Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu thành phần loài của bộ harpacticoida (arthropoda copepoda) trong sinh cảnh cát ven hồ ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG
---------------------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI BỘ HARPACTICOIDA
(ARTHROPODA: COPEPODA) TRONG SINH CẢNH CÁT VEN
HỒ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MƠI TRƢỜNG
---------------------------------------

PHẠM THỊ PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI BỘ HARPACTICOIDA
(ARTHROPODA: COPEPODA) TRONG SINH CẢNH CÁT VEN
HỒ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn


Đà Nẵng – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến
thầy Trần Ngọc Sơn đã hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm
ơn đến giáo sư Anton Brancej đã giúp đỡ tận tình trong quá trình phân loại. Bên cạnh
đó tơi xin cảm ơn thầy Trịnh Đăng Mậu đã hỗ trợ, góp ý để tơi hồn thành khóa luận
này. Đồng thời tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi
trường, trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tơi hồn khóa
luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2019
Sinh viên: Phạm Thị Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.


Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2

2.1.

Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 2

2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2

3. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................... 2
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.
Tổng quan về Copepoda ................................................................................. 3
2.

Tổng quan về bộ Harpacticoida thuộc Copepoda .......................................... 6

3.

Tổng quan về sinh cảnh cát ............................................................................ 8

4.

Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................................... 8

5. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................ 9
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 14
2.2.


Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14

2.3.1.

Phương pháp lấy mẫu.................................................................................... 14

2.3.2.

Phương pháp phân tích chất lượng mơi trường ............................................ 15

2.3.3.

Phân tích phân loại: ....................................................................................... 15

2.3.4.

Phương pháp đếm mật độ cá thể ................................................................... 15

2.3.5.

Phương pháp phân tích mẫu cát: ................................................................... 16

2.3.6.

Phương pháp chuyên gia ............................................................................... 16


2.3.7. Phương pháp phân tích số liệu: ......................................................................... 16
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN.......................................................... 18
3.1. Đa dạng thành phần loài Harpacticoida tại sinh cảnh cát ven hồ huyện Phong
Điền, Thừa Thiên Huế ............................................................................................ 18
3.2. Đánh giá chất lượng môi trường sinh cảnh cát tại ven hồ huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................................... 36
3.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường dựa trên các thông số riêng biệt ................... 36


a. Đánh giá chất lượng nước trong sinh cảnh cát ven hồ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế .................................................................................................................... 36
b. Mối tương quan giữa các chỉ số môi trường với từng vị trí lấy mẫu ..................... 40
3.3. Đánh giá mật độ và mối tương quan với các chi tiêu chất lượng môi trường . 42
3.4. Đánh giá thành phần cát và mối tương quan giữa thành phần cát với mật độ
loài tại sinh cảnh cát huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................. 43
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 45
4.1.Kết luận............................................................................................................. 45
4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 46


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
2.1
2.2
3.1

3.2
3.3
3.4

Tên bảng

Trang

Đặc điểm phân biệt ba bộ thuộc phân lớp giáp xác chân
chèo
Lưu lượng trung bình theo mùa của các sơng chính tại Thừa
Thiên Huế
Phân loại hạt cát theo kích thước
Bảng đánh giá mức độ tương quan theo hệ số tương quan
Thành phần loài thuộc bộ Harpacticoida (Copepoda) tại sinh
cảnh cát ven hồ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
So sánh một số đặc điểm khác biệt giữa Parastenocaris sp.
với Parastenocaris noodti và Parastenocaris lanceolata
Phân tích tương quan ma trận giữa các chỉ tiêu môi trường
và mật độ
Tương quan ma trận giữa mật độ loài và thành phần cát tại
khu vực

6
12
16
16
18
32
41

43


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18

3.19

Tên hình

Trang

Phân bố các đốt trên bộ phụ của Copepoda
Các giai đoạn phát triển của Cyclopoida (Eucyclops
serrulatus)
Ba bộ thuộc thuộc phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda)
Cấu trúc tổng quan cơ thể bộ Harpacticoida
Phân chia môi trường cát ven sơng, suối
Bản đồ vị trí lấy mẫu tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế
Biểu đồ mật độ lồi tại các vị trí lấy mẫu
Prastenocaris hinumaensis (cái)
Hình vẽ Prastenocaris hinumaensis (cái)
Prastenocaris hinumaensis (đực)
Hình vẽ Prastenocaris hinumaensis (đực)
Parastenocaris sp.(cái)
Hình vẽ Parastenocaris sp.(cái)
Parastenocaris sp.(đực)
Hình vẽ Parastenocaris sp.(đực)
Biểu đồ nồng độ NH4+ tại các vị trí
Biểu đồ nồng độ PO43- tại các vị trí
Biểu đồ nồng độ NO2- tại các vị trí lấy mẫu
Biểu đồ nồng độ NO3- tại các vị trí lấy
Biểu đồ hàm lượng DO tại các vị trí lấy mẫu
Biểu đồ hàm lượng TDS tại các vị trí lấy mẫu
Biểu đồ độ dẫn điện tại các vị trí lấy mẫu

Biểu đồ tương quan đa biến giữa chất lượng mơi trường với
từng vị trí lấy mẫu
Sơ đồ thể hiện mối tương đồng chất lượng môi trường giữa
các địa điểm lấy mẫu
Biểu đồ thành phần cát tại các vị trí lấy mẫu

