Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tổng hợp 3 bài phân tích đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta....Đèo de, núi hồng trong bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.79 KB, 10 trang )

VĂN MẪU LỚP 12: VIỆT BẮC – TỐ HỮU
TỔNG HỢP 3 BÀI PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ “NHỮNG ĐƯỜNG VIỆT
BẮC CỦA TA … ĐÈO DE, NÚI HỒNG” TRONG BÀI THƠ VIỆT BẮC
CỦA TỐ HỮU
BÀI MẪU SỐ 1:
Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau khỉ cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc
thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ vang dội, chấn động thế giới. Có thể coi Việt Bắc
là một bản tổng kết về một giai đoạn lịch sử bằng thơ, tái hiện lại hiện thực đau thương và
oanh liệt của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chủ quyền
độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Đoạn trích dưới đây là bức tranh sống động, hào hùng
về khí thế tiến công như vũ bão của quân dân ta:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá, mn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…
Nhà thơ đã tập trung thể hiện khơng khí hào hùng trong giai đoạn thứ ba của cuộc kháng
chiến khi sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Theo dòng hồi tưởng, nhà thơ dẫn dắt người
đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian là núi rừng rộng lớn, với những hoạt
động tấp nập, những hình ảnh, những âm thanh sôi nổi, dồn dập làm náo nức lòng người.
Ánh sáng cách mạng đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống
mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đoạn thơ mang dáng vẻ một sử thi hiện



đại, tràn đầy âm hưởng anh hùng ca. Giọng điệu dìu dặt, du dương ở những đoạn thơ trước
đến đây đã chuyển thành giọng điệu dồn dập, rắn rỏi và phấn khích.
Tố Hữu miêu tả rất chân thực và sinh động khung cảnh chiến khu Việt Bắc trong mùa chiến
dịch qua hình ảnh những con đường đêm đêm rầm rập bước chân của bộ dội, dân công, bập
bùng ánh sáng của lửa đuốc và ánh đèn pha của những đoàn xe ra trận.
Trong thời gian đó, ban ngày máy bay địch bắn phá dữ dội nhưng ban đêm thì chúng đành
bất lực. Màn đêm bao la đã mang lại ưu thế cho quân dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà thơ
ca kháng chiến có nhiều bài tả cảnh ban đêm : Những đêm dài hành quân nung nấu, Bỗng
bồn chồn nhớ mắt người yêu (Đất nước – Nguyễn Đình Thi); Đêm nay, rừng hoang sương
muối, Nằm cạnh bên nhau chờ giặc tới, Đầu súng trăng treo (Đồng Chí – Chính Hữu).
Trong đời sống bình thường, ban đêm là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, là thời điểm nghỉ
ngơi yên tĩnh của con người. Nhưng trong chiến tranh, đêm thường là điểm khởi đầu của
những trận đánh, những chiến dịch lớn nối tiếp nhau: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm
đêm rầm rập như là đất rung. Hai từ của ta thể hiện rõ ý thức làm chủ của người dân đối với
đất nước, đồng thời thể hiện niềm tự hào về tính chất bất khả xâm phạm của vùng căn cứ địa
kháng chiến.
Trên các nẻo đường ra hỏa tuyến, bộ đội, dân công với súng đạn, gánh gồng, với khí thế
bừng bừng xung trận. Các từ tượng thanh và tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng
được sử dụng rất phù hợp diễn tả chính xác khơng khí tự tin, hồ hởi và sức mạnh như triều
dâng thác lũ của quân dân ta. Hình ảnh so sánh: Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả
quy mô lớn của các trận đánh chuẩn bị diễn ra. Tác giả đã thể hiện được sự thống nhất, hòa
hợp giữa con người với thiên nhiên trong một thời điểm lịch sử đặc biệt.
Bên cạnh những nét vẽ trải ra theo chiều rộng, trong bức tranh kháng chiến bằng thơ này
còn có những nét vẽ theo chiều cao. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan là một nét vẽ như
thế. Ánh sao trước hết là một hình ảnh thực; bên cạnh đó nó cịn là hình ảnh giàu ý nghĩa
tượng trưng. Có thể hiểu ánh sao như ánh sáng của niềm tin, ánh sáng của lí tưởng cách
mạng soi đường dẫn lối cho người chiên sĩ chiến đấu. Ba sự vật: ánh sao, mũi súng, mũ nan
hợp thành một hình tượng khỏe khoắn, vững chãi về mặt tạo hình, phản ánh tính chất chính
nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng tất yếu
của quân dân ta.

