Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở sông vàm cỏ đông thuộc tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thuý Lan

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SƠNG
VÀM CỎ ĐÔNG THUỘC TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Thuý Lan

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LỒI
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở SƠNG
VÀM CỎ ĐÔNG THUỘC TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số

: 8420120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TỐNG XUÂN TÁM



Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào trước đây.
Những thơng tin tơi thu thập để sử dụng làm tài liệu tham khảo được ghi rõ
trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
HỌC VIÊN
Phạm Thị Thuý Lan


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Tống Xuân Tám - người đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận
văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn q Thầy Cơ của Trường, Phịng Sau đại học,
Khoa Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An và nhân dân
địa phương ở khu vực nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
luận văn này.
Qua đây, tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân,
bạn bè và CN. Huỳnh Thị Thanh Hiền đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
HỌC VIÊN


Phạm Thị Thuý Lan


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ và tỉnh Long An ....................................... 3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ............................................................ 3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở tỉnh Long An ................................................... 5
1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Long An ..................................................... 6
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm xã hội ....................................................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An ................... 9
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 11
2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu..................................................... 11
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 11
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 11
2.1.3 Tư liệu nghiên cứu .................................................................................. 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu cá .......................................................................... 12
2.2.1. Ngồi thực địa ........................................................................................ 12
2.2.2. Trong phịng thí nghiệm ......................................................................... 14
2.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước ............................ 17

2.2.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn........................................................... 18
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 19
3.1. Khảo sát một số chỉ tiêu của nước sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An ....... 19
3.1.1. Độ mặn ................................................................................................... 19


3.1.2. Độ pH ..................................................................................................... 19
3.2. Thành phần loài cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An .................... 20
3.2.1. Danh sách các lồi cá ở sơng Vàm Cỏ Đơng thuộc tỉnh Long An ....... 20
3.2.2. Thành phần các loài cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An ..... 31
3.2.3. Độ thường gặp của các loài cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh
Long An ................................................................................................ 35
3.2.4. So sánh khu hệ cá sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An với
khu hệ cá khác ....................................................................................... 36
3.2.5. Tình hình các lồi cá trong Sách Đỏ trên sơng Vàm Cỏ Đông
thuộc tỉnh Long An ............................................................................... 38
3.3. Đặc điểm phân bố cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An................. 39
3.3.1. Phân bố theo mùa ................................................................................... 39
3.3.2. Phân bố cá theo độ mặn của nước .......................................................... 40
3.4. Vai trò của các lồi cá trên sơng vàm cỏ đơng thuộc tỉnh Long An ............. 41
3.4.1. Các lồi cá có giá trị thực phẩm ............................................................. 41
3.4.2. Các lồi cá có giá trị làm cảnh ............................................................... 42
3.4.3. Các lồi cá có giá trị khác ...................................................................... 42
3.4.4. Tình hình khai thác, nguyên nhân ảnh hưởng và các biện pháp bảo
vệ, phát triển nguồn lợi cá ................................................................................ 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 50
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chú giải

CS

Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KBVCQ

Khu bảo vệ cảnh quan

KVNC

Khu vực nghiên cứu

NCKH

Nghiên cứu khoa học

Nxb

Nhà xuất bản

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Độ mặn (‰) lớn nhất tính đến ngày 30/4/2020 tại một số trạm
trên hệ thống sông Vàm Cỏ các năm 2016 - 2020 ................................ 10

Bảng 2.1.

Thời gian thu mẫu ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An ............ 11

Bảng 2.2.

Địa điểm thu mẫu cá và nước ............................................................... 11

Bảng 2.3.

Thang đánh giá độ thường gặp ở cá ...................................................... 16

Bảng 2.4.

Giới hạn nước tự nhiên theo Karpevits, A.F......................................... 17

Bảng 3.1.

Biến động độ mặn (‰) theo không gian và thời gian .......................... 19


Bảng 3.2.

Biến động pH theo không gian và thời gian ......................................... 20

Bảng 3.3.

Danh sách các loài cá trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh
Long An ................................................................................................ 21

Bảng 3.4.

Tỉ lệ các họ, giống, loài thuộc các bộ cá ở KVNC ............................... 31

Bảng 3.5.

Tỉ lệ các giống, loài thuộc các họ cá ở KVNC ..................................... 31

Bảng 3.6.

