Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trường phổ thông dân tộc nội trú tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Ngọc Hân

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Ngọc Hân

NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ thông
trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ” là cơng trình nghiên cứu
của tác giả. Tác giả xin cam đoan các thông tin của đề tài được viết lại qua q trình
tìm tịi và nghiên cứu nghiêm túc từ các kiến thức lý luận, các cơng trình nghiên cứu
và từ kết quả khảo sát thực tế. Tác giả đã tuân thủ nghiêm túc về qui định nghiên cứu
đề tài cũng như các quy định về trích dẫn tài liệu tham khảo.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót của mình và xin cam đoan sẽ
nghiêm túc ghi nhận ý kiến đóng góp và điều chỉnh cho phù hợp nếu có.
Tác giả
Lê Ngọc Hân


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn Thạc sĩ Tâm lý học “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung
học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ” được hoàn
thành thuận lợi và đúng hạn là một kết quả đúng như mong đợi.
Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của gia đình, thầy cơ và bạn bè. Xin được
phép dùng các xưng hơ khác nhau để bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến với mọi
người.
Con cảm ơn cha mẹ vì đã ln ủng hộ, ln đồng hành và là nguồn động viên
lớn lao trong suốt quá trình con thực hiện đề tài này. Cảm ơn những người thân yêu
trong gia đình đã ln hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho con.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng
dẫn khoa học của mình – PGS. TS. Nguyễn Thị Tứ. Cảm ơn Cô đã đồng hành, dành
rất nhiều thời gian và tâm sức để định hướng, góp ý, nâng đỡ và truyền động lực cho
em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin ơn Quý Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô cùng tất cả các bạn học sinh trường

Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành Phố Cần Thơ đã nhận lời hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện khảo sát tại trường.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô khoa Tâm lý học trường Đại
học Sư phạm Tp. HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của
mình giúp em tích góp được nhiều kiến thức trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Em cảm ơn Q Thầy Cơ phịng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
đã giúp đỡ em cùng cả lớp trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn anh chị, những người bạn đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều trong quá
trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Tuy đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả tâm sức và sự cố gắng của mình
nhưng sẽ khơng tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận được những
đóng góp ý kiến q báu của Q Thầy Cơ, anh chị và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Chân thành cảm ơn !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG................ 6
1.1 Tổng quan việc nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh

Trung học phổ thông ................................................................................... 6
1.1.1 Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.1.2 Ở Việt Nam ........................................................................................... 10
1.2 Hệ thống các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............ 16
1.2.1 Nhu cầu ................................................................................................. 16
1.2.2 Tham vấn tâm lý ................................................................................... 23
1.2.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý ...................................................................... 33
1.2.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ thông .............. 33
1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông ................................ 34
1.3.1 Đặc điểm về hoạt động nhận thức của học sinh Trung học phổ thông
............................................................................................................... 34
1.3.2 Đặc điểm về đời sống xúc cảm – tình cảm của học sinh Trung học
phổ thông .............................................................................................. 35
1.3.3 Đặc điểm sự phát triển nhu cầu của học sinh Trung học phổ thơng ..... 35
1.4 Tiêu chí đánh giá nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ
thông .......................................................................................................... 38


1.4.1 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ thông trong
học tập – hướng nghiệp......................................................................... 39
1.4.2 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thơng trong mối
quan hệ với gia đình .............................................................................. 40
1.4.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ thông trong
mối quan hệ với thầy cô ........................................................................ 41
1.4.4 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trong mối
quan hệ với bạn bè ................................................................................ 41
1.4.5 Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh tham vấn tâm lý về các vấn
đề cá nhân ............................................................................................. 42
1.4.6 Nhu cầu của học sinh Trung học phổ thơng về các hình thức tham
vấn tâm lý .............................................................................................. 42

1.4.7 Nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông về phẩm chất và năng
lực của chuyên viên tham vấn............................................................... 43
1.4.8 Nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông về cơ sở vật chất phục
vụ tham vấn tâm lý................................................................................ 43
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh dân
tộc nội trú .................................................................................................. 43
1.5.1 Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 43
1.5.2 Các yếu tố khách quan .......................................................................... 44

Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 45
Chương 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TẠI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ...................................................................................... 46
2.1 Tổ chức nghiên cứu nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của
học sinh Trung học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thành
phố Cần Thơ .............................................................................................. 46
21.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 46