Tuy tả cảnh đêm Việt Bắc nhưng bức tranh khơng thiếu các chi tiết nói về ánh sáng. Bên
cạnh ánh sáng xanh của sao trời là ánh sáng đỏ của lửa đuốc, của muôn tàn lửa bay, của đèn
pha bật sáng… Hai câu thơ Dân công đỏ đuốc từng đồn, Bước chân nát đá, mn tàn lửa
bay vẽ ra một cảnh tượng rực rỡ và hừng hực khí thế bằng những nét bút gân guốc, mạnh
mẽ. Cách nói thậm xưng bước chân nát đá diễn tả rất ấn tượng sức mạnh đạp bằng mọi gian
khó của những đoàn người trên đường ra hỏa tuyến. Những bước chân dồn dập ấy đã làm


cho núi rừng bừng thức. Màn đêm thăm thẳm sương dày bị xua tan bởi ánh đèn pha, gợi liên
tưởng đến chiến thắng đã gần kề trước mặt. Hình ảnh so sánh trong câu: Đèn pha bật sáng

như ngày mai lên thoạt nghe có vẻ cường điệu nhưng phải so sánh nhu thé thì nhà thơ mới
nói hết được niềm phấn chấn đang tràn ngập lòng người trước sự lớn mạnh vượt bậc của
quân đội ta khi cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn cuối cùng: giai đoạn tổng phản
cơng giành thắng lợi:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng…
Tin thắng trận từ khắp các chiến trường trong cả nước dồn dập đổ về chiến khu Việt Bắc.
Những cụm từ vui về, vui từ, vui lên vừa tạo được khơng khí phấn chấn, rộn ràng vừa biểu
đạt ý : chiến khu Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến và niềm vui thắng lợi từ
khắp nơi dồn tụ về đó, để rồi từ đó lại tỏa đi trăm ngả.
Điều đáng chú ý là sự xuất hiện của hàng loạt địa danh. Thơ ca kháng chiến có nhiều bài
nhắc đến tên của những địa phương gắn liền với các sự kiện lịch sử. Chẳng hạn như bài Tây
Tiến của Quang Dũng, bài Bên kia sống Đuống của Hoàng cầm… Nhưng cách đưa địa danh
vào thơ của Tố Hữu có khác. Nếu Quang Dũng chú ý tới những tên đất gợi ấn tượng về sự
xa xơi, hoang dã, heo hút và bí ẩn ; Hoàng cầm chú ý tới những cái tên gợi lên những sắc
màu truyền thống của quê hương thì Tố Hữu lại quan tâm tới những địa danh lừng lẫy chiến
công mà tên gọi của chúng làm náo nức lịng người. Có thể nói ít khi thấy những địa danh

bình thường mà lại chan chứa chất sử, chất thơ và vang vọng trong lòng người đến như thế.
Đoạn thờ trên giàu chất sử thi, thể hiện rất rõ khả năng tạo dựng những bức tranh hoành
tráng về lịch sử cách mạng của Tố Hữu bằng ngôn ngữ thơ ca. Đọc đoạn thơ, chúng ta
tưởng như đang được sống lại trong khơng khí sục sơi của một thời lửa đạn không thể nào
quên – cái thời của những sự kiện lớn lao và những niềm vui, niềm tin tưởng, tự hào cũng
rất đỗi


BÀI MẪU SỐ 2:
I.Mở bài
Tố Hữu ( 1920-2002) được đánh giá là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam
.Ông để lại một sự nghiệp văn chương phong phú , giàu giá trị và một phong cách nghệ
thuật độc đáo mang tính trữ tình-chính trị sâu sắc , đậm đà tính dân tộc . Rất tiêu biểu cho
những tìm tịi sáng tạo khơng ngừng của nhà thơ là bài thơ Việt Bắc .Có thể nói , tinh hoa
của tác phẩm lắng đọng trong mười hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người về xuôi với cảnh
Việt Bắc hùng tráng trong kháng chiến :
“ Những đường Việt Bắc của ta
………………………………..
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
II.Thân bài
1.Giới thiệu chung
Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10-1954 , ngay sau khi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi , các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về
lại thủ đơ Hà Nội . Tố Hữu cũng là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn
bó nhiều năm với Việt Bắc , nay từ biệt chiến khu để về xuôi . Bài thơ như được viết trong
buổi chia tay lưu luyến đó .
Hồn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt , đầy xúc động bâng khuâng .
Tố Hữu đã vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống , sử dụng sáng tạo cặp đại từ
nhân xưng mình-ta , lối đối đáp quen thuộc của ca dao , giọng thơ tâm tình ngọt ngào , lời
thơ đậm sắc thái dân gian để mở ra bao nỗi niềm nhớ thương , bao kỉ niệm về một thời

