Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp chuyển đổi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex thành tập đoàn kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.19 KB, 94 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau 25
năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quan trọng đưa nước ta thốt khỏi
tình trạng khó khăn, nghèo đói, bắt đầu phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh
tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Vị thế của Việt Nam không ngừng được củng
cố, nâng cao và ngày càng vững mạnh. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia
nhập WTO đã tạo những tiền đề quan trọng cho nước ta tiếp tục phát triển và hội nhập
sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng khiến thị trường Việt Nam
chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức. Vị
thế Việt Nam tiếp tục được nâng lên trên trường quốc tế. Hội nhập đã mở ra cơ hội mở
rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sự tham gia của các
thành phần vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, các
doanh nghiệp có cơ hội phát triển mối liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngồi
để hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, tiếp thu chuyển giao cơng nghệ, nhanh
chóng làm quen với luật chơi mới và tích lũy kinh nghiệm. Mở cửa thị trường sẽ làm
cho hoạt động của các doanh nghiệp có sự thay đổi căn bản. Doanh nghiệp trở thành
động lực của nền kinh tế và trực tiếp đối đầu với các vần đề của cạnh tranh quốc tế.
Là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu tổng hợp, Công ty Cổ Phần XNK Intimex nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng cao
trên thị trường Việt Nam và Thế giới. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp mang tính chiến
lược, thay đổi cơ cấu tổ chức Cơng ty, hình thành Tập Đồn để nâng cao năng lực cạnh
tranh là điều tất yếu mà Cơng ty đang tính đến.

-1-


1.Tính cấp thiết của đề tài :
Cơng Ty Cổ Phần XNK Intimex là một công ty lớn trong lĩnh vực xuất khẩu
nông sản, luôn là một trong ba đơn vị xuất khẩu cà phê và hô tiêu lớn nhất Việt Nam.


Hệ thống phân phối rộng khắp, hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết ngày
càng tăng lên. Công ty không ngừng mở rộng ngành nghề kinh doanh, hợp tác đầu
tư….Chính điều này địi hỏi Cơng ty phải có chiến lược và bước đi phù hợp trong thời
gian tới, mà việc chuyển đổi sang mơ hình tập đoàn là một bước đi hợp lý. Việc chuyển
đổi sang mơ hình tập đồn kinh tế sẽ có những lợi thế sau :
Thứ nhất, Công ty được thành lập cách đây trên 5 năm từ việc cổ phần hóa chi
nhánh Cơng ty Intimex Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế từ lâu nhiều
người vẫn lầm tưởng Công ty cổ phần XNK Intimex là Công ty cổ phần Intimex Việt
Nam. Với việc phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Công ty cổ phần XNK Intimex cần
xây dựng cho mình một thương hiệu riêng nhằm tránh sự nhầm lẫn này.
Thứ hai, với hệ thống công ty thành viên ngày càng phát triển, việc chuyển đổi
theo mơ hình tập đồn kinh tế sẽ giúp cơng ty tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi
phí, làm cho Cơng ty ngày càng lớn mạnh, các công ty thành viên trong tập đồn có thể
sử dụng thương hiệu của tập đồn. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay,
việc lựa chọn chuyển đổi theo mơ hình tập đồn kinh tế đảm bảo cho Công ty phát triển
bền vững không ngừng.
Thứ ba, với việc chuyển đổi sang mơ hình tập đoàn kinh tế sẽ phát huy được lợi
thế của kinh tế quy mô lớn, khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ
đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn. Đồng thời, khi chuyển đổi sang mơ
hình tập đồn kinh tế, cơng ty mẹ và các công ty thành viên liên kết sẽ có mối quan hệ
chặt chẽ hơn tạo điều kiện cho chúng thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát
triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty
thành viên.
Thứ tư, khi chuyển sang mơ hình tập đồn kinh tế, với cương vị tập đoàn kinh tế
nếu xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh có tiếng, sẽ là giải pháp bảo vệ sản xuất
trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác.