Độ thường gặp của các loài cá ở KVNC .............................................. 35

Bảng 3.7.

Bảng so sánh các đơn vị phân loại cá ở KVNC với các khu hệ
cá khác .................................................................................................. 37

Bảng 3.8.

So sánh mức độ gần gũi về thành phần loài với khu hệ cá khác .......... 37


Bảng 3.9.

Các lồi cá ở KVNC có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong
Danh lục Đỏ IUCN (2020).................................................................... 38

Bảng 3.10. Danh sách các lồi cá có tầm quan trọng tại KVNC ............................ 42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Long An ................................................................................. 6
Hình 1.2. Hệ thống sơng Vàm Cỏ ............................................................................. 9
Hình 2.1. Các điểm thu mẫu cá và mẫu nước trên sơng Vàm Cỏ Đơng thuộc tỉnh
Long An .................................................................................................. 12
Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương ........................................................ 14
Hình 3.1. Tỉ lệ họ, giống, lồi trong các bộ cá ở KVNC ........................................ 34
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ % về độ thường gặp các loài cá ở KVNC .......................... 36
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh số lượng các lồi cá theo mùa ở KVNC ....................... 40
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh số lượng các loài cá theo độ mặn ở KVNC .................. 41


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Long An là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt, có đường biên
giới với Campuchia với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ).
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ, có chung đường ranh
giới với Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống giao thơng đường bộ quan trọng như:

quốc lộ 1A, quốc lộ 50, quốc lộ 62,... Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và
đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát
triển. Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sơng Mê
Kơng và Đồng Nai. Với vị trí là một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, Long
An có hệ thống sơng ngịi chằng chịt với tổng chiều dài 8912 km. Đây chính là điều
kiện thuận lợi cho Long An phát triển về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch [1].
Sông Vàm Cỏ Đông là một trong hai nhánh của sông Vàm Cỏ thuộc hệ thống
sông Đồng Nai. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh
(thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam) và vào địa phận Long An. Sông chảy qua
các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước của tỉnh Long An với
chiều dài khoảng 86 km. Vàm Cỏ Đông sau đó hợp lưu với sơng Vàm Cỏ Tây để
tạo nên sơng Vàm Cỏ, rồi đổ ra biển Đơng. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ nên rất
thuận tiện cho việc lưu thơng bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi
về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở
Đồng bằng sơng Cửu Long). Ngồi ra, sơng cịn là nguồn nước tưới tiêu trong nơng
nghiệp. Sơng có nguồn lợi về thủy sản phong phú, khá đa dạng về thành phần các
loài thủy sản đặc biệt là cá với những loài cá nước ngọt [1], [2].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các Khu công nghiệp, khu du lịch trên
địa bàn phát triển ngày càng nhiều, hoạt động khai thác cát trên sông và hoạt động
sản xuất nông nghiệp làm ảnh hưởng đến chất lượng nước cùng với diễn biến phức
tạp của biến đổi khí hậu, sự xâm nhập mặn đã làm khu hệ cá ở sơng này bị ảnh
hưởng, có thể bị suy giảm về thành phần loài. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng


2
thì sự khai thác nguồn lợi cá của con người ngày càng đa dạng về hình thức, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến khu hệ cá. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và
nguồn gen cá ở đây là cần thiết nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của
cộng đồng.
Vì vậy, nghiên cứu thành phần lồi và độ đa dạng của cá ở sông Vàm Cỏ

Đông thuộc tỉnh Long An rất quan trọng, cung cấp những dẫn liệu về thơng tin các
lồi cá, góp phần đánh giá được nguồn lợi cá trên sông này ở thời điểm hiện tại và
có biện pháp bảo tồn, duy trì sự đa dạng của khu hệ cá ở đây.
Từ các lí do trên, đề tài “ Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá
ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh
Long An.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu cá và mẫu nước thu được ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Thu mẫu cá ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An. Định danh các loài
cá thu được, phân loại và sắp xếp theo bảng hệ thống, và xây dựng bộ sưu tập cá thu
được.
2. Thu mẫu nước và đo pH, độ mặn của nước. Thống kê các loài cá thu được
theo mùa, theo độ mặn của nước.
3. Đánh giá tần số xuất hiện về thành phần và số lượng các lồi cá ở sơng Vàm
Cỏ Đơng thuộc tỉnh Long An; Tìm hểu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động.
5. Phạm vi nghiên cứu
Các loài cá và mẫu nước thu được tại bốn địa điểm đại diện KVNC qua 6 đợt
lấy mẫu từ tháng 9/2019 – 8/2020.
Vì thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ khảo sát, thu mẫu và phân tích
một vài thơng số lí hóa của nước như độ mặn, pH ở bốn địa điểm trên sông Vàm Cỏ
Đông thuộc tỉnh Long An.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ và tỉnh Long An

