BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ NGỌC THÚY
ĐÓNG GÓP CỦA VĂN HỌC QUỐC NGỮ Ở NAM
BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX VÀ ĐẦU THẾ KỶ XX
VÀO TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH – 2001
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Lê Ngọc Thuý
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
PHẦN DẪN NHẬP ...................................................................................................... 6
1. Ý nghĩa cấp thiết của đề tài ...........................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................8
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................13
5. Đóng góp của luận án ..................................................................................................13
CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG - THẨM MỸ, VĂN
HÓA NGHỆ THUẬT ................................................................................................ 15
1.1. Bổi cảnh lịch sử xã hội ..............................................................................................15
1.2. Những tiền đề thẩm mỹ tư tưởng của sự hình thành văn học quốc ngữ Nam bộ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. ......................................................................................17
1.3. Vai trò của chữ quốc ngữ..........................................................................................19
1.4. Phiên âm quốc ngữ, biên khảo văn học, ngữ học, dịch thuật ...............................23
1.5 Vai trò của báo chí......................................................................................................49
1.6. Văn học sân khấu. Vai trò của cái lương ................................................................55
CHƯƠNG 2: VĂN CHÍNH LUẬN VÀ BÚT CHIẾN TRÊN BÁO CHÍ Ở NAM
BỘ TRONG BA THẬP NIÊN ĐẦU CỦA THẾ KỶ XX ........................................ 64
2.1. Hoàn cảnh ra đời của văn chính luận và bút chiến ...............................................64
2.2. Văn chính luận và bút chiến giai đoạn từ đầu thế kỷ đến 1918. ...........................67
2.3. Văn chương chính luận sau 1918. Trần Hữu Độ và Nguyễn An Ninh. ................93
2.4. Từ tân thư Trung quốc đến tân thư Việt Nam. .................................................... 112
CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN Ở NAM BỘ ..................... 117
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX ............................................................... 117
3.1. Quan niệm về tính hiện đại trong tiểu thuyết vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX. ................................................................................................................................... 119
3.2 Vấn đề xác định tính hiện đại trong các tiểu thuyết và truyện ngắn tiên phong
đầu thế kỷ XX. ................................................................................................................125
3.3. Những vùng đề tài phổ biến. Nhận xét về đề tài trong tiểu thuyết và truyện ngắn
ở Nam bộ .........................................................................................................................131
3.3.1. Những vùng đề tài phổ biến. .............................................................................131
3.3.2 Vài nhận xét về những vùng đề tài của tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỷ .............138
3.4. Sự hình thành nhân vật tiểu thuyết. Quan niệm nghệ thuật về con người. ......147
4
3.4.1. Vài vấn đề về nhân vật văn học - Nhân vật tiểu thuyết .....................................147
3.4.2. Thơ vè thời sự, về nhân vật và sự hình thành cảm hứng về nhân vật tiểu thuyết.
.....................................................................................................................................149
3.4.3. Một số nét cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuvết. Quan niệm
nghệ thuật về con người. .............................................................................................153
3.5. Sự phát triển của ngôn ngữ văn chương. Từ văn xuôi quốc ngữ đến văn xuôi
tiểu thuyết .......................................................................................................................170
3.5.1 Câu văn quốc ngữ giữa thế kỷ XIX ....................................................................171
3.5.2. Câu văn quốc ngữ trong ba thập kỷ đầu thế kỷ XX. .........................................176
3.5.3 Vài ghi nhận chung .............................................................................................184
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 198
PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 210
5
PHẦN DẪN NHẬP
1. Ý nghĩa cấp thiết của đề tài
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam bước đầu hiện đại hóa theo xu
hướng tiếp biến những ảnh hưởng của khu vực và tây phương. Bắt đầu từ Nam kỳ thuộc
Pháp, trong những điều kiện đặc biệt của xã hội, lịch sử, văn học Việt Nam đã đi những
bước đầu tiên bằng mảng văn học quốc ngữ xuất hiện sớm nhất ở miền Nam vào cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Tuy mảng văn học này là một hiện tượng văn học sử độc đáo nhưng đã
từng bị bỏ quên, bỏ qua không nhắc đến vì một số ý kiến như:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng
văn học quốc ngữ, thì Nam bộ là một “vùng trắng”. Gần như không có sự hiện diện của sinh
hoạt văn chương học thuật.
- Nếu có một số các hiện tượng báo chí hoặc văn học, thì chất lượng kém, không phải
là văn chương đúng nghĩa.
- Không có giá trị gì đáng kể trong việc đóng góp vào vào quá trình hiện đại hoá của
văn học dân tộc trong giai đoạn chuyển từ chữ Nho với phương thức nghệ thuật trung đại
sang chữ quốc ngữ với phương thức nghệ thuật hiện đại.
Do đó, dù là bộ phận tiên phong trong quá trình hiện đại hoá, văn học quốc ngữ Nam
bộ cuối thế kỷ XIX đầu XX vẫn chưa được chính thức thừa nhận một cách đầy đủ trong các
chương trình giảng dạy văn học các cấp. Việc đánh giá mảng vần học quốc ngữ ở Nam bộ
buổi đầu có những hiện tượng nêu trên xuất phát từ nhiều lý do: chiến tranh, chia cắt, điều
kiện giao lưu, lưu trữ....
Luận văn này được hình thành nhằm mục đích phác họa dung mạo riêng của văn học
quốc ngữ Nam bộ thời kỳ này, với tư cách là một bộ phận của văn học Việt Nam, luôn đi sát
các tiến trình của lịch sử dân tộc và đã có những đóng góp nhất định vào quá trình hiện đại
hóa. Nó có riêng cả một phương thức sáng tác, một sắc thái độc đáo, có đủ chiều rộng và
chiều sâu. Qua đến nhiều năm về sau, trong tốc độ phát triển của đất nước và trong xu thế
thống nhất về văn hoá, văn học, thống nhất ngôn ngữ viết, thì phong thái văn học phương
Nam, cảm hứng phương Nam với sự hiện diện của ngôn ngữ và màu sắc địa phương, màu
6
sắc dân gian Nam bộ vẫn còn là điều hấp dẫn tạo làm nên sự thành công của nhiều tác phẩm
văn chương, nghệ thuật. Điều này cho thấy rằng ở một mặt nào đó, văn học miền Nam đã
chứng tỏ bản lĩnh của mình khi đã phát huy và thành công ngay ở cái khía cạnh ban đầu vẫn
bị coi là “điểm yếu”.
Điều này gợi nhớ đến trường hợp của văn học Mỹ, một nền văn học vùng đất mới
được phối hợp từ nhiều nguồn văn học, từng bị đánh giá thấp bằng khái niệm “nồi hầm
nhừ”, cuối cùng cũng đã tìm được chỗ đứng đáng kể vói tên tuổi của một số nhà văn và tác
phẩm thể hiện được đẩy đủ bản sắc riêng về mọi mặt, đã có những đóng góp đáng kể cho thi
pháp tiểu thuyết hiện đại như kết cấu, ngôn ngữ văn chương... Bernard Shaw đã phải công
nhận: “Sau cùng nước Mỹ đã sản xuất được một nền văn nghệ riêng, chứ không còn làm
người Châu Âu buồn ngủ bởi những tác phẩm họ bắt chước của người Âu, nhưng không lột
được những điều tốt đẹp” [173, 442].
Người lưu dân miền Nam thì có khác. Càng xa quê hương, mang thân phận thuộc địa,
họ càng nâng niu truyền thống, càng tích cực chống lại sự đồng hoá về văn hóa của ngoại
bang. Với phương thức của riêng mình, họ đã làm nên một truyền thống mới trên cái tinh
hoa của truyền thống cũ.
