Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Gián án D:bí quyết giữ gìn sức khỏe.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 49 trang )

Nguy hiểm tính mạng nếu cố nhịn tiểu mùa rét
Ngày gửi: Thứ sáu, 08:56, 21/1/2011
Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong
cơ thể vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang
quang.
Nhịn tiểu do sợ lạnh sẽ có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Trong thời tiết rét lạnh trong mùa đông, do nhiệt độ rất thấp nên người già thường nhịn
tiểu. Một cụ ông tại Trung Quốc đã phải nhập viện do ngất đi trong khi đi vệ sinh sau cả 1
đêm cố nhịn tiểu.
Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể vi khuẩn không
được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang quang. Lâu ngày, sẽ gây ra viêm niệu đạo, viêm
bể thận, và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng thận.
Bệnh nhân cao huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp
tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ
tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột tử.

Với người bình thường, nếu nhịn đi tiểu lâu, rồi dùng sức sẽ gây thiếu máu lên não, huyết
áp giảm, tim đập chậm. Đối với những người cao tuổi có bệnh tim mạch sẽ làm tăng thêm
gánh nặng của động mạch, có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu, thiếu máu cung cấp
lên não.

Người bị bệnh ở tuyến tiền liệt nhịn tiểu lâu ngày gây viêm tuyến tiền liệt do nước tiểu
thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt. Khi nhin đi tiểu gây tổn hại lâu dài cho bàng quang
và làm tăng tốc độ lão hóa. Đặc biệt một số phụ nữ cao tuổi, sức đề kháng kém, việc nhịn
đi tiểu khiến bàng quang căng đầy, giảm khả năng chống nhiễm trùng, dễ gây ra viêm
đường tiết niệu.

Vì vậy, không nên nhịn đi tiểu quá lâu. Không nên nhịn đi tiểu vì trời lạnh. Khi đi nên đi
chậm, không nên dùng sức đột ngột.
Bí quyết giữ gìn “chiến binh”
Ngày gửi: Thứ ba, 14:30, 18/1/2011


Xuất tinh sớm là một vấn đề được quan tâm từ rất lâu. Các biện
pháp điều trị từ xưa đến nay chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ chưa
có phác đồ điều trị đặc hiệu. Tuy thế, qua thực tế một số bí quyết
đã được đúc rút giúp quý ông sửa chữa những trục trặc trong vấn
đề này.
Sức khỏe tình dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ vợ chồng và
duy trì hạnh phúc gia đình. Vì thế, làm thế nào để bảo vệ và duy trì được “sức khỏe” cho
hoạt động tình dục ngày càng nhận được sự quan tâm nghiêm túc của cộng đồng. Trong
đó, xuất tinh sớm là một vấn đề được các nhà chuyên môn về sức khỏe sinh sản cũng như
các nhà nam học quan tâm từ lâu.
Chưa có phác đồ điều trị “đặc hiệu” cho hiện tượng xuất tinh sớm, tất cả các biện pháp đề
xuất từ trước đến nay hoàn toàn chỉ mang tính “hỗ trợ”, những nội dung đề cập dưới đây
cũng không ngoài mục đích này. Chúng tôi hy vọng rằng các quý ông đang gặp trục trặc về
“chuyện ấy” sẽ có thêm một “tài liệu tham khảo” để sớm tự giải quyết được vấn đề trục
trặc của mình.
Không ngừng rèn luyện tâm lý
Tất cả các tài liệu đều có chung nhận định, trạng thái tâm lý có ảnh hưởng quan trọng đến
chất lượng của “chuyện ấy”, xuất tinh sớm hoàn toàn chỉ là một trạng thái rối loạn tâm lý,
không phải là một tình trạng bệnh lý có tổn thương thực thể. Mất lòng tin, mặc cảm... là
những nguyên nhân được đề cập nhiều nhất. Biện pháp khắc phục đơn giản chỉ là rèn
luyện và... rèn luyện. Nhưng rèn luyện như thế nào lại hoàn toàn không đơn giản.
Có thể nhận thấy tình dục có bản chất là một hoạt động bản năng để duy trì nòi giống. Con
người là kết quả của quá trình tiến hóa, như vậy hoạt động tình dục cũng được thừa hưởng
sự phát triển vượt qua khuôn khổ của bản năng và chịu ảnh hưởng của xã hội, văn hóa, tôn
giáo... Quan sát sự giao phối của động vật có thể thấy hầu hết quá trình giao phối đều diễn
ra hết sức “tốc độ”. Có lẽ do trong đời sống hoang dã, khi giao phối còn phải lo chuyện đề
phòng tấn công, đề phòng nguy hiểm nên không thể nào lâu được. Cho nên một cách suy
đoán có thể thấy tổ tiên loài người thời tiền sử việc “quan hệ” cũng không thể nào diễn ra
lâu được?
Nhận định trên hoàn toàn chỉ là suy đoán, nhưng nếu những người đang bị trục trặc có suy