1.1.1. Lược sử nghiên cứu cá ở Nam Bộ
Trước năm 1975, ở miền Nam có một số cơng trình nghiên cứu về cá nước
ngọt do các cán bộ khoa học người Việt Nam phối hợp với người nước ngoài thực
hiện như: Trần Ngọc Lợi (1964), Fourmanvir (1965), Nguyễn Viết Trương và Trần
Thị Túy Hoa (1972), … trong đó, K. Kuronuma (1961) đã tổng hợp một danh lục cá
ở Việt Nam gồm 139 loài; Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972) đã đưa
ra một danh sách cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long gồm 93 loài [3].
Sau 1975, Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu nhiều và sâu hơn, những cơng
trình nghiên cứu này phục vụ cho công tác nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
bảo vệ đa dạng sinh học của các khu vực, hàng loạt các cơng trình cơng bố như:
Cơng trình nghiên cứu tiêu biểu của Mai Đình Yên và cộng sự (cs) (1992), đã
xuất bản sách “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” thu mẫu tại sơng Đồng
Nai, sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười, U Minh
và Phú Quốc gồm 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ được thu mẫu và
mơ tả [4].
Hồng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp
Mười” đã cơng bố 125 lồi, 66 giống, 34 họ và 6 phân họ, 14 bộ và 4 phân bộ [5].
Hồng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Danh lục về các loài cá nước ngọt
thuộc các vùng nghiên cứu: Đồng Tháp Mười, sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên
nhiên Cát Lộc - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, Bàu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên”
gồm 177 lồi [6].
Nguyễn Hồng Nhung (2003), “Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nội địa Cà
Mau” gồm 179 loài, 125 giống, 56 họ, 17 bộ [7].
Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng
(2008), “Đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long” với 253 loài, thuộc
132 giống, 42 họ và 11 bộ [8].


4
Thái Ngọc Trí, Hồng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang (2012), “Nghiên cứu sự đa

dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang”, từ
năm 2008 đến 2011 đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ [9].
Cao Hoài Đức, Tống Xuân Tám, Huỳnh Thị Kim Thuỷ (2013 - 2014),
“Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở lưu vực sông Cái Lớn - tỉnh
Kiên Giang”, đã xác định được 117 loài cá, thuộc 91 giống, 50 họ, 16 bộ và có 5
lồi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [10].
Lâm Hồng Ngọc (2014), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá
ở lưu vực hạ lưu sông Hậu thuộc tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng” thu được 413
mẫu cá với 113 lồi, xếp trong 87 giống, 47 họ, 16 bộ [3].
Thái Ngọc Trí (2015), “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng
sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự
phát triển kinh tế-xã hội” đã thống kê 216 loài cá thuộc 60 họ, 19 bộ. Ghi nhận mới
6 loài cá thuộc 3 họ, 2 bộ cho khu hệ cá ĐBSCL (4 loài thuộc bộ cá Chép và 1 loài
thuộc bộ cá Vược). Có 19 lồi cá thuộc 11 họ, 8 bộ bị đe dọa ở các mức độ khác
nhau. Trong đó 14 lồi nằm trong sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài nằm trong
danh lục Đỏ IUCN (2014) [11].
Tống Xuân Tám, Đạo Thị Ánh Phi, Nguyễn Ái Như (2019), “Nghiên cứu
thành phần loài và sự phân bố cá ở lưu vực sông Tiền - tỉnh Tiền Giang” đã thu
được 168 mẫu cá thuộc 101 loài, xếp trong 70 giống, 38 họ, 16 bộ, trong đó 3 lồi
có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [12].
Trong những năm qua, một số sách tiêu biểu tổng hợp các kết quả nghiên cứu
về khu hệ cá ở ĐBSCL cũng đã được xuất bản như:
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) với tài liệu “Định loại cá
nước ngọt vùng ĐBSCL” với 173 loài, 99 giống, 39 họ, 13 bộ [13].
Năm 2008, Ủy ban sông Mêkông đã xuất bản cuốn sách: “Field guide to
Fishes of the Mekong Delta” với 363 loài cá phổ biến thuộc lưu vực sông Mêkông
thuộc hai nước Việt Nam và Campuchia [14].
Quỹ Bảo vệ Môi trường Tự nhiên Nhật Bản (NAGAO) đã hợp tác với các
quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam để nghiên cứu khu hệ cá sông