-2-



Ngồi ra, cịn có thể vươn ra và khơng ngừng mở rộng, củng cố thị trường trên thế giới,
kể cả thị trường các nước phát triển.
Thứ năm, với mơ hình tập đồn kinh tế sẽ có điều kiện đa dạng hóa về ngành
nghề kinh doanh, kết hợp với việc phát huy các ngành thế mạnh sẵn có địi hỏi cơng ty
phải mở rộng sản xuất kinh doanh, cần một lượng vốn lớn để hoạt động. Chính vì thế
khi chuyển đổi sang mơ hình tập đồn kinh tế, cơng ty mẹ và các cơng ty con có thể dễ
dàng tiếp cận và huy động được các nguồn vốn đa dạng với chi phí hợp lý thơng qua các
kênh như niêm yết và phát hành thêm cổ phần, phát hành trái phiếu, thu xếp vốn phục
vụ cho đầu tư dự án, tiếp cận với các nguồn vốn từ nước ngoài…
Thứ sáu, với định hướng trở thành một tập đồn kinh doanh nơng sản và thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, trong đó mũi nhọn là cà phê, hồ tiêu và các loại nông sản –
thực phẩm khác, khi chuyển đổi sang mơ hình Tập đồn kinh tế, Cơng ty sẽ có nhiều
điều kiện thuận lợi để tập hợp các công ty thành viên chuyên về cà phê thành Tổng
Công ty Cà Phê Intimex và các cơng ty nơng sản cịn lại khác để thành Tổng Công ty
Nông sản – Thực phẩm Intimex (trực thuộc Tập đồn Intimex). Với những tổng cơng ty
chun ngành này, Tập đồn Intimex sẽ vừa có được những “quả đấm thép” tạo ra
nguồn doanh thu lợi nhuận lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo của mình,
vừa đảm bảo được mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Tập đồn.
Xuất phát từ những địi hỏi cấp thiết đó, tác giả đã chọn đề tài :“ Giải pháp
chuyển đổi Công Ty Cổ Phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế ” để làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2.Mục đích nghiên cứu :
Hệ thống hóa được những khái niệm cũng như những yếu tố để hình thành tập
đoàn kinh tế.
Xác định được những mặt tồn tại trong q trình thí điểm chuyển một số tổng
cơng ty nhà nước sang mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con.
Xác định được những thuận lợi, hạn chế của Công ty cổ phần XNK Intimex hiện
nay khi chưa chuyển sang mơ hình tập đoàn.

-3-



Tìm được những giải pháp hữu hiệu nhằm từng bước giúp Cơng ty cổ phần XNK
Intimex chuyển sang mơ hình tập đoàn.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
từ năm 2006 đến năm 2010 trước khi chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình CTMCTC. Từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm chuyển Công Ty Cổ Phần XNK Intimex
thành Tập Đoàn Kinh Tế.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu :
Cơ sở lý luận của luận văn là những lý thuyết về kinh tế học, các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta, Luật doanh nghiệp nhà nước(DNNN), Luật doanh nghiệp, các
văn bản pháp luật liên quan và những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về
mô hình tập đồn kinh tế.
Luận văn áp dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Trên cơ
sở đó, luận văn xây dựng cơ chế hoạt động và giải pháp nhằm chuyển đổi Công ty cổ
phần XNK Intimex thành tập đoàn kinh tế.
5.Bố cục luận văn :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận hình thành tập đồn kinh tế và mơ hình CTM-CTC
Chương 2 : Phân tích thực trạng hoạt động tại Công ty Cổ Phần XNK Intimex.
Chương 3 : Những Giải pháp nhằm chuyển đổi Công ty Cổ Phần XNK Intimex thành
tập đoàn kinh tế.

-4-


CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TĐKT VÀ MƠ HÌNH CTM-CTC
1.1. Khái qt về tập đồn kinh tế
1.1.1. Khái niệm:

Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT như sau
“TĐKT là một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau
dưới sự kiểm sốt về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng
ràng buộc với nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối
cảnh thương mại” (Leff, 1978);
Còn theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CIEM thì :
"Khái niệm tập đồn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài
chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi
ích của các bên tham gia. Trong mơ hình này, "cơng ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi
phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển."
Nhìn chung Tập đồn kinh tế có thể được định nghĩa theo cách này hoặc cách
khác nhưng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Giữa các thành viên trong tập đồn có mối liên kết nhất định;
- Trong tập đồn có một hạt nhân đóng vai trị nịng cốt;
- Tập đồn là một liên hiệp các pháp nhân chứ không phải là một pháp nhân. Tổ
chức thành lập tập đoàn phải dựa trên ngun tắc tự nguyện, cùng có lợi, tích cực giúp
đỡ nhau, tối ưu hóa tổ hợp, kết cấu hợp lý, dựa vào khoa học kỹ thuật, làm tăng sức
mạnh cho tổ chức. Vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của tập đồn sẽ bao gồm CTM đóng vai
trị là hạt nhân cho các CTC.

-5-


1.1.2. Các phƣơng thức hình thành tập đồn kinh tế trên thế giới
Phương thức hình thành các tập đồn kinh tế(TĐKT) diễn ra thơng qua hai hình
thức cơ bản là phân nhánh và thâu tóm.
1.1.2.1. Phƣơng thức phân nhánh
Khi CTM phát triển mạnh về mơ hình, có tiềm lực về tài chính mạnh và muốn
mở rộng phạm vi hoạt động sả006E xuất kinh doanh(SXKD) trên nhiều quốc gia để

bành trướng về quy mô hoạt động SXKD, CTM đầu tư thành lập các CTC có tư cách
pháp nhân phù hợp với ngành nghề kinh doanh của CTM.
1.1.2.2. Phƣơng thức thâu tóm
Khi CTM có tiềm lực lớn về tài chính, muốn thâu tóm dần quyền lực kiểm sốt
của các cơng ty khác thông qua các phương thức sau:
Phương thức sát nhập (Merger): Khi một hoặc nhiều công ty từ bỏ pháp nhân của mình
(gọi là cơng ty bán) để gia nhập vào cơng ty khác có điều kiện tốt hơn và sử dụng pháp
nhân của công ty này để hoạt động (gọi là công ty mua) nhằm các mục tiêu như tập
trung vốn hoạt động, giảm số lượng công ty để tập trung hỗ trợ cần thiết, tăng lợi nhuận
do giảm chi phí quản lý, tăng hiệu năng trong SXKD nhờ lợi thế về quy mô, tăng cường
khả năng cạnh tranh trên thương trường,...Công ty mua sẽ thu nhận các tài sản và công
nợ của công ty bán với một giá nhất định nào đó. Cơng ty sẽ trả cho chủ sở hữu của
công ty bán bằng tiền mặt hoặc bằng chứng khốn của chính cơng ty mua.

