Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nang cao chat luong va hieu qua hoat dong thu vientruong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.38 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> LỜI MỞ ĐẦU</b>



Thư viện là một bộ phận trọng yếu không thể thiếu được trong các
trường học, nó góp phần quyết định chất lượng và không ngừng nâng cao
năng lực giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh.


Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và
học phuc vụ nền giáo dục mới, phù hợp với cơng cuộc đổi mới tồn diện của
đất nước, vai trị quan trọng của thư viện trường học càng được nhấn mạnh.


Thư viện trường học hoạt động tốt sẽ có tác dụng thiết thực góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, nhất là đối với cơng tác dạy và học.


Vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, công tác thư viện trường học
những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng đươc các tiêu
chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu
cao trong việc phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập trong nhà
trường. Do đó, cần có sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trong công tác
thư viện trường học cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Với mục đích nêu trên, trong phạm vi đề tài này, chúng tơi sẽ trình bày
một số nội dung chính như sau:


1.Cơ sở lý luận và các yếu tố liên quan đến hoạt động thư viện trường
học.


2.Khảo sát, đánh giá thực tiển từ hoạt động của Thư viện trường THCS
Long An.



3.Những kinh nghiệm từ thực tiển và các giải pháp để nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động thư viện trường học.


Để thực hiện tốt nội dung đề ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu :


* Tham khảo tài liệu : vận dụng các lý thuyết về thư viện trong các giáo
trình để làm cơ sở khoa học, sử dụng các văn bản pháp quy hiện hành để làm
cơ sở pháp lý.


* Thống kê, tính tốn, phân tích số liệu thực tế : trong thời gian 5 năm
học liên tục để làm cơ sở thực tiển.


* Tổng hợp, so sánh, chứng minh, đánh giá, suy luận logic : để đề ra
kinh nghiệm và giải pháp khả thi .


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Chương 1</b>
<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>


<b>& CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN</b>
<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC</b>





<b>1. Mục đích _ Nhiệm vụ thư viện trường học</b> :


Điều 1 và 2 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ
thông” ban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày
6/11/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định : <i>Thư viện trường học là một</i>
<i>bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học</i>


<i>khơng thể thiếu của nhà trường.</i>


<i>Mục đích của thư viện trường học</i> là góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,
từng bước thay đổi phương pháp dạy và học đồng thời tích cực tham gia vào
việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các
thành viên trong nhà trường.


<i>Nhiệm vụ chủ yếu của thư viện trường học là</i> :


*Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại tự điển …và các sách báo cần thiết
khác kể cả các tài liệu cần thiết của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục .


*Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên _ học sinh tham gia hoạt động thư
viện


*Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành, với các thư viện địa
phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, tài liệu và các thiết bị
chuyên dùng .


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

*Quản lý, bảo quản, thanh lọc tài liệu, sách báo. Kịp thời bổ sung các tài
liệu, sách báo mới ( kể cả băng hình , băng tiếng , đĩa CD …). Từng bước đưa
các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý và phục vụ bạn đọc.


<b>2. Những yếu tố có liên quan đến hoạt động của thư viện trường học </b>


Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, thư viện trường học _ cũng như các
thư viện khác trong xã hội _ có liên quan và chịu ảnh hưởng của các yếu tố
chính sau đây :



<i><b>a. Bạn đọc ( hay đối tượng phục vụ ) của thư viện trường học: </b></i>Gồm
toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường. Hoạt động chủ yếu của
giáo viên, học sinh là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng
cơng cụ là sách báo. Do đó, họ đều là những bạn đọc thường xuyên của thư
viện trường học. Thu hút giáo viên, học sinh đến với thư viện và đáp ứng
được nhu cầu sách báo cho họ là điều kiện đầu tiên để nâng cao chất lượng
hoạt động của thư viện trường học. Số lượng giáo viên học sinh trong trường
thường có tương quan tỉ lệ thuận với số lượt bạn đọc đến với thư viện. Tuy
nhiên, nếu như các yếu tố : cơ sở vật chất, vốn tài liệu và cán bộ phụ trách thư
viện khơng đạt u cầu, khi đó dù số lượng giáo viên học sinh rất cao nhưng
hiệu quả hoạt động thư viện chưa chắc đã cao.