5
Mêkông từ tháng 10/2006 đến tháng 3/2011. Kết quả nghiên cứu đã xác định và lưu
trữ mẫu của 540 loài cá, trong đó có 67 lồi lần đầu tiên được ghi nhận và 21 lồi
chưa được mơ tả ở lưu vực hai dịng sơng vực sơng Mêkơng và sơng Chao Phraya.
Riêng ở ĐBSCL có 292 lồi thuộc 188 giống, 70 họ, trong đó có 151 lồi đặc hữu,
có 5 lồi chưa được mơ tả, 8 lồi chưa định loại được, 62 lồi mới ghi nhận lần đầu
ở lưu vực sơng Mêkơng và Việt Nam và 9 lồi mới ghi nhận lần đầu ở Việt Nam
[4].
Nhận xét: Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về khu hệ cá ở Nam Bộ đã
và đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt trước những tác động của biến
đổi khí hậu, xâm nhập mặn vào mùa khô và hoạt động tác động của con người. Đây
chính là cơ sở khoa học để đánh giá tác động của môi trường lên thành phần loài, sự
phân bố, sự suy giảm nguồn lợi cá ở các sông, khu vực nội địa của Nam Bộ từ đó có
những kế hoạch khai thác cá hợp lí.
Tuy nhiên, khu vực được tập trung nghiên cứu nhiều chủ yếu là sơng Tiền,
sơng Hậu cịn một số vùng chưa được quan tâm nghiên cứu nên chưa có tài liệu
thống kê gần đây về thành phần loài và sự phân bố của các lồi cá hiện nay. Chưa
có nhiều cơng trình với quy mơ tồn diện và đi sâu vào sự biến động số lượng và
thành phần loài do tác động con người, biến đổi khí hậu như: xây hồ chứa nước, làm
đập thủy điện, làm ô nhiễm môi trường nước và sự tăng nhiệt độ, sự xâm lấn của
nước biển.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở tỉnh Long An
Nguyễn Lệ Sa (2019) với cơng trình “Điều tra hiện trạng thành phần loài cá tại
khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An” với 58 loài xếp trong 44 giống,
23 họ, 7 bộ, trong đó có lồi cá Mang rổ (Toxotes chatareus) nằm trong sách Đỏ
Việt Nam (2007) ở mức VU [15].
Hà Thị Thu Hằng (2019), “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố
cá ở hạ lưu sông Vàm Cỏ” đã thu được 353 mẫu cá thuộc 99 loài xếp trong 81
giống, 52 họ, 18 bộ, trong đó có 2 lồi nằm trong sách Đỏ Việt Nam (2007) [16].

Long An có hệ thống sơng ngịi dày đặc, độ đa dạng về cá tương đối cao.
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã tìm kiếm bằng nhiều hình thức khác


6
nhau, nhưng tơi vẫn chưa tìm thấy một cơng trình nghiên cứu nào được thực hiện
một cách quy mô và đầy đủ về thành phần loài và đặc điểm phân bố các lồi cá ở
sơng Vàm Cỏ Đơng thuộc tỉnh Long An. Mặc dù trong cơng trình của Mai Đình
n và cs (1992), “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” có thu mẫu trên sơng
Vàm Cỏ Đơng (tại Tây Ninh, Bến Lức) [4]. Vì vậy, có thể khẳng định rằng đề tài
nghiên cứu của tơi chưa có tác giả nào thực hiện và hồn tồn khơng bị trùng lặp
với bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội tỉnh Long An
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lí
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha. Tọa độ địa lý: 105030' 30''
đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Tỉnh Long
An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa,
Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân
Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An;
có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn [1].