-6-


Công Ty X
Công Ty X

Công Ty Y

Sơ đồ 1.1 : Mơ hình sát nhập
Phương thức hợp nhất (Unification): khi các cơng ty có sức mạnh ngang nhau sẽ từ bỏ
pháp nhân của mình để hình thành một pháp nhân mới nhằm thực hiện những hoạt động
của công ty hợp nhất với các mục tiêu như tập trung vốn hoạt động, giảm số lượng công
ty để tập trung hỗ trợ cần thiết, tăng lợi nhuận do giảm chi phí quản lý, tăng hiệu năng
trong sản xuất kinh doanh nhờ lợi thế về qui mô, tăng cường khả năng cạnh tranh trên
thương trường...
Công Ty X

Công Ty Z

Công Ty Y

Sơ đồ 1.2 : Mơ hình hợp nhất
Phương thức mua lại (Acquisition): việc mua lại sẽ không tạo ra một công ty mới và
diễn ra dưới hai phương thức:
- Phương thức mua lại cổ phần: công ty mua lại cổ phần của công ty bán trực
tiếp từ các cổ đông của công ty bán. Việc mua bán này không phụ thuộc vào sự đồng ý
hay không đồng ý của lãnh đạo công ty bán và thường khó dẫn đến sự sát nhập hay hợp
nhất hồn tồn vì cơng ty bán vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân của mình. Quyền lợi
của cơng ty mua lúc này là quyền lợi của nhà đầu tư.

-7-


- Phương thức mua lại tài sản: công ty mua lại tài sản trực tiếp từ cơng ty bán.
Với hình thức mua lại tài sản, công ty mua không cần thiết phải đánh giá lại nợ của
cơng ty bán, vì nó khơng phụ thuộc trách nhiệm của cơng ty mua.
Hình thức phổ biến của các nước trên thế giới là mua lại cổ phần. Nếu công ty
mua lại trên 50% số cổ phần của cơng ty bán thì quan hệ giữa hai công ty là quan hệ
CTM- CTC. CTM là công ty thu nhận, CTC là công ty bị thu nhận. Với hình thức mua
lại, các CTC khơng bị mất tư cách pháp nhân, sau khi mua lại, CTM và CTC cùng tồn
tại và cùng hoạt động với hai tư cách pháp nhân khác nhau, nhưng có quan hệ với nhau
về sở hữu vốn.

Công ty mẹ A

Công ty con
B(Công ty mẹ sở

hữu 100% vốn)

Công ty con
C(Công ty mẹ sở
hữu 75% vốn)

Công ty con
D(Công ty mẹ sở
hữu 51% vốn)

Sơ đồ 1.3 : Mơ hình mua lại (Mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con)
1.1.3. Các hình thức liên kết của các tập đoàn kinh tế trên thế giới
1.1.3.1. Tập đoàn kinh tế liên kết theo hàng ngang
TĐKT liên kết theo hàng ngang là TĐKT liên kết những công ty trong cùng một
ngành nhằm hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thị
trường tiêu thụ, … Hình thức liên kết này thường dẫn đến độc quyền hạn chế cạnh

-8-


tranh, đi ngược với xu thế của cơ chế thị trường. Hình thức liên kết này thể hiện rõ nét
trong Cartel, Syndicate, Trust ...Chúng xuất hiện phổ biến ở các nước phát triển vào thế
kỷ thứ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX. Hiện nay hình thức liên kết này không
được phổ biến nữa, do nguồn vốn tập trung vào một ngành thường có rủi ro lớn và nhà
nước ngăn cấm, hạn chế vì nó tạo độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi ngược với một
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.
1.1.3.2.Tập đoàn kinh tế liên kết hàng dọc
TĐKT liên kết theo hàng dọc là TĐKT liên kết giữa các ngành trong cùng một
dây chuyền công nghệ. Cùng với sự phát triển của thị trường và nhu cầu ngày càng gia
tăng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành kinh tế – kỹ