2.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 46
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 48
2.1.4. Kiểm nghiệm mức độ tin cậy của thang đo .......................................... 50
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung
học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ.
................................................................................................................... 58
2.2.1 Thực trạng về các khó khăn của học sinh Trung học phổ thơng trong
các lĩnh vực ........................................................................................... 58
2.2.2 Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung học phổ
thông trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần Thơ về

nội dung tham vấn tâm lý. .................................................................... 61
2.2.3 Thực trạng nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông trường Phổ
thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các hình thức tham
vấn tâm lý .............................................................................................. 76
2.3.4 Thực trạng nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông trường Phổ
thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần Thơ về phẩm chất và năng
lực chuyên môn của chuyên viên tham vấn. ......................................... 81
2.2.5 Thực trạng nhu cầu của học sinh Trung học phổ thông trường Phổ
thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần Thơ về cơ sở vật chất. ........ 82
2.2.6 Thực trạng về cách thức giải quyết khó khăn của học sinh Trung học
phổ thơng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần Thơ.
............................................................................................................... 83
2.2.7 Thực trạng nhu cầu đến phòng tham vấn tâm lý của học sinh Trung
học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tại Thành phố Cần
Thơ. ....................................................................................................... 84
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn
tâm lý của học sinh Trung học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội
trú tại Thành phố Cần Thơ. ....................................................................... 85


2.4 Kết quả khảo sát các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của học
sinh Trung học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành
phố Cần Thơ .............................................................................................. 89
2.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp ......................................................................... 89
2.4.2 Một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý ............................. 91
2.4.3 Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý của học sinh Trung học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ .............................................................. 94

Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 108
PHỤ LỤC 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

TVTL

Tham vấn tâm lý

THPT

Trung học phổ thông

STT

Số thứ tự

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn


RTX

Rất thường xun

TX

Thường xun

TT

Thỉnh thoảng

IK

Ít khi

KBG

Khơng bao giờ

KCT

Khơng cần thiết

CT

Cần thiết

RCT


Rất cần thiết

AH

Ảnh hưởng

Ghi chú


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thông tin khách thể khảo sát ............................................................ 46

Bảng 2.2.

Mức độ quy đổi tương ứng ĐTB của các câu hỏi 5 mức độ ............ 49

Bảng 2.3.

Kiểm nghiệm mức độ tin cậy của thang đo ...................................... 50

Bảng 2.4.

Mức độ khó khăn của học sinh THPT trong các lĩnh vực ................ 58

Bảng 2.5.

So sánh về các khó khăn của học sinh THPT trường Phổ thông
Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ theo giới tính và lớp .......... 60


Bảng 2.6.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ về tâm lý lứa tuổi thanh niên học
sinh ................................................................................................... 61

Bảng 2.7.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ trong giao tiếp ................................. 62

Bảng 2.8.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ trong các mối quan hệ ..................... 64

Bảng 2.9.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ trong học tập và hướng nghiệp ....... 68

Bảng 2.10.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các vấn đề cá nhân ..................... 71

Bảng 2.11.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc

nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các kỹ năng ................................ 73

Bảng 2.12.

Bảng tổng hợp nhu cầu TVTL của học sinh THPT về các nội
dung .................................................................................................. 75

Bảng 2.13.

Nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các hình thức TVTL ................... 76

Bảng 2.14.

So sánh nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông
dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các nội dung và hình
thức tham vấn tâm lý theo giới tính .................................................. 79


Bảng 2.15.

So sánh nhu cầu TVTL của học sinh THPT trường Phổ thông
dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các nội dung và hình
thức tham vấn tâm lý theo khối lớp .................................................. 80

Bảng 2.16.

Nhu cầu về phẩm chất và năng lực của chuyên viên tham vấn của
học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố
Cần Thơ ............................................................................................ 81


Bảng 2.17.

Nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ tham vấn tâm lý của học sinh
THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ ... 82

Bảng 2.18.

Cách thức giải quyết khó khăn của học sinh THPT trường Phổ
thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ.................................. 83

Bảng 2.19.

Nhu cầu đến phịng TVTL của học sinh THPT trường Phổ thơng
Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ ............................................ 84

Bảng 2.20.

Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm
lý của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành
phố Cần Thơ ..................................................................................... 85

Bảng 2.21.

So sánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu tham vấn tâm
lý của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành
phố Cần Thơ về giới tính và lớp ....................................................... 88

Bảng 2.22.


Nhu cầu của học sinh THPT trường Phổ thông dân tộc nội trú tại
Thành phố Cần Thơ về các biện pháp đáp ứng nhu cầu TVTL ....... 94

Bảng 2.23.

So sánh nhu cầu của học sinh THPT trường Phổ thông dân tộc
nội trú tại Thành phố Cần Thơ về các biện pháp đáp ứng nhu cầu
TVTL về giới tính và lớp.................................................................. 97


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Thực trạng về các khó khăn của học sinh THPT trong các lĩnh vực .. 59


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống ngày càng hiện đại, đời sống con người dần được cải thiện và nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Từ đó, nhu cầu về chăm sóc đời sống tinh thần cũng
được nhiều người quan tâm ở ngồi xã hội nói chung và mơi trường học đường nói
riêng.
Những năm gần đây, chúng ta có thể thấy có nhiều vấn đề đáng được lưu tâm ở
lứa tuổi học sinh, về bạo hành, bạo lực trong nhà trường, những khó khăn trong giao
tiếp bạn bè, với thầy cô giáo và với cả gia đình, đặc biệt hơn áp lực thi cử và bệnh
thành tích đè nặng lên các em học sinh dẫn đến những hệ quả đau lòng mà bản thân
mỗi chúng ta đều cảm thấy nuối tiếc. Đứng trước những vấn đề trên cho thấy rất cần
một mơ hình tham vấn tâm lý cho học sinh để hỗ trợ các em giải quyết những khó
khăn gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống từ đó định hướng các em phát
triển theo hướng tích cực và đem lại nhiều giá trị cho bản thân và cộng đồng.