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Long An
(Nguồn: />

7
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ
phía Bắc - Đơng Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sơng Vàm
Cỏ Đơng và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất

của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước [1].
Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh, thường xun bị ngập lụt hàng năm. Khu vực tương đối cao
nằm ở phía Bắc và Đơng Bắc (Đức Huệ, Đức Hịa) [1].
Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thị xã Tân An có một
số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Cịn lại
hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém.
Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất
hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng
tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn [1].
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho
vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng
miền Đơng [1].
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC, cao nhất vào tháng 4 là 28,9 oC,
thấp nhất vào tháng 1 là 25,2oC. Hàng năm, lượng mưa từ 966 -1325 mm trong đó
mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bố không đều,
giảm dần từ khu vực giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây
Nam. Các huyện phía Đơng Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn
làm xói mịn ở vùng gị cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra
ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung
bình hàng năm là 80 - 82 % [1].
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đơng Bắc, tần suất 60-70%. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70% [1].


8
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.

1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều khơng đều của biển Đơng
qua cửa sơng Sồi Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là
13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc
lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm [1].
Triều biển Đơng tại cửa sơng Sồi Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm
nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ
sung đầu nguồn cho 2 sơng Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 235cm tại Tân An và từ 60 - 85cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều
mùa gió chướng đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể
lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm
giảm chi phí sản xuất [1].
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm
trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
1.2.2. Đặc điểm xã hội
Tổng số dân tỉnh Long An đạt 1.688.547 người (2019), mật độ dân số đạt 376
người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị chiếm 16,1%; dân số sống tại nông
thôn chiếm 83,9% [1].
Tỉnh Long An có 28 dân tộc, 11 tơn giáo khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là
Phật giáo [1].
Nơng nghiệp của tỉnh khá phát triển, có nhiều sản phẩm nổi tiếng như như gạo
tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gị Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến
Lức, đậu phộng Đức Hịa, mía Thủ Thừa,... Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông
nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu [1].
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với
những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng với nhiều Khu công
nghiệp lớn ở Bến Lức, Cần Giuộc, Thủ Thừa,... [1].


9
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụ

và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020 [1].
Tiềm năng du lịch: Long An có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Hiện tỉnh
có khoảng 186 di tích lịch sử, có 7/53 di tích được xếp hạng di tích lịch sử như Lăng
Mộ và đền thờ ơng Nguyễn Huỳnh Đức ở Tân An, chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc,
Nhà trăm cột ở Cần Đước, chùa nổi Cổ Sơn ở Vĩnh Hưng. Đây là những nguồn tài
nguyên du lịch quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy
hoạch phát triển du lịch của tỉnh [1].
1.2.3. Đặc điểm tự nhiên sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An
Sơng Vàm Cỏ Đơng có diện tích lưu vực 12 800 km2, chiều dài 218 km, bắt
nguồn từ Campuchia đổ vào Việt Nam qua Tây Ninh, sau đó chảy qua địa phận các
huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước thuộc tỉnh Long An. Độ dài chảy
qua tỉnh Long An khoảng 86 km [2].
Sông Vàm Cỏ Đông có nhiều kênh nối với Vàm Cỏ Tây như kênh Trà Cú
Thượng, kênh Sáng T4, kênh Bà Mía, kênh Thủ Thừa. Hai sông chảy đến ngãy ba
Bần Quỳ thuộc huyện Tân Trụ, tỉnh Long An thì hợp lưu lại thành sơng Vàm Cỏ đổ
ra cửa sơng Sồi Rạp [1], [2].

Sơng Vàm Cỏ

Hình 1.2. Hệ thống sơng Vàm Cỏ
(Nguồn: Google Map)


10
Sơng có độ dốc rất nhỏ, vì vậy thủy triều mang theo nước mặn ảnh hưởng đến
chất lượng nước sông và tình hình sản xuất của nhân dân khu vực này. Các vị trí
càng gần cửa sơng độ mặn càng tăng, độ mặn có thay đổi hàng năm nhưng khơng
q lớn, độ mặn các điểm vào mùa khô cao hơn mùa mưa [1], [2].
Theo dự báo của viện khoa học thủy lợi miền Nam và Trung tâm dự báo khí
tượng thuỷ văn Quốc gia, vào mùa khô năm 2019- 2020, tình hình xâm nhập mặn

tại vị trí Bến Lức trên sông Vàm Cỏ Đông từ tháng 1 đến tháng 5 độ mặn dao động
từ 11 – 19 ‰, hoàn toàn khơng có nước ngọt. Từ đầu mùa khơ đến ngày 30/4/2020,
độ mặn lớn nhất so với cùng kì năm 2018 và một số năm gần đây tại các trạm được
nêu ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Độ mặn (‰) lớn nhất tính đến ngày 30/4/2020 tại một số trạm
trên hệ thống sông Vàm Cỏ các năm 2016 - 2020
Thời gian