3
4
5
7
8
14
17
18
21
22
23
25
26
28
30
35
36
36
37
37
38
38
39
40

42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DO
ĐVPD
QCVN
TCVN
TDS

Tổng chất rắn hòa tan
Động vật phù du
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng chất rắn hòa tan


1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Động vật phù du (zooplankton) là những động vật sống trơi nổi và có khả năng
bơi kém, có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc dạng đa bào. Với sự phong phú và đa
dạng của ĐVPD trong cột nước, chúng đóng vai trị quan trọng trong sự vận chuyển
năng lượng từ các sinh vật sản xuất (tảo, rong biển, v.v.) đến các bậc dinh dưỡng cao
hơn trong hệ sinh thái. Vì vậy, hiện nay những nghiên cứu về động vật phù du đang
được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm.
Copepoda là phân lớp giáp xác chân chèo thuộc nhóm động vật phù du
(zooplankton), là một trong ba nhóm chính bên cạnh Rotifer và Cladocera. Copepoda
phân bố rộng ở hầu hết các môi trường nước khác nhau, chúng tồn tại trong nước
biển, các thủy vực nước ngọt, trong nước ngầm, nước đóng băng và suối nước nóng.

Copepoda đóng vai trị quan trọng trong hệ sinh thái, chúng là mắt xích rất quan trọng
trong mạng lưới thức ăn của các hệ sinh thái dưới nước, ngồi ra cịn được sử dụng
làm cơng cụ chỉ thị chất lượng môi trường [19]. Hiện nay, trên thế giới có khoảng
24.000 lồi thuộc 2.400 giống và 210 họ đã được mơ tả. Trong đó có khoảng 2.800
lồi sống ở các thủy vực nước ngọt [3] .
Harpacticoida là một trong 03 bộ chính thuộc nhóm giáp xác chân chèo
(Copepoda), gồm hơn 54 họ, 460 chi và 3.000 loài. Chúng sống trong cả môi trường
nước mặn và nước ngọt [2]. Chúng là nhóm thành phần chính của động vật nước
ngầm, trong đó Harpacticoida là bộ chiếm ưu thế hơn hẳn đối với môi trường sống đáy
và trong sinh cảnh cát bởi đặc điểm hình thái của chúng có khả năng thích nghi cao với
điều kiện sinh thái mơi trường này. Trong các thủy vực nước ngầm hiện nay có khoảng
897 loài và phân loài, chủ yếu thuộc bộ Harpacticoida gồm các họ chính:
Canthocamptidae, Parastenocarididae, và Ameiridae, ngồi ra cịn có họ Cyclopidae
thuộc bộ Cyclopoid [12].
Trên thế giới, các nghiên cứu về phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong
hệ thống thủy vực nước ngọt đã được bắt đầu từ khá sớm từ thế kỉ 19 chủ yếu ở khu
vực Châu Âu và Bắc Mỹ sau đó là Úc và các nước thuộc châu Á. Các nghiên cứu đã
gặt hái được nhiều thành cơng khi ghi nhận được nhiều lồi mới và đặc hữu ở các khu
vực khác nhau. Nghiên cứu ở châu Âu thuộc dự án PASCALIS (Malard và cộng sự,
2009), nghiên cứu đã ghi nhận được 930 loài thuộc 191 chi đã được mơ tả chính thức
trong đó 70% loài và 50% chi là thuộc crustacea [6]. Riêng đối với hệ sinh thái cát đã
có một số các nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu của E. S. Chertopruda và cs về
đa dạng Harpacticoida trong hệ sinh thái cát tại vịnh Kandalaksha nước Nga đã tìm
thấy 41 lồi Harpacticoida thuộc 13 họ [5].
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về đa dạng sinh học trong sinh cảnh cát cịn
rất ít, đặc biệt là các nghiên cứu về Copepoda còn khá mới mẻ, các đề tài nghiên cứu
1.


2

về bộ Harpacticoida thuộc Copepoda còn hạn chế. Hiện nay đã có một số các cơng
trình nghiên cứu ở Việt Nam về Copepoda, tiêu biểu như các nghiên cứu của TS.Trần
Đức Lương và GS.Anton Brancelj về nước ngầm trong các hang động thuộc khu vực
miền Trung Việt Nam và đã nghi nhận được nhiều lồi mới thuộc nhóm Copepoda.
Ngồi ra cũng đã có những nghiên cứu ứng dụng ni Copepoda để làm thức ăn cho
chăn nuôi thủy sản như nghiên cứu của Nguyễn Khắc Nguyên (trường đại học Cần
Thơ) đã ni sinh khối lồi Schmackeria dubia để làm thức ăn cho ấu trùng cá biển.
Tuy nhiên nhìn chung những nghiên cứu về Copepoda trong đó có bộ Harpacticoida
vẫn cịn rất hạn chế ở Việt Nam. Vì vậy tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu
thành phần loài của bộ Harpacticoida ( Arthropoda:Copepoda) trong sinh cảnh cát
ven hồ ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2.
Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thành phần loài thuộc bộ Harpacticoida (Copepoda) tại sinh cảnh cát
ven hồ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả các loài thuộc bộ Harpacticoida (Copepoda) trong sinh cảnh cát tại ven hồ
thuộc huyện Phong Điền.
- Đánh giá mối tương quan giữa điều kiện môi trường đối với mật độ của bộ
Harpacticoida trong sinh cảnh cát tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa đề tài
Kết quả đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần vào cơng tác điều tra, quản lý bảo tồn
đa dạng sinh học ở các sinh cảnh cát, đánh giá được đa dạng sinh học đối với sinh
cảnh cát tại khu vực. Ngoài ra dữ liệu nghiên cứu còn là cơ sở để phát triển cho các
nghiên cứu ứng dụng sau này.


