Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài hoàng tiền (waltheria indica l )ở tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mahaxay Simphathai

NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI
CỦA LOÀI HOÀNG TIỀN (Waltheria indica L.)
Ở TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mahaxay Simphathai

NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH THÁI
CỦA LOÀI HOÀNG TIỀN (Waltheria indica L.)
Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 8420120

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. PHẠM VĂN NGỌT
2. TS. ĐẶNG THỊ NGỌC THANH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Văn Ngọt và TS. Đăng Thị Ngọc Thành.
Kết quả trình bày luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 11 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

MAHAXAY SIMPHATHAI


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và
hỗ trợ thật quý báu của nhiều người.
Lời đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn đến Thầy TS. Phạm Văn Ngọt và Cô
TS. Đặng Thị Ngọc Thanh. Thầy và Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ dạy các
phương pháp tiếp cận khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về thực vật và vi sinh, hỗ
trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, Khoa Sinh học, Phòng Sau Đại học và Quý Thầy Cơ trong phịng thí
nghiệm Sinh thái thực vật đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt quá trình

học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến Sở Giáo dục Tỉnh Champasak, Ban Giám hiệu Trường
THPT Phonesavanh, Lào và đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tơi tham gia
khóa học nâng cao chuyên môn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên lớp Sinh thái học K29 và các em sinh
viên đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình học tập, triển khai và thực hiện nghiên
cứu.
Sau cùng xin được gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, những người thân trong gia
đình, Em Duy, Nguyễn Quốc Vủ, Huỳnh Nuyễn Anh Văn, Minh Châu đã hết lòng
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.

MAHAXAY SIMPHATHAI


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu ..................................................................... 3
1.2. Thơng tin về lồi nghiên cứu ............................................................................ 4
1.2.1. Định loại ..................................................................................................... 4
1.2.2. Mơ tả lồi Hồng tiền ................................................................................. 4
1.2.3. Phân bố ....................................................................................................... 5
1.2.4. Công dụng................................................................................................... 6

1.3. Tổng quan về nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật ................................ 6
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 6
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................. 8
1.4. Về chủng vi khuẩn thử nghiệm ....................................................................... 10
1.4.1. Bacillus cereus .......................................................................................... 10
1.4.2. Escherichia coli......................................................................................... 10
1.4.3. Pseudomonas aeruginosa .......................................................................... 11
1.4.4. Enterococcus faecalis ............................................................................... 11
1.4.5. Staphylococcus aureus .............................................................................. 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 14
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 14
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 14
2.1.2. Địa điểm thu mẫu ..................................................................................... 14
2.2. Sồ đồ qui tình nghiên cứu ............................................................................... 15
2.3. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 15


2.4. Thiết bị - hóa chất ........................................................................................... 15
2.4.1. Thiết bị ...................................................................................................... 15
2.4.2. Hóa chất .................................................................................................... 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 17
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ............................................................ 17
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa .................................................. 17
2.5.3. Phương pháp phân tích tính chất lí hóa của đất ........................................ 18
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật ............................. 18
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thực vật ................................ 18
2.5.6. Mô tả các mẫu thực vật............................................................................. 19
2.5.7. Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng khuẩn .......................................... 19
2.5.8. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu .................................................... 24
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 25

3.1. Đặc điểm môi trường khu vực thu mẫu .......................................................... 25
3.1.1. Đặc điểm thể nền ...................................................................................... 25
3.2. Đặc điểm hình thái, giải phẫu của loài Hoàng Tiền ....................................... 27
3.2.1. Đặc điểm hình thái lồi Hồng tiền .......................................................... 27
3.2.2. Đặc điểm giải phẫu của lồi Hồng tiền ................................................... 32
3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của loài hoàng tiền .................................................... 42
3.3.1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn thơng qua phương pháp
khuếch tán giếng thạch ............................................................................ 43
3.3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn thơng qua phương pháp xác
định nồng độ ức chế tối thiểu. ................................................................. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Các chỉ số về khí hậu tại 2 khu vực khảo sát năm 2019 ......................... 4

Bảng 3.1.

Tính chất, thành phần cơ giới đất tại 3 khu vực khảo sát ..................... 26

Bảng 3.2.

Mật độ cây, chiều cao và đường kính thân cây Hồng tiền .................. 31

Bảng 3.3.


Các chỉ số kích thước trung bình của lá cây Hồng tiền ....................... 32

Bảng 3.4.

Độ dày các lớp mô của gân lá Hoàng tiền ............................................ 33

Bảng 3.5.

Độ dày (μm) các lớp mơ của phiến lá Hồng tiền ................................ 35

Bảng 3.6.

Độ dày (μm)các lớp mơ của thân sơ cấp cây Hồng tiền (n = 20) ....... 36

Bảng 3.7.

Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
tồn cây Hoàng tiền thu ở Hàm Tiến trên khuẩn Bacillus cereus
thử nghiệm ............................................................................................ 43

Bảng 3.8.

Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Tiến Thành trên khuẩn Bacillus cereus thử
nghiệm ................................................................................................... 45

Bảng 3.9.

Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Hàm Tiến trên khuẩn Enterococcus faecalis

thử nghiệm ............................................................................................ 48

Bảng 3.10. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Tiến Thành trên khuẩn Enterococcus
faecalis thử nghiệm ............................................................................... 50
Bảng 3.11. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
tồn cây Hoàng tiền ở Hàm Tiến trên khuẩn Staphylococcus
aureus thử nghiệm................................................................................. 51
Bảng 3.12. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Tiến Thành trên khuẩn Staphylococcus
aureus thử nghiệm................................................................................. 51
Bảng 3.13. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của lá, thân, rễ, toàn cây Hoàng
tiền ở Hàm Tiến trên khuẩn Pseudomonas aeruginosa thử nghiệm ..... 54


Bảng 3.14. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol của lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Tiến Thành trên khuẩn Pseudomonas
aeruginosa thử nghiệm ........................................................................... 54
Bảng 3.15. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ,
toàn cây Hoàng tiền ở Hàm Tiến trên khuẩn Escherichia coli thử
nghiệm ................................................................................................... 58
Bảng 3.16. Giá trị đường kính vịng vơ khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ,
tồn cây Hoàng tiền ở Tiến Thành trên khuẩn Escherichia coli thử
nghiệm ................................................................................................... 58
Bảng 3.17. Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của loài Hoàng tiền ở hai khu vực
thu mẫu trên 3 chủng vi khuẩn Gram dương thử nghiệm (n = 2) ......... 62
Bảng 3.18. Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của loài Hoàng tiền ở hai khu vực
thu mẫu trên 2 chủng vi khuẩn Gram âm thử nghiệm (n=2) ................ 62



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Lồi Hồng tiền (Waltheria indica L.).................................................... 5

Hình 1.2.

Vị trí phân bố của lồi Hồng tiền (Waltheria indica L.) trên thế giới ........... 6

Hình 2.1.

Bản đồ tỉnh Bình Thuận và ba vị trí thu mẫu ........................................ 14

Hình 2.3.

Sơ đồ qui trình nghiên cứu .................................................................... 15

Hình 2.3.

Vị tri lấy lá bánh tẻ trên cây Hoàng tiền dùng cho giải phẫu................ 18

Hình 2.4.

Bột cây .................................................................................................. 20

Hình 2.5.

Mẫu được ngâm ethanol ........................................................................ 20

Hình 2.6.


Quá trình lọc cao chiết .......................................................................... 20

Hình 2.7.

Hệ thơng cơ quay .................................................................................. 20

Hình 2.8.

Cao chiết ethanol thơ ............................................................................. 20

Hình 2.9.

Thu nhận nước sắc của cây Hồng tiền ................................................ 21

Hình 2.10. Thử hoạt tính kháng khuẩn cao chiết .................................................... 22
Hình 2.11. Thử hoạt tính kháng khuẩntheo phương pháp khuếch tán giếng thạch .... 23
Hình 2.12. Thử hoạt tính kháng khuẩn theo phương pháp MIC ............................. 23
Hình 3.1.

Hình thái cơ quan sinh dưỡng ............................................................... 29

Hình 3.2.

Cơ quan sinh sản của lồi Hồng tiền ................................................... 29

Hình 3.3.

Cơ quan sinh sản bất thường của lồi Hồng tiền................................. 30


Hình 3.4.

Sinh cảnh Hồng tiền ở 3 nơi khảo sát.................................................. 31

Hình 3.5.

Cấu tạo đại thể lá Hồng tiền ................................................................ 33

Hình 3.6.

Cấu tạo giải phẫu gân chính lá Hồng tiền ........................................... 34

Hình 3.7.

Cấu tạo giải phẫu phiến lá chính thức Hồng tiền ................................ 36

Hình 3.8.

Cấu tạo chi tiết một phần thân sơ cấp Hoàng tiền ................................ 38

Hình 3.9.

Cấu tạo thân thứ cấp Hồng tiền (khơng có chu bì).............................. 40

Hình 3.10. Cấu tạo thân thứ cấp Hồng tiền (có chu bì)......................................... 41
Hình 3.11. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấpHồng tiền ................................................ 42
Hình 3.12. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ và toàn cây
Hoàng tiền thu ở Hàm Tiến trên vi khuẩn Bacillus cereus ................... 44
Hình 3.13. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ


và toàn cây

Hoàng tiền thu ở Tiến Thành trên vi khuẩn Bacillus cereus ................ 46


Hình 3.14. Biểu đồ so sánh kích thước vịng kháng khuẩn Bacillus cereus của
cao ethanol chiết xuất từ lá cây Hồng tiền thu ở Hàm Tiến và
Tiến Thành ............................................................................................ 47
Hình 3.15. Vòng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ và toàn cây
Hoàng tiền thu ở Hàm Tiến trên vi khuẩn Enterococcus faecalis ........ 48
Hình 3.16. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ

và toàn cây

Hoàng tiềnthu ở Tiến Thành trên vi khuẩn Enterococcus faecalis ....... 49
Hình 3.17. Kích thước vịng kháng khuẩn Enterococcus faecalis của cao
chiết từ thân cây Hoàng tiền mọc ở Hàm Tiến và rễ cây Hồng
tiền mọc ở Tiến Thành .......................................................................... 50
Hình 3.18. Vòng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ

và toàn cây

Hoàng tiền thu ở Hàm Tiến trên vi khuẩn Staphylococcus aureus ....... 52
Hình 3.19. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol từ lá, thân, rễ

và toàn cây

Hoàng tiềnthu ở Tiến Thành trên vi khuẩn Staphylococcus aureus ..... 52
Hình 3.20. Kích thước vòng kháng khuẩn Staphylococcus aureus của cao
chiết từ thân cây Hoàng tiền mọc ở Hàm Tiến và lá cây Hồng

tiền mọc ở Tiến Thành .......................................................................... 53
Hình 3.21. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ

và toàn cây

Hoàng tiền thu ở Hàm Tiến trên vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa ............................................................................................. 55
Hình 3.22. Vòng kháng khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ và toàn cây Hoàng
tiền thu ở Tiến Thành trên vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ........... 56
Hình 3.23. Kích thước vịng kháng khuẩn Pseudomonas aeruginosa của cao
chiết ethanol từ rễ cây Hoàng tiền mọc ở Hàm Tiến và Tiến Thành .... 57
Hình 3.24. Vòng kháng khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ và toàn cây Hoàng
tiền thu ở Hàm Tiến trên vi khuẩn Escherichia coli khơng được
quan sát thấy.......................................................................................... 59
Hình 3.25. Vịng kháng khuẩn của cao ethanol lá, thân, rễ và toàn cây Hoàng
tiền thu ở Tiến Thành trên vi khuẩn Escherichia coli........................... 60
Hình 3.23. Sơ đồ so sánh giá trị nơng độ ức chế tối thiểu của mẫu nước sắc
ở loài cây Hoàng tiền mọc ở Hàm Tiến và Tiến Thành trên 5
chủng vi khuẩn thử nghiệm ................................................................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Một trong những
vai trị đó là chúng chứa những hoạt chất có khả năng phịng ngừa và chữa trị bệnh.
Khác với các loại thuốc hóa dược (thuốc tây), thuốc có nguồn gốc từ thực vật ít
hoặc khơng gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, ngày nay người ta có xu hướng quay
về sử dụng các bài thuốc đông y hoặc những sản phẩm thuốc chiết xuất từ thực vật

trong điều trị các loại bệnh mãn tính và phịng ngừa bệnh. Cây thuốc là một trong
những nhóm tài nguyên thực vật có giá trị quan trọng hàng đầu và đây là tài sản vô
cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho nhân loại.
Trong nền y học cổ truyền Việt Nam và một số nước Châu Á như Trung Quốc
(tỉnh Vân Nam), loài Hoàng tiền (Waltheria indica L.) được sử dụng làm thuốc hạ
tiêu, bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở và viêm tuyến vú. Ở Malaysia, cây được dùng để
chữa ho do có tác dụng làm dịu và long đờm. Ở Philippines, cây được dùng làm
thuốc hạ sốt và trị giang mai. Trong y học cổ truyền ở châu Phi, Nam Mỹ và
Hawaii, Hoàng tiền (Waltheria indica L.) thường được sử dụng chủ yếu là chống
đau, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm kết mạc, vết thương, áp-xe, động kinh, co giật, thiếu
máu, rối loạn cương dương, bệnh bàng quang và hen suyễn. Ở Nam Phi, phụ nữ còn
uống nước sắc từ rễ cây để chữa chứng vô sinh và cơ thể gầy yếu [1].
Tỉnh Bình Thuận là một trong những nơi có hệ sinh thái khô hạn đặc trưng của
cả nước. Tại đây, các lồi thực vật có những đặc điểm thích nghi rất độc đáo để tồn
tại dưới điều kiện khô hạn, ít mưa, thể nền là cát, và có nhiều gió. Hồng tiền
(Waltheria indica L.) là một trong những lồi thực vật mọc nhiều trên thể nền đất
cát tại tỉnh Bình Thuận [2]. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về lồi này ở
Việt Nam chưa được chú ý. Vì thế, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
và sinh thái của loài Hoàng tiền (Waltheria indica L.) ở tỉnh Bình Thuận” được
thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài Hoàng tiền
(Waltheria indica L.) mọc tự nhiên trên vùng đất cát ở tỉnh Bình Thuận.


2
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất từ cây Hoàng Tiền đối với một
số chủng vi khuẩn thử nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Loài Hoàng tiền (Waltheria indica L.) mọc tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Bình

Thuận và hoạt tính kháng khuẩn của lồi này trên một số chủng vi khuẩn thử
nghiệm.
4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát một số đặc điểm môi trường: nhiệt độ, độ ẩm khơng khí, thành
phần lí hóa đất (thành phần cơ giới, chất hữu cơ, pHH20, pHKCl, Ec).
- Khảo sát đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của loài
cây nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá, thân, rễ của loài Hoàng tiền
- Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn (Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Enterococus faecalis) của chiết xuất cây
Hoàng Tiền.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm về hình thái và cấu tạo giải phẫu của cơ quan
sinh dưỡng của loài Hoàng tiền mọc tự nhiên trên vùng đất cát ở huyện Tuy Phong,
TP. Phan Thiết và hoạt tính kháng khuẩn của cao ethanol chiết xuất từ cây Hoàng
tiền.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Bổ sung đặc điểm về hình thái, giải phẫu của loài Hoàng tiền.
- Cung cấp dẫn liệu về hoạt tính kháng khuẩn của cây Hồng tiền làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thu mẫu
Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của
phần còn lại của Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ
107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðơng. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh
Lâm Đồng, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và