nghĩ theo kiểu như vậy làm cho họ tự giải quyết được vấn đề mặc cảm. Việc “xuất tinh
sớm” nếu có xảy ra hoàn toàn không phải là bệnh nguy hiểm, có thể nhiều khi chỉ là mối
liên quan đến chuyện bản năng của nguồn gốc loài người còn sót lại? Chia sẻ với vợ những
suy nghĩ như vậy, người gặp “trục trặc” đã phần nào bớt đi mặc cảm.
Tập cách phân tâm
Không quá tập trung trong lúc “hành sự” cũng là một cách để rèn luyện tâm lý, khắc phục
các rối loạn. Có nhiều cách để phân tâm, có tác giả đề xuất đơn giản nhất là người đàn ông
thầm đếm 1, 2, 3, 4... trong khi bắt đầu làm “chuyện ấy”, giúp cho đầu óc không tập trung
vào “việc đó” nữa và “cuộc vui” sẽ dài hơn. Hoặc có thể tự đặt ra một bài tính nhẩm rồi tập
trung giải toán trong khi “làm việc” cũng là một cách để phân tâm. Trên đây chỉ là một vài
thủ thuật để rèn luyện tâm lý, nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là lòng tin. Người đàn ông tin
rằng mình “làm được” thì chắc chắn sẽ làm được và “đối tác” sẽ hài lòng.
Bảo đảm dinh dưỡng
Không có bài thuốc giải quyết được triệt để vấn đề “xuất tinh sớm”, chỉ có một chế độ dinh
dưỡng và ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đời sống tình dục thêm sinh động. Các nhà chuyên
môn cho rằng các chất đạm có trong trứng, sữa và bơ có thể giúp cho tinh dịch phục hồi
nhanh chóng. Hoặc trước khi “hành sự” có thể ăn một thanh sôcôla hay một quả chuối
cũng sẽ giúp “cải thiện tình hình” đáng kể. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hằng ngày cũng
phải bảo đảm đủ dinh dưỡng kèm theo không lạm dụng rượu, bia cũng sẽ giúp rất nhiều
trong việc giải quyết các trục trặc trong “chuyện ấy”. Hơn thế nữa, nhiều khi dinh dưỡng
còn có tác dụng củng cố cho “niềm tin” người đàn ông đang bắt đầu gây dựng hoặc vừa
mới gây dựng được.
Một vài mẹo nhỏ
Phải khẳng định rằng trong chuyện này, không có kỹ thuật nào là hoàn hảo. Có khi “kỹ
thuật” được rút ra từ chính người trong cuộc mới là ưu việt. Các chuyên gia tư vấn về sức
khỏe tình dục giới thiệu một số mẹo nhỏ sau. Người đàn ông có thể ngâm “cậu nhỏ” của
mình vào một ly nước ấm trước khi “nhập cuộc”, việc này có tác dụng làm cho “anh bạn
nhỏ” bớt đi nhạy cảm và quen dần với “môi trường ấm” trước khi “làm việc”. Một điều
cũng rất quan trọng đó là sự phối hợp của đối tác, điều này giúp cho người đàn ông đang
có vấn đề cảm nhận được sự chia sẻ, bớt mặc cảm giúp họ tự tin hơn và sớm đạt được mục

tiêu đề ra, góp phần bảo đảm hạnh phúc lứa đôi.
Cách chống rét hiệu quả khi ra đường
Ngày gửi: Thứ ba, 11:02, 11/1/2011
Khi nhiệt độ xuống thấp, cảm giác rét buốt là không thể tránh.
Nếu phải ra đường, ta sẽ đứng trước nguy cơ cơ thể bị mất nhiệt.
Để ngăn ngừa bị tê cóng và giảm thân nhiệt, dưới đây là một số lời
khuyên:
- Mặc ấm với quần áo chống gió