kháng chiến gian khổ mà anh hùng . Qua đó nghĩa tình gắn bó thắm thiết thuỷ chung của
những người kháng chiến với nhân dân, với Việt Bắc , với đất nước được bộc lộ một cách
thấm thía , chân thành , cảm động .
Phần đầu của bài thơ , dưới hình thức đối đáp giữa mình và ta , đã tập trung khắc hoạ một
khung cảnh tiễn đưa đầy thương nhớ , bịn rịn , bồn chồn , lưu luyến của kẻ ở người đi . Qua
lời đối đáp ân tình , cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp .
2.Phân tích đoạn thơ
Và có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ Việt Bắc là ấn tượng không phai về những con đường
kháng chiến :

Những đường Việt Bắc của ta


Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Các từ chỉ số nhiều về không gian ( những đường) , về thời gian( đêm đêm ) , về chủ thể
sở hữu ( của ta ) kết hợp với biện pháp so sánh , cách điệp phụ âm r đã tái dựng lại một
khơng khí kháng chiến đơng vui , nhộn nhịp , mạnh mẽ của một lực lượng , một tập thể lớn ,
khiến cho đất trời rung chuyển . Không khí của câu thơ khiến ta hồi tưởng lại hào khí Đơng
A ngút trời “ Tam qn tì hổ khí thôn Ngưu” ngày nào .
Sức mạnh ấy trước hết toả ra từ đoàn quân hùng hậu :
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Tác giả sử dụng nghệ thuật tách từ “trùng điệp” thành hai từ láy trùng trùng điệp điệp để
ghi lại ấn tượng về những cuộc hành qn khơng nghỉ của một đồn quân đông đảo như trải
dài vươn rộng trong khắp núi rừng Việt Bắc . Hình ảnh hốn dụ “ ánh sao đầu súng” , “mũ
nan” kết hợp với biện pháp nhân hoá “ ánh sao bạn cùng mũ” vừa tả thực vừa gợi ra một vẻ
đẹp thơ mộng về đoàn quân kháng chiến . Những hình ảnh này diễn tả sự sát cánh kề vai
của mọi lực lượng trên đất nước VN , từ bộ đội chính quy đến dân qn du kích , từ con
người đến thiên nhiên sơng núi vũ trụ , tất cả hợp thành một khối đồn kết vững vàng , có
sức mạnh vũ bão . Hình ảnh “ ánh sao đầu súng” gợi nhắc đến vẻ đẹp của những chiến sĩ

kiên trung mà vẫn lãng mạn yêu đời trong thơ Chính Hữu “ Đêm nay rừng hoang sương
muối-Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới-Đầu súng trăng treo”.
Hình ảnh những người dân cơng phục vụ kháng chiến cũng được Tố Hữu tô đậm:
Dân công đỏ đuốc từng đồn
Bước chân nát đá mn tàn lửa bay
Những từ chỉ số nhiều “ từng đồn”, “mn tàn lửa” kết hợp với các động từ đỏ đuốc ,
bước chân , nát đá, lửa bay , kết hợp với phép cường điệu “bước chân nát đá” đã ca ngợi
lịng nhiệt tình , sự hăng hái , sự đông đảo và sức mạnh khiến thiên nhiên phải khuất phục
của những đoàn dân công.Sức mạnh bạt núi san rừng , tinh thần làm việc bất kể đêm ngày
của họ khiến cho núi cao cũng phải cúi đầu , đêm tối cũng phải bừng sáng .
Những đồn xe vận tải càng làm cho khơng khí những con đường kháng chiến thêm phấn
chấn :
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tác giả sử dụng những từ chỉ số nhiều “ nghìn đêm” kết hợp với các từ láy thăm thẳm để
khắc hoạ những khó khăn gian nan của kháng chiến nhưng với sức mạnh và lòng quyết tâm