phía Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, ở phía Đơng và Nam giáp Biển Đơng với
đường bờ biển dài 192 km. Bình thuận có diện tích tự nhiên chiếm 783.000 ha. Tỉnh
Bình Thuận có một thành phố, một thị xã và 8 huyện; bao gồm: Thành phố Phan
Thiết, thị xã La Gi và các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận
Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và huyện đảo Phú Quý [3].
Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa
hình hẹp ngang kéo theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam, phân hố thành 4 dạng địa hình
chính gồm: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22 %, đồng bằng phù sa chiếm 9,43
%, vùng đồi gò chiếm 31,65 %, và vùng núi thấp chiếm 40,7 % diện tích đất tự nhiên
[3].
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều
nắng, nhiều gió, khơng có mùa đơng và khơ hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân
hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhưng trên thực tế mùa mưa
chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10. Vì vậy, mùa khơ thực tế thường kéo dài.
Khí hậu nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng gió mùa đơng bắc, khí hậu nóng, khơ hạn.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27° C. Lượng mưa trung bình năm 800 - 1.150
mm. Độ ẩm tương đối trong năm 79% [3].
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận, chỉ số về lượng mưa, số
giờ nắng, nhiệt độ trung bình và tốc độ gió trung bình theo từng mùa tại 2 khu vực
thu mẫu vào năm 2019 được thể hiện qua bảng 1.1.


4
Bảng 1.1. Các chỉ số về khí hậu tại 2 khu vực khảo sát năm 2019 5
Nhiệt độ

Tốc độ gió

trung bình


trung bình tháng

tháng (℃)

(m/s)

3114,9

27,7

3,5

3261,3

27,7

2,9

Lượng

Số giờ nắng

mưa (mm)

(giờ)

Phan Thiết

866,8


Tuy Phong

734,6

Địa điểm

Nhìn chung, ở 2 khu vực khảo sát vào năm 2019 có lượng mưa thấp chỉ đạt
734,6 mm ở Tuy Phong và 866,8 ở Phan Thiết. Mưa tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mưa (từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019) tương ứng là 660,9 mm và 840
mm. Khu vực nghiên cứu là vùng ven biển nên có số giờ nắng cao, nhiều gió.
1.2. Thơng tin về lồi nghiên cứu
1.2.1. Định loại
Tên thơng thường: Hồng tiền
Tên khoa học: Waltheria indica L.
Tên đồng danh: Waltheria americana L.
Tên khác: Hoàng tiên; Hoàng tiêu; Hồn tiên; Xà bà.
Họ Trơm: Sterculiaceae
Bộ Bơng: Malvales
Phân lớp Sổ: Dilleniidae
Lớp Mộc lan: Magnoliopsida
Ngành Mộc lan: Magnoliophyta 6 - 9.
1.2.2. Mơ tả lồi Hồng tiền
Cây Hồng tiền là một lồi thực vật có hoa trong họ Trơm, lồi này được Carl
von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 [1]. Cây cao đến 1 m. Lá có phiến
xoan, dài 2 - 4,2 cm, rộng 1,2 - 2,2 cm, màu lục tươi, có lơng hình sao như nhung
màu trắng; cuống mảnh có lơng, lá kèm hình sợi. Cụm hoa chụm, hoa nhiều, nhỏ,
hoa vàng có cuống; đài có lơng dày; cánh hoa dài 4 - 5 mm; nhị 5, chỉ nhị dính



5
thành ống. Quả nang không lông được bao bởi đài, quả rất nhỏ, hình chùy, mang hạt
đơn độc màu đen, có lơng. Ra hoa kết quả tháng 11 đến tháng 6 [1, 7, 8.

Hình 1.1. Lồi Hồng tiền (Waltheria indica L.)

1.2.3. Phân bố
Cây Hồng tiền được tìm thấy chủ yếu ở phía bắc của Nam Phi, kéo dài đến
Namibia, Botswana và Châu Phi nhiệt đới; được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới của thế giới cũ và mới; phát triển ở hầu hết các môi trường sống, bao gồm
đồng cỏ hoặc rừng cây, sườn núi đá và dọc theo các dịng sơng. Ở Việt Nam, cây
thường gặp phổ biến trên đất hoang, dọc đường đi vùng đồng bằng .
Cây Hoàng tiền là loài duy nhất trong chi được phân bố ở miền nam châu Phi.
Loài này khá khác biệt với các lồi Malvaceae khác khi có buồng trứng 1 vị trí,
trong khi các chi khác có 2 hoặc nhiều hơn. Tên chi Waltheria , được sử dụng để
tôn vinh nhà giải phẫu học, nhà thực vật học và bác sĩ người Đức Augustin
Friedrich Walther (1688 Ném1746). Các văn bia cụ thể indica liên kết các loài với
Ấn Độ 8, 16].