- Vào phòng kín khi bạn bắt đầu cảm thấy lạnh

- Mặc vài lớp quần áo rộng để giữ nhiệt độ cơ thể

- Cài chặt khuy áo hoặc dây khóa và thắt chặt dải rút

- Đừng quên đeo găng tay và mũ che tai

- Hãy nhận biết về tác động của gió lạnh. Khi tốc độ gió tăng lên, nó có thể mang nhiệt ra
khỏi cơ thể nhanh hơn. Trong điều kiện gió mạnh, những vấn đề sức khỏe liên quan tới
thời tiết giá lạnh rất có thể xảy ra. Hãy chắc chắn rằng các lớp quần áo ngoài kín đáo để
giảm tình trạng cơ thể mất nhiệt do gió.

Vì thời tiết lạnh làm tăng thêm một gánh nặng cho tim, do đó, nếu bạn có vấn đề tim mạch
hoặc huyết áp cao, hãy theo chỉ dẫn của BS trước khi có bất kỳ hoạt động tích cực nào
ngoài trời. Thậm chí ngay cả những người trưởng thành khỏe mạnh nên nhớ rằng, cơ thể
Hình minh họa.
của họ đã đang làm việc thêm giờ chỉ để giữ ấm và nên ăn mặc phù hợp cũng như làm
việc từ từ khi làm công việc nặng nhọc ngoài trời.

Hãy nhớ rằng đồ uống có cồn làm cơ thể mất nhiệt nhanh hơn. Nếu bạn chuẩn bị đi đâu đó

ra ngoài, đừng bỏ qua hiện tượng run rẩy của cơ thể - đó là một dấu hiệu đầu tiên quan
trọng là cơ thể mất nhiệt và một tín hiệu để nhanh chóng trở về nhà.

Trời rét vẫn cần tắm cho bé
Ngày gửi: Thứ năm, 08:35, 13/1/2011
Sợ con bị cảm lạnh, gần tháng nay chị Nhàn không dám tắm cho
con mà mỗi ngày chỉ lau mặt, rửa tay chân và vệ sinh vùng kín cho
bé. "Thà bẩn còn hơn ốm", chị phân bua.
Dù mấy ngày nay cô con gái hơn 2 tuổi liên tục kêu ngứa, đêm cũng ngủ không ngon giấc
nhưng chị Nhàn vẫn nhất quyết không tắm cho bé. "Chắc nàng ta cũng khó chịu, nhưng
trời rét cắt da cắt thịt thế này mà lôi con ra tắm, nhỡ trúng gió, cảm lạnh thì chết. Thôi, cố
chịu mấy hôm nữa trời ấm hơn rồi tính", bà mẹ trẻ ở Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, nói.
Chào đời vào đầu năm nay - đúng những ngày lạnh nhất, bé Nhật (Phúc Thọ, Hà Nội) dù
sắp tròn hai tuần tuổi nhưng vẫn chưa được bà và mẹ tắm cho lần nào. Cách ngày, bà nội
bé thường đun nước lá rồi nhúng khăn mềm lau qua người cho cháu. "Lau thế cũng sạch
chán rồi, chứ nó mới ở trong bụng mẹ ấm áp ra, giờ mà thả xuống nước cho tắm, giữa trời
lạnh thế này thì nguy lắm", bà nói.
"Trời rét, có nên tắm cho con không?", "Rét thế này chỉ lau người cho bé có ổn không?",
"Lạnh quá, tắm cho bé thế nào?"... là những băn khoăn của nhiều bà mẹ trẻ trên các diễn
đàn mạng.
"Mình thì muốn tắm cho con lắm nhưng bà ngoại không cho. Bà bảo rét thế này đến người
lớn cũng không dám tắm mà cứ lôi con bé ra vầy nước, nó mà bị phế quản thì khổ. Hôm
rồi, tranh thủ lúc không có bà, mình lôi con ra tắm, con ngủ ngon lành", một thành viên của
webtretho bày tỏ.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, dù trời
lạnh, vẫn nên tắm cho trẻ thường xuyên.