Khuynh hướng chung của thế giới hiện nay là xoá bỏ các định kiến về văn học khu
vực và tiến đến sự công nhận các giá trị riêng, bản sắc riêng của văn học các dân tộc. Văn
học Việt Nam cũng theo những tiến trình tương tự. Tính chất khu vực chỉ là một hiện tượng
nhất thời, không thể kéo dài vì nó đi ngược lại với ý chí thống nhất về phương diện phát
triển văn hóa, văn học toàn dân tộc trên cơ sở tổng hợp đầy đủ sắc thái chung riêng của mọi
miền đất nước. Dân tộc Việt Nam chỉ có một nền văn học duy nhất, và văn học quốc ngữ ở
Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận trong đó. Dù cho đến bây giờ, vẫn
chưa có các giáo khoa, giáo trình giảng dạy văn học chính thức trong nhà trường phổ thông
và kể cả đại học giới thiệu một cách đầy đủ các tác phẩm dịch thuật, biên khảo, chính luận,
sáng tác xuất hiện trong văn học quốc ngữ miền Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu XX
như là một trong các bộ phận chính thức của nền văn học dân tộc trong giai đoạn đầu hiện
đại hoá, nhưng những nỗ lực phấn đấu sao cho nó được chính thức hội nhập vào dòng lịch
sử văn học Việt Nam, mà “không cần cường điệu, tô điểm hoặc chiếu cố trong việc đánh
giá, gạn lọc”, vẫn là điều cần làm. Hơn nữa, việc nghiên cứu văn học sử không phải là một
7
cái gì đó bất biến, cố định, mà luôn luôn là một dòng phát triển sinh động, với yêu cầu vươn
tới những giá trị đích thực. Luận văn này được thực hiện trên tinh thần đó.
2. Lịch sử vấn đề
Những ý kiến về giá trị thấp của mảng văn học quốc ngữ ở miền Nam đã bắt đần xuất
hiện trên báo chí từ thập niên 30, sau đó là trong một số tác phẩm văn học sử Việt Nam sau
1930. Có thể nêu ra một số sự kiện như sau:
- Trận bút chiến về vấn đề phát âm, chính tả và chữ viết của người miền Nam, phần
nào đó cũng là vấn đề “chất liệu văn chương” thể hiện trình độ văn học ở Nam kỳ, bắt đầu
từ bài viết Chữ quốc ngữ ở Nam Kỳ và thế lực của phụ nữ của Phan Khôi đăng trên báo Phụ
nữ tân văn số 28 ngày 7/11/1929. Phan Khôi cho rằng “Thòi Pétrus Ký người ta viết đúng
mặc dù dân chúng có phát âm sai nhưng bây giờ thì ôi thôi loạn, ai muốn viết thế nào thì
viết”. Phan Khôi cũng cho rằng trong đó có phần lớn trách nhiệm của nhà văn, nhà báo, vì
ông cho rằng có người là trí thức mà viết tên mình cũng sai (Nguyễn Chánh Sắt (không là
Sắc), Đặng Thúc Liêng (không là Liên). Thật ra Phan Khôi không biết đó là một tập quán
riêng ở Nam bộ).
- Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng có ý kiến tương tự:
“Càng xuống miền Nam bao nhiêu, càng sai bấy nhiêu. Điều đó do ở sự phát âm của
người miền Nam Trung kỳ và Nam kỳ phát âm tiếng Việt Nam không đủ giọng bằng người
Bắc kỳ và Trung Kỳ. Bởi thế cho nên khi đặt quốc ngữ, chỉ dùng giọng Bắc kỳ và Bắc
Trung kỳ là đủ” [125, 19].
Đây không chỉ là một nhận xét đơn thuần về mặt ngữ học, mà nó sẽ liên quan đến
nhiều nhận xét khác về vai trò, giá trị của mảng văn hoá, văn học Nam bộ thời kỳ đầu thế
kỷ. Nhưng đã thừa nhận là “chữ quốc ngữ tuy căn cứ vào giọng miền Bắc, nhưng lại bắt đầu
được thông dụng, được học tập, được in thành sách, lại là công của đồng bào ta trong Nam
kỳ” [125, 19], thì cũng có nghĩa là đã xác định rằng chữ quốc ngữ đã phát triển mạnh ở đất
Nam kỳ. Chất liệu chính để sáng tác đã phát triển được, thì không có lý gì tác phẩm lại
không có một giá trị nào? Nhưng sau đó, trong phần nói về báo chí Việt Nam thời kỳ đầu,
thì theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, chủ yếu chỉ là nhóm Đông Dương tạp chí và Nam
phong tạp chí ở ngoài Bắc, vì “Đại Việt tân báo và Nông cổ mín đàm lại là những báo chí
không có tính cách văn học chỉ đăng rặt những tin vặt, những thông báo của chính phủ,
8
những bài diễn văn của người đương thời, hay nếu có đăng thơ văn thì cũng chỉ là thơ văn
của độc giả, nhà báo đăng một cách khuyến khích, chớ chưa đáng kể là thơ văn. Còn nếu có
truyền bá học thuật tư tưởng phương tây, thì truyền bá một cách thấp kém...” [125, 29]. Vũ
Ngọc Phan đã kết luận rằng “quốc văn bắt đầu thịnh, bắt đầu có cái giọng hoa mỹ, dồi dào,
và chú trọng về tư tưởng, là công của các nhà biên tập hai tờ báo ở Bắc Hà: Đông Dương
tạp chí và Nam Phong Tạp chí” [125, 30].
Về phương diện phê bình văn chương quốc ngữ thời kỳ đầu, bên cạnh nhiều nhận định
hay (thí dụ như về Hoàng Ngọc Phách và Tố Tâm), Vũ Ngọc Phan cũng chưa kể đến những
tác giả tiên phong khác, từ đó ông để lại một ảnh hưởng lớn cho nhiều thế hệ các nhà nghiên
cứu về sau. Trong hơn ngàn trang của Nhà văn hiện đại, ông chỉ dành cho Trương Vĩnh Ký
8 trang, Hồ Biểu Chánh 9 trang, với chỉ vài nhận định sơ sài.
- Chủ bút báo Nam Phong là Phạm Quỳnh, trong bài Một tháng ở Nam Kỳ (Nam
Phong số 17/1919) đã nhận xét “sinh hoạt văn hóa ở Nam kỳ thì có nhiều hơn Bắc và Trung
kỳ về cái lượng, nhưng còn cái phẩm có xứng đáng với cái lượng không? Cho nên xét các
đồng bào ta ở Nam kỳ lục tỉnh hình như có ý trọng cái lượng hơn cái phẩm. Đó cũng là một
điều khuyết điểm của học giới, báo giới Nam kỳ vậy...”, về sách thì: “các sách quốc ngữ
xuất bản ở Sài gòn không biết bao nhiêu mà kể... nếu sưu tầm lại thì được cả một thư viện
nhỏ, những tiểu thuyết Tàu tự tám mươi đời, văn chương đã chẳng ra gì mà truyện thì toàn
là những truyện huyền hoặc quái đản của mấy bác cuồng nho bên Tàu thời xưa ngồi không
bịa đặt ra để khoái trá bọn hạ lưu vô học. Thế mà dịch nhiều như vậy, thịnh hành như vậy,
khả kính thay... Không trách các tư tuởng quốc dân chìm đắm trong sự mê hoặc không cùng,
có khi sinh ra việc xuẩn động hại đến cuộc trị an trong xã hội vì đó. Ấy là cái tệ các tiểu
thuyết cũ của Tàu. Đến cái tệ của phần nhiều các tiểu thuyết mới ngày nay thì lại càng thậm
hơn nữa, vì cách đặt để đủ làm cho bại hoại phong tục, điên đảo luân thường vậy...”
- Nhà thơ miền Nam Đông Hồ, đã có nhiều thơ đăng trên báo Nam Phong, lần đầu tiên
tiếp xúc với tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng đã từng nêu lên mối ác cảm của mình đối với
thứ văn bạch thoại, “kém chất văn chương” của tác giả (Tạp chí Văn, Sài Gòn 15-4-1967).
Nhưng sau đó Đông Hồ đã khẳng định lại “cứ đào sâu về địa hạt này (văn bạch thoại), cứ
tìm hiểu về một phương điện này, chúng ta sẽ thấy có nhiều giá trị văn chương ở tiểu thuyết
gia Hồ Biểu Chánh”.
9
- Dương Quảng Hàm có quyển Việt Nam văn học sử yếu. Trong mục lục các chương
của cuốn sách không thấy các tên tuổi ở Nam bộ đã sống và sáng tác trước hoặc đồng thời
với những tác giả được nêu ra. Về văn xuôi, học thuật, dịch thuật, thơ ca, quyển sách có nói
đến nhiều tên tuổi như Nguyễn Bá Học, Phan Kế Bính, Tương Phó, Hoàng Ngọc Phách,
Nhất Linh, Khái Hưng mà không thấy Trường Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh
Chiếu, Nguyễn Chánh sắt, Lê Hoàng Mưu, Hồ Biểu Chánh.