thuật có xu hướng ngày càng gia tăng quy mơ sản xuất. Vì vậy tất yếu xảy ra sự liên kết,
tập hợp của các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành. Lúc này hoạt động của các doanh
nghiệp sản xuất liên kết với nhau lại tiếp tục gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nhu
cầu về các đầu vào của quy trình sản xuất và việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì vậy, các
doanh nghiệp thương mại được liên kết chuyên đảm nhận các chức năng cung ứng sản
phẩm đầu vào và đảm nhận chức năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sự liên kết các doanh
nghiệp theo quy trình trên, hình thành TĐKT liên kết theo hàng dọc. Trên thế giới có rất
nhiều tập đồn lớn thuộc dạng này như Concern, Conglomenrate, Cheabol… Chúng vẫn
còn phổ biến trong giai đoạn hiện nay và bành trướng hoạt động SXKD sang hầu hết
các nước trên thế giới.
1.1.3.3.Tập đoàn kinh tế liên kết hỗn hợp
TĐKT liên kết hỗn hợp là TĐKT đa ngành liên kết các doanh nghiệp không cùng
lĩnh vực hoạt động SXKD, không cạnh tranh lẫn nhau và không cùng dây chuyền cơng
nghệ. Hình thức TĐKT này đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện
nay, có cơ cấu gồm có ngân hàng hoặc cơng ty tài chính, cơng ty thương mại và cơng ty
sản xuất cơng nghiệp. Hoạt động tài chính ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng, nó
là hoạt động khơng thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của các TĐKT lớn.

-9-


1.1.4.Đặc điểm của tập đoàn kinh tế
Qua nghiên cứu về các TĐKT trên thế giới, dù tên gọi khác nhau với phương
thức hình thành và nội dung liên kết hoạt động khơng giống nhau, nhưng các TĐKT có
một số đặc điểm cơ bản sau:
1.1.4.1.Quy mô rất lớn về vốn, doanh thu, lao động, phạm vi hoạt động
Hầu hết các TĐKT lớn ngày nay đều là các TĐKT đa quốc gia, hoạt động SXKD
mang tính tồn cầu với mạng lưới chi nhánh rộng khắp thế giới với quy mô rất lớn về
vốn, doanh thu, lao động:
Quy mô vốn: Trong TĐKT vốn được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau, cả

trong và ngồi nước, được bảo tồn và phát triển khơng ngừng, đẩy nhanh q trình tích
tụ và tập trung vốn cho tập đồn. Xem xét q trình phát triển của các TĐKT trên thế
giới ta thấy rằng, tích tụ vốn, đầu tư có hiệu quả và đa dạng hố đầu tư vốn theo lãnh
thổ địa lý, ngành nghề kinh doanh là nền tảng để một doanh nghiệp không ngừng phát
triển, từ một công ty thành một TĐKT hùng mạnh. Điều căn bản nhất là TĐKT có thể
tự tạo ra vốn để hoạt động.
Doanh thu: Nhờ ưu thế về vốn, TĐKT có khả năng chi phối và cạnh tranh trên
thị trường, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, do đó đạt doanh thu lớn.
Lực lượng lao động: Lực lượng lao động trong tập đồn khơng chỉ lớn về số
lượng mà còn mạnh về chất lượng, được tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt.
Phạm vi hoạt động: TĐKT có phạm vi hoạt động rất rộng, khơng chỉ ở phạm vi
lãnh thổ một quốc gia, mà nhiều quốc gia hoặc phạm vi toàn cầu. Nhờ ưu thế về vốn,
nguồn nhân lực, áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại... TĐKT đã phân công
lao động trong nội bộ trên phạm vi toàn cầu. TĐKT thực hiện chiến lược cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường quốc tế, mở rộng quy mô bằng cách thành lập chi nhánh ra nước
ngoài tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết và phân công quốc tế.

-10-


1.1.4.2.Hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực
Các tập đoàn hầu hết đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ban đầu
các tập đồn có thể hoạt động trong một hoặc một số ngành nghề, trong quá trình phát
triển thì chiến lược phát triển và hướng đầu tư luôn thay đổi để phù hợp với sự phát
triển của tập đồn và mơi trường kinh doanh quốc tế, nhưng mỗi ngành nghề đều có
định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập
đoàn.
Bên cạnh các đơn vị sản xuất, thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo,... Ví dụ tập đồn

Mitsubishi- là một trong những TĐKT lớn của Nhật Bản, các hoạt động kinh doanh của
nó trải rộng trên nhiều lĩnh vực như sắt thép, cơ khí đóng tàu, hố chất và các dịch vụ
ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương, vận tải,... Trong đó ngành mũi nhọn là công nghiệp
nặng và phát triển tài nguyên. Tập đoàn Petronas (Malaysia) hoạt động đa dạng trong
nhiều lĩnh vực như: thăm dị và khai thác dầu khí, lọc dầu, hố dầu, kinh doanh thương
mại các sản phẩm dầu khí hàng hải, kinh doanh bất động sản, siêu thị, vui chơi giải
trí,… có cả học viện cơng nghệ, Học viện hàng hải và Trung tâm đào tạo kỹ thuật công
nghệ… Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng
ngày càng được chú ý hơn, vì đó là địn bẩy cho sự phát triển TĐKT.
Hoạt động đa ngành đã góp phần phân tán rủi ro của các tập đoàn, bảo đảm cho
hoạt động của các tập đoàn được an toàn và hiệu quả hơn trên thương trường kinh
doanh quốc tế.
1.1.4.3.Về cơ cấu tổ chức
Đa số các tập đồn được tổ chức theo mơ hình CTM – CTC. CTM sở hữu số
lượng lớn vốn cổ phần trong các cơng ty con. Nó chi phối các cơng ty con về phương
diện tài chính, cơng nghệ và trên cơ sở đó chi phối về chiến lược phát triển. Công ty mẹ
thường là công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở
tại, có thể có vốn góp của chính phủ. Công ty con cũng thường được tổ chức dưới dạng
công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân riêng. Cơng ty mẹ sở hữu 100% hoặc ít nhất 50%

