Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài soạn Đề và đáp án HSG tỉnh 06 - 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.49 KB, 4 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NGHỆ AN
NĂM HỌC 2006 - 2007
Môn thi: Địa lý 9 - Bảng A
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: (3,5 điểm)
a. Nêu những ưu điểm, hạn chế của nguồn lao động nước ta.
b. Tại sao nói tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn?
Câu 2: (4 điểm)
a. Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
b. Tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện
lực nước ta như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3: (3,5 điểm) Dựa vào kiến thức và Átlát Địa lý Việt Nam, hãy nêu đặc điểm tự nhiên
và khả năng phát triển các ngành kinh tế biển của Duyên hải miền Trung.
Câu 4: (5 điểm)
a. Nêu những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát
triển kinh tế xã hội.
b. Trình bày tình hình phát triển ngành thuỷ sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liệu
Thu nhập bình quân đầu người một tháng các vùng năm 1999
Vùng Thu nhập bình quân (nghìn đồng/người/tháng)
Cả nước 295
Trung du miền núi Bắc Bộ 210
Đông Nam Bộ 527
Đồng bằng sông Cửu Long 342
Bắc Trung Bộ 212
Duyên hải Nam Trung Bộ 253
a. Vẽ biểu đồ cột và nhận xét thu nhập bình quân đầu người của các vùng so với cả nước.
b. Tại sao thu nhập bình quân đầu người của Trung du và miền núi Bắc Bộ lại thấp nhất?
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Átlát Địa lý Việt Nam trong khi làm bài
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG TỈNH NGHỆ AN LỚP 9 – MÔN ĐỊA LÝ (BẢNG A)
Nội dung Điểm


Câu 1 (3,5 điểm)
a. Nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta. (2 điểm)
- Ưu điểm:
+ Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, chiếm khoảng 50% dân số cả nước. Hàng
năm nguồn lao động đước bổ sung khoảng 1 triệu người.
0,5
+ Nguồn lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, mgư nghiệp và thủ
công nghiệp; có khả năng tiếp thu KHKT
0,5
- Hạn chế:
+ Thể lực và trình độ chuyên môn còn thấp, thiếu tác phong sản xuất công nghiệp 0,5
+ Tỉ lệ lao động nông thôn (75%) và chưa qua đào tạo (79%) chiếm tỉ lệ lớn 0,5
b. Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn (1,5 điểm)
- Nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các ngành nghề ở nông thôn ít, chủ yếu là
trồng trọt
0,5
- Lực lượng lao động nông thôn nước ta chủ yếu là thuộc khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp (trên 75%)
0,5
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi trong lao động
nông nghiệp cao.
0,5
Câu 2 (4 điểm)
a. Chứng minh cơ cấu công nghiệp đa dạng (2 điểm)
- Có nhiều ngành công nghiệp: khai thác nhiên liệu, điện, điện tử, cơ khí, hoá chất,
VLXD, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may…
0,5
- Có các ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện, chế biến thực
phẩm, may…
0,5

- Hệ thống công nghiệp gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, cơ sở có vốn
đầu tư nước ngoài
0,5
- Cơ cấu lãnh thổ gồm có các trung tâm công nghiệp lớn, vừa và nhỏ; có hai trung
tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
0,5
(Yêu cầu nêu được sự đa dạng về cơ cấu ngành, lãnh thổ và TP kinh tế CN)
b. Tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công
nghiệp điện lực nước ta như thế nào? Cho ví dụ. (2 điểm)
- Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng (có ý nghĩa quyết định) đến sự
phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực (phải sửa là nhiệt điện mới đúng)
0,5
- Công nghiệp điện lực nước ta chủ yếu dựa vào nguồn than đá ở Quảng Ninh, dầu
mỏ khí đốt ở Vũng Tàu và năng lượng của các dòng sông Đà, sông Chảy, sông
Đồng Nai… các nguồn tài nguyên này có trữ lượng lớn
0,5
- Các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình sử dụng than từ Quảng Ninh; Nhà
máy nhiệt điện Phú Mĩ sử dụng bằng khí đốt từ các mỏ dầu ở Vũng Tàu.
0,5
- Các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà; thuỷ điện Yaly trên sông
Xêxan, Trị An trên sông Đồng Nai. (Ý này phải xoá khỏi đáp án mới đúng)
0,5
Câu 3: 3,5 điểm
- Đặc điểm: (1 điểm)
+ Duyên hải miền Trung bao gồm Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (bắt
đầu từ tỉnh Thanh Hoá đến tỉnh Bình Thuận)
0,5
+ Duyên hải miền Trung có diện tích biển rộng, nhiều vũng vịnh, đầm, phá, có
nhiều ngư trường lớn. Có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với các đảo Lí Sơn,
Phú Quý (phải thay bằng từ “và” mới đúng)

