai
đoạn này như tác phẩm của các tác giả Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Chánh Sắt và các báo như “Gia Định báo”,
“Nơng Cổ Mín Đàm”…).
Việc xác định một từ có phải là từ cổ hay không là một công việc thực
sự khơng dễ dàng địi hỏi chúng ta phải có những tiêu chí xác đáng, thuyết
phục nếu khơng sẽ tạo thành vấn đề gây tranh cãi.
Xưa nay hễ nói đến “cổ” người ta nghĩ ngay đến tuổi thọ của vật gì đó
hay nói cách khác là thời gian tồn tại của nó. Một cái gì đó được xem là cổ thì
phải có thời gian tồn tại rất lâu, tối thiểu cũng phải hơn trăm năm.
Nếu chỉ hiểu đơn thuần như vậy thì khơng ổn vì đối với ngơn ngữ có
những từ đã có thời gian tồn tại rất lâu, ngay từ khi có ngơn ngữ đó nhưng
chúng vẫn khơng được xem là từ cỗ ví dụ như cha, mẹ, anh, em, chị,
nhà…Nếu chúng ta chỉ lấy tiêu chí thời gian để xác định thì cả kho từ vựng
mà ta đang sử dụng trong ngơn ngữ của mình trở thành từ cổ hết.
Khi chúng tôi xin phép chọn đề tài này thì cũng vướng phải khái niệm
“từ cũ” trong ngơn ngữ. Một số học giả cho rằng có sự tồn tại của từ cũ và từ
cổ trong ngôn ngữ và thậm chí có những cảnh báo về việc nhầm lẫn từ địa
phương thành từ cổ (Nghĩa là có những từ tuy không xuất hiện trên các phương
tiện truyền thông nhưng ở một địa phương nào đó người ta vẫn hay dùng).
Chúng ta khẳng định một từ nào đó là từ cổ thì địi hỏi chúng ta phải có
bằng chứng chứng minh nó là từ cổ, tiêu chí nào để xác định nó là từ cổ.
Trong cơng trình của mình chúng tơi sẽ nêu khái niệm, các tiêu chí để xác
định từ cổ cũng như xóa đi những nhầm lẫn giữa từ cổ và từ hiện tại, từ cổ và
từ cũ hay từ cổ và từ địa phương.


7


Ngữ liệu của đề tài nghiên cứu này, như đã nêu trên, là các văn bản văn
học và báo chí Nam Bộ được xuất bản vào cuối thế kỷ XIX, ví dụ như các tác
phẩm của Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn
Chánh Sắt và các báo như “Gia Định báo”, “Nơng Cổ Mín Đàm”, vv....
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này có phạm vi nghiên cứu là:
(1) Cấu tạo từ cổ
Về vấn đề cấu tạo của từ cổ chúng tơi sẽ trình bày chi tiết về cấu tạo từ
xét trên các góc độ từ đơn, từ ghép, từ láy ở cả phương diện từ thuần Việt lẫn
từ vay mượn căn cứ vào các định nghĩa về từ đơn, từ ghép, từ láy trong Ngôn
ngữ học.
(2) Ngữ nghĩa của từ cổ
Đối với vấn đề ngữ nghĩa của từ, luận văn sẽ khảo cứu các loại nghĩa
của từ cổ như nghĩa gốc, nghĩa phái sinh (nếu có). Bên cạnh đó luận văn cũng
khảo cứu về các trường từ vựng – ngữ nghĩa của từ cổ.
Các từ cổ được lấy từ các văn bản văn học, báo chí Nam Bộ xuất bản
trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX cụ thể trên 150 số báo Nơng Cổ Mín Đàm, 66
số Gia Định báo, các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như Con nhà nghèo, Ngọn
cỏ gió đùa, Vợ già chồng trẻ, Nặng gánh cang thường, Lòng dạ đàn bà, Một
chữ tình, Chúa Tàu Kim qui, Lời thề trước miễu, tác phẩm Lục Vân Tiên của
Nguyễn Đình Chiểu, các tác phẩm Nghĩa hiệp kỳ duyên, Lòng người nham
hiểm, Tài mạng tương đố, Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn của Nguyễn
Chánh Sắt và Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện cơng trình nghiên cứu này, luận văn chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:


8


- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được dùng để thống kê các
từ cổ trên hai bình diện là cấu tạo và ngữ nghĩa, từ đó đưa ra các phân tích,
nhận định định chất về vấn đề khảo cứu của luận văn.
- Phương pháp miêu tả, phân tích ngữ nghĩa: Phương pháp này được
dùng để miêu tả, phân tích ngữ liệu khảo cứu trên hai góc độ mà luận văn đã
đề cập ở trên.
- Trong một chừng mực nào đó chúng tơi cũng sẽ sử dụng phương pháp
so sánh lịch sử để hỗ trợ cho việc thực hiện công trình nghiên cứu của mình
đối với những trường hợp cần thiết.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu từ cổ trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX (Trên tư liệu văn
bản văn học và báo chí Nam Bộ) có ý nghĩa khoa học ở chỗ các kết quả
nghiên cứu của nó góp phần bổ sung, hoàn thiện bức tranh lịch sử từ vựng
tiếng Việt trong tiến trình phát triển của nó trong sự đa dạng và phong phú về
ngữ liệu của các hiện thực ngôn ngữ - phương ngữ Việt Nam - mà đó cũng là
một trong các nhiệm vụ của ngành từ vựng – ngữ nghĩa học tiếng Việt.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho
những người nghiên cứu, học tập tiếng Việt từ góc độ lý luận cũng như hoạt
động ứng dụng, thực tiễn.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần
nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết cơ sở
Trong chương này luận văn sẽ trình bày một số khái niệm, thuật ngữ có
liên quan đến các xử lí, phân tích, lí giải của đề tài luận văn như khái niệm từ

và cách phân chia từ (xét từ góc độ tính tích cực và tiêu cực) đối với từ cổ và từ

9


lịch sử. Trong q trình khảo sát chúng tơi dựa vào cách phân biệt và xác định
của các tác giả cuốn: “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” (Mai Ngọc Chừ, Vũ
Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Nxb Giáo dục (Bản tái bản), có bổ
sung cách hiểu của cuốn “Từ vựng tiếng Việt” (Nguyễn Hữu Chương, Nguyễn
Công Đức (1992), Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) và cuốn “Dẫn
luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiện Giáp (2005), Nxb Giáo dục). Luận văn
cũng sẽ cung cấp cái nhìn rõ nét về các loại từ xét từ góc độ cấu tạo cũng như
nghĩa của từ, các loại nghĩa, vấn đề trường từ vựng - ngữ nghĩa.
Chương 2: Cấu tạo của từ cổ trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX
Trong chương 2 luận văn tập trung làm rõ lại một số vấn đề như từ cổ
là từ thuần Việt (Trong đó có từ đơn, từ ghép và từ láy); từ cổ là từ vay mượn
(Trong đó có từ cổ gốc Hán trên các mặt từ đơn, từ ghép, từ láy; từ cổ gốc
Châu Âu đa tiết (ngẫu hợp)).
Chương 3: Ngữ nghĩa của từ cổ trong tiếng Việt cuối thế kỷ XIX
Trong chương 3 của luận văn, các vấn đề được tập trung khảo luận sẽ
bao gồm các trường từ vựng – ngữ nghĩa của từ cổ cụ thể đối với trường từ
vựng – ngữ nghĩa chỉ một sự vật - đồ vật, trường từ vựng chỉ các hiện tượng
thiên nhiên và trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ các tên gọi, phẩm tước, quan
chế cũ. Bên cạnh đó luận văn cũng bàn thêm về nghĩa gốc và vấn đề nghĩa –
từ mới tương ứng (So với từ cổ) trong tiếng Việt thế kỷ XIX.