<i><b>b. Vốn tài liệu của thư viện trường học : </b>Vốn tài liệu là những tài liệu</i>
<i>được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo</i>
<i>quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người</i>
<i>đọc và được bảo quản</i> ( Điều 2_ Pháp lệnh thư viện ). Vốn tài liệu được hiểu
đơn giản hơn là toàn bộ tài liệu, sách báo trong thư viện. Với đối tượng bạn
đọc phục vụ chủ yếu là giáo viên, học sinh vốn tài liệu của thư viện bao gồm
các loại sau :


 Sách giáo khoa
 Sách nghiệp vụ
 Sách tham khảo


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Các loại báo, tạp chí


 Các dạng tài liệu khơng in ( băng tiếng, băng hình, đĩa CD …)


Hoạt động của thư viện có hiệu quả và chất lượng hay không thường phụ


thuộc vào yếu tố vốn tài liệu. Sự dồi dào về số lượng đầu sách, sự đầy đủ,
phong phú, phù hợp và luôn đổi mới về nội dung, sự đa dạng về hình thức của
các loại tài liệu sẽ đáp ứng được nhu cầu tự tìm hiểu, học hỏi của học sinh;
đáp ứng được nhu cầu tự nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ
của giáo viên.Vì vậy, đây chính là nhân tố quyết định sự thu hút của thư viện
đối với bạn đọc. Một thư viện nghèo nàn về vốn tài liệu sẽ không hoạt động
tốt và hiệu quả hoạt động chắc chắn khơng thể cao do ít được bạn đọc quan
tâm. Bổ sung vốn tài liệu cho thư viện từ các nguồn kinh phí và bằng nhiều
hình thức khác nhau là một yêu cầu bắt buộc để duy trì sức hấp dẫn của thư
viện trường đối với giáo viên, học sinh.


<i><b>c. Cơ sở vật chất thư viện trường học : </b></i>Bao gồm phòng đọc, kho sách
và trang thiết bị phục vụ bên trong ( Bàn ghế làm việc, bàn ghế để ngồi đọc,
tủ trưng bày, giá sách, kệ sách, tủ mục lục, bảng giới thiệu sách, máy tính…).
Sự bố trí, sắp xếp sách trong kho một cách khoa học, trật tự sẽ giúp cán bộ
hoặc giáo viên phụ trách thư viện dễ dàng, nhanh chóng tìm ra tài liệu cần
thiết mà bạn đọc có yêu cầu mượn xem. Việc thiết kế xây dựng, trang trí
phịng đọc đầy đủ ánh sáng, thống mát, sạch sẽ và đẹp là công việc không
thể bỏ qua vì nó góp phần rất lớn trong việc lơi cuốn bạn đọc đến với thư
viện. Với diện tích nhỏ, bố trí trang thiết bị khơng hợp lý trong phịng đọc,
thư viện trường học sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác phục vụ, nhất là khi
phục vụ bạn đọc tại chỗ và giới thiệu sách báo mới. Do vậy, ngồi việc bổ
sung kinh phí để làm giàu vốn tài liệu thì việc đầu tư xây dựng và bổ sung cơ
sở vật chất cho thư viện trường học cũng là một nhân tố góp phần quyết định
hiệu quả hoạt động của nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

của người giáo viên thư viện là góp phần cùng giáo viên học sinh tồn trường
nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện. Thực chất, <i>giáo viên thư viện là</i>
<i>người làm công tác giáo dục trực tiếp học sinh bằng phương tiện sách báo và</i>
<i>là người đồng nghiệp đáng tin cậy của giáo viên </i>(Tài liệu bồi dưỡng nghiệp


vụ Thư viện- trang 149). Đây thật sự là yếu tố mang tính quyết định và chủ
động nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học. Sự
tích cực, nhiệt tình, tận tâm cùng với kỹ thuật nghiệp vụ thư viện đã qua đào
tạo trong xử lý công việc là những yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết
đối với cán bộ thư viện trường học. Các yêu cầu này khi được phối hợp hồn
mỹ sẽ tạo sinh khí cho hoạt động thư viện và tạo sức hút rất lớn đối với bạn
đọc. Cho dù thư viện trường học đã được trang bị đạt chuẩn về cơ sở vật chất,
đầy đủ vốn tài liệu và số lượng giáo viên học sinh trong nhà trường rất lớn
nhưng cán bộ làm công tác thư viện thiếu nhiệt tình, khơng tích cực, chưa qua
đào tạo nghiệp vụ thì hoạt động của thư viện chắc chắn sẽ khơng đạt hiệu quả
cao, ngược lại, cịn tạo ấn tượng không tốt cho bạn đọc khiến họ từ bỏ dần
dần, không đến thư viện nữa do không được phục vụ tốt .


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Chương 2</b>


<b>KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TIỂN </b>


<b>TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS LONG AN </b>
<b>HUYỆN CHÂU THÀNH _ TỈNH TIỀN GIANG</b>





<b>1. Sơ lược về thư viện trường THCS Long an :</b>


Thư viện trường gồm 02 phòng : Kho sách và phịng đọc với tổng diện
tích là 120 m2<sub>. Năm học 2006-2007, thư viện phục vụ cho 32 giáo viên và 517</sub>


học sinh. Giáo viên phụ trách thư viện tốt nghiệp Trường Sư phạm cấp II Tiền
Giang và Trường Cao đẳng Thơng tin _ Thư viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Vốn tài liệu theo báo cáo tổng kết năm học 2006-2007 là 9.047 bản sách,


3.724 bản báo và tạp chí. Nguồn kinh phí bổ sung vốn tài liệu chủ yếu là ngân
sách cấp từ Phịng Giáo dục theo Thơng tư 30/TT_LB và kinh phí hoạt động
của trường. Các hoạt động chính, thường xuyên của thư viện được duy trì
tương đối tốt, năm học 2006-2007 được công nhận là Thư viện xuất sắc.