3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.
Tổng quan về Copepoda
Phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) là nhóm các sinh vật phân bố rộng trên
tồn cầu, có thể là sinh vật nổi, sống đáy hay ở vùng ven bờ của các thủy vực nước
ngọt. Chúng có thể tồn tại với số lượng nhỏ hay không tồn tại ở các thủy vực đầu
nguồn như suối [9].
* Hình thái
Chiều dài biến động trong khoảng 0.3-3.2mm nhưng đa phần có chiều dài nhỏ
hơn 2.0 mm. Cơ thể có màu nâu hay hơi xám, những lồi sống ở vùng triều có màu
sáng hơn, có thể có màu tím hay đỏ. Màu sắc là do sự phân bố của các hạt màu caroten
có tác dụng bảo vệ cơ chế chống lại tác hại của ánh sáng. Cơ thể tương đối thuần nhất
về cấu tạo, sự khác biệt giữa các loài được nhận dạng qua sự khác biệt của các đôi phụ
bộ.
Phân lớp Copepoda chia thành hai bộ là EuCopepoda và Branchiura trong đó có 6
bộ phụ là Caligoida, Lernaeopodoida, Arguloida (sống ký sinh) và Calanoida,
Cyclopoida, Harpacticoida (sống tự do). Nhóm sống tự do có cơ thể phân đốt, hình dài
hay hình trụ và chia thành 3 phần là đầu, ngực và bụng.

Hình 1.1. Phân bố các đốt trên bộ phụ của Copepoda
Vùng ngực có 7 đốt nhưng đốt thứ 1 và có thể đốt thứ 2 kết hợp với phần đầu nằm
trong vỏ giáp. Có thể hai đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 hay thứ 5 và thứ 6 hợp lại thành
một đốt.
Phần bụng có từ 3-5 đốt, thường thì có 4 đốt. Đốt ngực cuối và đốt bụng đầu tiên
dính lại với nhau bằng một vòng mềm dẻo và ngắn. Khớp nối làm con vật cử động dễ
dàng là khớp phân biệt giữa phần đầu và thân. Phần thân gồm các đốt bụng và đốt
ngực thứ 7 (có khi là đốt thứ 6). Phần đầu thật sự có 5 đơi phụ bộ đó là: Râu


4
A1(antennules), râu A2 (antennae), hàm trên (maxillae) 1 và hàm trên 2, hàm dưới

(mandibles). Đốt ngực đầu tiên dính với đầu có một đơi chân hàm (maxillipeds) và
từng đốt ngực cịn lại mang một đơi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực cịn lại
mang một đơi chân bơi. Trong một vài loài ở đốt ngực thứ 7 tiêu giảm và đốt này
khơng cịn phần phụ.
- Phần phụ đầu: rất biến đổi tùy theo chức năng. Râu A1 dài và chỉ có một nhánh, đây
là cơ quan cảm giác nhưng cũng có thể dùng để vận động. Cả hai râu A1 con đực của
Cyclopoida và Harpacticoida là cơ quan sinh dục dùng trong lúc bắt cặp. Riêng
Calanoida chỉ có râu A1 bên phải làm nhiệm vụ sinh dục. Râu A2 ngắn hơn, có 2 hay
1 nhánh có vai trị quan trọng trong việc cảm giác, riêng ở Harpacticoida các râu này
có thể dùng để nắm bắt được. Các đôi hàm biến đổi để lấy thức ăn.
- Phần phụ ngực: các đôi chân ngực biến đổi từ lúc bắt đầu cho đến hai đơi chân cuối.
Nhóm sống tự do đơi chân thứ 6 luôn thiếu ở con cái hay biến đổi chỉ cịn dạng sơ khai
(ở con đực). Đơi chân số 5 giảm hay tiêu giảm ở nhóm Cyclopoida và Harpacticoida,
nhưng ở Calanoida thì đơi chân này phát triển cân đối ở con cái và bất đối xứng ở con
đực, khi đó nó biến đổi thành cái móc.
- Chạc đi: đốt cuối cùng chẻ hai tạo ra hai nhánh đuôi. Cấu trúc của nó đơn giản có
hình trụ khơng phân nhánh và cũng không giống với phần phụ nào ở đầu và ngực.
Trên cơ thể của chúng có các dạng tơ và gai khác nhau nằm ở các phần phụ của
Copepoda như gai lớn, gai nhỏ, tơ ngắn, tơ dài với các chức năng khác nhau.
* Các giai đoạn trưởng thành của Copepoda

Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển của Cyclopoida (Eucyclops serrulatus).
N: nayuplius, C: Copepodaid. TheoEinsle, 1989)
Trong chu kỳ sống của Copepoda, thơng thường có 4 dạng hình thái là: trứng, 6
giai đoạn ấu trùng (nauplius), 5 giai đoạn Copepodaid và trưởng thành.