-11-


cổ phần có quyền biểu quyết trong Cơng ty con, hoặc Cơng ty mẹ có khả năng kiểm
sốt, khống chế mặc dù không nắm trên 50% cổ phần của Công ty con.
Cơng ty mẹ thành lập hoặc tham gia góp vốn hay mua cổ phần của các công ty
con. Các công ty con lại đi đầu tư vào các công ty khác(gọi là công ty cháu). Phần lớn
các công ty con, công ty cháu mang họ của công ty mẹ.
1.1.4.4.Về quản lý, điều hành:
Công ty mẹ thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình để

tham gia vào hội đồng quản trị của công ty con nhằm thực hiện việc điều hòa, huy động
vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản
phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo nhân sự... cho tập đoàn. Các chiến lược của tập đoàn
được soạn thảo từ cơ quan đầu não của CTM và thực hiện thống nhất cho các CTC. Nhờ
việc thực hiện chiến lược tổng quát như vậy mà tập đoàn vừa tạo được sức mạnh thống
nhất tập trung lại vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các công ty con trong việc lựa
chọn chiến lược phát triển cho riêng mình và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
1.1.4.5.Về quan hệ nội bộ trong tập đoàn
CTM và các CTC có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ về mặt chiến lược, tài chính,
tín dụng, đầu tư, quyền tài sản, phân phối lợi ích, trao đổi thơng tin, nhân sự, văn hóa
tập đồn. Giữa các cơng ty thành viên có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc chặt chẽ với
nhau và phụ thuộc vào CTM nhằm phục vụ mục tiêu chung của tập đoàn. Mục tiêu của
CTC thường trùng với CTM. Tập đoàn chỉ tồn tại và phát triển vững mạnh khi xây dựng
cơ chế hoạt động dựa trên sự thống nhất lợi ích kinh tế của từng CTC với lợi ích chung
của cả tập đồn và thực hiện chủ yếu bằng hợp đồng kinh tế.
Các công ty thành viên trong tập đồn được phân cơng hoạt động SXKD theo
từng phân đoạn chuyên ngành, theo sản phẩm đầu ra hoặc theo khu vực hoạt động
không trùng lắp và không cạnh tranh nội bộ.

-12-


1.2.Những vấn đề cơ bản về mơ hình CTM-CTC ở các tập đồn kinh tế.
1.2.1.Tổng quan về mơ hình cơng ty mẹ – công ty con.
Qua nghiên cứu khái niệm về mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con ở một số nước
trên thế giới, có thể nêu khái niệm chung về mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con như sau:
Công ty mẹ-công ty con là một tổ hợp gồm nhiều doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
độc lập, trong đó doanh nghiệp có tiềm lực mạnh nhất về vốn, công nghệ, thị trường
đầu tư và chi phối doanh nghiệp khác trở thành công ty mẹ; doanh nghiệp nhận vốn đầu

tư và bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành cơng ty con. Việc chi phối, kiểm sốt chủ
yếu là về vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu.
Một công ty mẹ với nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhiều địa bàn khác nhau, tạo nên một thế mạnh chung gọi là “tập đoàn”. Các mối quan
hệ về vốn, về quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty con được xác định
rõ ràng trên cơ sở vốn đầu tư. Đây là điểm mấu chốt trong mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty
con.
Ở Việt Nam theo Điều 18 Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của
Chính phủ: “TCT theo mơ hình CTM-CTC là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau
bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết cơng nghệ, thương hiệu, thị trường giữa các doanh
nghiệp(DN) có tư cách pháp nhân, trong đó có một cơng ty nhà nước(CTNN) giữ quyền
chi phối các doanh nghiệp thành viên(DNTV) khác gọi là CTM và các DNTV khác bị
CTM chi phối gọi là CTC hoặc có một phần vốn góp khơng chi phối của CTM gọi là
cơng ty liên kết.”
Theo Điều 3 Luật DNNN thì “CTNN giữ quyền chi phối DN khác là công ty sở
hữu tồn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ của DN khác,
giữ quyền chi phối đối với DN đó” và “Quyền chi phối đối với DN là quyền định đoạt
đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý
chủ chốt, việc tổ chức quản lý và quyết định quản lý quan trọng khác của DN đó”.