<b>2. Hiệu quả, chất lượng hoạt động thư viện trường thời gian qua :</b>


Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá <b>hiệu quả hoạt động</b> của thư viện trường
học như : số lượt bạn đọc đến thư viện, số lượt bạn đọc bình qn/người/năm,
số vịng quay của sách, kết quả giảng dạy, học tập hàng năm của giáo viên,
học sinh… nhưng do điều kiện còn nhiều hạn chế và đơn giản hoá việc so
sánh, trong phạm vi đề tài này chúng tơi sử dụng 2 chỉ tiêu chính (thường
được sử dụng trong các báo cáo tổng hợp của ngành giáo dục) sau đây để
phân tích , đánh giá hiệu quả là <b>số lượt bạn đọc đến thư viện</b> và<b>số lượt bạn</b>
<b>đọc bình quân/người/năm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đối với các hoạt động khác trong nhà trường…Chính vì vậy, chúng tơi tạm sử
dụng <b>kết quả đánh giá xếp loại thư viện</b> trường học của Phòng Giáo dục
hàng năm (theo tiêu chuẩn thư viện trường học ban hành kèm theo quyết định
số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và
chỉ tiêu <b>số lượt bạn đọc bình quân/người/năm</b> để đánh giá chất lượng hoạt
động thư viện. Bởi vì thư viện có hoạt động với chất lượng tốt thì mới có thể
thu hút được bạn đọc đến với thư viện nhiều lần trong năm.


Qua bảng thống kê hoạt động của thư viện Trường THCS Long An từ
năm học 2002-2003 đến nay, chúng tôi nhận thấy như sau :


Bảng 1: Hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư viện trường


<b>CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH</b> <b>NĂM HỌC</b>



<b>Tốc độ</b>
<b>tăng BQ</b>
<b>2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007</b>


Số lượt bạn đọc ( lượt ) 25.161 19.937 25.300 28.719 65.276 32,91%


Bình quân lượt / người 38 32 41 50 119 38,07%


Xếp loại thư viện Tiên tiến Tiên tiến Xuất sắc Tiên tiến Xuất sắc


* <i>Số lượt bạn đọc</i> : tăng dần qua từng năm với tốc độ tăng bình quân
32,91 % / năm. Điều này chứng minh rằng hiệu quả hoạt động của thư viện
ngày càng cao, mức độ thu hút bạn đọc đến với thư viện qua từng năm học
càng được tăng thêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng hoạt động thư</b>
<b>viện trường THCS Long An :</b>


<i><b>a. Bạn đọc ( giáo viên, học sinh ):</b></i>


Bảng 2 : Số lượng bạn đọc phục vụ hàng năm


<b>CÁC CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM HỌC</b>


2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007


<b>Tổng số bạn đọc</b> <b>664</b> <b>631</b> <b>614</b> <b>570</b> <b>549</b>


* Giáo viên 38 38 37 33 32



* Học sinh 626 593 577 537 517


<b>Số lượt bạn đọc ( lượt )</b> <b>25.161</b> <b>19.937</b> <b>25.300</b> <b>28.719</b> <b>65.276</b>


* Giáo viên 4.130 6.019 7.121 3.606 8.889


* Học sinh 11.606 13.918 18.179 25.113 56.387


<b>Bình quân lượt / người/ năm</b> <b>38</b> <b>32</b> <b>41</b> <b>50</b> <b>119</b>


* Giáo viên 109 158 192 109 278


* Học sinh 19 23 32 47 109


Quan sát bảng 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy :


* Số lượng bạn đọc mà thư viện trường phục vụ ngày càng giảm ( do các
yếu tố xã hội khách quan : tỉ lệ tăng dân số giảm, số học sinh trong độ tuổi
THCS giảm, học sinh trên địa bàn sang học các trường khác, số lượng giáo
viên giảm theo số lượng học sinh theo quy định…). Thông thường, khi số
lượng bạn đọc tiềm năng giảm thì sẽ kéo theo số lượt bạn đọc đến thư viện
cũng giảm, làm giảm hiệu quả hoạt động của thư viện. Tuy nhiên, <b>hiệu quả</b>
<b>và chất lượng họat động của thư viện trường hồn tồn khơng chịu ảnh</b>
<b>hưởng của việc giảm số lượng bạn đọc phục vụ mà có thể được nâng cao</b>
<b>nếu số lần đến thư viện của giáo viên và học sinh mỗi năm mỗi tăng .</b>


Nhận xét này hoàn toàn phù hợp với thực tế diễn ra tại thư viện trường THCS
Long An .