5
Trứng của Copepoda nở thành ấu trùng nhỏ gọi là ấu trùng. Chúng có 3 đơi phụ bộ để
sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dưới. Khi lột xác giai đoạn II, chúng chỉ có thêm

hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trưởng thành khi biến thành con
trưởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn
đồng thời có thêm phụ bộ. Cyclopoida có 5 giai đoạn ấu trùng cịn Harpacticoida có 4
hoặc 5 giai đoạn. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh
sản biến động tùy theo lồi và điều kiện mơi trường.
* Sinh sản
Hình thức sinh sản của các nhóm Copepoda sống tự do hầu như giống nhau. Con
đực dùng râu A2 và chân ngực V ôm lấy con cái trong thời gian vài phút hay có khi
đến vài ngày, trong khi ơm nhau con đực sẽ đưa tinh trùng vào túi chứa tinh của con
cái nhờ sự hỗ trợ của chân ngực. Sự thụ tinh thật sự xảy ra khi hai cá thể đã tách rời
nhau và con cái đẻ trứng, quá trình này hoàn thành trong vài phút hay cả tháng sau khi
bắt cặp. Trứng thụ tinh sẽ được giữ trên mình con cái trong 1 hay 2 túi trứng cho đến
khi nở thành ấu trùng, khi trứng vừa nở thì nhóm trứng khác bắt đầu sinh ra và tiếp tục
được thụ tinh.
* Vai trị
Copepoda tham gia vào chu trình vật chất trong thủy vực, chúng là nhóm sinh
vật trung gian trong bậc dinh dưỡng giữa vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh với
nhóm sinh vật ăn phiêu sinh. Chúng có thể là nguồn thức ăn quan trọng cho giai đoạn
cá con của cá ăn thịt và cho các loài cá đóng vai trị làm thức ăn cho động vật ăn thịt
[9].
a. Phân biệt ba bộ phụ của lớp phụ Copepoda

Calanoida

Harpacticoida

Cyclopoida

Hình 1.2. Ba bộ thuộc thuộc phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda)



6
Bảng 1.1. Đặc điểm phân biệt ba bộ thuộc phân lớp giáp xác chân chèo
Đặc điểm
Bộ Calanoida
Cơ thể
Phần trước cơ thể
dài hơn phần sau
rất nhiều
Vị
trí Giữa đốt sinh dục
điểm co và đốt ngực V
thắt
Túi trứng Có một túi trứng
mang ở giữa
Râu A1
Dài từ 23-25 đốt,
có thể dài từ cuối
ngực đến cuối
chạc đuôi
Chân
Giống các chân
ngực V
ngực khác
Khu vực Sống nổi, hiếm
sống
thấy ở vùng triều

Bộ Cyclopoida
Phần trước cơ thể

dài hơn phần sau
rất nhiều
Giữa đốt ngực IV
và đốt ngực V
Có hai túi trứng
mang ở hai bên
Ngắn từ 6-17 đốt,
dài từ đốt ngực
thứ 3 đến cuối
ngực
Chân ngực V tiêu
giảm
Sống ở vùng
triều, chỉ một ít
sống nổi

Bộ Harpacticoida
Phần trước cơ thể chỉ
hơi dài hơn phần sau
Điểm co thắt không rõ
ràng giữa đốt ngực IV
và đốt ngực V
Thường chỉ có một túi
trứng mang ở giữa
Rất ngắn, có 5-9 đốt dài
từ đốt đầu thứ 5 đến
cuối đầu
Chân ngực V tiêu giảm
Sống ở vùng triều, trên
thực vật lớn và cả nền

đáy

2. Tổng quan về bộ Harpacticoida thuộc Copepoda
Hầu hết các lồi thuộc bộ Harpacticoida tìm thấy trong một loạt các môi trường
sống bao gồm đất ẩm, nước ngầm, đầm lầy, hồ, cửa sông và đại dương. Chúng thường
sống trong các trầm tích bề mặt hoặc kẽ hoặc được liên kết với một số loại chất nền, và
phần lớn là theo kiểu tồn tại của sinh vật đáy [7].
Harpacticoida là thành phần quan trọng của hệ động vật trong hầu hết các môi
trường nước ngọt, đặc biệt trong lưới thức ăn thủy sản. Chúng có thể là nguồn thức ăn
quan trọng cho giai đoạn cá con của cá ăn thịt và cho các lồi cá đóng vai trị làm thức
ăn cho động vật ăn thịt.
Phân loại Copepoda chủ yếu dựa trên các đặc điểm con trưởng thành. Các loài
thuộc bộ Harpacticoida có kích thước dài khơng q 1mm. Hầu hết các Harpacticoida
chưa trưởng thành có thể được phân biệt với con trưởng thành bởi độ dài tương đối
của hai đốt cuối cùng. Ở con chưa trưởng thành, đốt cuối cùng (hậu môn) dài hơn
nhiều so với đốt trước. Trong quá trình lột xác từ giai đoạn Copepodaite V (CV) sang
con trưởng thành, đốt này phân chia và kết quả là đốt hậu mơn ngắn hơn so với đốt
trước đó.