-13-


1.2.2.Đặc trƣng của mơ hình cơng ty mẹ – cơng ty con.
Tuy cách diễn giải khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng của quan hệ
công ty mẹ – công ty con như sau:
- Công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân
đầy đủ, có vốn và tài sản riêng, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.
- Mối quan hệ giữa công ty mẹ – công ty con khơng mang tính cấp trên cấp dưới,
mà là mối quan hệ về sở hữu vốn với doanh nghiệp có vốn đầu tư của mình và được xác

định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của cơng ty. Ngồi mối quan hệ về sở
hữu thì các mối quan hệ khác về kinh tế như mua – bán, thuê-cho thuê đều là mối quan
hệ giữa hai pháp nhân kinh tế.
- Công ty mẹ thực hiện quyền kiểm sốt, chi phối cơng ty con tương ứng với tỷ lệ
vốn góp, vốn cổ phần đầu tư ở cơng ty con và bằng hình thức như quyền bỏ phiếu chi
phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Hội đồng
quản trị(HĐQT), Ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành.
- Vị trí cơng ty mẹ và cơng ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với
nhau và mang tính tương đối, nghĩa là cơng ty con này hơm nay là công ty con của công
ty mẹ song ngày mai có thể chỉ là cơng ty liên kết hoặc hồn tồn độc lập với cơng ty
mẹ.
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con là trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của công ty mẹ ở công ty con.
- Cấu trúc trong mơ hình quan hệ này thường có nhiều cấp: công ty mẹ, công ty
con, công ty cháu… Ở mỗi cấp đều có các đơn vị hạch tốn độc lập và phụ thuộc.
1.2.3.Những ƣu và nhƣợc điểm của mô hình cơng ty mẹ – cơng ty con
1.2.3.1.Ƣu điểm
Các nghiên cứu về mơ hình CTM-CTC ở các Tập đồn kinh tế trên thế giới cho
thấy mơ hình này có những ưu điểm sau:

-14-


- Mơ hình này khơng hạn chế dịng vốn đầu tư trong một khn khổ tổ chức –
hành chính, trong một lĩnh vực ngành nghề được quy định trước hay trên một địa bàn
khép kín nào đó. Vì vậy, CTM có thể đầu tư vào nhiều CTC với nhiều lĩnh vực kinh
doanh khác nhau, do đó có thể phân tán rủi ro trong hoạt động SXKD và đầu tư tài
chính của CTM.
- Do tính linh động trong đầu tư vốn, CTM có thể chủ động tái cấu trúc lại cơ cấu
đầu tư vốn của mình để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh và mang lại hiệu

quả đầu tư cao nhất bằng cách mua hoặc bán cổ phần sở hữu tại các CTC.
- CTM dễ dàng điều chỉnh quy mơ của tập đồn phù hợp với từng thời kỳ của
nền kinh tế.
- Cơ cấu tổ chức công ty mẹ – công ty con cho phép công ty mẹ kiểm sốt một
cách hiệu quả các cơng ty con mà không cần phải sở hữu 100% vốn điều lệ của cơng ty
con. Hơn nữa CTM có vốn góp chi phối ở CTC, có thể thơng qua CTC đó để đầu tư vốn
vào cơng ty cháu và CTM có thể nắm quyền chi phối ở các cơng ty cháu đó. Với kiểu
quan hệ nhiều tầng bậc như thế CTM có thể khống chế và điều tiết được một lượng vốn
lớn hơn rất nhiều lần so với vốn điều lệ của CTM.
- Thơng qua cơng ty tài chính trong tập đồn, tập đồn có thể tập trung, điều hịa
vốn, khắc phục được tình trạng hạn chế vốn ở từng đơn vị riêng lẻ. Các cơng ty trong
tập đồn có thể huy động vốn trong nội bộ tập đồn dễ dàng, nhanh chóng và giảm chi
phí sử dụng vốn hơn so với huy động vốn trên thị trường.
- Mơ hình này làm tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các công ty trong
tập đồn. Mối quan hệ trong các cơng ty thành viên hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa
các cơng ty thành viên trong tập đồn, tạo điều kiện thống nhất phương hướng, chiến
lược SXKD của cả tập đoàn.
- Mơ hình CTM-CTC góp phần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của cả tập đồn. Vì việc nghiên cứu,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, đòi hỏi khả năng tài chính lớn với đội ngũ cán bộ nghiên
cứu chuyên mơn cao mà mỗi cơng ty thành viên khơng có khả năng thực hiện được.

-15-


1.2.3.2.Nhƣợc điểm:
Tuy mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con có những ưu điểm trên nhưng cũng phát
sinh một số nhược điểm:
Khi cơng ty mẹ tái bố trí lại cơ cấu đầu tư thì cơng ty con có thể bị gạt bỏ ra khỏi
tập đồn thơng qua việc bán phần vốn góp của cơng ty mẹ.

Có thể nảy sinh một số mâu thuẫn giữa các công ty con và cả tập đồn. Một số
hoạt động của một cơng ty con sẽ có lợi cho cơng ty đó, nhưng lại bất lợi cho cả tập
đồn. Một cơng ty con có thể muốn đầu tư phát triển sản phẩm mới, vì có thể các hoạt
động này được thực hiện ở công ty khác có lợi hơn.
Mơ hình này thường dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, nên có thể gây tổn
thất cho nền kinh tế. Vì thế chính phủ các quốc gia phải thực hiện tốt vai trị quản lý vĩ
mơ của mình để hạn chế những mặt trái này.Tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội
nên công ty mẹ – cơng ty con là mơ hình hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp trong
các nước theo nền kinh tế thị trường và nhất là các tập đoàn kinh tế.
1.3.Những kinh nghiệm tổ chức tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới
1.3.1.Hàn Quốc
Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc điều hành Cheabol
Minh bạch hoá quản lý bằng cách cơng bố các báo cáo tài chính, thơng tin tài
chính và thơng tin kinh doanh, điều hành chaebol
Khơng cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho công ty con thuộc tập đoàn.
Xác lập và khống chế các tỉ lệ tài chính nhằm đảm bảo an tồn tài chính cho tập
đồn. Trong đó tỉ lệ nợ vay trên vốn sở hữu không quá 200%.
Tập trung vào ngành nghề chuyên mơn nhằm gia tăng tính cạnh tranh ở mức độ
tồn cầu.
Quy trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo gia đình chaebol trong việc điều hành và
lãnh đạo tập đoàn. Huỷ bỏ hội đồng các tổng giám đốc, các công ty mẹ cũng như cơ
quan điều hành các hoạt động ngoài ngành. Gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số.