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nhờ thu hút được số lần học sinh đến thư viện trong năm tăng ( từ 47 lên 109
lượt ) và số lượt của giáo viên cũng tăng ( từ 109 lên 278 lượt ) làm chỉ tiêu
này cũng tăng lên ( từ 52 lên 119 lượt ). Như vậy, <b>nếu thu hút được số lượng</b>
<b>lớn bạn đọc ( chủ yếu là học sinh ) đến với thư viện và đến nhiều lần thì</b>
<b>hiệu quả và chất lượng hoạt động thư viện cũng sẽ tăng lên .</b>


<i><b>b. Vốn tài liệu :</b></i>


Bảng 3 : Vốn tài liệu và các chỉ tiêu có liên quan


<b>CÁC CHỈ TIÊU </b> <b>NĂM HỌC</b>


2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007


<b>Tổng số sách báo</b> <b>9.120</b> <b>9.078</b> <b>10.570</b> <b>10.142</b> <b>12.771</b>


* Sách giáo khoa 1.867 2.015 2.609 2.647 2681


* Sách nghiệp vụ 1.360 1.444 1.763 1.260 1.332


* Sách tham khảo 1.927 2.125 1.367 1.597 1.822


* Sách thiếu nhi 1.842 2.133 2.493 2.721 3.212


* Tạp chí , báo 2.124 1.361 2.338 1.917 3.724


<b>Kinh phí bổ sung sách báo ( đồng ) 10.058.500 14.834.000 13.930.300 16.021.600 20.355.600</b>


<b>Số lượt bạn đọc ( lượt )</b> <b>25.161</b> <b>19.937</b> <b>25.300</b> <b>28.719</b> <b>65.276</b>



* Giáo viên 4.130 6.019 7.121 3.606 8.889


* Học sinh 11.606 13.918 18.179 25.113 56.387


<b>Bình quân lượt / người/ năm</b> <b>38</b> <b>32</b> <b>41</b> <b>50</b> <b>119</b>


* Giáo viên 109 158 192 109 278


* Học sinh 19 23 32 47 109


* Vốn tài liệu : số bản sách được bổ sung hàng năm làm tăng vốn tài liệu
của thư viện ( từ 9.120 bản năm học 2002-2003 lên 12.771 bản năm học
2006-2007 ) đã làm tăng đáng kể số lượt bạn đọc và số lượt bạn đọc bình
quân/người/năm. Như vậy, khi <b>bổ sung sách báo để tăng vốn tài liệu sẽ trực</b>
<b>tiếp làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư viện .</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>liệu phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc (cơng tác vốn tài liệu)</b>
<b>góp phần khơng nhỏ trong việc làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt</b>
<b>động của thư viện.</b>


<i>* </i>Kinh phí bổ sung sách báo<i> : </i>tăng theo từng năm học, tạo điều kiện làm
tăng vốn tài liệu và số lượt bạn đọc. Tuy số lượng sách tăng bình quân hàng
năm (6,97%) chưa tương ứng với số lượng tăng kinh phí bổ sung sách báo
(15,41% ) do giá sách báo tăng nên lượng sách bổ sung ít, nhưng cũng chứng
minh được rằng : <b>Hiệu quả, chất lượng hoạt động thư viện phụ thuộc lớn</b>
<b>vào số lượng kinh phí bổ sung sách báo hàng năm thơng qua việc tăng</b>
<b>vốn tài liệu.</b>


<i><b>c. Cơ sở vật chất :</b></i>



Báo cáo tổng kết thư viện năm học 2006-2007 ghi nhận về cơ sở vật
chất của thư viện trường như sau :


* Diện tích thư viện : 120m2<sub>, xây dựng kiên cố sau khi sửa chữa khắc</sub>


phục hậu quả lốc xốy trong năm 2005. Có phịng đọc và kho sách riêng biệt.
Phịng đọc được trang trí đẹp, sạch sẽ, đủ sáng tạo điều kiện khá thuận lợi cho
bạn đọc đến thư viện đọc tại chỗ và tạo tâm lý thoải mái cho bạn đọc khi đến
với thư viện. Chính nguyên nhân này đã góp phần làm tăng số lượt bạn đọc và
số lượt bình quân bạn đọc/ người/ năm đến thư viện tăng lên nhất là số lượt
đọc tại chỗ. Như vậy, <b>phịng đọc sách được trang trí đẹp, đủ sáng, sạch sẽ</b>
<b>và rộng rãi sẽ góp phần đáng kể trong việc làm tăng hiệu quả và chất</b>
<b>lượng hoạt động của thư viện.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nhiều vào kinh phí của Phịng Giáo dục cấp về, thư viện trường khơng chủ
động trong việc này làm hạn chế khá nhiều trong hoạt động.