10


CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1. Khái niệm về từ
Nói đến ngơn ngữ khơng thể khơng có từ và các đơn vị tương đương
như từ. Từ là sự tồn tại tất nhiên trong hệ thống ngôn ngữ và nghiên cứu
về từ trở thành một trọng tâm của ngôn ngữ học. Và trở thành một nội dung
không thể thiếu của ngôn ngữ học đại cương với hàng loạt định nghĩa được
đúc kết từ những nghiên cứu cụ thể về từ ở từng ngôn ngữ và trên cơ sở đó,
nó lại được áp dụng, triển khai nghiên cứu rộng rãi, liên tục ở mọi ngôn ngữ.
Do từ là đối tượng được đặc biệt quan tâm nên trong ngôn ngữ học có hẳn
chuyên ngành gọi là Từ vựng học.
Từ vựng học nghiên cứu về từ và các đơn vị ngôn ngữ tương đương
với từ. Trong khi nghiên cứu về từ cũng đã nảy sinh một số chuyên ngành
nghiên cứu hẹp hơn như danh học, từ nguyên học, v.v…Danh học nghiên cứu
về quy tắc, phương thức đặt tên người như tên, bí danh, bút danh, hiệu hay tên
các đơn vị hành chính như làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố, tên sơng, tên núi,
tên hồ, tên đồng ruộng. Từ nguyên học nghiên cứu và giải thích hình thức và
ý nghĩa ban đầu của các từ và những đơn vị tương đương như từ. Tuy các
chuyên ngành nghiên cứu về từ rất phát triển và mang tính khoa học rất cao,
nhưng trải qua một thời gian dài người ta vẫn xem việc đưa ra một khái niệm
về từ là hết sức khó khăn. “Trong ngơn ngữ, đơn vị được gọi là từ có những
đặc tính hết sức phức tạp. Việc nhận diện nó một cách rõ ràng là điều hồn
tồn khơng đơn giản.” (Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn
Công Đức (2003), Dẫn luận ngôn ngữ học). Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng
người Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure (1857 - 1913) từng nói trong bài giảng
của mình: “…từ, mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc
phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của bản ngữ.” (F.

11



de Saussure – Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, NXB Khoa học xã hội –
H., 1973, tr. 193). Sau Ferdinand de Saussure, nhà ngôn ngữ học người Pháp
Antoine Meillet trong cơng trình “Ngơn ngữ học lịch sử và Ngơn ngữ học đại
cương” (T1, 1921; T2, 1936) đã đưa ra khái niệm: “Từ là kết quả của sự kết
hợp một ý nghĩa nhất định với toàn bộ những âm tố nhất định, có thể có một
cơng dụng ngữ pháp nhất định.” Ngồi ra, có thể liệt kê một số các định nghĩa
khác về từ:
- K.Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được
cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường.”
- E.Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hồn tồn độc lập và
bản thân có thể làm thành một câu tối giản”.
- V.Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thông
báo”.
- F.F.Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngơn ngữ từ
có một ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”.
- W.Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âm
thanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vật
chất âm thanh và ý nghĩa”.
Dù có rất nhiều khái niệm về từ và khái niệm của các nhà ngôn ngữ học
được xem là tốt đến đâu cuối cùng cũng vẫn rơi vào tranh cãi vì khơng thỏa
mãn được tính phổ qt của một định nghĩa hay khái niệm về từ.
Một số lý do dẫn đến việc khó đưa ra một khái niệm hay định nghĩa về
từ có thể kể đến là:
+ Sự khác nhau về cấu tạo. Ví dụ trong tiếng Việt của ta sách, vở, nhà,
cửa, bàn, ghế…được xem là những từ riêng biệt có ý nghĩa trong khi vẫn tồn
tại những kết cấu cũng được cho là từ như sách vở, bàn ghế, nhà cửa…vấn đề
càng phức tạp hơn khi chúng ta gặp chợ, búa, bạn, bè và chợ búa, bạn bè.

