Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thoi ki hoang kim cua toan hoc Viet nam co the sequay tro lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Thời tốn học hồng kim của


Việt nam có thể sẽ quay trở lại



Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại


– Cơng trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands
của GS Ngô Bảo Châu đã đưa trí tuệ con người lên
một tầm cao mới. Không chỉ chứng minh một Bổ
đề cơ bản đã tồn tại 30 năm qua mà còn minh
chứng cho sức mạnh trí tuệ con người là khơng có
giới hạn.


Hàng triệu người dân Việt Nam hồi hộp và vui
mừng khi những đóng góp của GS Ngô Bảo Châu
được thế giới ghi nhận bằng huy chương Fields
danh giá. Vinh quang của GS Ngô Bảo Châu không
chỉ mở ra con đường mới cho nền khoa học Việt
Nam nói riêng mà khiến nhiều người tâm huyết đặt
câu hỏi liệu nền giáo dục Việt Nam sẽ thay đổi
như thế nào để giấc mơ của những thanh niên tài
năng thành hiện thực và có thể cống hiến cho đất
nước?


<b>Nhân tài – sản phẩm từ đời sống, không phải từ</b>
<b>nhà trường</b>


Giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại
- người thầy mà GS Ngơ Bảo Châu cho rằng có tầm
ảnh hưởng với anh - đã khẳng định như vậy khi
được hỏi về cậu học trò thủa thiếu thời và giờ đây



đã là người nổi tiếng toàn thế giới, được nhân loại ghi danh.


Ơng cho rằng: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực là cái có thể làm được, cịn “bồi dưỡng” nhân tài
là một điều khơng có tính thực tiễn bởi nhân tài là sản phẩm của cá nhân người có tài. Chỉ có thể sử
dụng và tận dụng sức mạnh của nhân tài. Khi trao cho họ môi trường để họ có thể phát huy chính
sức mạnh vốn có của bản thân, đó mới chính là bồi dưỡng.


Nhân tài là nhân tố cá nhân, tự nó quyết định và tất nhiên, khi có những điều kiện hỗ trợ thuận lợi
thì dễ dàng phát triển hơn nhưng khơng vì thế mà không thể phát triển. Chúng ta cần hiểu đúng
quan niệm này và có tư tưởng coi trọng cá nhân người có tài.


Dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến cứu nước với những vũ khí được coi
là thơ sơ nhưng chúng ta có một đội quân thiên tài, dù đội quân ấy không học qua một trường võ bị
danh tiếng nào. Những người chiến sĩ ln có trách nhiệm với đất nước và ý thức được trách nhiệm
đó. Họ nhận thấy rằng chỉ có họ mới có thể chiến đấu vì dân tộc mình. GS Ngô Bảo Châu cũng vậy,
tài năng của anh là sản phẩm của đời sống chứ không phải từ nhà trường. Nhà trường chỉ là điều
kiện, là cơ hội. Có nhà trường nhưng chưa chắc đã có nhân tài. Những động lực cá nhân, trách
nhiệm cá nhân sẽ khiến cho người tài có ý thức trách nhiệm với đất nước và họ hiểu được điều này.
GS Ngô Bảo Châu là người thực tài!


<b>Thời tốn học hồng kim của Việt Nam có thể sẽ quay trở lại</b>


“Sự kiện” Ngô Bảo Châu không chỉ làm những trái tim tự hào đập dồn mà cịn khiến nhiều người
cảm thấy ngậm ngùi vì những tài năng Việt thành danh khi đã ở xứ người. Tại sao tư chất thơng
minh, giàu nghị lực và đầy lịng khát khao của thanh niên Việt, tài nguyên vô giá của quốc gia lại để


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cho nước ngoài khai phá, trong khi nền khoa học Việt Nam vẫn cứ luẩn quẩn, chưa thể đưa khoa
học nước nhà chiếm lĩnh những đỉnh cao (?).


Hiện tượng “tị nạn giáo dục” là nỗi đau của đất nước và nó diễn ra từ nhiều năm nay, đó cũng là


điều khơng tránh khỏi vì chỉ có người tài mới tơn trọng người tài, thầy Hồ Ngọc Đại thẳng thắn nói.
Thầy cho biết thêm: “Tôi thấy vui và không ngạc nhiên lắm khi anh Ngô Bảo Châu giành được giải
thưởng Fields. Tôi cảm thấy đó là một niềm an ủi. Vì sức lao động của mình dù sao cũng có một
trường hợp thật như thế, không phải là chuyện viển vông, mất không trong đất trời này. Chính Ngơ
Bảo Châu là người có quyền tự hào, đó là trí tuệ, tài năng của anh và khơng gì có thể huyễn hoặc
được anh”.