<i><b>d. Giáo viên phụ trách thư viện :</b></i>


Ghi nhận về giáo viên phụ trách thư viện trường trong báo cáo tổng kết
thư viện năm học 2006-2007 như sau :


Trình độ sư phạm : Tốt nghiệp sư phạm cấp II Tiền Giang ( hệ 12+2 )
Trình độ nghiệp vụ thư viện : Tốt nghiệp Cử nhân cao đẳng ngành
thông tin- thư viện .


Số năm công tác trong ngành giáo dục : 23 năm
Số năm công tác thư viện : 08 năm.


Với sự nhiệt tình, tận tâm với nghề nghiệp, chủ động trong cơng việc


cộng với trình độ nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ thư viện đã qua đào tạo và
kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành giáo dục lẫn trong công tác thư
viện, giáo viên phụ trách thư viện là một yếu tố quan trọng và tạo ra nhiều
thuận lợi trong việc đưa hoạt động thư viện trường THCS Long An đi vào nề
nếp, hoạt động ổn định và đạt chất lượng, hiệu quả cao nhiều năm liên tục
( hơn 7 năm học ). Tuy nhiên, một số chế độ, chính sách ưu đãi nghề nghiệp
dành cho giáo viên phụ trách thư viện theo quy định, hiện nay chưa được thực
hiện ( bồi dưỡng độc hại, trợ cấp khó khăn, khen thưởng cho giáo viên phụ
trách thư viện đạt các tiêu chuẩn cao…) đã làm giảm đáng kể nhiệt tình, tinh
thần phục vụ bạn đọc lẫn sự linh động, sáng tạo trong việc đưa hoạt động thư
viện trường học ngày càng hiệu quả và đạt chất lượng cao hơn. Như vậy, nếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>thông qua con người trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động của nó</b>


( thư viện trường học ).


<b>4</b>. <b>Đánh giá chung về hoạt động của thư viện trường THCS Long An</b>


* Số lượng bạn đọc ( giáo viên, học sinh ) cần được phục vụ tuy có giảm
nhưng khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động do thư
viện trường đã thu hút được số lượng lớn bạn đọc là học sinh đến thư viện
nhiều lần trong năm.


* Thực hiện tốt công tác xây dựng, bảo quản và phát triển vốn tài liệu
từng năm học, qua đó làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của thư viện
trường .


* Do khơng chủ động về kinh phí bổ sung vốn tài liệu ( phụ thuộc vào sự
cấp phát của Phòng Giáo dục và quỹ của trường hổ trợ ) nên thư viện chưa thể
chọn lựa loại tài liệu cho thật phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của từng nhóm


bạn đọc (giáo viên, học sinh) .


* Có đầu tư về cơ sở vật chất cho thư viện trường nhưng chưa thật đầy
đủ theo yêu cầu làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện.


* Giáo viên thư viện đạt chuẩn, có thâm niên nghiệp vụ, nhiệt tình trong
cơng tác nhưng nhà trường và xã hội chưa có nhiều giải pháp động viên, kích
thích sự tích cực phục vụ làm hạn chế việc tăng nhanh chất lượng hoạt động
thư viện .


<b>Chương 3</b>


<b>NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP</b>
<b>NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC</b>
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thức mới sẳn sàng đáp ứng cho nhu cầu về lao động trình độ cao của các
ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy, phát triển giáo dục và đào tạo trở thành
quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Để thực hiện
được vai trò quan trọng ấy, ngành giáo dục phải tiếp tục nâng cao chất lượng
toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp,
thực hiện “ chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” ; phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn
và kiến thức.


Với yêu cầu phát triển giáo dục như trên, vai trò của thư viện càng trở
nên quan trọng đối với hoạt động dạy và học trong nhà trường. Yêu cầu phát


triển thư viện về “chất” lẫn về “lượng” ngày càng cao hơn, đòi hỏi thư viện
phải nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình mới có thể đáp ứng
được nhu cầu tự trang bị kiến thức của giáo viên và học sinh trong giai đoạn
mới. Do đó, đúc kết các kinh nghiệm từ thực tế để đề ra những giải pháp khả
thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện trường học phù
hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học là việc làm không thể trì
hoản và khơng thực hiện ngay.