12



+ Chức năng của từ: Có những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong
thực tế (thực từ), có những từ chỉ biểu thị quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ
(hư từ), có những từ định danh (danh từ, đại từ), có những từ khơng định danh
như số từ, thán từ, phụ từ.
+ Ý nghĩa: Hiện tượng đồng âm đa nghĩa trong từ, nghĩa ngữ pháp,
nghĩa từ vựng, nghĩa khái quát của một lớp từ, nghĩa cụ thể của từng từ.
Trong luận văn này, để nêu ra một định nghĩa về từ có tính phổ qt cao
cho ngơn ngữ mẹ đẻ, xin lấy định nghĩa gần đây nhất trong ngành ngôn ngữ
học Việt Nam được rất nhiều người đánh giá cao và tán thành của nhóm tác giả
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Từ là đơn vị nhỏ nhất
có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hồn chỉnh, có chức năng gọi tên;
được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.” [62,142]
Định nghĩa trên tuy chưa gọi là hoàn hảo áp dụng cho mọi ngơn ngữ
nhưng nó cũng đưa ra tiêu chí rất chặt chẽ để xác định cái gọi là từ. Định
nghĩa tốt khi áp dụng nghiên cứu tiếng Việt và làm nền tảng để xác định từ ở
các ngơn ngữ khác. Cần nói thêm rằng “đơn vị nhỏ nhất có nghĩa” nghĩa là ta
khơng thể phá vỡ bằng cách tách rời hay chêm xen để chia tách nó ra được và
khi nói thế cũng có nghĩa là đã bao hàm cả thục từ lẫn hư từ
1.2. Khái niệm về cấu tạo từ
Cấu tạo từ là cách tổ chức các đơn vị cấu tạo trong nội bộ của từ để tạo
nên từ mới. Các đơn vị cấu tạo từ được gọi bằng những tên gọi khác hau như
“tiếng”, “nguyên vị”, “từ tố” hay “hình vị” và thuật ngữ “hình vị” được rất
nhiều nhà ngữ học hiện tại chọn dùng.
1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt
Chúng tôi cũng xin thống nhất với cách gọi tên của đa số hiện nay đó
là đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt là hình vị. Các hình vị kết hợp với nhau
theo những nguyên tắc nhất định để tạo nên từ. Hình vị có đặc điểm cơ bản là:
(1) Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (nghĩa từ vựng hoặc nghĩa ngữ pháp); (2) Là


13


đơn vị gốc cấu tạo nên từ tiếng Việt, không thể chia nhỏ ra được nữa; (3)
Hình vị (trong tiếng Việt) có thể một mình đóng vai trị như một từ hoặc có
thể là thành tố cấu tạo nên từ. Ví dụ: “nhà” là một hình vị, tự bản thân nó
cũng là một từ; “nhà thờ” là từ gồm hai hình vị “nhà” và “thờ” cấu tạo nên.
1.2.2. Phƣơng thức cấu tạo từ
Hình vị là chất liệu để tạo nên từ nhưng để tạo được từ thì các chất liệu
này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định của một ngôn ngữ, ở đây là
tiếng Việt, để tạo từ mà người ta gọi đó là phương thức câu tạo từ. Theo các
nhà Việt ngữ học thì từ tiếng Việt được tạo ra theo ba phương thức đó là từ
hóa hình vị, ghép hình vị và láy hình vị.
- Từ hóa hình vị: Là phương thức dùng một hình vị để tạo từ. Ví dụ:
nhà, phịng, cửa, đi, ăn…
- Ghép hình vị: Là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với
nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới. Ví dụ: con ong, bến cảng,
sân bay, đường sắt, cây chổi…
- Láy hình vị: Là phương thức lặp lại một phần hay tồn phần hình vị
ban đầu để tạo từ. Ví dụ: xanh xanh, xinh xắn, lúng túng, thoang thoảng, nhè
nhẹ, sạch sành sanh, sớn sơ sớn sát…
Từ phương thức cấu tạo tạo từ từ hình vị và căn cứ vào số lượng hình
vị mà người ta phân loại từ trong tiếng Việt. Như đã nêu từ trong phần lý
thuyết, theo góc độ cấu tạo từ, thì trong từ tiếng Việt gồm từ đơn, từ ghép, từ
láy và từ ngẫu hợp. Về định nghĩa các loại từ này chúng tôi đã nêu rất rõ trong
chương một. Ở đây chúng tôi tập trung nêu khái niệm cấu tạo từ, đơn vị cấu
tạo từ và phương thức cấu tạo từ để làm cơ sở xác định cấu tạo của từ cổ trong
tiếng Việt cuối thế kỷ XIX mà chúng tôi khảo cứu.