Nếu không được tắm rửa, da bé sẽ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Bác sĩ cho biết, ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh, các chất bài tiết mạnh
nên da bé rất nhanh bẩn. Nếu không được tắm rửa, da bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm,

ngứa ngáy sẽ khiến bé rất khó chịu. "Điều quan trọng là cách tắm cho bé làm sao để trẻ
vừa sạch sẽ mà vẫn không bị nhiễm lạnh", bác sĩ nói.
Theo ông, trẻ càng nhỏ càng cần được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, có thể tắm hằng
ngày hoặc cách ngày. Cần tắm cho bé trong phòng kín, để máy sưởi hoặc điều hòa sao cho
nhiệt độ trong phòng ấm áp (khoảng 28-29 độ C). Trước khi tắm, phải chuẩn bị sẵn khăn
ấm để lau người, quần áo mặc cho bé. Cẩn thận hơn, người nhà có thể là ấm các đồ này
trước khi mặc cho con. Cần tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm, và nên tắm theo trình tự từ
dưới lên trên (tức rửa chân trước, rồi làm sạch dần lên trên, gội đầu cuối cùng, khi đã tắm
xong và mặc ấm phần thân cho trẻ).
"Nếu chỉ lau người sẽ không thể sạch được, hơn nữa, vẫn phải cởi quần áo của trẻ ra, khiến
bé càng dễ bị lạnh", bác sĩ chuyên khoa hô hấp này nói.
Ông cho biết, vào những ngày rét đậm này, vấn đề hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là dễ viêm nhiễm
đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, mắc tiêu chảy mùa đông, và thời gian tới sẽ là dịch
sởi. Vì thế, bố mẹ cần giữ ấm cho bé, tăng cường chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng để
trẻ nâng cao sức đề kháng, vượt qua thời tiết khắc nghiệt.
Cẩn thận khi dùng miếng dán lạnh hạ sốt cho trẻ
Ngày gửi: Thứ tư, 09:45, 12/1/2011
Khi thấy trẻ bị sốt, nhiều bà mẹ liền lấy miếng dán lạnh đắp vào
trán bé. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo, hiện nay trong việc hạ sốt,
các biện pháp chườm lạnh ngày càng ít được sử dụng, đặc biệt với
trẻ bị sốt do bệnh về đường hô hấp.
Mỗi lần con ốm, sốt, chị Huyền (Giáp Bát, Hà Nội) gần như phải thức trắng cả đêm lấy
khăn ấm lau khắp người, lôi con dậy để uống thuốc hoặc nhét thuốc. Vì thế, nghe mọi
người mách mua miếng dán lạnh để hạ sốt cho bé, chị liền ra ngay hiệu thuốc mua hẳn một
hộp 12 miếng với giá 80.000 đồng.
"Không ngờ, cu cậu không chịu, cứ đặt miếng dán lên trán là khóc ầm ĩ, lấy tay giật ra.
Không còn cách nào khác thế là mình đành xếp xó hộp gần như còn nguyên vẹn. Miếng đó
lạnh toát, mình sờ tay vào còn thấy lạnh mới thấy con nó khó chịu thế nào", chị Huyền chia
sẻ.
Nhiều trẻ rất sợ khi bị dán miếng dán lạnh lên trán để hạ sốt. Ảnh:

P.N.
Chị Lâm, ở Đông Anh, Hà Nội cũng bị một phen hốt hoảng vì dùng miếng dán hạ sốt cho
con.
Thấy cô con gái 2 tuổi bị sốt 39, 40 độ C, chị mới bóc một miếng dán hạ sốt dán vào trán
cho con. Thế nhưng hơn một giờ sau, chị đo lại thì thấy nhiệt độ vẫn không hạ. Chị lấy
mấy miếng nữa dán tiếp vào nách và bẹn nhưng vẫn không ăn thua.
Thế là cả đêm chị phải ngồi trông con, vừa canh giờ để thay miếng dán, vừa lấy nước ấm
lau liên tục. Đến 5 giờ sáng thấy con vẫn sốt li bì chị mới vội vàng đưa con đi cấp cứu. Bác
sĩ cho uống thuốc hạ sốt thì sau 30 phút nhiệt độ đã hạ.
"Nghĩ trẻ nhỏ hay ốm mà lần nào cũng dùng thuốc để hạ sốt thì không tốt lại sợ nó nhờn
thuốc nên mình mới thử dùng miếng dán hạ nhiệt. Ai dè, may mà bé không bị sao", chị
Lâm nói.
Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
cho biết, miếng dán hạ sốt rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc và được nhiều bà mẹ chuộng
dùng vì tiện lợi. Hầu như trẻ nào đến khoa khám cũng đều dán một miếng ở trên.
"Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Với biện pháp đắp lạnh để hạ được sốt thì
phải đắp gần như toàn thân. Việc này rất khó thực hiện, nhất là trong mùa lạnh. Trong khi
đó Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không sử dụng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho
trẻ", tiến sĩ Dũng nói.
Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng
(trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi. Thứ nhất, nó khiến
trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc
inh ỏi, đòi vứt đi. Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm
lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.
"Quan điểm của riêng tôi là không nên sử dụng các loại khăn lạnh. Thuận lợi là dán được
vào, có thể ngay lúc đó trẻ thấy dễ chịu nhưng nếu dán 6-8 giờ thì rất nguy hiểm", tiến sĩ
Dũng nói.
Lý giải điều này, theo tiến sĩ, cơ chế của cơ thể là hạ nhiệt bằng cách thoát nhiệt qua da
bằng bốc hơi. Nếu dán một miếng ở trên trán trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mất một
khoảng da không trao đổi khí, khó bốc hơi ra bên ngoài làm nhiệt độ không hạ được.