- Đảo Đăng Vỹ với quyển Lịch trình tiến hoá của văn học và tư tưởng Việt Nam hiện
đại (1937); Phạm Thế Ngũ với Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, và đại đa số các giáo
khoa, giáo trình lưu hành ở các trường phổ thông miền Nam trong những thập niên 60, 70
đại đa số đều gần nhau về quan điểm.
- Đến năm 1988, trong quyển Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời từ 1900-1930 của
Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng cũng không hề đề cập đến ít nhất là một mảng nào đó của
văn học quốc ngữ ở Nam kỳ. Chẳng hạn như trong khi viết về phong trào Duy tân đầu thế
kỷ chỉ nhắc đến Bắc kỳ và Trung kỳ [59, 63].
Tuy nhiên, trong tình hình chung, tính từ thập niên 60, ở ngoài Bắc và trong Nam đã
bắt đầu xuất hiện nhiều sách giáo khoa, sách nghiên cứu đã đánh giá, nhận định về mảng
văn học này theo cách nhìn mới ở các mặt sau:
- Vấn đề sự hiện hữu của một nền văn học đúng nghĩa.
- Vấn đề chất lượng của các bộ phận tạo thành mảng văn học này.
- Vai trò và giá trị của nó trong việc đóng góp vào quá trình hiện đại hoá của văn học
dân tộc trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Năm 1969, quyển Khi những lưu dân trở lại của Nguyễn Văn Xuân ra mắt tại Sài Gòn,
trong đó đã nêu những luận điểm mới về văn học Nam bộ thời kỳ đầu:
“Tại sao nhắc đến tiểu thuyết phôi thai lại không để tâm nghiên cứu những tác giả
miền Nam khoảng đầu thế kỷ? Trần Chánh Chiếu, Lý Hoàng Mưu (thật ra là Lê Hoằng
Mưu), Tân Dân Tử... là những tác giả đã thành công lớn ở miền Nam khi chính ở miền Bắc
chưa ai biết tiểu thuyết là gì? Không thể nhìn bộ “Chăng cà mum” chẳng hạn bằng con mắt
của người thời nay mà không thấy đó là sự thành công đáng kể của văn học nước nhà, nhất
là về phía quần chúng? Cũng như tại sao nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh mà không nhắc đến
10
các dịch giả truyện Tàu đầu tiên, những người đã có công dẫn khởi cho văn nghệ miền Nam
trong buổi ban đầu?” [176, 11]
Đầu thập niên 70 ỏ Sài Gòn cũng đã xuất hiện một số công trình biên khảo đặt lại
nhiều vấn đề như câu văn bạch thoại của Hồ Biểu Chánh không phải là “nôm na mách qué,
xuôi tuột”, “hời hợi” mà nó thể hiện cho sự tiến hóa của quốc ngữ trong vùng đất mới.
Nhiều vấn đề về Hồ Biểu Chánh đã được xem xét, khẳng định lại. (Tạp chí Văn, 15-4-1967,
số đặc biệt về Hồ Biểu Chánh).
- Công trình của nhóm Trần Văn Giáp Lược truyện các tác gia Việt Nam tập II xuất
bản tại Hà Nội năm 1972 cũng đã nêu lên một nhận xét thận trọng về văn học quốc ngữ
Nam kỳ thời kỳ đầu thế kỷ, đã chú ý đến các tác phẩm đã xuất hiện ở Nam kỳ trước đó của
các tác giả như Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh...
- Trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, ở một mức độ nhất định, nhà nghiên cứu Phan
Cự Đệ cũng đã có nhắc đến, Tiền bạc bạc tiền của Hồ Biểu Chánh...
Sau khi đất nước thống nhất, nhiều công trình nghiên cứu về văn học Nam bộ cuối thế
kỷ XIX đầu XX đã có những tìm kiếm công phu và đã phân tích, đánh giá văn học quốc ngữ
Nam bộ bằng những luận điểm mới mẻ, tiến bộ, và tương đối thống nhất về mặt quan điểm.
Có thể kể một số như:
- Công trình Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1858-1930 của NXB Văn Học, Hà Nội đã đề
cập và xác định bước đầu một số giá trị của mảng văn học công khai ở miền Nam thời đầu
thế kỷ: “Văn học yêu nước và văn học hợp pháp là những đứa con cùng mẹ sống cạnh nhau,
học tập lẫn nhau và thừa hưởng những thành tựu, những tìm tòi, những thu hoạch và phát
kiến của nhau... Văn chương hợp pháp có phương tiện hơn, có đất thể nghiệm hơn, đã hoàn
thiện nhiều thành tựu mà văn học yêu nước sẽ vận dụng để nói lọt tai một công chúng mới
gồm nhiều tiểu tư sản trí thức, học sinh, thợ thủ công và nông dân” (Trích lời giới thiệu Hợp
tuyển thơ văn Việt Nam 1858-1930, Huỳnh Lý chủ biên, NXB Văn Học Hà Nội 1984).
- Văn học quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930 của nhà nghiên cứu Bằng Giang, NXB Trẻ tp
Hồ Chí Minh, 1992, là một công trình biên khảo nghiêm chỉnh, công phu, với nhiều tư liệu
quí giá, đã đặt lại nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng về mảng văn học này. Công trình của
Bằng Giang đã nêu ra nhiều tác giả, tác phẩm, nhiều vấn đề, nhiều trường hợp rất cần được
xem xét lại, tiêu biểu như trong các bài Ông Trương chẳng qua chỉ là một người làm sách
11
cho con nít học mà thôi [79, 45], Trương Minh Ký, người đi tiên phong trong văn học dịch
Hán Việt [79, 73], Trần Hữu Độ, người mội thời đã làm sổi nổi can trường [79, 200]...
Ngoài ra, công trình này còn đưa ra một thư mục đáng tin cậy về văn học quốc ngữ Nam kỳ
đầu thế kỷ, bên cạnh việc nêu ra một số trường hợp các tác giả của mảng văn học này đã
được các nhà nghiên cứu nước ngoài chú ý như Trần Hữu Độ (David G. Marr nghiên cứu
Tờ cớ mất quyền tự do), Trương Duy Toản (John Shiffer nghiên cứu Phan Yên ngoại sử).
- Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Tịnh, NXB tp. Hồ
Chí Minh 1993.
- Tiến trình văn học miền Nam của Nguyễn Q. Thắng, An Giang 1990.
- Văn học Nam bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX, của các tác giả Thành Nguyên, Hoài
Anh, Hồ Sĩ Hiệp. Tp HCM 1988.
- Năm 1988, tập 2 của Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh ra đời, trong đó có
phần đặc biệt dành cho văn học miền Nam, đã đưa ra một thư mục đáng tin cậy, dồi dào và
phong phú về văn học miền Nam thời kỳ bắt đầu hiện đại hoá. (Thư mục này được sắp xếp
lại và bổ sung thêm trong lần tái bản 1999 kỷ niệm 300 năm Sài gòn).
Bên cạnh đó, còn có những luận án thạc sĩ, tiến sĩ... đã và đang làm về mảng văn học
này như:
- Luận án tiến sĩ của Tôn Thất Dụng được bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
I năm 1993 với đề tài Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt
ở Nam bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932. Tác giả luận án nêu rõ mục đích “góp
phần đính chính những nhận định chưa thỏa đáng về thể loại tiểu thuyết văn xuôi ở nước ta
trong các công trình nghiên cứu trước đây” đồng thời “xác định vị trí và vai trò của tiểu
thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ trong tiến tình hình thành thể loại tiểu thuyết ở nước
ta, xác định sự đóng góp của tiểu thuyết Nam bộ vào việc cách tân văn học Việt Nam giai
đoạn này” (trích tóm tắt).
Đây là một hiện tượng đáng phấn khởi trong quá trình đặt văn học Nam bộ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX vào đúng vị trí và giá trị của nó trong sự phát triển của nền văn học toàn
dân tộc.