6

Hình 1.2. Vị trí phân bố của lồi Hồng tiền (Waltheria indica L.) trên thế giới [10]
1.2.4. Công dụng
Về dược tính, Hồng tiền có vị cay, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng chống
viêm, giải độc. Rễ, lá và tồn bộ cây đã được sử dụng để chống nhiễm trùng lây qua
đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng làm thuốc hạ tiêu, bạch đới, mụn
nhọt ghẻ lở và viêm tuyến vú. Ở Malaysia, cây được xem như là làm dịu và long đờm,
được dùng để chữa ho. Ở Philippines, cây dùng làm thuốc hạ sốt và trị giang mai. Ở

Nam Phi, phụ nữ dùng nước sắc rễ uống chữa vô sinh, cơ thể gầy yếu [1, 8.
1.3. Tổng quan về nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lý của
thực vật với điều kiện sống khô hạn trên môi trường đất cát.
Carlquist (1977) nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ của nhiều lồi thực vật sống
ở các mơi trường khác nhau ở miền Tây Nam Úc. Cơng trình nghiên cứu đã xác
định chỉ số V (V = đường kính của mạch gỗ/số mạch gỗ/mm2) và chỉ số M (M =Vx
chiều dài của yếu tố mạch) cho từng loài thực vật sống ở tầng dưới của rừng Bạch
đàn, sườn núi ven biển, đầm lầy, trên cát và sa mạc; kết quả cho thấy hệ thực vật ở
Tây Nam Úc nói chung là thuộc dạng ưa hạn [11].


7
Soladoye và cs. (2010) đã nghiên cứu về hình thái học của chi Indigofera ở
Nigeria bằng 8 dữ liệu về hình thái (số lá chét, chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài
cụm hoa, chiều dài hoa, chiều dài quả, chiều rộng quả và số hạt) của cây để xác định
mối quan hệ của 7 loài: Indigofera hirsuta L., Indigofera spicata Forssk., Indigofera
suffruticosa Mill., Indigofera tinctoria L., Indigofera trita L., Indigofera
nummulariifolia (L.) Livera ex. Alston và Indigofera macrophylla Schum. & Thonn.
Kết quả cho thấy các tiêu chí về số lượng lá chét, chiều dài lá và chiều rộng của lá có
giá trị quan trọng vào việc định loại các lồi Indigofera [12].
Sandhya và cs. (2010) đã nghiên cứu rễ của lồi Đoản kiếm tía (Tephrosia
purpurea) thu ở Talakona, Thirupathy, Andhra Pradesh, Nam Ấn Độ, đã xác định
các cấu trúc vi phẫu và của bột dược liệu từ rễ cây như yếu tố dẫn, tế bào sợi, tế bào
mô mềm của gỗ [13].
Osman và cs. (2013) đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và dược lý của dịch
chiết methanol từ rễ Waltheria indica được thu hái ở Tandalti, Sudan. Kết quả cho
thấy có hoạt tính cao ức chế các chủng Escherichia coli (70 %), Klebsiella
pneumoniae (60 %), Pseudomonas aruginosa (40 %), Proteus spp. (57,8 %) và

chủng Staphylococcus aureus (55%) [14].
Thành phần các chất ở lá, rễ và thân của loài Hoàng tiềnWaltheria indica được
thu hái từ Moniya, vùng Akinyele của Nigeria cho thấy có các thành phần trong lá
có protein thơ (18,68 %), chất béo thô (2,90 %), carbohydrate (89,99 %) lớn hơn có
ý nghĩa so với trong rễ và thân; thành phần các chất khoáng trong lá nhiều hơn so
với trong rễ và thân: P (0,33 %), Fe (196,63 mg/kg), Zn (46,37 mg/kg), Cu (4,90
mg/kg) và Mn (24,93 mg/kg) [15].
Loài Hoàng tiền Waltheria indica được sử dụng phổ biến ở Nam Phi để điều
trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng ở người. Rễ của Waltheria indica được thu thập từ
quận Capricorn,

tỉnh Limpopo, Nam Phi được chiết xuất với nước, ethanol,

methanol và acetone và được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn với các chủng
Pseudomonas aeruginosa (T3374), Klebsiella pneumoniae (517298), Proteus
vulgaris, Shigella flexineri, Salmonella spp., Enterococcus faecalis, Bacillus cereus
(ATCC

10702),

Bacillus

subtilis,

Streptococcus

viridans

(517141)