7

Hình 1.3. Cấu trúc tổng quan cơ thể bộ Harpacticoida
Chú thích: A1: râu 1; A2: râu 2; P1: chân 1; P2: chân 2; P3: Chân 3; P4: chân 4; P5:
chân 5; P6: chân 6; GS (genital somite): đốt sinh dục; CR (caudal ramus): chạc đi;
exp (exopod): nhánh ngồi; end (endopod): nhánh trong; R (rostrum) đỉnh đầu; basis:
gốc.
Những con đực trưởng thành của các lồi thuộc bộ Harpacticoida cơ thể có
mười đốt và có thể dễ dàng phân biệt bằng các ăng-ten gấp khúc ghép nối của chúng.
Chúng cũng có thể có một túi tinh trùng dễ nhận biết, hình hạt đậu trong cơ thể gần

đốt chân 5. Trong hầu hết các chi, chân thứ 6 của con đực trưởng thành (nằm ở rìa
sau của cơ quan sinh dục) rất nhỏ, nhưng lớn hơn chân thứ 6 của con cái.
Con cái trưởng thành (CVI) của hầu hết các loài thuộc bộ harpacticoid có tổng
cộng chín đoạn cơ thể. Ngoại lệ là Phyllognathopus viguieri, trong đó con cái có
mười đoạn cơ thể và con đực có 11. Ở con cái trưởng thành, cơ quan sinh dục đôi
(đốt 6) dài hơn rộng và chân thứ 6, nếu có, cực kỳ nhỏ và nằm ở rìa trước của bộ
phận sinh dục đơi. Chân thứ 5 được phát triển tốt, so với chân của con cái giai đoạn
CV. Ở con cái của nhiều họ như Canthocamptids, Ameirids và các họ khác, nhánh


8
ngồi của chân 5 khơng tách khỏi tấm gốc cho đến khi lột xác thành con trưởng
thành. Dễ nhận biết nhất nếu một con cái mang túi trứng thì đó phải là con cái trưởng
thành [25].
3.
Tổng quan về sinh cảnh cát
Psammon là cộng đồng các sinh vật sống ở bờ cát tại khu vực chuyển tiếp giữa
môi trường dưới nước và đất, chủ yếu là các động vật không xương, sống đáy
(meiofauna) như rotifer (luân trùng), Gastrotricha (giun), trùng đế giày, vi tảo… Theo
Wiszniewski, ông chia khu vực này thành ba loại [10]:

Hình 1.4. Phân chia mơi trường cát ven sông, suối
- Hydropsammon: cát dọc theo mép nước.
- Hygropsammon: cát ở trên và tiếp giáp với mực nước.
- Eupsammon: phấn tiếp giáp ranh giới ngồi của hygropsammon và chỉ chìm
trong thời gian nước dâng cao.
Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc
* Trên thế giới:
Hiện nay các nghiên cứu về Copepoda trên thế giới đã đạt được những thành tựu
từ rất sớm khi ghi nhận được nhiều loài mới và loài đặc hữu ở nhiều khu vực. Đặc biệt

các nghiên cứu về Copepoda trong đó có Harpacticoida được phát triển mạnh ở các
khu vực châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Có những nghiên cứu mở đầu như nghiên cứu về bộ
Harpacticoida nước ngọt ở New Zealand của Maureen H. Lewis năm 1981 đã ghi nhận
được 16 chi thuộc 7 họ [18]. Vào năm 1997, Ahmed Ahnert đã có một nghiên cứu về
Harpacticoida trong sinh cảnh cát trong lịng sơng, suối tại Brazil, nghiên cứu đã tìm ra
2 lồi thuộc họ Parastenocarididae trong đó có một lồi mới là Forficatocaris sp. ngồi
ra cịn cho thấy sự phân bố cùng với đặc điểm giúp chúng thích ứng được trong cát [1].
Gần hơn thì có nghiên cứu tại Tây Úc của Wonchoel Lee và Rony Huys đã ghi nhận
được một chi mới trong nước ngầm là Ameiridae (Copepoda, Harpacticoida) [17].
Nghiên cứu tại Slovenia của Mori và Brancelj (2008) về các yếu tố môi trường ảnh
4.


9
hưởng đến sự phân bố của của giống Elaphoidella (Copepoda, Harpacticoida), trong
nghiên cứu này cho thấy yếu tố như loại mơi trường, độ dẫn, pH trong nước có ảnh
hưởng đến sự phân bố cũng như mức độ đa dạng của giống Elaphoidella.
Tại khu vực châu Á, các nghiên cứu về đa dạng sinh học của về phân lớp giáp
xác Chân Chèo sống trong nước ngầm còn rất mới mẻ và mở đầu tại Nhật Bản với việc
ghi nhận được 15 loài trong nước ngầm [14]. Những nghiên cứu trong những năm gần
đây đã có nhiều bước tiến quan trong trong việc phát hiện nhiều loài mới trong bộ
Harpacticoida thuộc phân lớp Copepoda. Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Ji Min Lee
and Cheon Young Chang đã tìm thấy hai lồi mới thuộc chi Parastenocaris
(Harpacticoida, Parastenocarididae) từ phía nam Hàn Quốc [16]. Sau đó là các nghiên
cứu tại Thái Lan đã ghi nhận được nhiều loài mới: Thermocyclops parahastatus sp.
Nov, Thermocyclops thailandensis sp. Nov; Elaphoidella namnaoensis n. sp [4];
Elaphoidella sanoamuangae n. sp [24].
* Tại Việt Nam:
Đã có những nghiên cứu về bộ Harpacticoida (Copepoda) tại Việt Nam, nhưng
số lượng các nghiên cứu còn hạn chế. Các nghiên cứu đã đạt được những thành tựu