<b>I. CÁC KINH NGHIỆM TỪ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN :</b>


Từ những phân tích, đánh giá qua khảo sát số liệu thống kê hoạt động
thư viện trường THCS Long An, chúng tôi rút ra những kinh nghiệm để nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện trường học trong giai đoạn
mới như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

người lao động…) nếu biết cách làm họ vừa lịng.Vì vậy, <b>nhiệm vụ chính</b>
<b>trong cơng tác bạn đọc của thư viện trường học là làm thế nào phục vụ</b>
<b>tốt nhất, đáp ứng cao nhất nhu cầu tự tìm hiểu, tự nghiên cứu để hoàn</b>
<b>thiện kiến thức, thoả mản được thị hiếu phát hiện cái hay, cái mới từ vốn</b>
<b>tài liệu trong thư viện của bạn đọc</b>. Hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể
dẫn đến sự nhàm chán, xa rời khơng muốn tìm đến thư viện của bạn đọc như :
khung cảnh thư viện không phù hợp cho việc đọc sách báo ( thiếu ngăn nắp,
thiếu vệ sinh, thiếu ánh sáng…), thái độ phục vụ của giáo viên thư viện khơng
nhiệt tình, niềm nở và nhất là vốn tài liệu không được bổ sung thường xuyên
làm thông tin trở nên lạc hậu.


2. Bạn đọc là học sinh luôn chiếm số lượng nhiều nhất trong nhà trường
với tỉ lệ hơn mười lần số lượng giáo viên. Do vậy, <b>biện pháp tốt nhất trong</b>
<b>việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện là tìm ra những</b>
<b>giải pháp thu hút được đa số học sinh đến với thư viện nhiều lần trong</b>


<b>năm</b>. Số lượng học sinh đến với thư viện càng lớn thì hiệu quả hoạt động của
thư viện càng cao và bình quân số lần một học sinh đến thư viện trong năm
càng nhiều thì càng chứng tỏ chất lượng phục vụ của thư viện càng tốt .


3. Bạn đọc là giáo viên số lượng tuy khơng lớn, nhưng bình qn số lần
đến thư viện trong năm rất cao, do vậy, họ cũng góp phần rất lớn trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện. <b>Đối với giáo viên, nhu cầu lớn nhất</b>
<b>khi đến thư viện là được tự nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ</b>
<b>nghiệp vụ thơng qua việc bổ sung các kiến thức mới. Đáp ứng được nhu</b>
<b>cầu đó, thư viện sẽ thu hút được đối tượng này đến với mình thường</b>
<b>xuyên hơn.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

sách) nhưng lại làm giảm hiệu quả, chất lượng hoạt động thư viện do kém sức
thu hút bạn đọc.


5. Kinh phí phục vụ hoạt động thư viện, nhất là để bổ sung vốn tài liệu
và trang bị cơ sở vật chất đầy đủ cho thư viện là vơ cùng quan trọng. <b>Kinh</b>
<b>phí hoạt động sử dụng đúng mục đích càng lớn, hiệu quả và chất lượng</b>
<b>hoạt động thư viện càng cao.</b>


6. Bố trí, trình bày ở thư viện và trang thiết bị phục vụ bên trong ln có
ảnh hưởng đến sự chú ý và tạo hứng khởi cho bạn đọc. <b>Thư viện rộng rãi,</b>
<b>sạch sẽ, trang trí đẹp, bố trí thiết bị bên trong gọn gàng, ngăn nắp sẽ có</b>
<b>sức hấp dẫn rất lớn đối với bạn đọc, giúp cho giáo viên thư viện quản lý</b>
<b>và phục vụ bạn đọc tốt hơn rất nhiều.</b>


7. <b>Giáo viên thư viện là yếu tố mang tính quyết định nhất trong các</b>
<b>yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện</b>.
Giáo viên thư viện chưa được đào tạo nghiệp vụ thư viện sẽ khó quản lý và
điều hành tốt hoạt động thư viện, thời gian công tác ở lĩnh vực thư viện càng


ít, càng gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, cán bộ thư viện chưa qua đào tạo sư
phạm, khó làm tốt công tác bạn đọc trong thư viện trường học, làm bạn đọc ít
lui tới thư viện. Ngồi ra, <b>sự tận tâm với nghề nghiệp, sự nhiệt tình trong</b>
<b>cơng tác của giáo viên thư viện, nhất là công tác phục vụ bạn đọc, là</b>
<b>những yêu cầu không thể thiếu được trong suốt quá trình nâng cao chất</b>
<b>lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện trường học</b>. Do đó, <b>tìm ra</b>
<b>những giải pháp khả thi để kích thích sự nhiệt tình, tận tâm của giáo viên</b>
<b>thư viện, khiến họ an tâm làm việc lâu dài với nhiệm vụ được phân công</b>
<b>là trách nhiệm trước mắt của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục.</b>


<b>II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU</b>
<b>QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

ngày 6/11/1998 ), tiêu chuẩn dành cho một thư viện trường học ( Ban hành
kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 ) của Bộ
Giáo dục _ Đào tạo và các lý thuyết về những yếu tố có liên quan nêu ở
chương 1, chúng tơi đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng thư viện
trường học như sau :