14



1.3. Sự phân chia lớp từ
1.3.1. Xét từ góc độ cấu tạo
Các nhà Việt ngữ học cho đến nay phần lớn đã thống nhất, theo góc độ
cấu tạo từ, thì trong từ tiếng Việt gồm có 4 loại đó là từ đơn, từ ghép, từ láy
và từ ngẫu hợp.
1.3.1.1. Từ đơn
Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ pháp
của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về ngữ pháp).
Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng. Xét về mặt ý
nghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái qt. “Khơng kể
các trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở hai phương
diện: thứ nhất, ở ý nghĩa loại lớn (génerique), ngoại diên (extension) của mỗi
từ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưng cũng có
khi khơng đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấu trúc biểu
niệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấu trúc biểu
niệm đó”, ví dụ: nhà, bàn, sách, đi, trèo, nhảy, xanh, đỏ, tím, và, hay, hoặc…
1.3.1.2. Từ ghép
Từ ghép: Là từ được cấu tạo từ các âm tiết (các tiếng) có quan hệ về ngữ
nghĩa với nhau. Có hai loại từ ghép là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Từ ghép đẳng lập: là những từ mà các tiếng cấu tạo nên nó có quan hệ
bình đẳng với nhau về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Từ ghép đẳng lập có bốn loại:
+ Từ ghép đẳng lập đẳng nghĩa: các thành tố của từ ghép có nghĩa
tương tự nhau, có thể gọi là đồng nghĩa với nhau, ví dụ: cấp bậc, binh lính,
bằng phẳng, may phúc, trùng điệp…
+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: trong từ chỉ một thành tố có nghĩa,
thành tố kia bị mờ nghĩa, mất nghĩa (theo cách nói của các nhà từ vựng học),
ví dụ: bếp núc, chợ búa, gà qué, áo xống…