12
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Trong 3 vấn đề đã được đặt ra cho văn học quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX (vấn đề sự hiện hữu của một nền văn học đúng nghĩa, xác định các bộ phận cơ
bản của nền văn học này, vai trò và giá trị của nó trong việc đóng góp vào quá trình hiện đại
hóa của văn học dân tộc trong giai đoạn đầu thế kỷ XX), vấn đề 1 tương đối đã được làm
sáng tỏ. Vì thế, luận án này nhằm vào 2 vấn đề sau, là xác định ý nghĩa, giá trị của các bộ
phận cơ bản như biên khảo, dịch thuật, văn học sân khấu... 1. Đặc biệt trọng tâm của luận án
là lĩnh vực sáng tác bao gồm văn chương chính luận, tiểu thuyết và truyện ngắn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết yêu cầu của đề tài, bước đầu tiên là sưu tầm các tư liệu, văn bản về mảng
văn học này, gồm những tư liệu đã được công bố và chưa được công bố, sau đó xếp vào
từng loại thể riêng để nghiên cứu đặc điểm, giá trị và những đóng góp của từng thể loại và
tác phẩm vào quá trình hiện đại hóa. Trong toàn luận văn, có lần lượt phối hợp sử dụng các
phương pháp như: phương pháp nghiên cứu hệ thống, như hệ thống thể loại, đề tài, cảm
hứng, hệ thống hình tượng, xung đột, các yếu tố ngôn ngữ, phong cách... trong một tác
phẩm hoặc một loạt tác phẩm; phương pháp lịch sử (xem xét các tác phẩm, các trào lưu
trong các chiều hướng như: vấn đề phát sinh lịch sử, biến sinh lịch sử...), phương pháp so
sánh (so sánh thể loại, đề tài, môtip, tư tưởng, phong cách, trào lưu...). Các phương pháp
trên được phối hợp sử dụng trong quá trình phân tích văn học sử, phân tích các hiện tượng
văn học, phân tích tác phẩm và các yếu tố của tác phẩm.
5. Đóng góp của luận án
Việc nghiên cứu về văn học quốc ngữ miền Nam đầu thế kỷ XX đã từ lâu được tiến
hành với nhiều luồng song song. Đó có thể là những nhà nghiên cứu đã từng đóng góp nhiều
công trình có ý nghĩa như Bằng Giang, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn
1
Còn một bộ phận nữa là thơ mới. Luận án không đề cập đến vì phong trào cổ vũ thơ mới chỉ xuất
hiện tại Nam bộ từ sau 1930 trong thời kỳ hoạt động của báo Phụ nữ tân văn (Phụ nữ tân văn ra đời vào
tháng 5/1929, bài thơ “Tình già” của Phan Khôi ra đời năm 1932, Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh chính thức
cổ vũ thơ mới vào năm 1933). Tuy thơ mới ở Nam bộ vẫn là một hiện điện đáng kể, nhưng thơ là một lĩnh
vực rộng lớn và phức tạp, cần có nhữig công trình nghiên cứu riêng.
13
Trung, Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Hoài Anh...; hoặc nhóm nghiên cứu như Địa chí văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh. Một luồng quan trọng nữa là các luận án tiến sĩ, thạc sĩ của các
nghiên cứu sinh chung quanh mảng văn học này. Các công trình nghiên cứu của các tác giả
hoặc các nhóm tác giả trên đều đã nghiên cứu về từng bộ phận của mảng văn học quốc ngữ
miền Nam. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa có một công trình nào trình bày mảng văn học
này như một hệ thống mang tính chất văn học sử gồm các phần cấu tạo tương đối đầy đủ
bao gồm biên khảo, địch thuật, văn học sân khấu, văn chính luận, sáng tác tiểu thuyết và
truyện ngắn. Luận văn này trước hết hướng về ý nghĩa văn học sử để bước đầu có cái nhìn
toàn cảnh về một giai đoạn văn học với một số các thể loại cơ bản làm thành một hệ thống
đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình hiện đại hoá của văn học dân tộc. Ngoài ra,
không chỉ dùng lại ở góc độ văn học sử, luận văn cũng nêu ra ý nghĩa, giá trị đóng góp riêng
của từng phần về các phướng diện thể hiện đời sống văn hoá, tinh thần, nhận thức thẩm mỹ,
quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống cũng như ý nghĩa của một số hiện tượng
đặc biệt về văn chương, văn tự, ngôn ngữ, nghệ thuật ở Nam bộ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX.
14
CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG - THẨM
MỸ, VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
1.1. Bổi cảnh lịch sử xã hội
Nền văn học quốc ngữ ở Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được hình thành
ra trong thời kỳ miền Nam rơi vào vòng thuộc địa qua nhiều chặng đường xâm lăng của
thực dân Pháp. Tính từ khi đồn Kỳ Hoà thất thủ (1861), Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông
(1862) rồi thu tóm hết cả 6 tỉnh Nam kỳ 1 (1867), cho đến hoà ước Patenôtre 1884 thì Việt
Nam hoàn toàn mất hết độc lập chủ quyền. Từ đó đã dẫn đến nhiều biến chuyển quan trọng
trong xã hội Nam kỳ.
Thống đốc dân sự đầu tiên Le Myre de Villers đã thành lập Hội Đồng thành phố Sài
Gòn, Hội đồng quản hạt Nam kỳ với đại đa số là người Pháp. Việc cai trị được thực hiện
đồng loạt với việc khai thác. Hiện tượng lịch sử nổi bật của thời kỳ này là các cuộc nổi dậy
của nghĩa quân miền Nam dưới sự chỉ huy của các tướng lãnh không phục mệnh triều đình,
các quan lại, sĩ phu yêu nước như Hồ Huân Nghiệp ở Mỹ Tho, Trương Định ở Gò Công,
Trần Thiện Chánh và Lê Huy, Cai tổng Là cùng đề đốc Nguyễn Văn Tiến ở Bình Chánh, cần
Giuộc, Rạch Kiến. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc chính là để
ca ngợi những tấm gương hy sinh anh dũng của những nghĩa quân đó. Tuyệt đại đa số nhân
dân không hợp tác với chính quyền địch. Có nhiều nơi họ tự tay đốt hết nhà cửa, vườn tược.
Không có điều kiện đi theo nghĩa binh thì cũng đi “tị địa” ra khỏi “đất quỉ” (vùng bị Pháp
chiếm). Nguyễn Đình Chiểu đã tị địa về Cần Giuộc khi Pháp chiếm Sài Gòn. Thực dân Pháp
bằng mọi cách đàn áp các cuộc khởi nghĩa của thời kỳ đầu, với nhiều cách như dùng sức
mạnh quân sự, sử dụng Việt gian, trong đó có các tên khét tiếng như Huỳnh Công Tấn, Trần
Bá Lộc...
1
Năm 1834, thành Gia Định được đổi tên làm Nam kỳ gồm sáu tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường,
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Tên Nam kỳ được dùng cho đến thời Pháp thuộc. Tên Nam bộ là tên quen
dùng, để chỉ vùng đất xưa là phủ Gia Định, Trấn gia Định, thành Gia Định và Nam kỳ lục tỉnh. Theo lời tựa
“Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ”, Huỳnh Lứa chủ biên, NXB tp Hồ Chí Minh 1981, trang 15.
15
Năm 1885 đã nổ ra cuộc khỏi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu, chiếm Hóc Môn, giết việt
gian Đốc Phủ Ca. Cuộc khỏi nghĩa kết thức bằng 14 án tử hình của thực dân Pháp dành cho
những người yêu nước. Đến đầu thế kỷ XX, vẫn còn liên tiếp hai cuộc khỏi nghĩa nữa vào
năm 1913 và 1916. Khi phong trào Cần Vương, đa số dưới hình thức khởi nghĩa quân sự
vừa tàn lụi, thì phong trào Duy Tân được dấy lên ở cả ba miền. Người Việt Nam đã nhận ra
thế yếu của mình trong cuộc chiến đấu vũ lực không ngang sức, phải chuyển qua hình thức
đấu tranh khác. Riêng ở Nam kỳ, khi bước vào thời kỳ thuộc địa thi hình thức đấu tranh
công khai, hợp pháp trên các mặt kinh tế, văn hóa xã hội và chính trị là thích hợp hơn cả.
Năm 1903 cụ Phan Bội Châu đã đến vùng Thất Sơn Châu Đốc để gặp gỡ một nhà sư họ
Trần và kiểm điểm lực lượng Cần Vương ở miền Nam còn sót lại, và cũng đã gặp các nhà
duy tân ở Nam kỳ thời đó như Đặng Thúc Liêng ở Sài Gòn, Nguyễn Thần Hiến ở Cần Thơ.