1. <b>Lựa chọn, phân công giáo viên phụ trách thư viện phù hợp là yêu</b>
<b>cầu đầu tiên</b> quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động thư viện. Trong
hoạt động thư viện, để đáp ứng và hoàn thành tốt chức năng giáo dục học sinh
bằng phương tiện sách báo, yêu cầu giáo viên thư viện phải có trình độ văn
hố, học thức rộng rãi (ít nhất là tương đương hoặc cao hơn giáo viên của nhà
trường), có trình độ thư viện nhất định ( tối thiểu bằng trình độ các lớp tập
huấn do Sở tổ chức theo chương trình của Bộ ). “<i>Giáo viên phụ trách công</i>
<i>tác thư viện phải tốt nghiệp sư phạm từ trung học trở lên và được đào tạo,</i>
<i>bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện. Nếu là người phụ trách thư viện được đào</i>
<i>tạo từ các trường nghiệp vụ thư viện- thơng tin văn hố thì phải được bồi</i>
<i>dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên thư viện</i>” ( Trích điều


7-Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT). “<i>Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm cơng</i>
<i>tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện</i>
<i>trường học</i>” ( trích điều 9_Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT). Do đó,


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

dẫn bạn đọc sử dụng, truy cập được các tài liệu trên mạng internet và quản lý
thư viện trên máy tính khi thư viện có đủ trang thiết bị.


2. Để giáo viên thư viện đáp ứng được các u cầu cao trong cơng tác và
hồn thành tốt nhiệm vụ của mình<b>, cần động viên, khuyến khích và kích</b>
<b>thích sự nhiệt tình, lịng u nghề, tinh thần trách nhiệm, an tâm cơng tác</b>
<b>lâu dài một cách tồn tâm, tồn ý của họ bằng các hình thức khen thưởng</b>
<b>xứng đáng, giải quyết thỏa đáng các chế độ mà họ được hưởng theo quy</b>
<b>định( nhất là chế độ bồi dưỡng độc hại ), ưu tiên khi xét giải quyết trợ</b>
<b>cấp khó khăn</b><i>…</i>Bởi vì, <i>vai trị và uy tín của giáo viên thư viện được đánh giá</i>
<i>ngang với giáo viên, lao động của họ và lao động của thầy cô giáo đều được</i>
<i>coi trọng như nhau, đều cùng chung mục đích đào tạo và giúp thế hệ trẻ</i>
<i>thành người có ích cho đất nước. Những gì người giáo viên được chú ý, chăm</i>
<i>sóc thì người giáo viên thư viện cũng cần được chú ý, chăm sóc như thế</i> ( Tài
liệu tập huấn nghiệp vụ thư viện _ trang 149). Tuy nhiên, những người này lại
không được hưởng phụ cấp do không trực tiếp đứng lớp giảng dạy hoặc
không là giáo viên kiêm nhiệm. Do đó, những chế độ, phụ cấp khác theo Điều
9_Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT : “<i>Cán bộ thư viện trường học</i>
<i>không phải là giáo viên, được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng</i>
<i>lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hố thơng tin quy định</i>”. Đây là
vấn đề mà các cấp quản lý ngành giáo dục cần quan tâm đề xuất giải quyết
sớm. Ngoài ra, <b>ban giám hiệu trường, các giáo viên trực tiếp đứng lớp</b>
<b>cũng cần có sự cảm thơng, chia sẽ những khó khăn trong cơng việc lẫn</b>
<b>trong thu nhập của giáo viên phụ trách thư viện để động viên và kích</b>
<b>thích sự nhiệt tình, an tâm cơng tác lâu dài của họ</b>, nhất là đối với những
giáo viên vừa mới chuyển sang chuyên trách thư viện trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>loại tài liệu mới( báo, tạp chí ) sẽ lơi kéo họ thường xun đến thư viện</b> vì
nó đáp ứng nhu cầu được tự nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp
vụ thông qua việc bổ sung các kiến thức mới của họ. <b>Đối với học sinh, bổ</b>
<b>sung sách, báo thiếu nhi các dạng sẽ thu hút được các em đến thư viện</b>
<b>nhiều lần</b> vì nó giúp các em giải trí, thư giản sau những giờ tập trung học tập
mệt mỏi.


4.<b>Vốn tài liệu phải bổ sung hàng năm từ các nguồn kinh phí khác</b>
<b>nhau (chủ yếu là từ kinh phí của Phịng Giáo dục, kinh phí hoạt động</b>
<b>của nhà trường ) </b>để làm mới tài liệu lưu trữ trong thư viện. Đồng thời phải :


<b>* Xây dựng kế hoạch phát triển vốn tài liệu cho thư viện trường học</b>
<b>hàng năm với tỉ lệ các loại tài liệu phù hợp thị hiếu và nhu cầu bạn đọc .</b>


<b>* Đa dạng hoá các loại tài liệu lưu trữ ở thư viện tương ứng với sự</b>
<b>phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên ngành thư viện</b>


( Thí dụ : Nếu có máy Cassette thì lưu trữ thêm tài liệu dạng băng từ ; nếu có
máy vi tính thì lưu trữ thêm tài liệu dạng đĩa mềm, đĩa CD, USB …) .