0,5
- Khả năng phát triển các ngành: (,5 điểm)
+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: (kể tên các bãi cá, bãi tôm, các cơ sở sản
xuất muối) (vô lí, tại sao phải nêu các cơ sở sản xuất muối)
0,75
+ Ngành du lịch biển: (kể tên các bãi biển Sầm Sơ, Cửa Lò, Nha Trang…) 0,5
+ Ngành khai thác khoáng sản: (kể tên khoáng sản cát thuỷ tinh, quặng titan…) 0,5
+ Ngành giao thông biển nội địa và quốc tế (kể tên các cảng Cửa Lò, Thuận An, Đà
Nẵng…)
0,5
+ Các ngành kinh tế khác: (lọc dầu Dung Quất, công nghiệp chế biến LTTP…) 0,25
Câu 4 (5 điểm)
a. Trình bãy những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội
- Thuận lợi: (1,5 điểm)
+ Phần đất liền có đầy đủ các dạng địa hình núi thấp, gò đồi, đồng bằng, vũng vịnh,
đầm phá là cơ sở để xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng
0,5
+ Phần biển: có đường bờ biển dài, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với
các ngư trường có trữ lượng thuỷ sản rất lớn
0,5
+ Có nhiều vũng vịnh, bãi biển đẹp (Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh…) để phát
triển du lịch biển
0,5
(Phần này đáp án đòi hỏi quá đơn giản)
- Khó khăn:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích đất nông nghiệp ít, diện tích rừng phía tây bị
thu hẹp, nạn hạn hán kéo dài, thiếu nước về mùa khô…
0,5
+ Hàng năm vào mùa mưa thường bị 6 đến 7 cơn bão gây thiệt hại nặng nề 0,5

b. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (2,5 điểm)
- Là ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế các tỉnh DH Nam Trung Bộ 0,5
- Bao gồm hai ngành chính là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, trong đó ngành đánh
bắt thuỷ sản chiếm tỉ lệ lớn hơn. Sản phẩm chính là cá, tôm, mực…
0,5
- Các tỉnh có sản lượng khai thác lớn Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận 0,5
- Nhà nước đầu tư kinh phí đóng tàu thuyền lớn để đánh bắt xa bờ và nuôi trồng
thuỷ sản ven bờ; trồng rừng phòng hộ, xây dựng hồ chứa nước….
0,5
- Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt không ổn định do bão và lũ lụt hàng năm. 0,5
Câu 5 (4 điểm)
a. Vẽ biểu đồ: đúng tỉ lệ (1cm = 100 000); có đủ chú thích (không cần yêu cầu cụ
thể như thế)
2,0
- Nhận xét: 0,5
+ Thu nhập bình quân đầu người/tháng các vùng không giống nhau; có hai vùng
cao hơn mức thu nhập bình quân cả nước và 3 vùng thấp hơn
0,5
+ Các vùng cao hơn cả nước là: ĐNB và ĐBSCL (số liệu) 0,5
+ Các vùng có mức thu nhập thấp hơn cả nước là: các vùng còn lại (số liệu) 0,5
b. Thu nhập bình quân đầu người của TD và MN Bắc Bộ lại thấp nhất (1 điểm)
+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhưng giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật
chưa phát triển, nhất là vùng Tây Bắc.
0,5
+ Là vùng địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số nên trình độ sản xuất
chưa phát triển; tỉ lệ gia tăng dân số còn cao…
0,5

×