Phong trào Đông Du được mở đầu bằng chuyến đi Nhật của cụ Phan Bội Châu năm 1905.
Sau khi Ai cáo Nam kỳ phụ lão được phổ biến thì phong trào này đã phát triển rất mạnh mẽ.
Khoảng 1907-1908, trong con số du học sinh cả nước ước khoảng 200, thì Nam Kỳ đã
chiếm hết 100 [83, 253]. Nhiều phương tiện truyền thông đại chúng cổ vũ cho phong trào
này như các tờ báo Nông cổ mín đàm, Lục tỉnh tân văn. Nhiều nhân sĩ trí thức, các nhà báo,
nhà văn đã tham gia phong trào như như Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu, Đặng Thúc
Liêng, Lương Khắc Ninh... Các phong trào trên đã thể hiện một bước trưởng thành trong ý
thức của nhân dân Nam kỳ về mối tương quan giữa dân tộc và thế giới trên con đường giải
phóng đất nước.
Sài Gòn và các trung tâm lớn của Nam kỳ từ từ được đô thị hoá, kéo theo sự xuất hiện
của tầng lớp tư sản và tầng lớp thợ thuyền, công nhân. Tầng lớp tư sản Nam kỳ thời kỳ này
chỉ mới là số ít, hiếm người Việt Nam làm giàu được ngay trên đất nước của mình trong
lãnh vực doanh thương, và còn rất vất vả trong cuộc cạnh tranh với các thế lực kinh tế của
Chà và, Tây, Tàu. Nền kinh tế khai thác thuộc địa của Pháp đã tỏ ra hoạt động có hiệu quả.
cảng Sài Gòn được mở năm 1860, và Giác công nghiệp liên quan đều được chú ý phát triển
như nghề đóng thuyền, vận tải đường sông, nhà máy xay lúa... Quá trình đô thị hoá diễn ra
nhanh chóng, nhất là ở những trung tâm quan trọng như Sài Gòn, Chợ Lớn. Nhưng tất cả
đều ở trong tay của Tây và Tàu. Người Việt Nam đã nhận thức ra rằng việc phát triển kinh tế
Nam kỳ, xây dựng nhà máy, cầu cống, đường xá, tất cả chỉ nhằm mục tiêu khai thác chứ
không phải vì “khai hóa”. Hệ quả tất yếu của chính sách thực dân về mặt chính trị và kinh tế
là đã gây ra một sự phân hóa sâu sắc trong các tầng lớp xã hội ở Nam kỳ. Ngoài số bồi bếp,
16
thông ngôn, lưu manh, thì trí thức nho học hoặc tây học chịu hợp tác như trường hợp Tôn
Thọ Tường nói chung là ít. Khi buộc phải hợp tác, hoặc phải chịu sự lãnh đạo của thực dân
để hoạt động công khai thi thường đó là những trường hợp phức tạp, có khi mang nhiều tính
bi kịch như trường hợp Trương Vĩnh Ký, hay trường hợp các nhà trí thức trong làng báo
Nam kỳ đầu thế kỷ XX. Chính đây là một trong những lý do đã tạo ra một cái nhìn dè dặt,
nếu không nói là nghi ngờ giá trị của nền văn hóa, văn học miền Nam thời kỳ thuộc Pháp
này.
Còn tầng lớp vô sản và giai cấp công nhân tại chỗ cũng có con đường phát triển của
nó. Tên tuổi Tôn Đức Thắng không phải chỉ nổi tiếng là lá cờ chống chiến tranh xâm lược
trên Hắc Hải năm 1919, mà còn gắn liền với những họat động đầu tiên của công nhân Nam
kỳ như tổ chức Công hội ra đời năm 1921 ở Sài Gòn, cuộc bãi công của công nhân Bason
1925 đòi Pháp phải thực hiện các yêu sách về lương bổng, giờ làm việc, chống sa thải...
Cuộc bãi công được nhân dân ủng hộ, và đã chấm dứt thắng lợi [82, 281].
Như vậy, nói chung về mặt lịch sử thời kỳ từ cuối XIX chuyển sang đầu XX, miền
Nam, đặc biệt là Sài Gòn Gia Định đã dần dần trở thành một trung tâm chính trị quan trọng
của Việt Nam, với một sắc thái quốc tế khá rõ nét do nhiều ảnh hưỏng được du nhập từ mọi
phía như phong trào công nhân và vô sản từ Nga Xô Viết với cách mạng Tháng Mười, cách
mạng phản đế và phản phong ở Trung Hoa, phong trào canh tân ở Nhật Bần, hoặc nhiều học
thuyết chính trị khác như chủ nghĩa Tam dân, chủ nghĩa dân chủ đại nghị Âu Tây... [82,
276]. Bên cạnh bạo động vũ trang, phong trào đấu tranh chính trị ngày càng có nhiều màu
sắc đa dạng như công khai, bí mật, biểu tình, các chính đảng, các khuynh hướng cách mạng,
cải lương. Các giai cấp, các tầng lớp, các tổ chức chính trị đều muốn thể hiện các chương
trình hành động về chính trị, xã hội, văn hóa của mình. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là ý chí
giành lại độc lập tự do, thể hiện trên mọi bình diện sinh hoạt của dân tộc lúc bấy giờ.
1.2. Những tiền đề thẩm mỹ tư tưởng của sự hình thành văn học quốc ngữ Nam
bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX theo nhiều
phương thức như cách tân dần dần văn học truyền thống theo kiểu phương tây, hoặc gấp rút
hiện đại hóa văn học Việt Nam qua con đường tiếp nhận trực tiếp văn học Pháp. Nói cách
khác, đó là quá trình chuyển biến từ tiệm tiến đến nhảy vọt. Tiến trình hiện đại hoá của văn
học quốc ngữ miền Nam đã diễn ra bằng tất cả các phương thức trên và đồng thời thể hiện
17
khá đầy đủ những nét lớn của quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam nói chung (sau
giai đoạn đặt nền móng ở miền Nam, sẽ đạt đến thắng lợi hoàn toàn trong thời gian tiếp theo
ở miền Bắc).
Mối quan hệ với văn học Hán Nôm trong nhiều thế kỷ qua, mà trực tiếp là văn học
Hán Nôm thế kỷ XIX với sự kế thừa các truyền thống yêu nước, nhân đạo, nhân văn, kế
thừa các thành tựu về thi pháp... là một cơ sở tinh thần đáng kể trong giai đoạn sơ khai của
văn học quốc ngữ Việt Nam nói chung và ở Nam kỳ nói riêng. Sau khi bị Pháp đặt nền đô
hộ, các nho sĩ của Bạch Mai thi xã đất Gia Định đã dùng văn học làm vũ khí trong phong
trào bút chiến chống tay sai thân Pháp, thể hiện âm vang của luồng cảm hứng yêu nước, anh
hùng đã được dấy lên trong văn học dân tộc từ nhiều thế kỷ trước. Cảm hứng này sau đó
còn hiện diện trong mảng văn chương chính luận mang âm hưởng của phong trào Duy Tân
và Đông du, với những tân thư Việt Nam (bằng chữ Hán như Văn minh tân học sách của
nhóm Đông kinh nghĩa thục ở miền Bắc), đặc biệt bằng quốc ngữ đã xuất hiện rất sớm và
rất phong phú trên báo chí miền Nam trong thập niên đầu thế kỷ. Ngoài ra, cũng thấy có sự
tiếp nhận cảm hứng nhân đạo, nhân văn truyền thống trong mảng văn chương sáng tác ở
miền Nam (truyện ngắn, tiểu thuyết).