Trạm Cầu Nổi
(sông Vàm Cỏ)

Trạm Bến Lức

Trạm Tân An

(sông Vàm Cỏ

(Sông Vàm Cỏ

Đông)

Tây)

Năm 2016

20.2

11.7

9.4


Năm 2017

14.7

2.4

0.7

Năm 2018

12.8

1.3

0.5

Năm 2019

17.3

5.8

4.9

Năm 2020

19.8

15.7


11.5

“Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2019 [17] và TTDB KTTV Quốc gia, 2020
[18]”

Như vậy, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khơ mỗi năm là khác nhau. Tại
trạm Bến Lức thuộc KVNC có độ mặn năm 2020 cao hơn năm 2019 và 2018. Điều
này ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài cá trên sông Vàm Cỏ Đông cũng như
nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp của người dân trong KVNC.


11
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2019 - 8/2020, bao gồm thời gian nghiên cứu
tài liệu, thu mẫu mùa mưa và mùa khơ, phân tích mẫu cá trong Phịng thí nghiệm
Động vật - Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, xây
dựng cơ sở dữ liệu và viết báo cáo.
- Thu mẫu cá: gồm sáu đợt, mỗi đợt trực tiếp thu từ 2 - 3 ngày.
Bảng 2.1. Thời gian thu mẫu ở sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An
Đợt

Thời gian

Mùa

1


Từ ngày 10 - 13/11/2019

Mùa mưa

2

Từ ngày 23 - 25/11/2019

Mùa mưa

3

Từ ngày 09 - 10/01/2020

Mùa khô

4

Từ ngày 20 - 22/02/2020

Mùa khô

5

Từ ngày 02 - 05/05/2020

Mùa khô

6


Từ ngày 23 - 27/07/2020

Mùa mưa

Ghi chú: Thời gian thu mẫu khơng tính ngày đi và ngày về.

- Thu mẫu nước: Đo độ mặn, độ pH lúc thu mẫu.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Thu mẫu cá, mẫu nước và tiến hành phỏng vấn người dân tại bốn điểm đại
diện dọc sông Vàm Cỏ Đông qua các huyện Cần Đước, Tân Trụ, Bến Lức, Đức Hòa
tỉnh Long An. Mỗi điểm thu mẫu thả lưới cách nhau 1 - 2 km, thả lưới 3 lần/1 địa
điểm thu mẫu (bao gồm cả lượt đi và lượt về).
Cụ thể, vị trí thu mẫu được thể hiện trong bảng 2.2 và hình 2.1.
Bảng 2.2. Địa điểm thu mẫu cá và nước
STT

Kí hiệu

Vị trí thu mẫu

Tọa độ thu mẫu

1

Đ01

Xã Lộc Giang, Đức Hòa

N11o0’3’’, E106o17’4’’


2

Đ02

Xã Hựu Thạnh, Đức Hòa

N10o47’37’’, E106o25’41’’

3

Đ03

Xã Thạnh Đức, Bến Lức

N10o38’45’’, E106o27’5’’

4

Đ04

Xã Tân Trạch, Cần Đước

N10o32’10’’, E106o34’7’’