cống hiến cho khoa học. Tiêu biểu như nghiên cứu của nhóm tác giả Samuel Gómez
và cs. tại Việt Nam và vùng Tây Bắc Mexico đã ghi nhận được 5 loài mới thuộc chi
Diarthrodes (Copepoda, Harpacticoida) [13]. Ngoài ra cịn có nghiên cứu trong hang
động phía Bắc Việt Nam của TS.Trần Đức Lương cùng với Cheon Young Chang đã
ghi nhận được 2 loài mới thuộc bộ Harpacticoida là Microarthridion thanhi n.sp và
Nitocra vietnamensis n.sp [23]. Hiện nay, tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam đã
ghi nhận 105 loài giáp xác chân chèo (Copepoda), trong đó bộ Harpacticoida có 37
loài ở các thủy vực nội địa Việt Nam (bảng 1 phụ lục).
5. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
* Vị trí địa lý:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có
tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp Tây, xã
Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi cực nam, xã
Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng
Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía Đơng đảo
Sơn Chà, thị trấn Lăng Cơ, huyện Phú Lộc.


10
* Địa hình:
Địa hình Thừa Thiên Huế khá phức tạp gồm nhiều dạng: vùng đồi núi, đồng bằng,
biển.
Cấu trúc của địa hình theo chiều ngang từ đơng sang tây gồm: biển, đầm phá,
đồng bằng nhỏ h p, vùng đồi thấp và núi.
Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối địa hình

Thừa Thiên Huế được chia thành các loại:
- Vùng đồi núi
Hệ thống núi của Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75% diện tích của tỉnh, là bộ
phận phía nam của dải Trường Sơn Bắc. Dãy núi phía tây chạy theo hướng tây bắcđơng nam càng về phía nam càng cao dần và bẻ quặt theo hướng tây - đông (dãy Bạch
Mã). Độ cao trung bình từ 500m – 600m, độ cao này tăng dần về phía tây, phía nam và
đơng nam. Những đỉnh cao đều cấu tạo từ đá Granit đỉnh nhọn, sườn dốc: đỉnh Bạch
Mã: 1444m; Động Ngãi 1744m (thượng nguồn sông Bồ), đỉnh núi Mang: 1708m (sau
dãy Bạch Mã), đỉnh Kovaladut: 1360m, đỉnh Relao: 1481m. Các đỉnh núi cao không
nằm ở vùng biên giới mà phân bố phần lớn ở phía nam gần sát biển tạo dáng địa hình
cao dốc về phía biển và thoải về phía Lào. Hệ thống núi thống nhất thành khối liên tục,
sườn dốc, bị sông ngòi cắt xẻ nên khá hiểm trở. Giữa vùng núi cao là những thung
lũng màu mỡ như: lũng A Lưới, lũng A Sầu dọc sông Reolao.
- Vùng đồng bằng duyên hải
Dải đồng bằng duyên hải: được hình thành vào kỷ Đệ tứ chiếm khoảng 15,3%
diện tích đất tự nhiên, bao gồm những cồn cát duyên hải, các bãi phù sa biển, vũng,
phá, các vùng trũng chưa được phù sa bồi đắp đầy đủ. Đồng bằng Thừa Thiên Huế:
h p ngang, nơi rộng nhất khoảng 16 km và h p nhất chỉ 4 km (Cầu Hai). Hoạt động
sản xuất nông nghiệp theo chiều ngang này bị thu h p hơn do hàng năm có sự xâm lấn
của những trảng cát nội đồng và dải cát ven biển. Phía tây đồng bằng tiếp cận với vùng
đồi núi có độ chênh cao khoảng 10m. Đây là vùng có thổ nhưỡng thơ gồm phù sa lẫn
cát sỏi, đất nghèo chất mùn, thực vật tự nhiên chỉ phát triển các loại chịu được hạn
như: chổi, sim, tràm...(sự có mặt của tràm tại đây là một chứng tích của biển khá rõ
nét). Phía đơng là dải đất thấp xuôi về đầm phá ven biển gồm những đồng bằng nhỏ.
Do nguồn gốc hình thành khác nhau nên thành phần vật chất cấu tạo không đồng nhất:
những bãi cát rộng của Phong Điền, những vùng cát xen kẽ giữa các vùng đồi đá gốc
(Phò Trạch, Phong Thu), các đồng bằng h p do phù sa sông bồi tụ như Quảng Điền,
Phú Vang, Hương Thuỷ,...đất khá phì nhiêu, thích hợp để trồng trọt cây lương thực.
-Vùng đầm phá
Là một hệ cảnh quan độc đáo của Thừa Thiên Huế, vùng đầm phá có diện tích
22.040 ha, dài 68 km, bắt đầu từ cửa sơng Ơ Lâu phía bắc chạy song song với bờ biển

đến cửa Tư Hiền, chiều rộng từ 1 đến 6 km. Độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông. Hiện
nay sự lắng tụ phù sa, làm độ sâu của đầm phá đang có chiều hướng cạn dần.