Khi Nho học bước vào giai đoạn cuối mùa trong xã hội giao thời, nền tảng tư tưởng
tinh thần và phong cách của văn chương cũ được đổi thay cho phù hợp vói khúc quanh lịch
sử mới, trở thành xu hướng cách tân dần dần văn học truyền thống (Phan Bội Châu tượng
trưng cho tư tưởng yêu nước của nhà Nho trong giai đoạn mới, Tản Đà tiêu biểu cho xu
hướng của các nhà Nho tài tử). Xu hướng này sẽ chấm dứt ở cả hai mặt hình thức và nội
dung trong quá trình hiện đại hóa văn học ở miền Bắc sau năm 1932. Nhưng ở miền Nam,
do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nó vẫn còn những biểu hiện rất phức tạp. Xu hướng nhà Nho
tài tử không nhiều. Ngược lại, ảnh hưỏng Nguyễn Đình Chiểu còn tỏ ra rất sâu đậm trong
quá trình hiện đại hóa, từ đó có thể hiểu tại sao xu hướng đạo lý còn tồn tại khá lâu trong
tiểu thuyết và truyện ngắn, tiêu biểu nhất là trường hợp Hồ Biểu Chánh. Do hiện đại hóa
sớm nên văn học quốc ngữ Nam bộ một mặt còn gắn bó với phong cách văn chương cổ (văn
biền ngẫu, phong cách ngôn từ truyền thống); mặt khác lại có những cách tân bước đầu rất
đáng kể trong việc xây dựng một phong cách ngôn ngữ văn chương không theo con đường
qui phạm, mà chú trọng tính chân thực, sinh động, đặc biệt là giữ bản sắc địa phương của lời
ăn tiếng nói hàng ngày.
18
Học tập văn học phương Tây, gấp rút hiện đại hóa các bình diện hoạt động khác nhau
của văn học Việt Nam là con đường thứ hai, cũng là con đưòng dẫn đến sự toàn thắng của
văn học quốc ngữ hiện đại. Xu hướng này đã xuất hiện sớm nhất ở miền Nam trong lĩnh vực
biên khảo, địch thuật hoàn toàn theo phương pháp tây phương (thời Petrus Ký, Trương
Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của), tiếp theo là trong lĩnh vực sáng tác (tiểu thuyết Thầy Lazaro
Phiền ra đời năm 1887). Bên cạnh đó, hình thức truyền bá văn chương mới cũng phổ biến
sớm nhất ở miền Nam (nhà in, nhà xuất bản, truyện đăng báo, tổ chức các cuộc thi viết tiểu
thuyết..). Trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử miền Nam, việc tiếp nhận ảnh hưởng Tây
phương trong văn học quốc ngữ là một quá trình phức tạp và tế nhị. Thái độ của văn chương
miền Nam đối với cái cũ và cái mới không ồ ạt, quyết liệt (thay đổi triệt để về đề tài, cảm
hứng, thể loại, ngôn ngữ văn chương), mà những dấu hiệu hiện đại hóa diễn ra một cách ôn
hòa trong cả hai phương thức vừa nêu, thể hiện trong quá trình cách tân và chuyển đổi sâu
sắc về cảm hứng và đề tài sáng tác, bên cạnh các yếu tố khác như ngôn ngữ văn chương,
cách xây dựng nhân vật...
Văn học quốc ngữ Nam bộ còn ra đời trong nhận thức về mối quan hệ giữa Việt Nam
với thế giới và các nước trơng khu vực. Văn học quốc ngữ Nam bộ đã dần được hình thành
trong những cao trào cách mạng, cao trào văn chương hướng về mục đích canh tân đất nước
và hiện đại hóa văn học, với một cơ cấu như sau:
- Các bộ phận có liên quan đến sự phát triển của văn học như dịch thuật văn học Đông
Tây, báo chí, cải lương (với tư cách là văn học sân khấu).
- Bộ phận sáng tác là thành phần chính thức với văn xuôi chính luận, bút chiến bằng
chữ quốc ngữ trên báo chí xuất hiện sớm nhất trong cả nước. Đặc biệt là truyện ngắn và tiểu
thuyết.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các mặt trên trong ý nghĩa là những bộ phận mở
đường tiến vào một bước ngoặt quan trọng của văn học Việt Nam. Đó là giai đoạn xây dựng
nền văn học quốc ngữ của thời kỳ hiện đại.
1.3. Vai trò của chữ quốc ngữ
Sau nhiều thế kỷ vay mượn chữ Hán, người Việt Nam luôn hướng về khát vọng có một
thứ chữ riêng để làm phương tiện xây dựng nền văn học dân tộc. Vì thế, dù có muộn, nhưng
khái niệm “chữ ta” cũng đã xuất hiện chính thức kể từ Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm
19
thi tập. Sau đó, nhiều kiệt tác văn chương bằng “quốc ngữ Nôm” đã xuất hiện, đánh dấu
những thành tựu lớn của văn chương Trung đại Việt Nam.
Không giống như chữ Nôm, “quốc ngữ La tinh” được phát sinh từ con đường tôn giáo
từ bên ngoài vào. Buổi sơ khai nó chỉ là công cụ phục vụ cho việc truyền đạo của các giáo sĩ
tây phương đến Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XVII, chia làm hai giai đoạn phát triển: 1620 1626 và 1631-1648 [31, 20- 39].
Giai đoạn 1: Dấu tích của quốc ngữ thời kỳ này đại đa số được tìm thấy trong các thư
từ viết tay mà các giáo sĩ dòng Jésuites gửi về La mã để báo cáo về tình hình truyền đạo.
Hiện nay còn tìm thấy khá nhiều loại thư từ này như: bảng tường trình hàng năm của linh
mục João Roiz gửi về cho La mã năm 1621, bản tường trình của linh mục Gaspar Luis
1621, tài liệu viết về xứ Đàng trong của linh mục Cristoforo Boni 1621. Một loạt các tài liệu
viết tay khác như: của giáo sĩ Alexandre de Rhodes năm 1625, của Gaspar Luis năm 1626,
của Antonio de Fontes năm 1626, của Francesco Buzomi năm 1626 [31, 24-38]
Chữ quốc ngữ lúc này chỉ xuất hiện dưới hình thức các địa danh, các thuật ngữ tôn
giáo mà các giáo sĩ dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt, chen lẫn trong các thư từ,
tài liệu viết bằng tiếng Ý, tiếng Bồ, tiếng Pháp, chẳng hạn là địa danh như Digcham ( Dinh
Chàm); Quinhin (Qui Nhơn); là tên người, chức vụ như Ondedóc (ông Đề đốc), onghe
Chiêu (Ông Nghè Chiêu); hoặc các thuật ngữ tôn giáo như: nhít la khấu, khấu la nhít (nhất
là không, không là nhất), Xán tí (Thượng đế), Thienchu (Thiên chúa), Nguoc huan (Ngọc
Hoàng)...
Giai đoạn 2: Có những tài liệu của Đắc Lộ viết từ 1631-1647 ghi chép về tinh hình
truyền giáo ở Đàng Ngoài, cùng nhiều tư liệu của các giáo sĩ khác. Đặc biệt tài liệu của
Gaspar d’Amaral năm 1632 và 1637 đã cho thấy chữ quốc ngữ đã viết khá hơn Đắc Lộ
nhiều. Amaral còn soạn một cuốn tự điển Việt Bồ La (Diccionário ananmita- pottugués latim) trước khi Đắc Lộ soạn từ điển của ông. Sở dĩ nó ít được biết đến vì Amaial đã qua đời
trước khi kịp ấn hành. Trong lời tựa cho lần xuất bản tự điển Việt Bồ La (Dictionarivm
annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm) năm 1651, Đắc Lộ có thừa nhận ông đã tiếp nhận công
khó của Amaral và Barbosa [31, 65].
Trong giai đoạn 2, chữ quốc ngữ đã phong phú hơn với rất nhiều địa danh, tên người,
thuật ngữ trong các lĩnh vực, ngoài những từ rời, có khi là cả câu cả đoạn, đặc biệt trong các
nghi thức rửa tội. Thí dụ: Blai có ba hồn bãy uiá (Trai có ba hồn bảy vía); Chúa Bloy ba
20
ngôy nhấn danh (Chúa Trời ba ngôi, nhân danh); Tau rữa mãi nhân danh Cha, ùa con, uà
spirito Santo (Tao rửa mày nhân đanh cha và con và thánh thần)[31,72, 73].
Ngoài tự điển Việt Bồ La và quyển Giáo lý (Cathechỉsmiis) của Đắc Lộ, năm 1759 còn
có những văn bản chữ quốc ngữ viết tay của hai người Việt Nam. Đó là thư của thầy giảng
Igsico Văn Tín và đặc biệt là tập Lịch sử nước Annam (tên do người nghiên cứu đời sau đặt
dựa theo nội dung của nó) viết tay của Bentô Thiện viết tại Thăng Long năm 1659. Tuy
không dài, nhưng nhưng văn bản này thể hiện được nhiều điều như trình độ phát triển chữ
quốc ngữ thời đó và sự hiểu biết của tác giả về lịch sử, xã hội Việt Nam. Cuối thế kỷ XVII
còn có Philippê Bỉnh, một tu sĩ Việt Nam lưu trú tại Lisbonne đã để lại hàng nghìn trang
quốc ngữ viết tay khá lưu loát [83, 141].