Bên cạnh đó, các thành phần của miếng dán nếu thấm qua da thì rất nguy hiểm, một số trẻ
có thể bị dị ứng với các thành phần trong đó. Chẳng hạn như menthol là tinh dầu bạc hà, có
tích kích ứng mạnh. Các bác sĩ không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên
dễ gây kính ứng da, đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.
"Ngoài ra, một số bà mẹ để hạ sốt cho con đã lấy nước đá cho vào túi nilong, bọc vải bên
ngoài, rồi đặt vào hai bên người bé gần nách. Điều này là không nên, biện pháp chườm đá
bị cấm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp", tiến sĩ Dũng khuyến cáo.
Để hạ sốt, cha mẹ có thể dùng nước ấm thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt, lau người cho bé.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, quan trọng vẫn phải dùng thuốc, đồng thời để con
nằm ở nơi thoáng, bỏ bớt quần áo, tã lót.
Bí quyết giữ ấm trong những ngày rét buốt
Ngày gửi: Thứ hai, 09:11, 10/1/2011
Để giữ ấm vào mùa đông, bạn không nên mặc quần áo chất liệu
cotton sát với da. Lý do là nó không giữ nhiệt tốt, thay vào đó hãy
chọn quần áo chất liệu sợi tổng hợp hoặc một chất liệu tự nhiên
như lụa.
Dưới đây, BBC đưa ra một số cách giúp bạn giữ ấm trong những ngày mùa đông rét buốt:
1. Liên tục vận động
Cố gắng không ngồi một chỗ trong thời gian dài. Bạn hãy đứng dậy và đi lại một chút.
Trong bất kỳ hoạt động nào từ đi bộ đến cửa hàng (nếu trời không quá lạnh) đến việc hút
bụi, bạn hãy tranh thủ vận động để máu được lưu thông và bạn sẽ cảm thấy ấm hơn.
Nếu gặp khó khăn trong việc đi lại thì bạn hãy vận động tay, chân và ngọ nguậy ngón
chân, ngón tay để giữ ấm.
2. Ăn thức ăn nóng
Trong thời tiết giá rét, những thức ăn và đồ uống nóng sẽ cung cấp nhiệt và năng lượng
cho cơ thể. Những thực phẩm như khoa tây, đậu, bánh mỳ, sữa, trứng, thịt và cá là nguồn
cung cấp protein, năng lượng và vitamin, sẽ giúp bạn được khỏe mạnh. Bạn cũng cần ăn
nhiều rau và hoa quả tươi.
3. Mặc ấm
Dù ở trong nhà hay bên ngoài, bạn hãy nhớ mặc quần áo thật ấm. Nhiều lớp quần áo mỏng