Thơng tư 31/2017 của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm
lý cho học sinh trường phổ thơng, đó như một bước mở ngoặc mới cho công tác tham
vấn trên cả nước nói chung và với cơng tác tham vấn học đường nói riêng được chi
tiết và chặt chẽ hơn mang lại nhiều hiệu quả tích cực hơn. Qua đó cho thấy tham vấn
tâm lý đã trở thành một nhu cầu mang tính cấp thiết cho sự phát triển học sinh (Bộ
giáo dục và Đào tạo, Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện
công tác tham vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông, 2017b).
Thông tư 16/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục
khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục
phổ thơng cơng lập có nội dung đề cập đến giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn
học sinh với các khu vực khác nhau sẽ có sự phân bố nhân sự khác nhau như với
trường phổ thông cấp tiểu học có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành
phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi vùng sâu hải đảo được sử dụng 6 tiết trên tuần;
từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với
miền núi, vùng sâu, hải đảo được sử dụng 3 tiết trên tuần để thực hiện nhiệm vụ tư


2

vấn học sinh (Bộ giáo dục và Đào tạo, Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT về việc hướng
dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các
cơ sở giáo dục phổ thông công lập, 2017a).
Đề án 32 của chính phủ về Phát triển nghề cơng tác xã hội giai đoạn 2010 –
2020 đã có nội dung nhằm củng cố và mở rộng các dịch vụ tham vấn tâm lý cá nhân
nói riêng và tham vấn gia đình nói chung về nâng cao chất lượng phục vụ cải thiện
đời sống tinh thân của quần chúng thông qua việc củng cố và nâng cao năng lực
chuyên môn của người cán bộ công tác xã hội khi tham gia vào công tác hỗ trợ, tư
vấn tham vấn (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
Tháng 07. 2018 Tập huấn cơng tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ
thông của Bộ GD&ĐT được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của

hơn 200 đại biểu. Buổi tập huấn đã tập trung vào nội dung hướng dẫn khai thác thực
hiện công tác tư vấn tâm lý cho đội ngũ lãnh đạo quản lý để chỉ đạo công tác tư vấn
tâm lý cho học sinh trong trường phổ thơng theo thơng tư số 31/2017/TT-BGDĐT.
Mơ hình tham vấn tâm lý đang được triển khai ở khá nhiều nơi, tuy nhiên chỉ
tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Cần Thơ, chưa có nhiều trường có phịng tham vấn tâm lý để hỗ trợ các em,
các hoạt động về chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh tại các trường phổ thơng
cịn rất ít. Bên cạnh đó, tỉnh cịn có mơ hình trường phổ thơng dân tộc nội trú nơi tập
trung các em học sinh của đồng bào dân tộc Khơme ...các em chưa được biết và chưa
được tiếp cận với các hình thức tham vấn tâm lý. Vì vậy việc tìm hiểu nhu cầu tham
vấn tâm lý của học sinh THPT tại đây là rất cần thiết.
Với các cơ sở lý luận và thông tin thực tiễn trên tác giả chọn đề tài “Nhu cầu
tham vấn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trường Phổ thông Dân tộc nội trú
tại Thành phố Cần Thơ” để làm hướng nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT trường Phổ thông Dân
tộc nội trú tại thành phố Cần Thơ
Dựa vào kết quả khảo sát, đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc trú tại thành phố Cần Thơ


3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh THPT tất cả các lớp khối 10, 11, 12 của trường Phổ thông Dân tộc trú
tại Thành phố Cần Thơ
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT.
4. Giả thuyết nghiên cứu

Học sinh THPT trường Phổ thơng Dân tộc nội trú có nhu cầu tham vấn tâm lý
về hình thức và các nội dung như như học tập, giao tiếp, các mối quan hệ, tâm lý lứa
tuổi và việc lựa chọn nghề trong tương lai nên các em có nhu cầu tham vấn tâm lý.
Có nhiều yếu tố ảnh hướng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường
phổ thông dân tộc nội trú, tuy nhiên các yếu tố cơ bản là trình độ nhận thức của học
sinh, các vấn đề khó khăn gặp phải
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung
học phổ thông.
Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT trường Phổ
thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ.
Đề xuất một số biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý cho học sinh THPT
trường Phổ thông Dân tộc trú tại Thành phố Cần Thơ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý
của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại thành phố Cần Thơ ở các
mặt như: các vấn đề khó khăn, những địi hỏi cần được đáp ứng về nội dung và hình
thức tham vấn tâm lý, nguồn lực con người và cơ sở vật chất…
Về khách thể: Học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố
Cần Thơ
Về địa bàn: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ
Thời gian: từ tháng 12/2018 đến tháng 08/2019


4

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài tiến hành tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận biện chứng, hệ
thống – cấu trúc và hướng tiếp cận thực tiễn.