15


+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: mỗi thành tố trong từ có nghĩa đơn lẻ,
nghĩa của từ là do nghĩa các thành tố hợp lại, ví dụ: vợ chồng, bàn ghế, nhà
cửa, xăng dầu
+ Từ ghép đẳng lập trái nghĩa: các thành tố có nghĩa đối lập hay trái
ngược nhau (chúng là các từ trái nghĩa), ví dụ: to nhỏ, trắng đen, trước sau,
đầu đuôi, trai gái, già trẻ, xi ngược, vng trịn, may rủi, đi đứng, ngắn
dài…
- Từ ghép chính phụ: Là những từ mà thành tố cấu tạo này phụ thuộc
vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trị phân loại, chun biệt hóa và
sắc thái hóa cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hỏa, đường sắt, nông sản, hàng
không, sân bay, cà chua, cá thu, dưa hấu, cỏ gà, máy cái (phân loại và chuyên
biệt hóa), xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù (sắc thái hóa)…
Trong từ ghép chính phụ, tiếng chính có nghĩa kết hợp với tiếng phụ
cũng có nghĩa. Ví dụ ta có các từ gạch chỉ, gạch hoa, gạch men thì gạch mang
ý nghĩa tổng quát, bao hàm, thành tố cịn lại có nghĩa nhưng phạm vi nhỏ hơn
và nhằm mục đích làm cho từ có nghĩa cụ thể hơn, mang sắc thái rõ hơn.
Nói cách khác ý nghĩa của các từ ghép chính phụ được tạo nên từ nghĩa
của tiếng chính mang nghĩa tổng quát và tiếng phụ mang nghĩa giới hạn phạm
vi. Chúng ta xem thêm các ví dụ sau đây:
Tàu điện, tàu hỏa, tàu ngầm, tàu thủy, tàu vũ trụ…
Cấp cứu, cấp nước, cấp điện, cấp gạo, cấp lương…
Mát tay, mát lòng, mát dạ, mát mặt…
Từ ghép chính phụ tạo ra theo cơ chế gốc Hán thì trật tự các thành tố
ngược với tiếng Việt thơng thường. Loại này có cấu tạo với thành tố phụ đứng
trước và thành tố chính đứng sau.Ví dụ: cơng nhân, nơng dân, qn sự, đồng
bào, quốc ca, đồn ca, thương nghiệp, cơng nghiệp, nơng nghiệp…Từ ghép
chính phụ có hai loại:

- Chính phụ dị biệt: hoa hồng, nhà ga, xe lửa…

16


- Chính phụ sắc thái hóa: xanh lè, đỏ cht, vàng khè, cao nhòng…
1.3.1.3. Từ láy
Từ láy: Là từ được tạo ra trên cơ sở hòa phối ngữ âm (còn gọi là từ lắp
láy, từ láy âm). Có hai loại từ láy là láy bộ phận và láy hoàn toàn.
- Từ láy bộ phận: Là những từ láy có phần điệp ở phụ âm đầu hoặc ở
phần vần.
+ Điệp phụ âm đầu (Láy âm): sạch sẽ, dễ dàng, dễ dãi, đơng đúc…
+ Điệp vần (Láy vần): chói lọi, khéo léo, co ro, lanh chanh…
- Từ láy hoàn toàn: Là từ láy thường có sự lặp lại hồn tồn của âm tiết.
+ Giống phần vần và thanh điệu: ầm ầm, ào ào, ù ù…
+ Giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu: đùng đùng, lù lù, vàng
vàng, hiu hiu, xanh xanh, xinh xinh, hây hây…
+ Giống phần vần, phụ âm đầu, khác thanh điệu (láy hồn tồn có biến
âm): đu đủ, cỏn con, đo đỏ, tim tím, thoang thoảng, nhè nhẹ, phơi phới, sừng
sững, mơn mởn, vành vạnh…
+ Giống âm đầu, âm chính, khác thanh điệu và phụ âm cuối: đèm đẹp,
bang bạc, tôn tốt, sành sạch, phưng phức, chiêm chiếp, vằng vặc, nườm nượp,
lòe loẹt, anh ách…
Những trường hợp nêu trên là từ láy đôi (gồm hai tiếng). Trong tiếng
Việt cịn có láy ba (gồm ba tiếng) và láy tư (gồm bốn tiếng).
+ Từ láy ba: cỏn còn con, sạch sành sanh, sát sàn sạt, khít khìn khịt, lơ
tơ mơ, lù tù mù…
+ Từ láy tư: hì hà hì hục, sớn sơ sớn sát, ríu ra ríu rít, tíu ta tíu tít, bổi
hổi bồi hồi, lơ thơ lẩn thẩn, hăm hăm hở hở, vội vội vàng vàng …
1.3.1.4. Từ ngẫu hợp

Từ ngẫu hợp là những từ có các tiếng tổ hợp với nhau một cách ngẫu
nhiên. Người Việt chúng ta không thấy các thành tố cấu tạo (các tiếng) của
chúng có quan hệ gì về ngữ âm và ngữ nghĩa.

17


×