8
Staphylococcus aureus (B10808) cho thấy vùng ức chế dao động từ 8,9 ± 0,79 đến
20,2 ± 0,57 và phụ thuộc vào lượng dịch thử nghiệm [16].
Nghiên cứu cấu trúc đặc trưng của tế bào biểu bì ở mặt trên và mặt dưới của lá
10 loài thuộc họ Sterculiaceae được thu hái ở UIH (viết tắt theo Holmgren và
Keuken, 1974), trong đó có lồi Hồng tiền. Kết quả cho thấy ở mặt trên của lá: tế
bào biểu bì của lồi Hồng tiền có hình đa giác, vách thẳng, khí khổng thuộc kiểu
anisocytic; cịn ở mặt dưới lá: tế bào biểu bì có hình đa giác, vách thẳng/cong, khí
khổng thuộc kiểu paracytic. Lá Hồng tiền có tỉ lệ chiều dài/chiều rộng là 1:1; chỉ
số khí khổng ở mặt trên lá là 29,8 %, mặt dưới lá là 23,7 %. Tuy nhiên, công trình
khơng đề cập đến điều kiện sinh thái của các lồi này [17].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật phụ thuộc vào điều kiện mơi
trường. Thực vật hình thành các đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu và sinh
lý để tồn tại và phát triển. Dựa vào sự thích nghi khác nhau về chế độ nước người ta
chia thực vật làm ba nhóm chính: nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây trung sinh, nhóm cây
chịu hạn. Nhóm cây chịu hạn sống ở vùng sa mạc và bán sa mạc, chúng có một số
đặc điểm sau: ít lỗ khí, bề mặt lá nhỏ, đơi khi có dạng gai, bộ rễ dài [18].
Q trình quang hợp của thực vật có quan hệ mật thiết với tất cả các quá trình
trao đổi chất khác của cơ thể và chịu ảnh hưởng của điều kiện mơi trường. Những
lồi thực vật C4 có con đường cố định CO2 theo chu trình Hatch và Slack thích ứng
với điều kiện môi trường khô hạn, ánh sáng mạnh [19].
Nguyễn Bá (2005) đã đề cập đến đặc điểm cây chịu hạn thích nghi với mơi
trường khơ hạn là tỉ lệ cao giữa khối lượng và bề mặt, có nghĩa là lá nhỏ, rắn chắc
và thịt lá dày mô giậu phát triển hơn mơ xốp hoặc chỉ có mơ giậu, khoảng gian bào
nhỏ, hệ gân cứng, ít có các đoạn nối bao bó mạch, lỗ khí nhiều, đơi khi tế bào nhỏ
[20].

Cơng trình của Thiều Lê Phong Lan (2006) nghiên cứu về thảm thực vật khô
hạn ven biển huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận cho biết thân các cây khô hạn ven
biển là cơ quan chịu tác động của gió biển, chống sự mất nước và các nhân tố khí
hậu khác, do đó nó đã hình thành một số đặc điểm thích nghi khá rõ: phần lớn cây


9
gỗ lại có dạng cây bụi, phân nhánh nhiều từ sát gốc và cây thường phát triển theo
chiều ngang; để tăng khả năng chống đỡ của cây trước điều kiện mơi trường, cây
khơ hạn thường mọc thành từng cụm có từ 2 - 3 gốc xoắn vào nhau; để chống sự
mất nước và bảo vệ cây khỏi điều kiện khắc nghiệt như nắng, gió, khơ hạn kéo dài,
thân cây vùng khơ hạn phần lớn có vỏ dày, trên thân có nhiều u nhỏ, các mấu lồi
sần sùi, có gai [21].
Nơng Thị Anh Thư và cs (2017) đã nghiên cứu xác định tên khoa học, đặc
điểm vi phẫu, bột dược liệu của thân và lá của lồi Sóng rắn (Albizia myriophylla
Benth.), thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae, một loài cây thuốc được trồng và mọc
hoang dại nhiều nơi ở tỉnh Thái Nguyên. Loài cây này đã được sử dụng như một vị
thuốc y học dân gian để chữa một số bệnh như zona và các bệnh ngoài da phổ biến
[22].
Phạm Văn Ngọt và cs. (2017) đã nghiên cứu đặc điểm thích nghi về hình thái
cơ quan sinh dưỡng, về cấu tạo giải phẫu lá và thân sơ cấp của 12 loài thực vật: Nở
ngày đất (Gomphrena celosioides), Đa quả cát (Polycarpaea arenaria), Dé bụi
(Breynia fruticosa), Tràng quả Harms (Desmodium harmsii), Kiết thảo thắt
(Christia constricta), Chàm nhím (Indigofera nummulariifolia), Chàm nhẵn
(Indigofera glabra), Đậu hai lá (Zornia gibbosa), Bòng bòng (Calotropis gigantea),
É lớn tròng (Hyptis suaveolens), Cỏ chân gà (Dactyloctenium aegyptium) và Hoàng
tiền(Waltheria indica) sống ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết [2] .
Dương Tiến Thạch và Phan Thị Diệu (2018) đã nghiên cứu đặc điểm hình
thái, giải phẫu thích nghi của 5 loài thực vật sống chủ yếu ở khu vực núi đá ven biển
Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy các lồi thực vật đã

hình thành các đặc điểm thích nghi: có mơ giậu ở lá phát triển mạnh, chiếm tới
92,70 % độ dày lá; biểu bì lá được bao phủ bởi lớp lơng dày hoặc có lớp cutin bảo
vệ nhằm thích nghi với ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, tầng cutin trên và dưới
chiếm đến 4,55 % độ dày lá; cây có chiều cao thấp hoặc nằm trườn sát mặt đất, gỗ
thứ cấp ở thân (cao nhất chiếm 59,21 % bán kính thân) và ở rễ (cao nhất chiếm
78,34% bán kính rễ) phát triển; sợi gỗ và sợi libe phân bố nhiều trong thân giúp cây