11
Vùng đầm phá Thừa Thiên Huế có giá trị kinh tế lớn, nổi bật là sự phong phú về
nguồn lợi thuỷ sản nước lợ và rừng nước mặn. Đầm phá cùng với hệ thống sơng ngịi
tạo thành một mạng lưới giao thông đường thuỷ nối các vùng từ Bắc đến Nam dọc
theo tuyến biển khá thuận lợi.
* Khí hậu:
- Đặc điểm chung của khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, mưa
theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến, kết hợp với hướng
địa hình và hồn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến việc hình thành một kiểu khí
hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các
yếu tố khí hậu khác.
- Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 250C. Tổng lượng
bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh và dao động trong
khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời qua thiên đỉnh tổng lượng
bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và lần thứ hai vào tháng 7, lượng bức
xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2,
ngay cả tháng lạnh nhất vẫn mang trị số dương. Do tác động của vị trí, địa hình và
hình dạng lãnh thổ, nhiệt độ có sự thay đổi theo khơng gian và thời gian:
+ Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi (Nam Đông và
A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng bằng từ 005C đến 30C.
Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn.
+ Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình thành hai mùa với
sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt.
 Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới

200C. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài từ 30
đến 60 ngày.
 Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C. Mùa nóng bắt đầu
từ tháng IV đền hết tháng IX. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng khá đều trên
các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến tháng I năm
sau.Từ tháng V đến tháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm nhiệt độ tăng
cao, độ ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nơng nghiệp.
 Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 100C.
Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu gần giống với
những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm sâu trong lục địa.
- Độ ẩm
Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và hướng dịch chuyển của các khối khí
theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khơ và ẩm bị lệch pha so với cả nước.


12
+ Từ tháng IX đến tháng III độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và thời
gian hoạt động của khối khơng khí lạnh biến tính từ biển Đông tràn vào lãnh thổ.
+ Từ tháng IV đến tháng VIII : độ ẩm dưới 90%. Tuỳ theo cường độ hoạt động của gió
mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới 45%. Sự hạ thấp độ ẩm
cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt động của sinh vật bị ức chế,
đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nơng
nghiệp.
- Gió mùa và mưa
 Gió mùa
+ Gió mùa Đơng Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa châu Á, mang
theo khơng khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn địa hình, cùng hoạt
động của frông lạnh làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa
đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam.

+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt qua dãy
Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp độ ẩm tại Thừa
Thiên Huế .
 Mưa
+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung bình trên 3000mm,
song phân bố không đều. Mưa phần lớn tập trung vào tháng X và XI, trong khoảng
thời gian này bão thường xuất hiện gây nên những cơn lũ lớn.
* Thủy văn
Do cấu tạo địa chất, địa hình, và tính chất nhiệt-ẩm, mưa theo mùa, sơng ngịi của
Thừa Thiên Huế có các đặc điểm sau :
+ Phần lớn các sông đều bắt nguồn từ phía đơng của Trường Sơn, chảy theo hướng
Tây-Đơng, đầu nguồn độ dốc lớn, ở hạ lưu sông chảy quanh co, độ dốc thấp và
cửa sông h p.
+ Diện tích các lưu vực sơng khơng lớn, lớn nhất là sơng Hương với diện tích lưu
vực khoảng 1626 km2. Lớp phủ thực vật miền núi của các sông đang bị nghèo đi,
dễ gây lũ quét và ngập úng cho vùng đồng bằng.
+ Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa, lượng nước các sông thay đổi và chênh
lệch lớn theo mùa trong năm.
Bảng 1.2. Lưu lượng trung bình theo mùa của các sơng chính tại Thừa Thiên Huế
Sơng
Lưu lượng TB tháng IV: m3/s Lưu lượng TB tháng XI : m3/s
Sơng Bồ
11,25
605
Sơng Hương
14
1990
+ Hàm lượng phù sa thấp trung bình 77,5g/m3. Lượng phù sa thay đổi theo mùa :
mùa khô có lượng phù sa thấp và tăng cao vào mùa mưa



13
Các sơng chính: Sơng Ơ Lâu, sơng Bồ, sơng Hương, sơng Truồi,Thừa Thiên
Huế lượng mưa trung bình năm lớn, cân bằng ẩm luôn luôn dương cho nên lượng nước
ngầm rất lớn. Nước ngầm phân bố khá rộng trừ các vùng có cấu tạo địa chất là các
khối đá nền granit hoặc đá vơi.
Hồ thiên nhiên ở Thừa Thiên Huế có diện tích khơng lớn lắm. Trong những năm
gần đây do nhu cầu phát triển kinh tế và trị thủy nhiều hồ nhân tạo đã được xây dựng
phân bố phần lớn đầu nguồn sông. Vấn đề này mang lại những hiệu quả tích cực cho
sản xuất và đời sống. Tuy vậy, không tránh khỏi sự biến đổi môi trường tự nhiên-xã
hội [8].