Tiếp cận biện chứng: nghiên cứu nhu cầu TVTL của học sinh THPT được phân
tích dưới góc độ duy vật biện chứng, những cơ sở được định hướng về nhu cầu, nhu
cầu TVTL đều được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài.
Tiếp cận hệ thống cấu trúc: các vấn đề được nghiên cứu của đề tài đều được đặt
trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
Tiếp cận thực tiễn: đề tài nghiên cứu được sử dụng những căn cứ dữ liệu và số
liệu từ thực tiễn để khảo sát thực trạng nhu cầu TVTL của học sinh THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục tiêu: Khung lý thuyết của đề tài được xây dựng dựa trên sự tổng hợp các
tài liệu và các cơng trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với lý luận cá nhân, tác giả
sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế
cơng cụ nghiên cứu cũng như tồn bộ quá trình điều tra thực trạng nhu cầu TVTL của
học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú tại Thành phố Cần Thơ.
Nội dung: Phân tích, tổng hợp và đánh giá những cơng trình nghiên cứu và các
tài liệu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước về nhu cầu TVTL.
Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên
cứu như: nhu cầu, tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm
lý của học sinh THPT.
Xác định nội dung cho nghiên cứu thực trạng: dựa vào kết quả tổng hợp của
phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như phần lý thuyết chung
của đề tài, tác giả lựa chọn các nội dung khảo sát như: mức độ khó khăn của học sinh
ở các nội dung, nhu cầu TVTL về nội dung, nhu cầu về hình thức TVTL, các yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu TVTL, các biện pháp đáp ứng nhu cầu TVTL, phẩm chất
năng lực của chuyên viên TVTL, cơ sở vật chất, lựa chọn và cách thức đến phòng
TVTL.


5


7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để nghiên cứu thực tiễn, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra như
phỏng vấn bằng câu hỏi mở, điều tra bằng bảng hỏi trong đó phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi là phương pháp chính.
a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục tiêu: nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT
trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thành phố Cần Thơ.
Nội dung: Những nội dung liên quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh
THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thành phố Cần Thơ.
Thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi tự soạn.
b. Phương pháp phỏng vấn
Mục tiêu: Thu thập thông tin trực tiếp và sử dụng thông tin phỏng vấn làm tư
liệu cho đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Sử dụng hình thức phỏng vấn với 5 – 7 câu hỏi mở soạn sẵn xoay
quanh nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT trường Phổ thông Dân tộc nội trú
Thành phố Cần Thơ.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
Mục đích: Xử lý số liệu thống kê làm cơ sở để bình luận số liệu thu thập được
từ phương pháp điều tra bảng hỏi.
Cách thức thực hiện: Sử dụng phần mềm SPSS xử lý kết quả thống kê với các
thơng số có đề cập đến trong đề tài nghiên cứu.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Tổng quan việc nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh Trung
học phổ thông
1.1.1 Trên thế giới

Ngành tâm lý học nói chung và chuyên ngành về tham vấn tâm lý nói riêng được
xem là chun ngành cịn tương đối non trẻ đặc biệt phát triển mạnh và rộng khắp ở
những năm gần đây, khi nhu cầu chăm sóc về đời sống tâm lý của con người ngày
càng được nâng cao.
Vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ngành tham vấn tâm lý khởi
đầu với những nghiên cứu theo trường phái phân tâm, các lý thuyết nghiên cứu về sự
phát triển và sự ra đời của cơng tác hướng dẫn nghề, sau đó tham vấn nghề với sự
phát triển của phong trào sử dụng các thang đo – trắc nghiệm, các lí thuyết nghiên
cứu về tâm lí cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của lí thuyết Phân tâm học vào q
trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người.
Francis Galton (1822 – 1911) và Wilhelm Wundt (1832 – 1920), những nhà tâm
lý học thực nghiệm đầu tiên đã phát triển những phòng thực nghiệm để kiểm tra sự
khác biệt về thể chất của con người như sức mạnh cơ bắp, kích cỡ đầu và thời gian
phản ứng (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Galton (1875) đã nghiên cứu sự khác biệt tâm lý giữa cá nhân và đã trở thành
định hướng khoa học trong lĩnh vực khoa học ở Mỹ (Trần Thị Minh Đức, 2012).
G.Stanley Hall (1846 – 1924) và James Cattell (1860 – 1940) là hai trong những
nhà thực nghiệm Mỹ đầu tiên mở phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học
Pennsylvania vào cuối thế kỉ cùng với đó là phát triển trắc nghiệm đo nhân cách (Trần
Thị Minh Đức, 2012).
Alfred Binet (1857 – 1911) đã phát triển trắc nghiệm kiểm tra trí thơng minh
đầu tiên cho Bộ giáo dục, Cộng hịa Pháp nhằm phân biệt những trẻ “bình thường”
và những đứa trẻ “khơng bình thường” (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Vào những năm trước năm 1900 công tác tham vấn chủ yếu tập trung vào việc


7

cung cấp những phúc lợi nhân đạo căn bản cho những người kém may mắn trong thời
kỳ Cách mạng công nghiệp.