10
thích nghi với gió biển thổi mạnh; rễ có số lượng mạch gỗ khá lớn (cao nhất là
183,17 ± 6,15 mạch/mm2) nhằm thích nghi với hạn hán [23].
Dịch Thị Phương Anh và cs. (2015) đã nghiên cứu đặc điểm hình thái giải
phẫu và hoạt tính kháng khuẩn của lồi Màn màn tím (Cleome rutidosperma DC.)
thu thập ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái giải phẫu hiển vi
rễ, thân, lá và hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lồi Màn màn tím trên một số
lồi vi khuẩn nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về loài thực vật làm thuốc này ở
Việt Nam. Bên cạnh đó cao chiết bằng ethanol của cây Màn màn tím ức chế 5
chủng vi khuẩn S. aureus, B. subtilis, S. marcescens, L. plantarum, P. aeruginosa
tùy theo nồng độ và thời gian lắc chiết. Trong đó, cao chiết ức chế mạnh nhất vi
khuẩn L. plantarum, B. subtilis, P. aeruginosa ở nồng độ lần lượt là 100; 150; 50 g/l
sau lắc 72 giờ và vi khuẩn S. aureus, S. macescens ở nồng độ lần lượt là 10 và 150
g/l sau lắc 48 giờ  24 .
1.4. Về chủng vi khuẩn thử nghiệm
1.4.1. Bacillus cereus
Bacillus cereus là trực khuẩn gram dương, hiếu khí, tạo nội bào tử hình ovan,
kích thước 0,5 - 1,5 x 2 - 4 µ. Khơng tạo giáp mơ, khơng có khả năng di động. Vi
khuẩn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên nhiễm vào thức ăn qua đêm hay
trứ lạnh lâu thường gây ngộ độc thực phẩm sinh ra 2 loại độc tố độc tố gây tiêu chảy
(type 1): diarrhoed toxin, độc tố gây nôn mửa (type 2): emetic toxin. Ngồi ra vi
khuẩn cịn một loại enzyme hemolyzin là một loại protein gây độc mạnh có thể gây

chết người. Độc tố ngày có thể trung hịa bởi cholesterol trong huyết thanh nhưng nó
góp phần cho sự phát triển của vi khuẩn.
Bacillus cereus có thể gây ra sự nhiễm trù nhiễm độc khác nhau, thêm vào đó
sự ngộc độc khác do B. cereus gây ra là sự nhiễm trùng máu, viêm màng não và
nhiễm trùng mắt [25].
1.4.2. Escherichia coli
Escherichia coli là trực khuẩn Gram âm, hiếu khí tùy ý, hiện diện trong
đường ruột của người và các loài động vật máu nóng. Hầu hết các dịng Escherichia
coli khơng gây hại và đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định sinh lý đường ruột.


11
Tuy nhiên, có 4 dịng có thể gây bệnh cho người và một số loài động vật là
Enteropathogenic Escherichia coli (EPEC), Enterotoxigenic Escherichia coli
(ETEC), Enteroinvaive Escherichia coli (EIEC) và Enterohaemorrhagic Escherichia
coli (EHEC). Các loài Escherichia coli hiện diện rộng rãi trong môi trường bị ô
nhiễm phân hay chất thải hữu cơ, phát triển và tồn tại rất lâu trong môi trường. Gần
đây, người ta còn chứng minh được rằng Escherichia coli cũng hiện diện ở những
vùng nước ấm, không bị ô nhiễm chất hữu cơ.
Escherichia coli gây bệnh gây ra các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.
Biểu hiện lâm sàng thay đổi từ nhẹ đến rất nặng, có thể gây chết người phụ thuộc
vào mức độ nhiễm, dòng gây nhiễm và khả năng đáp ứng của từng người [26].
1.4.3. Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn hiếu khí Gram âm, tồn tại ở dạng đơn,
bắt cặp hoặc tạo chuỗi ngắn, có khả năng di động với một tiêm mao đơn cực. Là vi
khuẩn hiếu khí bắt buộc, nhưng Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển trong
mơi trường kị khí nếu có NO3– làm chất nhận điện tử, phát triển tối ưu ở 37oC.
Loài này hiện diện phổ biến trong đất, nước, bề mặt cơ thể động thực vật, là loài vi
khuẩn gây bệnh cơ hội trên người. Sự nhiễm bệnh bắt đầu từ khi có những biến đổi
làm suy yếu hệ bảo vệ của tế bào chủ.

Pseudomonas aeruginosa có thể gây nhiều bệnh khác nhau ở người: gây
viêm màng trong tim ở những người có van tim giả; gây viêm đường hơ hấp ở
những người có đường hơ hấp hoặc hệ thống tự bảo vệ bị suy yếu; gây viêm phổi ở
những bệnh nhân có bệnh mãn tính về phổi và bị chứng xung huyết tim; gây nhiễm
trùng đường máu, đường tiết niệu ở những bệnh nhân suy giảm hệ thống miễn dịch
như AIDS, giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu, bỏng nặng; gây viêm tủy xương; gây
nhiễm trùng da, mô mềm… Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn kháng thuốc phổ
biến, do đó là một lồi gây bệnh nguy hiểm, chỉ có một số ít các kháng sinh có tác
dụng đối với giống Pseudomonas là fluoroquinolone, gentamicin, imipenem [27].
1.4.4. Enterococcus faecalis
Enterococcus faecalis liên cầu khuẩn gây tăng tiết dịch âm đạo, gây chết hàng
loạt cá nước ngọt, khả năng kháng kháng sinh cao. Enterococcus faecalis được báo