, những đoàn xe vận tải vẫn vượt qua đêm tối , đèo cao mây mù , sương dày để vận chuyển
vũ khí lương thực tới tiền tuyến . Biện pháp so sánh phóng đại “ đèn pha bật sáng như ngày
mai lên” vừa thể hiện khí thế sơi nổi , hào hùng , vừa bộc lộ niềm vui sướng hi vọng , tin
tưởng vào tương lai tất thắng .
Tám câu thơ trên sử dụng nhiều từ láy , nhiều hình ảnh so sánh phóng đại , sử dụng một
loạt những từ chỉ số nhiều , những hình ảnh giàu sức gợi , âm điệu và nhịp điệu thơ khoẻ
khắn , dồn dập đã tái hiện sự hùng tráng , khí thế sơi nổi của Việt bắc trong kháng chiến . Sự
hào hùng ấy biểu hiện rõ trên con đường Việt Bắc trải dài bất tận , có sự hồ hợp tiếp nối
của mọi lực lượng từ bộ đội du kích dân cơng đến những đồn xe vận tải . Con đường đi đến
tiền tuyến là con đường đến chiến thắng .
Tin vui chiến thắng trăm miền

……………………………..
Vui lên VB , đèo De , núi Hồng
Trong 4 câu thơ , tác giả đã liệt kê một loạt 8 địa danh , kết hợp với điệp từ vui , nhịp thơ
nhan , mạnh , dồn dập bộc lộ 1 cách sâu sắc niềm sung sướng về chiến thắng của dân tộc .
Chiến thắng ấy trải dài khắp mọi miền Tổ quốc tạo nên ngày hội chiến thắng của toàn thể
dân tộc ta .
Những đoạn thơ tiếp theo , tác giả tiếp tục nhớ về Việt Bắc , đặc biệt là hình ảnh Bác Hồ ,
vai trò của chiến khu và thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai đât nước .
III . Kết luận .
Đoạn thơ 12 câu diễn tả khí thế hào hùng sục sôi của Việt Bắc kháng chiến . Qua đó ,
đoạn thơ bộc lộ niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dan tộc
. Đoạn thơ có âm điệu sôi nổi , dồn dập , mạnh mẽ , sử dụng nhiều hình ảnh phóng đại , là
đạon thpơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu .


BÀI MẪU SỐ 3:
1. Giới thiệu thời điểm sáng tác, xuất xứ, nội dung và chủ đề bài thơ Việt Bắc để giới
thiệu đoạn thơ.
Bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu viết vào tháng 10 – 1954, tức sau chiến thắng Điện
Biên Phủ (5 – 1954), miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà
nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người
về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu viết nên bài thơ này. Bài thơ Việt Bắc được trích
trong tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán
bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ
đô Hà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việi Bắc: cảnh vật Việt Bắc đẹp,
hùng vĩ… con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đây đã ghi dấu nhiều
chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mà nhà thơ không thể nào quên
được. Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người
kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Dấu chân nát đá mn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng
2. Gợi ý phân tích.
a) Tiêu đề bài thơ:


Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, ở đây có
Bắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng 2/1941), ở đây, diễn ra
hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái
đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào – nơi họp Quốc dân đại hội ngày (16/8/1945) bầu ra ủy
ban dân tộc giải phóng toàn quốc và cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về
giải phóng Thái Nguyên
Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi đóng các cơ quan
của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết bao nhiêu chiến cơng oanh
liệt, thể hiện khí thế hào hùng của qn và dân ta trong chín năm kháng chiến.
b) Hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng
lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật
nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi
sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ:

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Hai từ láy “điệp điệp” và “trùng trùng” đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi
lên hình ảnh của một đồn qn đơng đúc, vừa gợi lên sức nạnh, khí thế hào hùng của một
đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí
tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: “Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan” càng làm
tăng thêm vẻ đẹp của người lính – một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện
thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng” có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu
súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như “Đầu súng trăng treo” trong bài
thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đàu súng” ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao
gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính
bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiên chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập
thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn”

tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đcp, thật
hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính:


Dân cơng đỏ đuốc từng đồn
Dấu chân nát đá, mn tàn lửa bay
Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá ”, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu
nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao
động. Người nơng dân lao động (lực lượng nịng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần
rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này – Họ là những
người nông dân hồn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng
chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ,

chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lịng u
nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói trong bài Đất Nước:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Hai hình ảnh “dấu chân nát đá” và “mn tàn lửa bay” đã thể hiện cái khí thế hào hùng đó
của nhân dân.
Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày” nhưng
niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời. Như “ngọn đèn pha bật
sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” ấy, mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc,
đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường
nô lệ để đến một ngày mai tươi sáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng – một
thời đại độc lập, tự do:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng. Những tin
vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân
ta:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng

Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt
sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong
lòng quân dân cả nước.


3. Kết luận:
Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào
hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của

quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể
hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến
thắng vẻ vang, mang niềm vui về cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc
kháng chiến chống Pháp.



×