Arbona, C. (1990) thực hiện nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên
người Mỹ gốc Mexico và một số người gốc Puerto Rico ở các nội dung về nguyện
vọng nghề nghiệp, sở thích nghề nghiệp, hành vi cơng việc và trình độ học vấn. Kết
quả cho thấy sinh viên Tây Ban Nha có nguyện vọng nghề nghiệp và giáo dục cao
(Arbona, 1990).
Vào năm 1907, Jesse B. Davis là người đầu tiên thiết lập một cơ sở hướng dẫn
nghề có hệ thống ở tiểu bang Michigan (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Năm 1909 quyển sách mang tên “Cẩm nang hướng nghiệp” được Frank Parson
(1854 – 1908) cho ra đời như một tác phẩm kinh điển mở đầu cho phong trào hướng
nghiệp lúc bấy giờ và đến thế kỷ 21 vẫn còn nhiều người nhớ đến. Phòng tư vấn đầu
tiên trên thế giới đã được F. Parsons thành lập ở Boston vào năm 1908 (Trần Thị
Minh Đức, 2012).
Sang thế kỷ 20 do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào hướng nghiệp và tham
vấn nghề, nên có sự mở rộng của “Phong trào trắc nghiệm” trên nhiều nước thuộc
châu Âu và Bắc Mỹ, lúc bấy giờ ngoài sự trợ giúp trong lĩnh vực tham vấn tâm lý của
trắc nghiệm, người ta còn sử dụng trong quân đội, các trường học, cơ sở kinh doanh
và công nghiệp để đo nhân cách – đo các biểu hiện của sự xúc động, bối rối, đo khả
năng nhận thức, hứng thú, trí thơng minh (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Về mức độ phát triển của các trường phái tâm lý học có các nhà tiên phong như
Sigmund Freund, Anna Freund, Carl Jung, …. Với những cách nhìn mới về sự phát
triển con người giúp cho các nhà tham vấn có thể ứng dụng vào cơng tác tham vấn
giúp thân chủ thoát khỏi những rối nhiễu tâm lý. Nổi bậc ở giai đoạn này là học thuyết
phân tâm của Sigmund Freund với những khám phá về các q trình vơ thức và cơ
chế phịng vệ đi cùng với các thuật ngữ: bản năng xung động, bản ngã và siêu ngã.
Theo E.D. Neukrug sự ra đời của các lí thuyết trắc nghiệm, cơng tác hướng
nghiệp và các lí thuyết tiếp cận trong trị liệu tâm lý là ba nhân tố chính để cấu thành
nghề tham vấn trong giai đoạn này (Trần Thị Minh Đức, 2012).


8


Năm 1930, E.G. Williamson đã cho ra đời một lý thuyết hoàn chỉnh về tham
vấn lấy tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố” với các bước tham vấn: phân tích
đánh giá vấn đề và lập hồ sơ về sự tiếp xúc và trắc nghiệm đối với thân chủ, tổng hợp
và tóm tắt sắp xếp thơng tin để hiểu vẫn đề, chuẩn đoán và làm sáng tỏ vấn đề, tham
vấn và trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết và bước cuối cùng là theo dõi sát sao sự
tiến triển cùng thân chủ (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Thập niên 50 của thế kỷ 20 được xem là thời điểm có ảnh hưởng sâu rộng nhất
đến các nhà tham vấn với các lý thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con
người tạo cơ sở khoa học để nhận biết và giải thích nguồn gốc của hành vi và các
biểu hiện rối loạn tâm lý ở con người như: Thuyết phát triển tâm lý – xã hội, Thuyết
phát triên tư duy trẻ em, Thuyết phát triển đạo đức con người, Thuyết phát triển nhu
câu con người,Thuyết gắn bó mẹ con, Thuyết tổn thương tâm lý,…
Medway, F. J. (1979) đã có bài viết về các nội dung những hiệu quả mà tham
vấn mang lại tập trung ở công tác tư vấn cá nhân, đề xuất nhiều biện pháp hướng đến
thay đổi về thái độ và hành vi, cùng với đó là hướng nghiên cứu sâu hơn để biết được
ảnh hưởng của các mơ hình và quy trình tham vấn cụ thể (Medway, 1979).
Năm 1982 Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ được sáng lập để vào những thập niên
20 các nhà tâm lý học lâm sàng đã tạo ra ảnh hưởng lớn trong việc chăm chữa tâm lý
và tham gia vào hiệp hội với số lượng lớn hơn. Hiệp hội Tâm lý học Hoa kì đã phát
triển phân nhánh Tâm lý học tham vấn của APA giúp chia sẻ nhiều điểm chung về
lịch sử và mục đích với ngành tham vấn (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Năm 1992, Hiệp hội cố vấn Hoa Kỳ (ACA) ra đời với sự sáp nhập của bốn tổ
chức độc lập có chun mơn về tư vấn tâm lý nhằm mục đích tạo nên một tiếng nói
có tầm quan trọng hơn trong lĩnh vực chuyên môn này. Tổ chức này đã trải qua hai
lần đổi tên và đây là tổ chức cung cấp rất nhiều cho tất cả cố vấn tâm lý trên toàn Hoa
Kỳ và ở năm mươi quốc gia khác nhau trên thế giới. ACA có nhiệm vụ chủ yếu là tạo
nên một mạng lưới có hệ thống giúp các thành viên có điều kiện giao lưu và chia sẻ
kinh nghiệm cũng như chia sẻ thông tin thông qua những hội thảo chuyên đề (Trần
Thị Minh Đức, 2012).