Sang thế kỷ XIX, còn hai lần chỉnh lý chữ quốc ngữ với từ điển Bê hen (1772) và từ
điển Ta be(1838). Sự phát triển chữ quốc ngữ do mục tiêu tôn giáo sau đó bị gián đoạn trong
suốt một thời gian đài cho đến khi nó trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng của người
Việt Nam, trước hết ở Nam kỳ. Đó là khi thực dân Pháp đã chiếm được Nam kỳ làm thuộc
địa, với những chính sách cai trị cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục. Đó cũng là
lúc mà người dân Nam kỳ thức tỉnh, đã có nhiều thái độ khác nhau đối với chữ quốc ngữ.
Lần nữa, thứ chữ này lại trải qua một giai đoạn thăng trầm trước khi nó trở thành một công
cụ sắc bén phát triển văn hóa văn học và canh tân đất nước về nhiều mặt, trước hết là ở miền
Nam rồi đến toàn quốc.
Về mặt hành chánh, sau khi chiếm được Nam kỳ, Pháp đã liên tiếp đưa ra một loạt các
thông tư, nghị định như nghị định 22-2-1869 về việc chỉ được phép dùng chữ có mẫu tự La
tinh trong công văn giấy tờ; nghị định 6-4-1878 công bố việc cưỡng bách sử dụng chữ quốc
ngữ trong giấy tờ hành chánh, tuyển dụng công chức; nghị định 23-7-1879 “thiết lập tiền
thưởng cho các công chức, nhân viên chứng minh được là mình biết tiếng Annam” (quốc
ngữ); thông tư 28-10-1879 về việc bãi bỏ chữ Nho và dùng mẫu tự Latinh trong thư từ chính
thức; các nghị định 17-3-1879, 14-6-1880 qui định nền học chánh mới dựa trên chữ Pháp và
quốc ngữ làm cơ sở [172, 15-17].
Về học chánh, có một loạt những nghị định của Pháp đưa ra nhằm xây dựng mệt nền
giáo dục ở thuộc địa như nghị định 17-3-1879 về qui chế tổ chức các trường công, trường
tư, kể cả các trường làng dạy chữ Nho, những ưu tiên cho học sinh cũng như người thầy biết
21
quốc ngữ; nghị định 14-6-1880 về việc thiết lập các trường làng, trường tổng, việc thưởng
tiền cho các giáo viên dạy được quốc ngữ...
Khác với lĩnh vực hành chánh, việc cưỡng bức sử dụng chữ quốc ngữ trong giáo dục
có phức tạp hơn vì gặp phải nhiều phản ứng của người dân khi họ thấy ý đồ dùng chữ quốc
ngữ để tiến hành việc xoá bỏ nền tảng văn hóa văn học cổ truyền dựa trên Nho học, cắt đứt
người Việt Nam với truyền thống cũ. Nền học vấn bằng chữ quốc ngữ song hành với chữ
Pháp lúc đó một mặt không đáp ứng được những nhu cầu đức dục mà nền học vấn cũ còn
đang có sức hút rất mạnh, mặt khác, nó cũng chưa đáp ứng nổi nhu cầu về trí dục. Nó chưa
được là một nền giáo dục xuất phát từ dân tộc, được dân tộc chấp nhận nên chưa được
người Việt Nam ủng hộ [172, 35-47]. Việc cưỡng bức học chương trình mới bị người đương
thời coi là một gánh nặng nên đã có trường hợp con nhà giàu bỏ tiền “thuê” con nhà nghèo
đi học và đi Tây thay thế mình. Nhiều trí thức Việt Nam xuất thân từ các gia đình có nền
tảng học thức đều bắt đầu bằng con đường Nho học (Trương Vĩnh Ký đã học chữ Nho đầu
tiền, 12 tuổi mới theo đạo Thiên Chúa và được đào tạo Tây học. Các tên tuổi như Trần
Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn An Khương, Đặng Thúc Liêng... chỉ chuyển sang
tây học trong giai đoạn sau, là thời điểm toàn quốc phát động các phong trào Đông du, Duy
tân).
Trong khoảng nửa sau cho đến cuối thế kỷ XIX, dù trong một hoàn cảnh lịch sử ngặt
nghèo, ở Nam kỳ đã nổi lên một hiện tượng văn hóa văn học độc đáo. Đó là thời kỳ nở rộ
của các tác phẩm biên khảo, dịch thuật, phiên âm quốc ngữ, công trình ngữ học, và kể cả
sáng tác văn chương của Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn
Trọng Quản... Tuy rằng một mặt nó chưa là một phong trào toàn dân, đồng đều trong xã hội,
nhưng mặt khác phong trào ấy cũng đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của chữ quốc
ngữ về mặt trình độ tinh luyện, chứng tỏ rằng người trí thức Việt Nam đã phân biệt được kẻ
thù và công cụ của kẻ thù, đã biến quốc ngữ thành một công cụ đắc lực trong việc mang lại
một bộ mặt mới, một sức tồn tại mới cho sinh hoạt văn hóa văn học dân tộc.
Đầu thể kỷ XX, các phong trào Đông Du, Duy Tân lan trằn khắp ba miền Nam Trung
Bắc với mục tiêu canh tân đất nước để cứu nước. Chữ quốc ngữ với đặc tính dễ học bắt đầu
được những nhà yêu nước duy tân chú ý sử dụng để truyền bá tân học đến quảng đại quần
chúng nhân dân, đồng thời có thể hô hào đấu tranh cách mạng. Riêng ở miền Nam, bên cạnh
một số báo chí thân Pháp không đáng kể, thì số báo chí yêu nước và có tinh thần dân tộc đã
22
đẩy mạnh việc sáng tác văn chương quốc ngữ. Lần thứ hai, phong trào sử dụng chữ quốc
ngữ vào mục tiêu văn hóa văn học lại nổi lên, bên cạnh các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã
hội hướng về đấu tranh giành độc lập. Vì có quy mô toàn dân với đủ mọi tầng lớp, đủ mọi
trình độ nên chữ quốc ngữ thời kỳ này không thể có một diện mạo chững chạc như thời của
Pétrus Ký, dễ gây ấn tượng về một sự sa sút, đình đốn. Nhưng ít nhất nó đã cũng đã thể hiện
được tính hiệu quả cao của chữ quốc ngữ trong việc thay đổi hình thức sinh hoạt văn hóa
tinh thần của người dân trong xu thế tích cực. Mặt khác, nó cũng nói lên một cách đầy đủ và
sâu sắc cách nghĩ về mối quan hệ giữa phát âm và ký âm phản ánh trung thực giọng nói địa
phương của người miền Nam trước khi quốc ngữ được thống nhất trên toàn quốc về chính tả
và ngữ pháp như hiện nay. Nam bộ đã là một nơi thử nghiêm, thực hành việc xây dựng nền
văn học bằng chứ quốc ngữ với đầy đủ các bộ phận nghiên cứu và sáng tác, đặt nền tầng cho
sự phát triển rực rỡ của văn học quốc ngữ trong phạm vi toàn quốc ở các giai đoạn tiếp theo.
