Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.91 KB, 5 trang )

Đề bài: Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố
Hữu
Bài làm
Đối với Tố Hữu, "chuyện thơ (...) là chuyện đời", "Thơ khơng phải chỉ là văn chương mà
chính là gan ruột"!) Đúng vậy, thơ Tố Hữu là sự phơi trải tâm tư của chính nhà thơ với cuộc
đời. Tồn bộ tập thơ Từ ấy là tiếng lòng của một thanh niên khao khát lý tưởng, tự ca hát
niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản, được chiến đấu và hy sinh cho lý
tưởng ấy. Tập thơ còn như một cuốn nhật ký tâm hồn, ghi lại tất cả những suy nghĩ, tâm tư
của một người cộng sản trẻ tuổi lần đầu tiên đối mặt với gian khổ, chốn lao lúng. Tâm tư
trong tù là một bài thơ như thế.
Vào cuối tháng 4 năm 1939, trong một cuộc khủng bố của thực dân, lần đầu tiên Tố Hữu bị
bắt và giam tại nhà lao Thừa phủ (Huế).
Cũng như nhiều chiến sĩ cộng sản khác, Tố Hữu bắt đầu cho ra những bài thơ viết từ ngục
tối, từ 'xiềng xích" gơng cùm. Văn học cách mạng thời kỳ này rất nhiều thơ tù. Mỗi bài thơ là
một bản quyết tâm thu, là những lời đầy tâm huyết, thể hiện bản lĩnh sắt đá và niềm tin bất
diệt vào ngày mai tươi sáng. Bản thân nhà thơ Tố Hữu, từ khi bước chân vào cuộc đời hoạt
động cách mạng cũng đã thấu hiểu hết nỗi nguy nan vất vả:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa
Dẫu biết thế, dẫu đinh ninh là thế, nhưng khi đã rơi vào ngục thất, nhà thơ vẫn không tránh
khỏi cảm giác bàng hoàng trước sự khác biệt giữa hai thế giới trong và ngồi cánh cửa nhà
tù:
Cơ đơn thay là cảnh thân tù


Tai mở rộng và lịng sơi rạo rực
Tơi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu!
Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều


Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ
Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ
Đây sàn lim, manh ván ghép sầm u...
Đây chính là tâm trạng rất chân thật của nhà thơ, dẫu là một nhà thơ cộng sản. Người cộng
sản cũng là con người như bao con người khác, thậm chí phải người hơn người khác. Họ
cũng biết buồn đau, cũng cảm thấy cô đơn khi bị cách biệt với đồng bào, đồng chí, với cuộc
sống bên ngồi. Ngồi kia là ánh sáng, là niềm vui náo nức; trong này là lạnh lẽo, sầm u.
Ngoài kia là tự do, trong này là ngục tối. Nỗi cơ đơn như thấm thía vào từng đường gân thớ
thịt người tù. Không phải ngẫu nhiên, đoạn thơ "Cơ đơn thay là cảnh thân tù...ở ngồi kia
sung sướng biết bao nhiêu" được lập lại hai lần. Nó thể hiện nỗi đau khổ của người chiến sĩ
trẻ đang say sưa tung cánh trong không gian của chân lý và ánh sáng "Trên chín từng cao bát
ngát trời"..., bỗng bị giam chặt giữa bốn bức tường chật hẹp của ngục thất Chính trong cảnh
ngộ bị cắt đứt với cuộc sống, nhà thơ càng thêm yêu tha thiết cuộc sống. Hơn lúc nào hết,
ơng cảm thấy gắn bó máu thịt với cuộc đời và thính giác đã giúp ơng liên hệ với cuộc đời. Lạ
thay chính lúc này đây, thi sĩ cảm thấy nhưng âm thanh bên ngoài sao mà rộn rã, sao mà hân
hoan, ríu rít đến thế!
Ơi! hôm nay sao nhựa sống tràn trề
Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá
Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá
Nghe mênh mang sức khỏe của trăm lồi
Tơi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài


Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi
Đang hút mật của đời xây hoa trải
Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày.
Mỗi âm thanh lại gợi lên theo nó những hình ảnh thật là sinh động và náo nức. Đó là tiếng
chim reo theo gió, tiếng dơi vội vã đập cánh lúc chiều bng, tiếng gió xối ào ào trên cành
cây ngọn lá... Mọi âm thanh đều hối hả, đều gấp gáp, đều náo nức, sôi động hơn bao giờ hết.
Phải chăng đó là sự cộng hưởng của "tiếng đời" và tiếng lòng của một con người tha thiết

yêu cuộc sống và khao khát tự do. Nghĩa là thi sĩ đã nhận ra những dấu hiệu của cuộc sống
bên ngoài khơng chỉ bằng cái kênh của thính giác mà cịn bằng những giây ăng ten hết sức
nhạy cảm của lòng mình. Thật vậy, phải có một tấm lịng u cuộc đời đến thế nào đó mới có
thể lắng nghe và phân biệt được những âm thanh hết sức mơ hồ dễ bị chìm lấp trong khơng
khí náo động của đời thường:
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa dừng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa, nghe tiếng guốc đi về
Có những tiếng động tưởng khơng có gì đáng để ý của cuộc sống đời thường, vậy mà có sức
gợi đến kỳ lạ. Chẳng hạn như cái tiếng guốc đi về dưới đường xa có gì quan trọng đâu mà
qua tâm hồn nhà thơ, nó đã gợi lên cả khơng khí n ắng, vắng vẻ của thành phố Huế vô
cùng thân thiết. Thực ra thì chính những chi tiết tưởng như vụn vặt ấy đã làm nên cuộc đời
này và khi phải xa cách nó, ta mới thấy da diết nhớ.
Đọc bài thơ chúng ta rất dễ nhận ra bố cục hai phần của nó. Phần đầu là những cảm xúc tn
trào, những tình cảm bồng bột rất đỗi hồn nhiên, chân thật. Đoạn hai là những suy nghĩ là sự
bừng tỉnh của lý trí. Dường như dịng cảm xúc dâng trào lên mãnh liệt rồi qua đi, như con
sóng dềnh lên rồi lắng xuống nhường chỗ cho lý trí tỉnh táo suy xét. Một sự nỗ lực của ý chí
cách mạng để chế ngự cảm xúc mà nhà thơ cho là "khơng chính đáng". Người thi sĩ - chiến sĩ


chân thành và thẳng thắn kiểm điểm những suy nghĩ mềm yếu của mình. Õng phê phán một
cách nghiêm khắc thái độ buồn, cô đơn và nhận thức không đúng khi so sánh nỗi buồn của
cảnh thân tù với niềm vui sống bên ngồi. Nhà thơ tự thấy mình "ảo tưởng" và "ngây thơ"
trong nhận thức, vì khơng hiểu được rằng trong xã hội ấy ở đâu chẳng là nhà tù, cả đất nước
là một trại giam khổng lồ:
Tôi chiều nay giam cấm hận trong lịng
Chỉ là một giữa lồi người đau khổ
Tôi chỉ là một con chim non bé nhỏ
Vứt trong lồng con giữa một lồng to.

Như thể bị vào tù đâu phải tách biệt hẳn với đời. Nhà thơ như bỗng thấy thốt khỏi nỗi giày
vị vì cơ đơn. Nghị lực như được củng cố, ý chí được nâng cao ông bỗng cảm thấy sục sôi
một nhiệt huyết. cách mạng, cháy sáng một niềm tin ở ngày mai:
Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu
Vẫn đứng thẳng trên đường đầy lửa máu
Chân kiêu căng khơng thối bộ bao giờ

Tôi chưa chết nghĩa là chưa hết hận
Nghĩa là chưa hết nhục của mn đời
Nghĩa là cịn tranh đấu mãi khơng thơi.
Dường như xiềng xích, gơng cùm, tù đày khơng cịn có nghĩa gì khi người cộng sản đã quyết
hiến dâng đời mình cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Kết thúc bài thơ vẫn là
âm thanh của cuộc sống bên ngoài dội vào, nhưng là một tiếng còi tàu giục giã, một tiếng
kèn hiệu kêu gọi lên đường:


Có một tiếng cịi xa trong gió rúc.
Tâm tư trong tù là một trong những bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu viết trong thời gian bị xiềng
xích. Nó đã ghi lại được một cách chân thực, hồn nhiên những diễn biến tâm trạng và tâm tư
của người cộng sản trẻ tuổi lần đầu tiên đối mặt với những thử thách của lao tù. Bài thơ giúp
cho ta biết yêu quý và nâng niu cuộc sống này, biết trân trọng một "tiếng guốc đi về" trên hè
phố, một tiếng "dơi chiều đập cánh" trước hiên nhà, một "tiếng gió xối" trên vịm cây ngồi
ngõ, biết khoan khối khi được hít thở "hương tự do" thơm ngát trên bầu trời của quê hương
mình, biết phấn đấu để bảo vệ và xây dựng nó.



×