9

Vào những năm khoảng cuối thế kỷ XX, ngành Tư vấn tâm lý tại Mỹ đã trở
thành một ngành có hệ thống rõ ràng và đòi hỏi những người muốn hành nghề phải
được đào tạo và giám sát chuyên sâu và bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Mở
đầu là tiểu bang Virginia và rất nhiều trong tổng số năm mươi tiểu bang của Mỹ đều
thực hiện theo quy định này.
Neukrug E.D (1999) đã có những ý kiến nói về tư vấn tâm lý trong trường học
được đề cập trong quyển sách mang tên The World of Couselor, để có thể hỗ trợ tốt
cho học sinh chúng ta cần nắm được đặc điểm tâm lý của cá nhân học sinh và những
tác động của xã hội đang dần ảnh hưởng đến các em thế nào, từ đó tác giả đã đưa một
kế hoạch chi tiết cho tư vấn trong trường học và nội dung đào tạo cho các cố vấn hay
giáo viên kiêm nhiệm. Đây được xem là một nỗ lực rất lớn để viết ra một kiến thức
chi tiết và cụ thể về nhu cầu cần được tư vấn, giúp đỡ của những người trẻ, cụ thể ở
đây là đối tượng học sinh (Neukrug E.D, 1999).
Kesici. S (2007) đã thực hiện một nghiên cứu với học sinh lớp 7 và lớp 8 bằng
các phương pháp nghiên cứu định tính để xác định nhu cầu cần được hướng dẫn và
tư vấn cho học sinh cấp 2 về các nội dung như: hướng dẫn và tư vấn nghề, tư vấn
giáo dục, tư vấn cá nhân. Các kết quả mà nghiên cứu mang lại được khuyến nghị đưa
ra thảo luận và phát triển (Kesici, 2007).
Cuối thế kỷ 20 cho đến nay, tham vấn tâm lý phát triển theo xu hướng đa văn
hóa đồng nghĩa với việc là có nhiều hướng tham vấn như là phân tâm học, hành vi,
nhân văn ,…dù vậy vẫn chỉ hướng đến một nhu cầu tất yếu là hỗ trợ cần thiết cho đối
tượng có nhu cầu giúp đỡ về mặt tâm lý.
Một trong những thay đổi lớn nhất ở giai đoạn hiện nay là tham vấn tâm lý tập
trung vào lĩnh vực văn hóa hay cịn gọi là tham vấn xuyên văn hóa. Whifield,
McGrath và Coleman chỉ ra các yếu tố xác định một mơ hình văn hóa cụ thể.
Với tất cả những bằng chứng cụ thể về nghiên cứu khoa học, những nhà nghiên

cứu tạo nền tảng cho tham vấn tâm lý phát triển thì có thể thấy rằng tham vấn tâm lý
thế giới thật sự trở nên chuyên nghiệp khi có sự ra đời của: các học thuyết nghiên cứu
tâm lý người; các hướng tiếp cận trị liệu với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hoàn chỉnh
cho phù hợp với ngành tham vấn; các tổ chức, Hiệp hội tham vấn ra đời đã xây dựng


