Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Kiểm tra 45 phút - Lịch sử 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.49 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI KẾT THÚC HỌC KỲ I – LỚP 12
TỈNH NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Lịch Sử
(Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I. Lịch sử thế giới(3 điểm).
Câu 1(3 điểm). Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ
nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào sau chiến tranh thế giới lần thứ
II?
Phần II. Lịch sử Việt Nam(7 điểm).
Câu 2 (3 điểm). Trong hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930,đã thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo,đây được coi là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.Em hãy cho biết nội dung của Cương lĩnh chính
trị ?
Câu 3 (4 điểm).
a.Trong chỉ đạo chiến lược cách mạng thời kỳ 1939-1945,tại Hội nghị trung ương lần 8
Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương(5/1941) có điểm khác với Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông dương(11/1939).Vậy điểm khác
đó là gì? Vì sao có điểm khác đó? (1,0 điểm)
b.Trình bày diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945? ( 3,0 điểm)
Đề chính thức
Đáp án:
Câu 1.(3 điểm)
a . Sự đối lập về chính trị
- Sau chiến tranh thế giới lần II, Theo hội nghị Ianta(2/45), Hội nghị
Potdam(8/45), nước Đức bị chia cắt.
0,5
- Tây Đức: + Do Anh, Mĩ, Pháp chiếm đóng, 0,25
- Đến 9/1949 lập ra Cộng hòa lien bang Đức, đi theo Tư bản chủ nghĩa 0,25
- Đông Đức: + Do Liên Xô chiếm đóng. 0,25
- Đến 10/1949 lập ra Cộng hòa dân chủ Đức, đi theo xã hội chủ nghĩa. 0,25
- Như vậy trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ


chính trị khác nhau.
0,25
- Các nước Đông Âu, sau chiến tranh được Liên Xô giúp đỡ, đã tiến hành cải
cách dân chủ , đi theo xã hội chủ nghĩa.
0,5
b. Sự đối lập về kinh tế.
- 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập, đây là sự hợp tác về kinh tế
và khoa học giữa Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
0,25
- Sau chiến tranh Mĩ đề ra “ kế hoạch Phục hưng Châu Âu”, nhằm viện trợ cho
các nước Tây Âu khôi phục kinh tế , đồng thời khống chế đối với các nước
này…
0,25
- Như vậy ở Châu Âu đã xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai
khối nước, Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
0,25
Câu 2.(3 điểm)
- Đường lối cách mạng Việt Nam: Làm Tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa
cách mạng tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
0,5
- Nhiệm vụ cách mạng: +Đánh đuổi đế quốc Pháp, phong kiến tay sai,
+ Ưu tiên vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
0,5
- Mục tiêu: Làm cho Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công nông
binh,..tịch thu ruộng đất của bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến
hành cách mạng ruộng đất…
0,5
- Lực lượng cách mạng : + Công nhân , nông dân, tiểu tư sản trí thức,
+ Còn phú nông, trung ,tiểu địa chủ, tư sản thì
lợi dụng hoặc trung lập…

0,5
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân, lấy chủ nghĩa Mác- lê nin làm nền tảng tư tưởng…
0,5
- Cách mạng Việt Nam phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, phải
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình, nhân dân chính quốc…
0,25
- Cương lĩnh do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là cương lĩnh đúng đắn, sáng
tạo.Độc lập dân tộc là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này…
0,25
Câu 3.(4 điểm).
a.(1,0 điểm)
- Điểm khác: Tại Hội nghị trung ương lần 8 Ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng Sản Đông Dương(5/1941), đã thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh…
0,25
- Do bối cảnh lịch sử có sự thay đổi, 9/ 1940 Nhật Bản đã nhảy vào Đông
Dương trực tiếp cai trị và bóc lột nhân dân ta,cùng với thực dân Pháp, đặt nhân
dân ta một cổ hai chòng, làm cho quyền lợi mọi giai cấp tầng lớp bị tước đoạt,do
đó mọi tầng lớp nhân dân sẵn sàng đứng lên đòi quyền lợi cho dân tộc, giai
cấp…
0,25
- Tại Hội nghị trung ương lần 8(5/1941),Đảng cộng sản Đông Dương quyết định
thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng ,để phát huy sức mạnh của mỗi nước ở
Đông Dương, do mỗi nước có đặc điểm riêng của mình.
Ở Việt Nam : Việt nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh), nòng cốt là
các Hội cứu quốc. Mặt trận đã tập hợp đông đảo mọi tầng lớp nhân dân vào mặt
trận, đã phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc…
0,5
b. Diễn biến cách mạng tháng Tám 1945 (3 điểm)

- Từ 14/8/1945 một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vân dụng chỉ
thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã đứng lên khởi nghĩa
giành chính quyền…
0,25
- 16/8 theo lệnh ủy ban khởi nghĩa,Võ Nguyên Giáp dẫn đầu một đơn vị từ Tân
Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
0,25
- 18/8 Bốn địa phương giành chính quyền tỉnh lị sớm nhất cả nước, Bắc Giang,
Hải Dương, hà tĩnh, quảng Nam…
0,25
- Ở Hà Nội, 19/8 hàng vạn quần chúng xuống đường biểu dương lực lượng,quần
chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, chiếm phủ Khâm sai,
Bưu điện,…cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi…
0,5
- Tại Huế, 23/8 … giành chính quyền về tay nhân dân. 0,5
- Sài Gòn, 25/8 các đơn vị “Xung phong công đoàn”, công nhân…chiếm Sở mật
thám, Sở cảnh sát… nhanh chóng giành thắng lợi…
0,5
- 28/8 Đồng Nai Thượng, Hà Tiên là nơi giành chính quyền muộn nhất… 0,25
- Cuộc cách mạng đã giành thắng lợi trong cả nước trong nửa tháng, trừ một số
nơi do Trung hoa dân quốc và tay sai chiếm đóng…
0,25
- 30/8 Bảo Đại thoái vị ,chế độ phong kiến sụp đổ… 0,25

×