14

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bộ Harpacticoida thuộc phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) tại sinh cảnh
cát ven hồ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành định loại và mơ tả các lồi thuộc bộ Harpacticoida trong sinh cảnh cát tại
khu vực và so sánh đặc điểm với những loài tương đồng.
- Đánh giá các chỉ tiêu môi trường trong sinh cảnh cát tại các điểm thuộc khu vực
nghiên cứu (nhiệt độ, độ dẫn điện, oxi hòa tan, pH, nồng độ nitrat, photphat, amoni).
- Đánh giá sự tương quan giữa điều kiện môi trường trong lớp cát với mật độ cá thể
của các loài thuộc bộ Harpacticoida.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu

Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Khu vực thu mẫu: tại các bờ cát ven hồ Bàu Thiềm, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thời gian thu mẫu: từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 10 năm 2018.
- Mẫu động vật: Tiến hành thu mẫu định lượng và định tính tại kiểu sinh cảnh cát là
hygropsammon (lớp cát tính từ mép nước đến cách mép nước 10cm). Mẫu được thu
bằng cách lấy lớp cát bề mặt với chiều sâu 3cm rồi lọc cát thu được qua 2 lớp lưới có


15
kích thước là 100 µm và 25 µm. Mẫu động vật được bảo quản trong cồn 50% và
Formaldehyd (5%).
- Mẫu nước: Các kĩ thuật lấy mẫu nước và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu giữ
mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn:
+ TCVN 6663-11:2011(ISO 5667-11:2009), Chất lượng nước – Lấy mẫu –Phần 11:
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
+ Mẫu nước được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985)
Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- Mẫu cát: Tiến hành lấy lớp cát bề mặt tới độ sâu 3cm bỏ trong lọ đựng mẫu.
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích chất lƣợng môi trƣờng
- Xác định độ pH, độ dẫn điện, oxy hòa tan (DO), độ đục bằng máy đo đa chỉ tiêu V2
6920.
- Phân tích hàm lượng nitrit, nitrat, photphat, amoni trong mẫu nước:
+ Xác định nitrat trong nước bằng natrixalixilat (TCVN-1995).
+ Xác định hàm lượng nitrit trong nước bằng thuốc thử griess (TCVN 5942–
1995).
+ Xác định Photphat trong nước bằng thuốc thử Sunfo-molypdic.
+Xác định NH4+ trong nước bằng thuốc thử nessler.
Tất cả các mẫu được tiến hành so màu bằng máy UV-VIS UVD-3200.
2.3.3. Phân tích phân loại
Định loại bằng phương pháp so sánh hình thái, tiến hành giải phẫu các phần phụ

của mẫu trên kính hiển vi điện tử, sau đó chụp hình trên kính hiển vi có hỗ trợ camera
ở vật kính x10 và x20. Tiến hành vẽ minh họa bằng phần mềm Inkscape 0.92.4. Định
tên loài theo các tài liệu phân loại học chuyên ngành trong và ngoài nước: An
annotated checklist and keys to the species of Copepoda Harpacticoida (Crustacea) của
J.B.J. Wells [20]; Keys to Nearctic Fauna Thorp and Covich’s Freshwater
Invertebrates của James H. Thorp và D. Christopher Rogers [11].
2.3.4. Phƣơng pháp đếm mật độ cá thể
Đầu tiên, loại bỏ cặn, rác trước khi đếm mẫu. Sau đó cô đặc mẫu đã làm sạch
đến khoảng 20ml rồi hút ra 10 ml mẫu đã cô đặc bằng pipet. Tiến hành đếm hết các
các thể có mặt trong 10ml mẫu được hút ra. Mật độ cá thể được xác định bằng công
thức sau:
X (cá thể /m3) = (T*2*1000)/Vmt


16
Trong đó:
X: số lượng động vật phù du (cá thể/cm3)
T: số cá thể đếm được trong 10ml mẫu
Vmt: thể tích mẫu thu qua lưới lọc ban đầu (339,12cm3)
2.3.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu cát
Tiến hành cân 30g cát đã được sấy khô ở nhiệt độ 600C trong 5 giờ, sau đó đem
lọc qua các lưới có kích thước mắt lưới khác nhau. Đầu tiên lọc qua lưới có kích thước
1 µm để thu sỏi, sau đó 350µm để thu được lượng cát có kích thước >350 µm, tiếp đến
là lưới có kích thước 250µm để thu được lượng cát có kích thước >250 µm và <250
µm. Sau đó đem cát đã lọc theo từng loại lưới đi cân. Tiến hành phân tích phần trăm
của các loại cát khác nhau có trong mẫu.
Bảng 2.1. Phân loại hạt cát theo kích thước [21]
Kích thƣớc (mm)
>1
1-0.5

0.5-0.25
0.25-0.125

Loại cát
Sỏi
Cát thơ
Cát trung bình
Cát mịn

2.3.6. Phƣơng pháp chuyên gia
Loài sau khi định danh sẽ được chuyên gia về Copepoda (Giáo sư Anton
Brancej thuộc trường đại học Nova Gorica, Slovenia) kiểm tra xác nhận.
2.3.7. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Số liệu của đề tài được thống kê mô tả và phân tích tương quan ma trận bằng
phần mềm SPSS. Đánh giá mối liên hệ từ hệ số tương quan như sau:
Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ tương quan theo hệ số tương quan
R< 0.3

Tương quan ở mức thấp

0.3 ≤ R ≤ 0.5

Tương quan ở mức trung bình

0.5 ≤ R ≤ 0.7

Tương quan khá chặt chẽ

0.7 ≤ R ≤ 0.9


Tương quan chặt chẽ

0.9 ≤ R

Tương quan rất chặt chẽ


×