10

các quy tắc, chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho người làm cơng tác trợ giúp tâm lý;
các phịng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng đồng, hay trường
học gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lý; các hiệp hội, trường học đào tạp nghề
tham vấn phát triển mạnh, đa dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày
càng khoa học và kiểm sốt chặt chẽ; bằng cấp hóa những người hoạt động trong lĩnh
vực tham vấn chuyên nghiệp theo hướng chuyên sâu.
1.1.2 Ở Việt Nam
Về cơ bản, tham vấn tâm lý đã du nhập vào Việt Nam tương đối lâu, vào khoảng
những 90 của thế kỷ XX thông qua việc hỗ trợ tư vấn qua đường dây điện thoại, các
hoạt động chăm chữa tại bệnh viện tâm thần của sinh viên ngành tâm lý đi kèm với
đó là các hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trường học và các hoạt động cộng đồng
mà khởi đầu là công tác tư vấn cho lời khuyên.
Vào giai đoạn khởi đầu của hoạt động tham vấn tại Việt Nam, Tâm lý học ở giai
đoạn này đã hoạt động được hơn 50 năm với tư cách là nghề dạy tâm lý và nghiên
cứu tâm lý mặc dù cho đến nay vẫn là ngành chưa được cấp mã ngành, dù vậy các
hoạt động tham vấn vẫn mỗi ngày khẳng định chỗ đứng và phát triển trong xã hội
thông qua việc ngày càng nhiều cá nhân hoặc gia đình cần sự hỗ trợ về mặt tâm lý
tìm đến họ giúp đỡ với chức danh “bác sĩ tâm lý”
Nhìn từ lịch sử ngành Cơng tác xã hội trước 1945 tại số bệnh viện phía Bắc như
bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng tham vấn như một kỹ năng quan trọng của Cơng tác
xã hội vào q trình trợ giúp bệnh nhân của một số nhân viên công tác xã hội. Bên
cạnh đó, ở phía Nam vào những năm trước 1975 cùng với hoạt động Công tác xã hội

theo hướng chuyên nghiệp đã có tồn tại các hoạt động tham vấn cho cá nhân, gia đình
tại cộng đồng điển hình là tại trường Đào tạo Cán sự Xã hội Caritas đã triển khai
chương trình đào tạo nhân viên cơng tác xã hội, trong đó cung cấp các kĩ năng tham
vấn cho các học viên (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Vào khoảng cuối những năm 80, 90 của thế kỷ XX các hoạt động tham vấn tâm
lý thường đi kèm với các chương trình cải thiện đời sống và kinh tế cho các đối tượng
thuộc diện chính sách, hoạt động tham vấn đã trở thành một phần nhỏ trong các cơng
tác tình nguyện, cơng tác xã hội nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn của xã hội như


11

đói nghèo, bệnh tật,...giúp đỡ các đối tượng gặp khó khăn như người nhiễm HIV, trẻ
em mồ côi, người già neo đơn với những tổn thương tâm lý sâu sắc cần can thiệp kịp
thời (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Phòng Tư vấn tâm lý đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào
năm 1988 do Tiến sĩ Tâm lý Tô Thị Ánh phụ trách. Những ca tham vấn tâm lý tại đây
giúp đỡ cho đủ mọi thành phần và các nhu cầu được trợ giúp cũng đa dạng. Trọng
tâm là nhiều thân chủ có các vấn đề nghiêm trọng về tâm lý cũng đã tìm đến tham
vấn vì ở đây có dịch vụ trị liệu tâm lý chuyên sâu (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Vào những năm 1995 – 1996, cả nước đã có các Văn phịng Tư vấn như: Văn
phịng Tư vấn quận Hồn Kiếm (Hà Nội), Văn phòng Tư vấn ở Quảng Trị, ở Huế, ở
Thành phố Đà Nẵng và ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó cả nước cũng bắt đầu triển
khai các khóa tập huấn gần như đầu tiên cho trẻ em do Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc
Trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã đặt nền tảng cho hàng loạt các hoạt động tập
huấn nâng cao năng lực tham vấn cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em
sau này.
Từ năm 1997 – 2000 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục xuất hiện các phòng
tham vấn như Phòng Tham vấn HIV, các trung tâm Tư vấn Tình u Hơn nhân Gia
đình, Trung tâm tư vấn Hướng Dương thực hiện công tác tham vấn cả trực tiếp và

tham vấn qua điện thoại, dần dần hoạt động tham vấn ngày càng tập trung đi sâu vào
giải quyết vấn đề tâm lý chứ khơng cịn ở hình thức đưa ra lời khuyên như trước đây.
Song song đó, Tiến sĩ Tâm lý Trần Thị Giồng cũng đã tổ chức các buổi tập huấn về
tham vấn tâm lý cho cán bộ, giáo viên, và giáo dục viên đường phố nhằm mở rộng và
nâng cao chất lượng tham vấn cho các đối tượng (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Vào cuối năm 1988, tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển – Radda Barnen đã tài
trợ kinh phí cho lớp tập huấn tham vấn tâm lý dành cho những người làm cơng tác
tình nguyện trong nhóm Cơng tác xã hội phía Bắc.
Đến thời điểm hiện tại, các dịch vụ của tham vấn tâm lý đã ngày càng mở rộng
và phát triển không chỉ ở các trung tâm Công tác xã hội hay bệnh viện như trước đây
nữa mà ngay cả các tổ chức, cơ quan, đặc biệt là môi trường học đường cũng đã được
quan tâm và đầu tư phát triển về tham vấn tâm lý, có thể kể đến một số nơi điển hình


