Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dân chủ và nhân đạo trong văn học Việt Nam qua tác phẩm dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.72 KB, 4 trang )

Dân chủ và nhân đạo trong văn học Việt
Nam qua tác phẩm dân gian

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói
chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam
như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện
thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là
lịng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với
những nỗi khổ đau, bất hạnh và lên tiếng bênh vực, đấu tranh đòi quyền sống, quyền
hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng, đề cao những ước mơ,
khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là
một biểu hiện của nội dung nhân đạo.
Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do, dân
chủ. Cuộc sống bất cơng nghiệt ngã, cái đói, cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian
vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều "khơng thể" thành "có thể" để nâng đỡ
con người


Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất
thâm độc, dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh "nước mất
nhà tan". Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua cha tuốt gươm chém nàng, tác giả dân
gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở
khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng.
Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng "bản án tử hình" nghiêm khắc, nhân dân
cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vơ tình nhẹ dạ nên để ước
nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai, khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ
Loa Thành, nơi Trọng Thuỷ tự vẫn, thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền
thống cư xử "thấu lí đạt tình" của nhân dân ta.
Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có
hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm


thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hố thân kì diệu. Ba năm sau, hồn
Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng
chàng Trương hiện lên, có bản cịn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi.
Tình u khơng thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hố tình u.
Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm
thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu,
sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm
chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre
trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cơ chị
ích kỉ, hẹp hịi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện
triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".


Những giấc mơ đẹp trong các câu chuyện cổ sẽ khơng bao giờ được chắp cánh
nếu khơng có những nhân vật thần kì, những chi tiết thần kì. Bước vào thế giới cổ tích
là bước vào thế giới của những ông Bụt, bà Tiên, thần linh, hư ảo,… Thế giới thần kì
ấy xuất hiện để nâng đỡ người hiền. Khi cô Tấm chưa đủ sức tự đấu tranh, ông Bụt
luôn xuất hiện. Bụt cho Tấm niềm hi vọng khi nhìn vào đáy giỏ, cho Tấm niềm an ủi
mỗi lúc cất tiếng gọi "bống… bống… bang… bang…". Bụt giúp Tấm có được cả
niềm vui ngày hội và cả ngôi vị cao nhất là trở thành hoàng hậu (Tấm Cám). Con
chim thần ăn khế trả vàng đâu phải là cuộc bán mua sòng phẳng. Chim thử lòng người
để thưởng cho những con người nghèo khổ mà trung hậu thật thà. Những chi tiết thần
kì đã khiến cho những câu chuyện cổ trở nên lung linh kì ảo và giúp cho khát vọng
nhân đạo của nhân dân được thực hiện.
Yếu tố kì ảo là những chi tiết nghệ thuật thấm đẫm tính nhân văn. Nhưng
chuyện cổ còn hấp dẫn người đọc bởi tinh thần dân chủ đặc biệt là dân chủ trong hôn
nhân. Nàng công chúa cao sang cành vàng lá ngọc dám lấy một chàng trai đánh cá
nghèo đến khơng có một chiếc khố che thân (Chử Đồng Tử). Chuyện một ông vua ghé
vào quán nghèo của bà lão bán nước ; chuyện một bà hoàng hậu chăn tằm dệt vải, giặt
giũ, cơm nước (Tấm Cám),… Chuyện đời và những giấc mơ đã hoà quyện vào nhau

tạo nên một thế giới mà ở đó tính dân chủ được đề cao.
Người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa. Văn học dân gian là tiếng hát chan
chứa nghĩa tình. Nhân dân muốn bằng tình, bằng nghĩa để xố nhồ ranh giới giàunghèo, sang- hèn thực hiện cơng bằng dân chủ. Dân tộc ta tin tình nghĩa con người sẽ
hoá giải được tất cả những nỗi đắng cay, cơ cực ở cuộc đời này. Những bài học đạo lí,


nhân nghĩa, những ước mơ khát vọng,… của người xưa sẽ giúp ta trân trọng những gì
ta đang có hơm nay để gìn giữ cho mn đời sau.



×