-16-


Đánh thuế lên giá trị quà tặng nhằm công khai và tránh hối lộ.
Cấm các chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng.
Khống chế đầu tư lịng vịng vào các cơng ty thành viên và cấm một số giao dịch
giữa các công ty thành viên với nhau.

Nghiêm cấm lễ lộc, q cáp, hình thức tác động khơng hợp lệ đối với những
người thừa kế chaebol.
1.3.2.Nhật Bản
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển biến, nổi
bật là sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn gọi là các Zaibatsu.
Đặc điểm chính của các Zaibatsu: Các cơng ty trong ngành cơng nghiệp khác
nhau gắn bó với nhau vì cùng nguồn gốc và cùng chung một quyền sở hữu, cùng được
một ngân hàng cung cấp tiền và thường buôn bán giao dịch với nhau.
Mỗi Zaibatsu có một ngân hàng hoạt động với chức năng cung cấp tiền. Tiền gửi
của công chúng được đưa tới các công ty thành viên khác của nhóm bằng những khoản
vay hoặc bảo hiểm cho việc phát hành cổ phần và giấy nợ. Khả năng dễ dàng huy động
vốn đã cho phép các Zaibatsu dẫn đầu trong công cuộc phát triển công nghiệp nặng
nhiều vốn như cơ khí và hố chất giữa hai cuộc đại chiến thế giới.
Quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Phần lớn nền kinh tế công nghiệp Nhật
Bản lúc bấy giờ bị chi phối bởi bốn Zaibatsu lớn là Mitsubishi, Yasuda, Iwasaki, Mitsui
và một số Zaibatsu nhỏ. Vào năm 1941 thì bốn Zaibatsu này có thể kiểm sốt 39% đầu
tư tồn quốc vào ngành cơng nghiệp nặng.
Kinh nghiệm trong việc điều hành Các Zaibatsu
Các vị trí quan trọng của cơng ty con phải là người do công ty mẹ đề cử.
Một mặt, phát triển ổn định và bền vững những lĩnh vực kinh doanh truyền thống.
Mặt khác, nghiên cứu và phát triển những ngành kinh doanh mới.

-17-


1.3.3.Trung Quốc
Ở Trung Quốc các tập đoàn kinh tế được biết đến với tên gọi là các tập đồn xí
nghiệp. Do yêu cầu cạnh tranh của thị trường, một số xí nghiệp đã liên kết lại với nhau
thành một thực thể kinh tế.
Lấy xí nghiệp lớn và trọng tâm làm cốt lõi, có thực lực kinh tế hùng hậu, có vị

trí tương đối quan trọng trong nền kinh tế. Tập đồn xí nghiệp ở Trung Quốc có nhiều
chức năng như sản xuất, nghiên cứu khoa học, tiêu thụ, phục vụ. Các xí nghiệp thành
viên trong tập đồn xí nghiệp có mối quan hệ trao đổi, tức là thực hiện nguyên tắc lãi
cùng hưởng, lỗ cùng chịu, khuyến khích cạnh tranh và gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự ra
đời của các tập đồn xí nghiệp ở Trung Quốc là sự phát triển quan trọng trong việc liên
hợp kinh tế ngang, nó thích ứng với u cầu hợp tác sản xuất lớn, chun mơn hố, xã
hội hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tỏ ra có sức sống khá mạnh trong nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa.
1.3.4.Thái Lan
Hoạt động của các doanh nghiệp ở Thái lan đã có những bước tiến đáng kể để
hoà nhập với nền kinh tế thế giới và chính sự xuất hiện của TĐKT Thái Lan đã chứng
minh cho quá trình hội nhập này. Có thể đơn cử cho sự phát triển của tập đồn xi măng
SIAM là ví dụ: Tập đồn ximăng SIAM được hình thành trên cơ sở phát triển cơng ty xi
măng Siam. Từ một công ty với nhiệm vụ ban đầu là sản xuất và cung ứng xi măng, đến
nay tập đoàn SIAM đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều ngành sản xuất và thương mại
khác nhau.
Sự phát triển của tập đoàn được thực hiện chủ yếu bằng hai cách:
Thứ nhất là các bộ phận của các công ty do sự phát triển của sản xuất, các bộ
phận của các cơng ty tự lớn lên và khi có đủ khả năng sản xuất đã tách thành những
công ty độc lập nhưng vẫn là thành viên của tập đoàn để đáp ứng nhu cầu trong nước
tăng nhanh.
Thứ hai là hàng loạt các cơng ty thành viên của tập đồn được thành lập theo
kiểu cơng ty liên doanh với nước ngồi. Phát triển các công ty liên doanh cho phép khai