12
cáo là một mầm bệnh liên cầu khuẩn gây chết các rô phi các hồ ở Thái Lan và Ai Cập.
Để quan sát gây bệnh cho cá tiến hành thí nghiệm nhân tạo trong điều kiện phịng thí
nghiệm. Tất cả 10 mẫu phân lập Enterococcus faecalis đã tạo ra triệu chứng bệnh
trong cá rô phi (O. niloticus). Quan sát dấu hiệu bệnh đầu tiên xuất hiện trong 24h và
khiến các chết trong 72h. Bên cạnh đó khi khả sát tính nhạy cảm kháng sinh của
Enterococcus faecalis cho thấy đây là một loài kháng nhiều loại kháng sinh [27].
1.4.5. Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus hay Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương
kỵ khí tùy nghi, và là ngun nhân thơng thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các
loài tụ cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở
cả mũi và da. Khoảng 20% dân số loài người là vật mang lâu dài của
Staphylococcus aureus và tỉ lệ có thể lên tới 80% đối với những người làm việc ở
các cơ sở y tế, những người sử dụng kim tiêm thường xuyên (như bệnh nhân tiểu
đường), bệnh nhân nằm viện và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Sắc tố
carotenoid staphyloxanthin đóng vai trị là một tác nhân độc hại có tính chất chống

ơxy hóa giúp cho vi sinh vật không bị chết bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử
dụng bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ
thống miễn dịch của cơ thể ký chủ [28].
Tụ cầu vàng có thể gây nên nhiễm trùng đa dạng ở phổi, xương, tim, nhiễm
khuẩn huyết và đóng vai trị quan trọng trong những khuẩn bệnh viện có liên quan
đến truyền dịch, ống thở, nhiễm khuẩn vết bỏng và nhiễm khuẩn vết mổ. Vi khuẩn
Staphylococcus saprophyticus thường là căn nguyên gây nhiễm trùng tiết niệu tiên
phát, là loài gây nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao thứ hai (sau tụ cầu vàng) ở bệnh nhân
nhiễm khuẩn vết bỏng. Liên cầu beta tán huyết (beta - hemolytic) đóng vai trị quan
trọng trong các biến chứng viêm màng cơ tim và khớp.
Các tác giả trong nước cho thấy, nhiễm khuẩn do chấn thương, nhiễm khuẩn
ngoại khoa hay nhiễm khuẩn vết bỏng tỷ lệ vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là
Staphylococcus aureus thường gặp nhiều hơn các nhiễm khuẩn phổi và nhiễm
khuẩn đường tiết niệu. Nguyễn Văn Hiếu (2008), nhiễm khuẩn vết bỏng có tỷ lệ vi
khuẩn Gram (+) là 31,3%, cao hơn nhiều so với nhiễm khuẩn phổi (6,2%), nhiễm


13
khuẩn vết mổ(12,1%) và tỷ lệ phối hợp cao nhất là Pseudomonas aeruginosa với
Staphylococcus aureus [29].
Như vậy, cho đến nay việc nghiên cứu về đặc điểm loài Hoàng tiền ở nước ta
chưa đầy đủ; chưa có cơng trình nào nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của lồi
này.


14

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực địa thu mẫu 4 đợt:
+ Đợt 1: tháng 9 năm 2019.
+ Đợt 2: tháng 12 năm 2019.
+ Đợt3: tháng 6 năm 2020.
+ Đợt 4: tháng 9 năm 2020
2.1.2. Địa điểm thu mẫu
Mẫu được thu tại vùng đất cát thành phố Phan Thiết và huyện Tuy Phong thuộc
tỉnh Bình Thuận. Mẫu được thu ở 3 địa điểm:
- Điểm 1: Đồi cát ở Xã Hàm Tiến, TP. Phan Thiết
- Điểm 2: Đất canh tác nông nghiệp bỏ hoang ở huyện Tuy Phong;
- Điểm 3: Đất cát ở Xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết.

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Bình Thuận và ba vị trí thu mẫu 4


15
2.2. Sồ đồ qui tình nghiên cứu

Hình 2.3. Sơ đồ qui trình nghiên cứu
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu đất thu tại khu vực nghiên cứu: mỗi địa điểm nghiên cứu (ở tầng 0-30 cm;
30- 60 cm); tổng hợp 3 địa điểm là 5 mẫu đất.
- Mẫu cây Hoàng tiền được thu hái ngoài tự nhiên tại huyện Tuy Phong; xã Hàm
Tiến, TP. Phan Thiết và xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thu mẫu
20 (lá, thân, rễ) từ những cây khác nhau ở mỗi địa điểm để nghiên cứu cấu tạo giải
phẫu.
2.4. Thiết bị - hóa chất
2.4.1. Thiết bị
Sử dụng các thiết bị hiện có của phịng thí nghiệm Thực vật – Sinh thái, Vi
sinh,Khoa sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2.4.1.1. Thiết bị dùng trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh thái đất
- Máy GPS
- Máy đo pH


×