1.4. Phiên âm quốc ngữ, biên khảo văn học, ngữ học, dịch thuật
1.4.1. Phiên âm các truyện Nôm, phổ biến nhất là các truyện thơ có tác giả hoặc
khuyết danh ra quốc ngữ là một phong trào được rộ lên bắt đầu từ ngay sau khi Pháp chiếm
Nam kỳ, thi hành chính sách thực dân về văn hóa (giai đoạn 1) cho đến thập kỷ 20, 30 ở
miền Nam (giai đoạn 2). Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (ấn bản 1999) đã có một
thư mục phong phú về hoạt động này. Quan sát thư mục có thể rút ra một số nhận định như
sau:
- Trong phạm vi ba thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XIX và mấy năm đầu của thế kỷ XX,
Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phan Đức Hòa là những tên tuổi tiên
phong. Có thể kể đến các tác phẩm phiên Nôm ra quốc ngữ sớm nhất trong phạm vi cả nước
của Trương Vĩnh Ký như Kim Vân Kiều truyện (1875), Lục súc tranh công (1884), Lục Vân
Tiên truyện, Phan Trần truyện (1889); của Phan Đức Hoà với Nhị độ mai 1884; Nguyễn
Hữu Thoại với Văn Doãn diễn ca (1896); Lương Khắc Ninh với Sãi vãi (1901); Huỳnh Tịnh
của với Quan Âm diễn ca (1903) và Trần Sanh diễn ca (1905), Chinh phụ ngâm, Bạch Viên
Tôn Các, Thoại Khanh Châu Tuân, Chiêu Quân cống Hồ (1906). Việc phiên Nôm và xuất
bản các truyện Nôm dưới hình thức quốc ngữ còn kéo dài cho đến sang hai thập niên đầu
của thế kỷ XX. Việc này tuy lúc đầu đã được thực dân Pháp coi như là một trong những
phương án “bình định” Nam kỳ một cách mềm dẻo về mặt văn hóa tinh thần. Nhưng trong
quá trình diễn tiến của nó, người Việt Nam đã không coi nó là một phong trào nhất thời. Nó
23
đã kéo đài trong nhiều năm, tồn tại song song với nền biên khảo văn học, ngữ học, dịch
thuật và sáng tác bằng chữ quốc ngữ.
Sang những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, hình thức nghe thơ, nói thơ (quần chúng
không biết chữ hay thưởng ngoạn văn chương bằng nghe, nhìn) đã dần nhường bước cho
hình thức đọc khi chữ quốc ngữ đã trở thành phổ biến. Việc phiên Nôm đã đáp ứng được
một nhu cầu lớn của thời đại. Nó đã đem lại một sức sống mới và một hình thức tồn tại mới
cho các truyện Nôm vốn rất được yêu thích trong dân gian. Hình thức đọc cũng là một cách
trau giồi quốc ngữ hữu hiệu, đưa quốc ngữ đi sâu vào đời sống, chuẩn bị cho những mục
tiêu to tát hơn sau này.
1.4.2 Dịch thuật là một hoạt động thể hiện ý thức phát triển mối giao lưu giữa các nền
văn hoá văn học. Tuy lịch sử dịch thuật ở Việt Nam đã bắt đầu khi bộ Tứ Thư được dịch từ
chữ Hán sang chữ Nôm đuổi triều đại Hồ Quý Ly [118, 56], sau đó rải rác một số trường
hợp như bản dịch Chinh phụ ngâm từ Hán ra Nôm, nhưng hoạt động dịch thuật gần như chỉ
được chính thức là một sinh hoạt học thuật sau khi chữ quốc ngữ đã thịnh hành. Cho dù ở bề
ngoài, nền dịch thuật, biên khảo ở Nam kỳ thuộc Pháp hình như đã bắt đầu từ một chủ
trương cai trị mà chính một sử gia Pháp đã xác nhận: “tất cả những gì mà ông Trương Vĩnh
Ký dịch từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ đều không có một mục đích nào khác hơn là làm cho
người Nam chấp nhận các mẫu tự latinh thay vì dùng chữ Hán”
1
. Và cứ như thế, trong
nhiều mâu thuẫn, dằng co mang tính chất lịch sử giữa dân tộc và thực dân, giữa hiện đại và
truyền thống, giữa chí hướng, sứ mệnh và thân phận, mảng biên khảo, dịch thuật ra đời. Nó
thể hiện cá cái ngặt nghèo lịch sử lẫn sức sống dân tộc. Quan sát các thư mục đã được thiết
lập và công bố, tập hợp từ Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và Văn học quốc ngữ ở
Nam kỳ của tác giả Bằng Giang, có thể nhận xét bước đầu như sau:
- Về dịch gồm có dịch kinh sách Hán văn, gồm ca kịch sách, truyện Tàu, dịch Pháp
văn ra quốc ngữ. Điểm qua bản thư tịch có thể thấy sự xuất hiện của nhiều tác phẩm dịch có
niên đại sớm nhất nước. Năm 1875, Trương Vĩnh Ký đã địch Đại Nam quốc sử diễn ca của
Phạm Đình Toái và Lê Ngô Cát ra quốc ngữ; bản dịch Trung Dung, Đại Học 1881, Minh
Tâm Bửu Giám 1893, Tứ thư 1889, Tam Tự kinh 1884. Trương Minh Ký dịch Kinh Thi đăng
1
Theo “Un savant et un patriote Cochinchinois: Petrus Trương Vĩnh Ký”, trang 48. Sài Gòn 3èm
edition, Nguyễn Văn Của, 1927.
24
trên Gia Định báo, Tiểu học gia ngôn diễn nghĩa 1889, Trị Gia cách ngôn 1895, Ca từ diễn
nghĩa (Kho tàng thơ ca Trung Hoa) 1896... Cũng như việc phiên Nôm, dịch Hán cũng được
kéo dài cho đến cả hai thập niên đầu của thế kỷ XX với rất nhiều dịch giả khác.
Phần dịch truyện Tàu phức tạp hơn, rất nhiều dịch giả với nhiều truyện, tuồng tích
thuộc, cả hai dòng bình dân và bác học như Tam quốc, Thủy Hử, Đông Chu liệt quốc...(bản
dịch Tam quốc chí đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện ở miền Nam, đăng trên Nông Cổ Mín đàm
năm 1901), các tuồng có “tích” trong Tam quốc, Thủy Hử. Đặc biệt có bản dịch tuồng San
Hậu (tuồng Việt Nam, có 8 bản dịch của 8 tác giả).
- Dịch Pháp văn ra quốc ngữ với các bản dịch xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam như
Truyện Phan sa dịch ra quốc ngữ 1884, trong đó dịch 16 ngụ ngôn của La Fontaine; Tê lê
mặc phiêu lưu ký 1887 của Fénelon khởi đăng trên Gia Định báo từ năm 1885; Truyện nhi
đồng Francinet cũng đăng trên Gia Định báo từ 1885, Phú bằn truyện diễn ca 1896,
Robinson trên hoang đảo 1886 (tác phẩm của Daniel Defoe, Anh, có lẽ được dịch từ bản
tiếng Pháp) của Trương Minh Ký. Việc dịch thuật này được tiếp nỗi với nhiều tên tuổi của
thế kỷ sau như Trần Chánh Chiếu với Tiền căn báo hậu (Le Comte de Monte Cristo) 1907;
Ba chàng ngự lâm (Les Trois Mousquetaires) 1914; Đỗ Quang Đẩu với 30 tác phẩm dịch
của La fontaine, Nguyễn Ngọc Ẩn dịch thơ Pháp đăng trong các báo. Đặc biệt là Nghìn lẻ
mội đêm cũng đã được du nhập rất sớm vào miền Nam. Trên đây chỉ nêu các tác phẩm dịch
có ý nghĩa mở đầu về niên biểu mà thôi, nếu liệt kê ra đầy đủ thì còn rất nhiều...
Các luồng ảnh hưởng Đông Tây trong dịch thuật
Ảnh hưởng Trung Hoa: Suốt nhiều thế kỷ, các tài năng lớn của văn học Việt Nam
thường dấu đi khía canh sáng tạo của mình, thường chỉ nhận là “cảo thơm lần giở trước
đèn” hay “trước đèn xem truyện Tây Minh”. Trong lĩnh vực sáng tác, nền văn học trung đại
Việt Nam thể hiện rất rõ những đặc điểm quan trọng trong qua trình giao lưu này qua các
hiện tượng như “tập cổ, vay mượn, biến đổi, xâu chuỗi các chủ đề, biện pháp nghệ thuật, cốt
truyện có sẵn.” [139, 189]. Tuy nhiên, bản sắc Việt Nam vẫn được gìn giữ, cải biên, ứng tác
mới là điều quan trọng nhất, có khi dẫn đến những sáng tạo thực sự, như các trường hợp
Truyện Kiều, bản dịch Chinh Phụ Ngâm....
Sau thời kỳ Trương Vĩnh Ký dịch các sách kinh điển Trung Hoa ra quốc ngữ, đầu thế
kỷ XX là thời kỳ các truyện Tàu, từ các danh tác cho đến những tác phẩm “hạng hai” được
dịch ồ ạt. Còn ở lĩnh vực sân khấu, các “tuồng Tàu” (có nội dung là các tích truyện trong
25