-18-


thác được các nguồn đầu tư và công nghệ nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Sự phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh của tập đoàn xi măng Siam chủ

yếu tập trung vào 20 năm trở lại đây. Hàng loạt các công ty mới được hình thành và các
cơng ty liên doanh ra đời từ sau những năm 80. Điều đó phản ánh một thực tế khách
quan là sự phát triển của tập đoàn gắn bó chặt chẽ với tình hình phát triển và tăng
trưởng kinh tế của Thái Lan, đồng thời nó góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát
triển nhanh hơn.
1.4.Khái qt q trình hình thành tập đồn kinh tế theo mơ hình CTM-CTC ở
Việt Nam
1.4.1.Sự ra đời TĐKT ở Việt Nam
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước chủ trương hình thành một số
tập đồn kinh doanh đa ngành trong đó có ngành kinh doanh chính, chun mơn hóa
cao và giữ vai trị chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mơ rất lớn về vốn,
hoạt động cả trong và ngồi nước, có trình độ cơng nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự
gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo nghiên cứu triển khai với
sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, mơ hình TĐKT liên kết theo hàng ngang đã có mầm mống hình
thành từ những năm giữa của thập kỷ 90; Ví dụ cụ thể là ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu có một số công ty xoay quanh như công ty xây dựng An Cư, Công ty xây dựng
Tam Thắng, công ty thương mại Việt – Trung, công ty thương mại Việt – Mỹ,... Mặc dù
quy mơ của chúng cịn khá khiêm tốn, nhưng một số chun gia cho rằng từ mơ hình
này có thể phát triển hiệu quả thành một TĐKT thực thụ với trung tâm điểm (công ty
mẹ) là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu và các vệ tinh (công ty con) là công ty
thương mại Việt – Trung, công ty thương mại Việt – Mỹ.
Mơ hình tập đồn kinh tế liên kết hàng dọc được phát triển rộng rãi với việc hình
thành một số tổng cơng ty(TCT) như TCT nhựa lấy cơng ty nhựa Bình Minh làm nịng
cốt, TCT rượu bia trong đó cơng ty bia Sài Gịn là công ty chủ chốt...

-19-


Mơ hình tập đồn liên kết hỗn hợp ở nước ta hình thành trên cơ sở kinh doanh và

phân phối nhiều loại hàng khác nhau khơng nhất thiết do chính tập đồn này sản xuất.
Đó là dạng mơ hình TCT thương mại Sài Gịn có trên 20 cơng ty là thành viên.
Thời gian gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự phát
triển của thị trường chứng khoán, khá nhiều các TĐKT tư nhân hình thành và phát triển
mạnh như: tập đồn Hồng Anh Gia Lai, tập đoàn Hoà Phát, tập đoàn Gạch Đồng Tâm,
tập đồn Mai Linh… Bên cạnh đó, các tập đồn kinh tế Nhà nước hàng đầu cũng đã
được hình thành từ việc chuyển đổi các TCT Nhà nước như: tập đồn Điện Lực, tập
đồn Bưu Chính Viễn Thơng, tập đồn Dầu Khí, …
1.4.2.Những thành quả và hạn chế.
1.4.2.1.Những thành quả đạt đƣợc
Sau mười năm, kể từ năm 2001, vừa làm vừa rút kinh nghiệm các TĐKT theo
mơ hình CTM-CTC, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Theo như hội nghị
thường niên giữa Thường trực Chính phủ và các Tập đoàn ngoại trừ Vinashin, tổng
doanh thu năm 2010 của 21 tập đồn, tổng cơng ty 91 cịn lại ước đạt 1.173.489 tỷ
đồng, tăng 22% so với kế hoạch. Cũng trong năm 2010, 21 tập đồn, tổng cơng ty 91 đã
nộp ngân sách nhà nước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.
Phương thức hình thành tổ hợp CTM-CTC ở nước ta thời điểm qua đã thể hiện
rất rõ sự đa dạng, có trường hợp hình thành từ Viện nghiên cứu khoa học (trường hợp
Viện máy và dụng cụ công nghiệp). Từ công ty thành viên hạch toán độc lập của TCT
Nhà nước; từ công ty Nhà nước độc lập; từ TCT Nhà nước. Đa số các trường hợp là
chuyển đổi, tổ chức từ mơ hình TCT cũ như TCT Cơng nghiệp tàu thủy, TCT Bia –
Rượu – Nước giải khát Hà Nội, TCT Điện Lực Việt nam, TCT Bảo Hiểm Việt Nam,
TCT Bưu Chính Viễn Thơng… Một số trường hợp lại do DNNN chủ động góp vốn với
các DN khác để thành lập những pháp nhân mới và hoạt động theo Luật doanh nghiệp
mà điển hình là Cơng ty may Việt Tiến đã góp vốn với DNNN của tỉnh Cần Thơ để
hình thành công ty may Tây Đô, với DNNN của tỉnh Đồng Nai để thành lập công ty

-20-




×