12

tại phía Bắc và phía Nam nước ta như: Cơ sở thăm khám tâm lý trẻ em N-T, Trung
tâm Tham vấn Hỗ trợ Tâm lý – Giáo dục CPEC, Trung tâm Ứng dụng Tâm lý học
của Viện Tâm lý học, Trung tâm Ý Tưởng Việt, Trung tâm Hồn Việt, Bệnh viện Nhi
đồng 2, Bệnh việc Đại học Y Dược, trường THPT Đinh Tiên Hoàng, THPT Marri
Cuire, THPT Mạc Đĩnh Chi (Trần Thị Minh Đức, 2012).
Nhiều tác giả cho ra đời những quyển sách nhằm phục vụ cho công tác tham
vấn như: Tham vấn tâm lý (Trần Thị Minh Đức, 2012), Tư vấn tâm lý căn bản
(Nguyễn Thơ Sinh, 2006), Tham vấn tâm lý cá nhân và gia đình (Trần Đình Tuấn,
2015).
Năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 2564 và thông tư số 9971 của
Bộ giáo dục và Đào tạo với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý
và hướng nghiệp vào trường học.
Năm 2006, hội thảo khoa học quốc gia về Tư vấn tâm lý – giáo dục lý luận, thực
tiễn và định hướng phát triển đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2007, Hội thảo khoa học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh, sinh viên” do Hội
Khoa học Tâm lý – Giáo dục tỉnh Đồng Nai tổ chức tại Bệnh viên Tâm thần Trung
Ương , trong kỷ yếu của hội thảo đã có bài viết tổng quan về các giai đoạn hình thành
và phát triển của tâm lý học đường và tác giả cũng đã đưa ra một số vấn đề cũng như
gợi ý phát triển về vai trò và nhiệm vụ của nhà tham vấn học đường cần được xem
trọng song song với chuyên môn và nghiệp vụ của nghề, đòi hỏi mỗi người làm công
tác này cần phải được đào tạo về kỹ năng tham vấn và phải đạt được những yêu cầu
cho việc làm tham vấn học đường dưới sự phối hợp đào tạo của Sở Giáo dục – Đào
tạo các địa phương và Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục hoặc các trường Đại học có
đào tạo về tâm lý học.
Năm 2008, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trong cơng văn tuyển dụng
giáo viên, lần đầu tiên có mục tuyển dụng giáo viên chuyên ngành Tâm lý giáo dục
với mục đích cung cấp đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường cho các trường phổ
thông trung học. Tuy nhiên, việc tham vấn học đường cũng chưa thực hiện theo đúng
yêu cầu và hiệu quả mang lại cũng chưa cao.


13

Cuối tháng 7 năm 2016, Hội thảo quốc tế tâm lý học đường lần 5 với chủ đề
“Phát triển tâm lý học đường trên thế giới và Việt Nam” được tổ chức tại Đà Nẵng.
Mục đích của hội thảo là trao đổi học thuật, công bố các kết quả nghiên cứu và kết
nối, vận động các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền thơng,
các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học và các bậc phụ huynh trong việc
xây dựng, quy hoạch, phát triển nghề, dịch vụ Tâm lý học đường tại Việt Nam và thế
giới thơng qua các chủ đề có trong hội thảo như là: “Chính sách về phát triển tâm lý
học đường”, “Công tác đào tạo tâm lý học đường”, “Công tác thực hành phát triển
tâm lý học đường: “Vai trị của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ trong hỗ trợ
phát triển tâm lý học đường”, “Hoạt động truyền thông cho sự phát triển tâm lý học
đường”, “Phát triển tâm lý học đường nhìn từ góc độ phụ huynh”.

Trần Thị Minh Đức (2016) đã có bài viết trên Tạp chí Tâm lý học về “Tham
vấn học đường – nhìn từ góc độ giới” tác giả cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt giữa
nam và nữ trong việc tiếp cận và nhu cầu đối với tham vấn học đường. Từ đó đặt ra
một nhiệm vụ đối với chuyên viên tham vấn học đường là cần biết được sự quan tâm
của từng đối tượng học sinh nam và nữ khác nhau, hiểu được sự tác động của các mối
quan hệ trong tham vấn để có định hướng tốt nhằm đem lại hiệu quả tham vấn khi có
sự chọn lựa giữ chuyên viên tham vấn nam hay nữ để phù hợp với giới tính,...tác giả
cũng đưa ra những đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về giới của các
chuyên viên tham vấn học đường thông qua sự tìm hiểu và qua các khóa học liên
quan đến giới (Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng,, 2016).
Tháng 12 năm 2017, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội
thảo “Phát triển mơ hình tham vấn học đường ở trường phổ thơng” với mục đích tạo
cơ hội trao đổi chuyên môn với các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực
liên quan về công tác triển khai mơ hình tham vấn học đường cũng như những thành
tựu và hạn chế để có hướng điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.
Đầu năm 2018, Hội thảo Tâm lí học học đường Quốc tế lần 6 được tổ chức với
chủ đề “Vai trò của tâm lý học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lý cho
học sinh và gia đình”, hội thảo diễn ra giai đoạn có nhiều biến động của giáo dục học
đường, nhiều học sinh có biểu hiện bất thường về tâm lí, xảy ra những sự việc đau


×