12

Lộc Giang –Đức Hịa

Hựu Thạnh – Đức Hồ


Vàm Cỏ Đơng
Thạnh Đức – Bến Lức
Tân Trạch – Cần Đước

Vàm Cỏ Đông

Vàm Cỏ Tây

Hình 2.1. Các điểm thu mẫu cá và mẫu nước trên sông Vàm Cỏ Đông
thuộc tỉnh Long An
(Nguồn />Địa điểm phân tích mẫu cá: tại Phịng thí nghiệm Động vật - Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Tư liệu nghiên cứu
Mẫu nước và 232 mẫu cá thu được từ những lần đi thu mẫu (trực tiếp và gián
tiếp).
Nhật kí thực địa; điều tra, phỏng vấn, hồ sơ cá; phim, hình chụp mẫu trên sơng
và trong phịng thí nghiệm; những tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu cá
2.2.1. Ngoài thực địa
- Phương pháp thu mẫu cá
+ Thu mẫu định tính: Thu trực tiếp trên các phương tiện đánh bắt như lưới,
vó…Mỗi lồi thu từ 3 - 5 con hoặc hàng chục con ở mỗi địa điểm nghiên cứu là tuỳ
thuộc vào kích thước của cá hoặc mức độ thường gặp. Thu các mẫu cá tươi có hình
dạng đẹp, vây vảy nguyên vẹn, cá tươi màu sắc đẹp, mẫu cá trưởng thành, mẫu cá
đực, cá cái và cá con. Thu tại bến cá hoặc hướng dẫn ngư dân cách thu và đặt thùng
mẫu chứa dung dịch formalin 8% để nhờ thu hộ.


13
+ Thu mẫu định lượng: thu trên từng ngư cụ và đếm số cá thể của từng loài cá

đánh bắt được mỗi lần, ở mỗi địa điểm thu mẫu vào các mùa khác nhau để cho thấy
độ thường gặp.
- Chụp hình cá:
Chọn nền: thường chọn màu xanh dương (lấy tấm vải màu xanh dương). Dựng
các vây cá lên: Dùng tay hoặc kẹp để kéo vây cá lên cho căng (chú ý kéo nhẹ tay để
khỏi đứt vây) sau đó dùng bông tẩm formol 40% cho vào vây cá khoảng 2 phút. Đối
với vây chẵn thì chỉ cần làm 1 bên, cịn bên kia để dẹp xuống cho dễ chụp. Ngồi ra
cịn dùng bơng tẩm formol 40% xoa lên thân cá để cho cá thẳng, cứng cho dễ chụp.
Khay chụp: khay nhôm hoặc nhựa, cho vào đáy một lớp mút hoặc gỗ mềm.
Sau đó cho tấm vải xanh dương phủ lên lớp lót. Đặt cá lên khay cho ngay ngắn, đổ
nước trong cho ngập cá (Tránh sự phản xạ ánh sáng của vảy, da cá khi chụp). Đặt
thước đo để xác định được chiều dài thật của cá. Có thể chụp kèm theo Phiếu ghi
thơng tin về mẫu cá.
Chụp hình: Đặt máy ảnh vng góc với cá, giữ tay thật vững và bấm máy. Chú
ý: Che ánh sáng để tránh tạo bóng khi chụp. Mỗi mẫu cá nên chụp nhiều hình để sau
này lựa chọn hình tốt nhất. Nếu chưa có điều kiện chụp ảnh ngay thì phải bảo quản
trong nước đá để cho cá tươi và giữ được màu sắc.
Ngoài ra cịn phải quay phim, chụp hình sinh cảnh thu mẫu.
Điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi người dân khu vực nghiên cứu (mỗi điểm 4
- 5 người) về mức độ thường gặp cũng như thời gian xuất hiện trong năm của các
loài cá.
- Phương pháp ghi nhãn cá
Ghi nhãn bằng bút chì đen mềm hoặc bút bi nước trên giấy không thấm. Đảm
bảo đầy đủ thông tin: số thứ tự mẫu, tên phổ thông, địa điểm thu mẫu, thời gian thu
mẫu để dễ dàng khi tiến hành định loại cá tại phịng thí nghiệm.
- Cố định mẫu cá:
Sau khi chụp hình xong, cho cá vào ngâm bảo quản trong dung dịch formol
7 - 8%. Đối với các cá thể lồi cá có kích thước lớn thì tiêm formol 10% vào cơ và
ruột.



14
2.2.2. Trong phịng thí nghiệm
- Định loại cá căn cứ vào tài liệu của Mai Đình Yên và cộng sự (1992) [4],
Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) [13], Nguyễn Văn Hảo và cộng sự
[19], [20], [21], Trần Đắc Định và cs (2013) [22],...
- Phân tích hình thái cá theo Pravdin, I.F. (1961) [23], Nielsen, L.A., Johnson,
D.L. (1981) và Rainboth, W.J. (1996) [24] để làm cơ sở định loại.
- Phương pháp phân tích số liệu hình thái cá xương

Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá xương (theo Rainboth W. J., 1996)
- Các chỉ số đo hình thái (tính bằng mm):
 Chiều dài cá (trừ vây đi) (Lo);
 Đường kính mắt (O);
 Khoảng cách giữa hai ổ mắt (OO);
 Chiều dài đầu (T);
 Chiều cao lớn nhất của thân (H).
- Các chỉ số đếm:
 Số lượng tia vây lưng (D);
Vây lưng trước (D1);


15
Vây lưng sau (D2);
 Số lượng tia vây hậu môn (A);
 Số lượng tia vây ngực (P);
 Số lượng tia vây bụng (V);
 Số vảy bên (Sq): Số vảy trên đường bên và số vảy dưới đường bên đặt
phía dưới gạch ngang.
Những tia vây không phân nhánh, không phân đốt, gai cứng, các tia vây biểu

thị bằng chữ số La Mã. Các tia vây phân nhánh và các tia đơn khơng hố xương (tia
mềm) được biểu thị bằng chữ số Ả Rập, cách nhau bởi dấu (.), dao động giữa từng
loại tia vây với nhau biểu thị bằng gạch nối (-). Tia vây cứng, tia vây mềm riêng.
Tia vây thứ nhất là tia vây chìa ra ngồi lớp da.
Kiểm tra mẫu vật đã định loại bằng cách so sánh với mẫu trưng bày tại Phịng
thí nghiệm Động Vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Tra cứu, đối chiếu, tu chỉnh từng tên loài, tên đồng danh (synonym) và sắp xếp
các loài vào trật tự hệ thống phân loại cá theo Froese, R. & Pauly, D. (2020),
Fishbase [25].
- Phương pháp xây dựng bộ sưu tập cá
Định loại xong, bảo quản các mẫu cá trong các lọ chứa dung dịch formalin 810% ngập cá.
Bên ngoài lọ phải dán nhãn cá để trưng bày gồm các thông tin như: địa điểm
lưu trữ mẫu, tên phổ thông và tên khoa học (tên Latinh) của loài, tên giống, họ
(phân họ), bộ (phân bộ), địa điểm thu mẫu, ngày thu mẫu.
- Phương pháp đánh giá độ thường gặp
Đánh giá độ thường gặp theo quy ước của Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân
Tám (2008) [26] ở bảng 2.3: bằng cách tính tổng số cá thể mỗi loài thu được chia
cho tổng số ngư cụ đánh bắt và chia cho tổng số lần đánh bắt trong một ngày; tùy
theo kích thước của cá lớn hay bé mà xếp chúng vào 3 nhóm khác nhau để quy ra
mức độ thường gặp.


16
Bảng 2.3. Thang đánh giá độ thường gặp ở cá
* Đơn vị tính: cá thể / ngư cụ / lần đánh bắt
NHÓM 1

NHÓM 2

NHÓM 3


(L0  10 cm)

10 < L0  20 cm)

(L0 > 20 cm)

-

-

-

-

Rất ít

+

3–5

1–2

0–1

Ít

++

6–9


3–5

2–3

Nhiều

+++

10 – 30

6 – 10

4–5

Rất nhiều

++++

> 30

> 10

>5

MỨC ĐỘ

KÍ HIỆU

Khơng gặp


Chú thích: L0: Chiều dài chuẩn của cá (trừ vây đuôi)

- Phương pháp đánh giá mức độ gần gũi giữa hai khu hệ
Để tính mức độ gần gũi về thành phần loài cá giữa 2 khu hệ nghiên cứu, đề tài
sử dụng công thức của Stugren-Radulescu (1961) [23].

Trong đó:
R: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố.
RS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ loài.
RSS: là hệ số tương quan giữa 2 khu hệ phân bố ở mức độ phân loài.
X(X’): là số loài (phân lồi) có ở khu hệ A mà khơng có ở khu hệ B.
Y(Y’): là số lồi (phân lồi) có ở khu hệ B mà khơng có ở khu hệ A.
Z(Z’): là số lồi (phân lồi) có cả ở 2 khu hệ A và B.
R biến thiên từ -1 đến +1 và được phân chia theo mức độ sau:
+ R = từ -1 đến - 0,70: quan hệ rất gần gũi.
+ R = từ -0,69 đến - 0,35: quan hệ gần gũi.
+ R = từ -0,34 đến 0: quan hệ rất gần ít.
+ R = từ 0 đến +0,34: khác nhau ít.
+ R = từ +0,35 đến + 0,69: khác nhau.
+ R = từ +0,7 đến +1: rất khác nhau.


×