Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dàn ý tấm lòng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh qua đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.88 KB, 3 trang )

Đề bài: Dàn ý tấm lịng và tầm nhìn của Phan Châu Trinh qua đoạn trích về luân lí xã
hội ở nước ta
Bài làm
DÀN BÀI CHI TIẾT
1/ Mở bài
Về luân lí xã hội ở nước ta có thể xem là một bài viết tiêu biểu cho tư tưởng chính trị, cho
cốt cách và văn phong của Phan Châu Trinh. Đây là đoạn trích trong bài Đạo đức và ln lí
Đơng Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại Sài Gịn (nay là Thành
phố Hồ Chí Minh). Bài viết cho ta thấy tấm lịng u nước sục sơi, cháy bỏng và tầm nhìn
cách mạng mới mẻ, tiến bộ của nhà chí sĩ cách mạng hồi đầu thế kỉ XX.
2/ Thân bài
2.1/ Một tấm lịng u nước sục sơi, cháy bỏng, tràn đầy dũng khí
Tấm lịng u nước của Phan Châu Trinh toát lên trong bài viết là một tấm lịng thật đáng
trân trọng: nó sục sơi, cháy bỏng, lại tràn đầy dũng khí của một con người yêu nước bất chấp
mọi gian nguy, không hề biết sợ, không né tránh, dám tố cáo, đấu tranh vì vận mệnh, tiền đồ
của đất nước - được thể hiện ở các mặt sau đây:
a) Đau xót trước hiện tình đất nước thua kém so với phương Tây
Những người yêu nước chân tình và sâu sắc khơng thể khơng đau xót trước sự thua kém của
xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh là một con người như vậy. Ông đau xót trước
cảnh "người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ khơng biết gì là gì", "người mình thì phải ai tai
nấy, ai chết mặc ai!", lại "bén mùi làm quan" chạy theo danh lợi... trong khi "cái xã hội chủ
nghĩa bên Âu châu đã rất thịnh hành".
b) Dám vạch trần thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ
Đây là một biểu hiện rất đáng ghi nhận của nhà chí sĩ bởi khơng phải ai cũng dám làm điều
này và làm được điều này như Phan Châu Trinh trong bài viết của mình (lại là bài diễn
thuyết trước đơng đảo cơng chúng ở chính ngay trên thuộc địa Sài Gịn của thực dân Pháp).
Phải có dũng khí "xung thiên" thì mới dám vạch trần, tố cáo như vậy. Lại nữa, ông xuất thân


từ xã hội phong kiến, lại vạch trần thực trạng đen tối của chính cái trật tự phong kiến ấy là
một điều hiếm có, một thái độ dũng cảm, bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước sâu sắc, từ một


bức xúc không thể không lên tiếng, ông đã vạch trần, tố cáo cái xã hội ấy như thế nào? Đó là:
- Bọn học trị thì ham quyền tước, ham bả vinh hoa mà sinh ra giả dối, nịnh hót, "chỉ biết có
vua mà chẳng biết có dân".
- Triều đình thì trì trệ, hủ bại: "có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng
khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong!".
- Vua quan thì hưởng lạc, tham nhũng, vơ vét của dân khơng ai phẩm bình, khơng ai chê bai.
Quan lại đời xưa đời nay "chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy".
c) Thiết tha kêu gọi mọi người hãy tỉnh ngộ, cùng nhau chấn hưng lại đất nước
"Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải
có đồn thể đã. Mà muốn có đồn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong
dân Việt Nam này.". Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, mấy ai đã có lời kêu gọi cứu nước
chí tình, thiết tha và dũng cảm như vậy? Tất cả đều bắt nguồn từ tấm lịng vì dân, vì nước
của Phan Châu Trinh.
2.2/ Một tầm nhìn cách mạng mới mẻ, tiến bộ
Cùng với tấm lịng yêu nước cháy bỏng, bài viết còn cho ta thấy tầm nhìn cách mạng mới
mẻ, tiến bộ của nhà chí sĩ. Tầm nhìn này đã vượt qua những hạn chế của một sĩ phu phong
kiến để đến với những tư tưởng mới của thời đại. Phan Châu Trinh đã nhìn xa trông rộng ra
cả thế giới, đặc biệt ở Âu châu, tiếp thu những luồng văn minh, những tư tưởng mới để duy
tân cứu nước, làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. Quan
niệm sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với cuộc cách mạng về xã hội, ông đã đề cao việc
mở mang dân trí, tuyên truyền tư tưởng dân chủ, coi đó là cội nguồn cho sức mạnh dân tộc
để tự giải phóng khỏi sự thống trị của thực dân phong kiến. Trong bài viết này là việc đề cao
tư tưởng đồn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Tư tưởng đó
được thể hiện sáng tỏ và nhiệt thành bằng một lập luận logic, chặt chẽ của tác giả:
a) Khẳng định nước ta chưa hề có ln lí xã hội, tuyệt nhiên không ai biết đến điều này.


b) Nhìn ra thế giới, so sánh với Âu châu, lại càng đau xót trước hiện tình đó của đất nước:
"Thương hại thay! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã
đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả".

c) Chỉ ra ngun nhân của tình trạng đó: do xã hội phong kiến bảo thủ, lạc hậu, trì trệ, chế độ
phong kiến chỉ biết duy trì, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, "chỉ biết có vua mà chẳng
biết có dân" nên đã "kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân". Chúng
đã bỏ mặc người dân, không hề quan tâm đến cuộc sống của họ, nói chi đến việc mở mang,
nâng cao dân trí cho họ: "Dân khơn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà
chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú q!".
d) Tình trạng đó ngày càng thảm hại, ngày càng bức xúc, không thể làm ngơ, phải lên tiếng:
"Thương ơi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh,
khơng có một chút gì gọi là đạo đức là ln lí cả. (...) ơi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng
cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta
khơng có là cũng vì thế".
e) Lời kêu gọi khẩn thiết: Muốn nước được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có
đồn thể.
3/ Kết bài
Đoạn trích về luân lí xã hội ở nước ta là tấm lịng u nước sục sơi, cháy bỏng và tầm nhìn
cách mạng mới mẻ, tiến bộ của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh. Tấm lịng u nước
và tầm nhìn cách mạng ấy gắn bó máu thịt với nhau làm nên tính chiến đấu mạnh mẽ và sức
thuyết phục to lớn của bài viết. Trong hoàn cảnh lịch sử hồi đầu thế kỉ XX, có thể xem đó là
những lời tâm huyết của nhà chí sĩ đóng góp cho sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp
văn học của nước nhà.



×