sẽ giúp bạn chống chọi với cái lạnh tốt hơn là mặc đồ may dày. Chẳng hạn một chiếc áo sơ
mi, áo len hoặc áo nịt bên trong mỏng sẽ giúp bạn giữ ấm bằng cách tạo ra lớp không khí
giữa những lớp áo. Quần áo làm từ chất liệu len, sợi tổng hợp thì thường ấm hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không được quên quần tất dày hoặc những đôi vớ dài, đeo găng tay để
giữ ấm bàn tay và bàn chân, những nơi xa nhất để dòng máu ấm có thể lưu thông đến.
Khi phải ngồi một chỗ, bạn hãy choàng một cái khăn lên vai hoặc quấn một cái chân ở đầu
gối để giữ ấm. Bạn cũng cần đội mũ, điều này rất quan trọng vì nhiệt độ cơ thể bị mất qua
đầu rất nhiều.
Vào mùa đông, bạn không nên mặc quần áo chất liệu bông sát với da. Lý do là nó không
giữ nhiệt tốt ngay cả khi khô và khi bị ướt nó sẽ thoát nhiệt rất nhanh. Thay vào đó bạn hãy
chọn quần áo chất liệu sợi tổng hợp hoặc một chất liệu tự nhiên như lụa.
Nếu tay bạn dễ bị lạnh thì không nên đeo đồng hồ bằng kim loại hoặc những chiếc nhẫn
vào ngón tay vì chúng sẽ dẫn nhiệt khỏi cơ thể. Tương tự với khoen tai, khoen mũi..., bạn
hãy cất chúng đi khi thời tiết quá lạnh.
4. Giữ nhà thật ấm
Bạn hãy cố gắng làm ấm phòng ngủ cả đêm trong những tháng mùa đông. Bạn có thể để
nhiệt phòng ở mức 21 độ C hoặc cao hơn một chút. Điều này rất cần thiết khi trong nhà có
người già. Nếu nhiệt độ bên ngoài xuống dưới 16 độ C, họ rất dễ bị hạ thân nhiệt, đau tim
hoặc đột quỵ.
Uống nhiều kháng sinh trẻ dễ mắc hen suyễn
Ngày gửi: Thứ ba, 14:16, 11/1/2011
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi được cho uống thuốc kháng sinh có nguy
cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 70% khi lớn lên, theo một nghiên
cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Yale (Mỹ).
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Yale đã tiến hành nghiên cứu với 1400 trẻ em
nhằm tìm hiểu việc dùng thuốc kháng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi ảnh hưởng như thế nào tới
nguy cơ mắc hen suyễn khi trẻ lên 6 tuổi. Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi số lần dùng
thuốc kháng sinh cũng tiền sử về bệnh hen suyễn của gia đình các trẻ em này.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều kháng sinh dễ mắc hen suyễn khi lớn
lên. Ảnh minh họa.

Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy rằng trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc kháng
sinh lần trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 40%
so với trẻ không phải điều trị bằng thuốc trong thời gian này.
Tỷ lệ mắc hen suyễn có thể tăng lên 70% nếu trẻ uống thuốc hơn 2 liều thuốc kháng sinh
trong thời gian 6 tháng tuổi. Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng các bé trai có nguy cơ
mắc bệnh hen suyễn cao hơn so với các bé gái.
Nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ là bằng chứng khoa học mới nhất về sự liên
quan giữa việc dùng thuốc với nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em. Điều này có thể giúp giải
thích tại sao trẻ em vẫn có thể bị hen suyễn cho dù bố mẹ không có tiền sử mắc căn bệnh
này.
Các nhà khoa học đã giải thích rằng thuốc kháng sinh đã tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi
trong đường ruột khi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt trong thời kỳ 6 tháng sau khi sinh.
Điều này khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm ở những giai đoạn phát triển sau này.
“Thuốc kháng sinh đã tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi trong ruột của trẻ. Điều này đã làm
suy yếu hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ứng với bụi và phấn hoa – một trong những nguyên
nhân dẫn tới bệnh hen suyễn”, tiến sĩ Kari Risnes, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Tiến sĩ Kari cũng khuyến cáo bác sĩ hạn chế tối đã việc kê thuốc kháng sinh cho trẻ dưới 6
tháng tuổi khi trẻ mắc những bệnh thông thường có thể tự khỏi.
Những "ổ vi khuẩn" ngay trước mắt
Ngày gửi: Thứ ba, 08:45, 28/12/2010
Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều "góc khuất" mà mắt bạn
không nhìn thấy. Những "ổ vi khuẩn" đó đều có thể mang mầm
bệnh đến cho bạn và những người xung quanh.
1. Tay
Bàn tay không sạch sẽ là nơi dễ nhất để truyền nhiễm các mầm bệnh liên quan đến thực
phẩm.
Một nghiên cứu mới đây nhất của Mỹ cho thấy 94% những người được phỏng vấn nói rằng
họ đều rửa tay sau khi đi vệ sinh nhưng theo quan sát của nhân viên nhà vệ sinh công cộng
thì chỉ có 68% dân chúng tuân thủ “nguyên tắc” rửa tay.
2. Điện thoại ở phòng làm việc

Phần thu tiếng của điện thoại có thể chứa khoảng 2.000 loại vi khuẩn khác nhau nhưng đa
phần là vô hại.

