Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề kiểm tra 15 phút HK 1 lần 1 môn GDCD 8 năm 2017-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.52 KB, 2 trang )

Họ và tên:………………………………..
Lớp: 8A….

KIỂM TRA MÔN GDCD
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI 1

Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
A. Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình
theo hướng tích cực; khơng chấp nhận và khơng làm những việc sai trái.
B. Là đồng tình, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo
các chuẩn mực xã hội; khơng chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình
theo các chuẩn mực xã hội; không chấp nhận và không làm những việc trái với ln thường đạo lí.
D. Là cơng nhận, ủng hộ, làm theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo
những chuẩn mực đạo đức; không chấp nhận và không làm những việc trái với quy định của pháp luật.
Câu 2: Lẽ phải là gì?
A. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo đức và lợi ích chung của xã hội.
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với pháp luật và lợi ích chung của cộng đồng.
C. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay và lợi ích chung của tập thể.
D. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
Câu 3: Tơn trọng lẽ phải giúp con người có cách ứng xử như thế nào?
A. Phù hợp
B. Hợp lí
C. Lịch sự
D. Tế nhị
Câu 4: Điền vào chỗ trống sau: “ Tôn trọng lẽ phải góp phần thúc đẩy ... ... ổn định và phát triển.”
A. Cá nhân
B. Xã hội
C. Tập thể


D. Gia đình
Câu 5: Trường hợp nào sau đây thể hiện biêt tôn trọng lẽ phải?
A. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
B. Thường xuyên đi học muộn.
C. Bỏ học đi chơi điện tử với đám bạn bè xấu
D. Lừa dối mọi người xung quanh
Câu 6: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để sửa chữa điểm thi cho học sinh đỗ đại học.
B. Cất nhắc cán bộ, công chức trong cơ quan dựa vào năng lực của họ.
C. Thường xuyên nhận quà biếu của cấp dưới
D. Cán bộ kiểm lâm để mặc bọn lâm tặc khai thác rừng.
Câu 7: Trong những câu sau đây, câu nào khơng nói đến liêm khiết?
A. Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bị nó ăn
B. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
D. Cần, kiệm, liêm chính chí cơng vơ tư
Câu 8: Trong những câu sau đây, câu nào nói về liêm khiết?
A. Đầu tắt mặt tối
B. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
C. Cha chung khơng ai khóc
D. Một nắng hai sương
Câu 9: Chúng ta cần rèn tính liêm khiết như thế nào?
A. Sống xa hoa, lãng phí
B. Sống chan hịa với bạn bè
C. Sống vụ lợi
D. Sống bất nhân bất nghĩa
Câu 10: Khi phát hiện bạn mình nói dối bố mẹ để đi chơi điện tử thì em sẽ làm gì?
A.Bao che cho bạn
B.Im lặng
C.Khuyên bạn nên nói thật và xin lỗi bố mẹ

D.Bỏ qua cho bạn một lần
--------------------Hết-----------------------


Họ và tên:………………………………..
Lớp: 8A….

KIỂM TRA MÔN GDCD
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI 2

Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Liêm khiết là gì?
A. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống thanh cao, không hám danh, hám lợi, khơng bận
tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
B. Là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người thể hiện lối sống giản dị, không hám danh, hám lợi,
không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
C. Là phẩm chất đạo đức quan trọng của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám
lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
D. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, khơng hám danh, khơng bận tâm về
những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
Câu 2: Con người sẽ có cuộc sống thanh thản là nhờ vào phẩm chất đạo đức nào sau đây?
A. Tôn trọng lễ phải B. Liêm khiết
C. Tôn trọng người khác
D. Giữ chữ tín
Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: “ Sống liêm khiết góp phần làm cho xã hội... ... , tốt đẹp hơn.”
A. Trong lành
B. Trong trẻo
C. Trong sạch
D. Trong vắt

Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện sự liêm khiết?
A. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
B. Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi họ nhờ vả
C. Chỉ làm những việc có lợi cho gia đình mình
D. Ln từ chối giúp đỡ mọi người xung quanh
Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện thiếu liêm khiết?
A. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hồn thành tốt mọi cơng việc
B. Chỉ tham gia làm việc chung khi thấy có lợi cho mình
C. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh
D. Tính tốn, cân nhắc kĩ trước khi làm bất cứ một việc gì
Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện không biết tôn trọng lẽ phải?
A. Đeo khăn quàng đỏ khi đến lớp
B. Vứt rác đúng nơi quy định
C. Phóng nhanh, vượt ẩu trên đường
D. Ở nơi cơng cộng, đi nhẹ nói khẽ
Câu 7: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng lẽ phải?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Một nắng hai sương
C. Nói phải củ cải cũng phải nghe
D. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện rõ sự tôn trọng lẽ phải?
A. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn
B. Lời hơn lẽ thiệt
C. Lời hay lẽ phải
D. Ăn vóc học hay
Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
A. Chỉ làm những việc mà mình u thích hoặc phù hợp với mình
B. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của trường lớp
C. Tránh tham gia vào những công việc chung của tập thể và khơng liên quan tới mình
D. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng khơng làm mất lòng ai

Câu 10: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bạn mắc khuyết điểm?
A. Nên bỏ qua cho bạn.
B. Nên khuyên bạn nhận lỗi.
C. Nên tìm cách bao che cho bạn.
D. Không để tâm tới việc đó.
--------------------Hết-----------------------



×