Trí tuệ trong một mơi trường khác sẽ tạo điều kiện và kích thích cho họ nghĩ tới điều khác, vì vậy
nhiều người chọn giải pháp như ra nước ngồi. Khơng ít người làm việc trong nước với một mức
lương cao nhưng rồi họ vẫn ra đi vì người tài chỉ có sống và làm việc tốt, phát huy hiệu quả trong
một môi trường hiểu và tôn trọng tài năng của họ.


Theo thầy Hồ Ngọc Đại, trong cuộc đời có người may mắn học trường này, thầy kia nhưng chỉ có
người tài mới tận dụng được cơ hội, còn những người khác thì sẽ bỏ qua. Ngơ Bảo Châu có sự say
mê, hào hứng, rút cuộc khơng phải vì bản thân mà là có trách nhiệm, bổn phận với đất nước. Tất
nhiên, thanh niên Việt Nam hồn tồn có thể có cơ hội phát triển trong nước. Nếu là người có thực
tài sẽ là người yêu nước, yêu đồng bào và bản thân họ sẽ khơng chịu lùi bước trước những hồn
cảnh, sẽ tìm cách để vượt qua


Nhiều người hi vọng sự kiện Ngơ Bảo Châu sẽ thổi một luồng sinh khí mới cho nền khoa học nước
nhà, sẽ dẫn dắt các nhà khoa học trên thế giới đến với Việt Nam. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận,
để làm được việc ấy, bản thân nền khoa học Việt Nam phải có một nội lực, có những cá nhân thiết
tha với sự nghiệp, coi đó là điều đương nhiên trong cuộc sống của mình mà khơng phải là một sự hi
sinh.


Thầy Hồ Ngọc Đại cho rằng, 50 năm nữa, một Ngô Bảo Châu khác khơng dễ gì có được. Nhưng
thầy tin vào một tương lai mà thế hệ thanh niên với niềm say mê, ý thức trách nhiệm và đặc biệt
“hiện tượng” GS Ngơ Bảo Châu là một ví dụ từ “khơng” sang “có”, sẽ đưa Việt Nam trở lại thời kỳ
hồng kim của tốn học.



<b>Nền giáo dục tơn trọng trẻ em là nền giáo dục văn minh</b>


GS Ngô Bảo Châu đứng trên đỉnh cao của trí tuệ, chúng ta khơng thể ảo tưởng sẽ tiếp tục có thêm
những đỉnh cao như thế nếu bây giờ khơng có sự thay đổi nào trong cách giáo dục. Việc phát hiện
những mầm non tài năng, chọn lọc chăm sóc và tơn trọng những mầm non ấy là một việc có ý nghĩa
quyết định.


Thầy Đại nhấn mạnh quan điểm giáo dục của mình: “Trẻ con ln ln đúng, có sai là thầy sai.
Chúng ta cần tơn trọng và hiểu tại sao chúng làm vậy, không nên dùng áp lực bên ngồi để gị
chúng. Trẻ con là thực thể phát triển rất tự nhiên, tiếp thu những thứ từ bên ngoài vào một cách
chọn lọc. Phải hiểu tại sao nó làm như thế. Nếu điều đó là sai thì người thầy có trách nhiệm chỉ bảo
để tự nó nhận ra chứ khơng nên gị ép! Tơn trọng cá nhân là khẩu hiệu của chúng tơi, khơng có một
cá nhân nào có quyền làm gương cho người khác, mỗi cá nhân trở thành chính mình, nhìn người
khác để tự điều chỉnh. Mỗi cá nhân được tơn trọng thì sẽ có ý thức tơn trọng người khác và khi đã
tơn trọng người khác thì mọi vấn đề đều có thể được giải quyết”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đã đến lúc đưa ra cách làm cụ thể, chứ không thể đưa ra những khẩu hiệu chung chung, những ý
tưởng mơ hồ. Hãy để trẻ em tự mình làm ra sản phẩm giáo dục của chính mình chứ khơng phải
nghe lời giảng để ghi nhớ.


Hãy dạy trẻ con về lòng yêu nước, trách nhiệm và sự chia sẻ với đất nước từ những việc làm nhỏ
nhất như: làm việc gì phải xong việc ấy, quét nhà phải ra quét nhà, lau bảng phải ra lau bảng…và
cho chúng lòng tự tin. Bản chất cơ bản là say mê và tự tin, đó là sức mạnh lớn nhất. Giáo dục là
việc hết sức tỉ mỉ, không thể chỉ nêu khẩu hiệu.


Ngô Bảo Châu lẽ ra không phải là người duy nhất và số một nếu việc tơn trọng cá nhân và trí tuệ
của họ được xã hội ủng hộ. Khơng nên nhận hết đó là thành công của nền giáo dục Việt Nam; cần
cảm ơn những người biết tạo điều kiện cho Ngô Bảo Châu có thêm điều kiện để phát triển.


</div>


<!--links-->

×