Tuy nhiên, nếu 1 người đang bị vi trùng tấn công sử dụng điện thoại trước bạn thì khi bạn
dùng, mồm và môi của bạn chạm vào ống nói, hoặc sau khi nghe/gọi xong điện thoại dùng
tay lau miệng hoặc xoa mặt, vào mắt thì rất có thể vi trùng theo đó xâm nhập vào cơ thể
bạn.

3. Bản chải đánh răng
Không bao giờ dùng chung bàn chải đánh răng với người khác
Bạn không nên và không bao giờ dùng bàn chải đánh răng của người khác, kể cả với người
thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết vì vi rút ở trong khoang miệng đều có thể lưu tồn
lại trên bàn chải, đặc biệt là có một số loại vi rút có thể sinh tồn trên bàn chải 2 ngày, kể cả
khi bàn chải khô ráo sạch sẽ.
4. Bồn cầu
Ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh, bạn có nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột bởi nghiên cứu
cho thấy 60% miếng đệm bồn cầu bị ô nhiễm vì các chất thải của cơ thể. Trong khi đó, đại
đa phần các vi khuẩn dạ dày đường ruột được lây truyền qua con đường vòm họng – hậu
môn.
Vì vậy, nếu sau khi tiếp xúc với bồn cầu, không rửa tay lập tức đi ăn cơm thì chắc chắn
bạn đã “ăn” luôn cả vi khuẩn trên bồn cầu vào trong bụng.
Có những lúc chúng ta có thói quen là trước khi ngồi xuống bồn cầu thì lấy giấy vệ sinh ra
lau bồn cầu xong mới ngồi, nhưng hành động này có thể làm cho vi khuẩn trên bồn cầu
khuếch tán rộng ra thêm.
Các địa điểm “hot” mà các vi khuẩn khác thích tập trung ở trong nhà vệ sinh là: vòi nước,
nắm đấm cửa, chậu rửa. Vì vậy sau khi từ nhà vệ sinh ra nhất định phải rửa tay bằng xà
phòng, đặc biệt là nhà vệ sinh công cộng, tốt nhất là lau khô tay bằng khăn tay của chính
mình.
5. Bút


Dựa vào nghiên cứu của Rinstead-nhà chế tạo thuốc viêm loét khoang miệng, ngoài tác
dụng để viết ra, 4 “tác dụng” lớn khác của bút là: dùng để gặm nhấm, gãi lưng hoặc gãi
chân, khuấy cà phê hoặc trà, và dùng để thông máng nước. Vì vậy, khi bạn đang suy tư bất
giác để bút lên miệng thì bạn hãy nên cẩn trọng.
Khi bạn đang suy tư bất giác để bút lên miệng, thì bạn hãy nên cẩn trọng.
Ngoài ra không nên mượn bút của bác sỹ. Theo nghiên cứu của một trường đại học ở Áo
thì vi rút lây truyền từ bệnh nhân qua tay của bác sỹ, sau đó lại truyền đến bút của bác sỹ,
vì vậy bút của bác sỹ đa phần đều bị lây nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn ở nhiều dạng khác
nhau, bao gồm lây nhiễm hệ thống tiết niệu và các bệnh về da.
6. Nhà tắm công cộng
Bể bơi, nhà tắm ở trong phòng/trung tâm thể thao là nơi ẩm ướt, ấm áp, rất thích hợp với
các vi trùng, nấm mốc gây chứng hôi chân. Vì vậy tốt nhất bạn nên tự chuẩn bị dép lê, vệ
sinh phần chân sạch sẽ. Đây là những biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh hôi chân.
7. Thớt
Bất cứ loại vi khuẩn nào ấn chứa trong thức ăn đều có khả năng lợi dụng thời cơ chuẩn bị
thức ăn, “nhảy vọt” lên trên thớt chặt. Ví dụ: khuẩn que ẩn trong thịt sống, các loại trứng,
rau xanh chưa rửa sạch và các chế phẩm từ sữa.
Một con đường lây nhiễm thường gặp đó là lây nhiễm qua giao thoa giữa thực phẩm chín
và sống, vì vậy khi “xử lý” thịt sống, thịt chín hoặc rau quả, tốt nhất nên sử dụng dụng cụ
dao chặt và thớt chặt khác nhau.

Nếu không khi xử lý các thực phẩm khác nhau cần phải dùng nước nóng hoặc nước rửa tẩy
trùng triệt để các dụng cụ dao và thớt, đương nhiên kèm theo cả bàn tay cũng phải rửa
sạch.
8. Máy bay
Không ít người bị cảm là do bị lây nhiễm ở trên máy bay. Gần đây nước Anh có hai bệnh
nhân bị bệnh lao phổi, sau khi điều tra, phát hiện nguyên nhân là do lây nhiễm trong quá
trình đi máy bay từ Newyork về Anh.
Máy bay đường dài thường tiết kiệm chi phí bằng cách tuần hoàn không khí trong khoang
máy bay. Điều này có nghĩa là không khí mà bạn hít vào trong vòng 15 tiếng là không khí

mà hơn 300 hành khách thở ra.
Không ít người bị cảm là do bị lây nhiễm ở trên máy bay (ảnh minh họa)
Mặc dù các hãng hàng không dân dụng đã cho biết, tỉ lệ không khí trong lành trong khoang
máy bay không nên thấp hơn 50% nhưng có rất ít người kiểm tra được đích thực. Không
gian đóng, không khí sử dụng đi sử dụng lại làm cho vi khuẩn và vi rút “phiêu lưu” khắp
nơi. Thêm vào đó là không khí lại khô hanh khiến dịch tiết trong mũi không có cơ hội
“hoạt động”, càng tạo “cơ hội” cho vi khuẩn hoạt động.
Nếu thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay thì việc bạn có thể làm được đó là trước
khi lên máy bay mấy ngày và trong quãng đường bay, bạn nên bổ sung thêm vitamin để
tăng cường sức đề kháng của chính mình.
9. Ga trải giường
Vi sinh vật ở ga trải giường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đó không phải là vi khuẩn hay vi
rút mà là bụi sán. Bụi sán sẽ gây ra viêm mũi và hen suyễn do dị ứng.
Theo báo cáo của hiệp hội đồ dùng giường ngủ quốc gia Anh, bụi sán ký sinh ngay ở trên
da người. Những tế bào da chết đi cùng hơi ẩm tỏa ra từ cơ thể chính là môi trường thuận
lợi cho bụi sán phát triển. Chuyên gia kiến nghị, phương pháp tốt nhất để phòng chống bụi
sán là:
- Mỗi ngày cần phải lưu thông không khí cho gian phòng
- Duy trì chăn ga sạch sẽ, thông thoáng, khi có ánh mặt trời thì nên đem ruột chăn ra phơi,
dùng máy hút bụi để hút bụi bặm ở giường đệm và gối hàng tuần.
- Những người bị viêm mũi và hen suyễn do dị ứng có thể mua ga có chức năng phòng
chống bụi sán.
10 cách tăng số lượng tinh trùng và cải thiện “chuyện ấy”
Ngày gửi: Thứ năm, 10:48, 2/12/2010
Nếu làm theo những thủ thuật đơn giản sau, chắc chắn quý ông sẽ
làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp “chuyện ấy” trở
nên dễ dàng và hoàn hảo hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm khả năng sinh sản ở quý ông đặc biệt là
số lượng và chất lượng của tinh trùng. Dưới đây là một vài yếu tố chính gây nên điều
đó:

1. Sử dụng rượu và các chất kích thích như thuốc lá
2. Ngồi hàng giờ dài, sử dụng bồn tắm nước nóng và phòng tắm hơi
3. Tăng cân
4. Lạm dụng thuốc steroid
5. Sử dụng nhiều loại thuốc tổng hợp mà không có ý kiến của bác sĩ
6. Ít xuất tinh
7. Tập luyện các bài tập thể dục nặng như đi xe đạp khiến tinh hoàn bị ảnh hưởng
8. Cơ thể bị nhiễm trùng (đặc biệt là tuyến tiền liệt) và mắc bệnh mãn tính
9. Thiếu kẽm
10. Cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ
Dưới đây là 10 lời khuyên và biện pháp khắc phục để tăng số lượng tinh trùng cho quý
ông:
1. Tránh rượu và thuốc lá
2. Thực hành luyện tập yoga và thiền định, tránh xa căng thẳng
3. Cố gắng tập thể dục thường xuyên với mức độ nhẹ nhàng
4. Duy trì một khoảng cách 3 ngày xuất tinh/ lần

×