<b>* Luôn thực hiện công tác “lựa chọn sách”, tinh lọc vốn tài liệu, bảo</b>
<b>quản các tài liệu quý hiếm, thanh lý các tài liệu lạc hậu, không phù hợp</b>
<b>thực tiển, tài liệu hư nát không sử dụng được để cải thiện về “chất” vốn</b>
<b>tài liệu. </b>


5. Để <b>trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện nhất thiết</b>
<b>phải có kinh phí đầu tư từ nhà trường và cấp trên</b>. Nhưng, để bổ sung vốn
tài liệu cho thư viện ngồi kinh phí cấp bằng tiền, có thể thực hiện theo
phương châm: “ <b>Làm giàu vốn tài liệu thư viện bằng tài liệu</b> ” từ nhiều


nguồn khác nhau (vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nhà trường
đóng góp, trao đổi ln chuyển sách giữa các thư viện trường và thư viện địa
phương…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

sung tài liệu tuy nhiều, tuy mới nhưng chưa thật sự phù hợp nhu cầu đọc của
giáo viên học sinh, dẫn đến một thực tế là vốn tài liệu tăng về lượng nhưng
giảm về chất và giảm hiệu quả hoạt động thư viện.Về lâu dài, <b>phòng Giáo</b>
<b>dục nên cấp thẳng kinh phí bằng tiền để thư viện trường kết hợp với</b>
<b>kinh phí được cấp ở trường, chủ động cân đối, bổ sung những tài liệu</b>
<b>phù hợp nhất</b> với nhu cầu bạn đọc ở trường.


7. Nhanh chóng đầu tư cho thư viện đạt chuẩn cơ sở vật chất : “ <i>được đặt</i>
<i>ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong nhà trường…và đảm bảo tối thiểu là</i>
<i>50 m2<sub> để làm phòng đọc và kho sách</sub></i><sub> ”(trích điều 4_Quyết định</sub>


01/2003/QĐ_BGD&ĐT) với đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng dành cho giáo
viên thư viện làm việc và phục vụ bạn đọc. “<i>Những trường có điều kiện về</i>
<i>kinh phí, từng bước trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn…nhằm</i>
<i>tạo thuận lợi cho cơng việc quản lý tài sản, vốn sách báo, tài liệu và điều kiện</i>
<i>phục vụ bạn đọc… nối mạng Internet để khai thác dữ liệu”</i>(trích điều 5_
Quyết định 01/2003/QĐ_BGD&ĐT), “<i>từng bước phải được hiện đại hoá</i>
<i>theo xu thế phát triển chung</i>”(trích điều 3_ Quyết định
61/1998/QĐ/BGD&ĐT).


8. Tổ chức, hoạt động và quản lý thư viện trường học theo những nội
dung đề ra trong Quyết định 01/2003/QĐ_BGD&ĐT một cách sáng tạo, đa
dạng, sinh động, phù hợp với điều kiện hiện có của thư viện, biến thư viện
thực sự trở thành “<i>một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt</i>
<i>văn hoá và khoa học của nhà trường</i>” và có sức thu hút cao đối với giáo viên,
học sinh.



<b>KẾT LUẬN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

từng năm, đưa vào áp dụng trong năm học kế tiếp và luôn đạt kết quả khả
quan. Riêng các giải pháp đề xuất để đạt được mục tiêu đề ra chỉ thực hiện
được trong phạm vi giải quyết của nhà trường và thư viện ( giải pháp về con
người, nghiệp vụ, tài liệu ), còn những giải pháp thuộc phạm vi giải quyết của
các cấp thẩm quyền ( giải pháp về đào tạo, chế độ, chính sách, cơ sở vật chất )
vẫn chưa được thực hiện hoàn chỉnh nên kết quả đạt được chưa thật toàn
vẹn.Tuy nhiên, đánh giá hoạt động thư viện trường học của Phòng giáo dục
Châu Thành theo các tiêu chuẩn quy định trong ngành, thư viện trường THCS
Long An luôn đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến , trong đó năm học 2003-2004
và 2006-2007 thư viện được xếp loại xuất sắc. Điều đó, chứng tỏ việc áp dụng
các kinh nghiệm và các giải pháp đề ra trong đề tài này đối với việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện đã có kết quả tốt. Ngồi ra, với
hoạt động tương đối tốt và hiệu quả của mình, thư viện trường đã góp phần
khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong những năm qua: tỉ
lệ học sinh lên lớp thẳng luôn đạt ở mức 98%, tỉ lệ học sinh khá giỏi trên 65%
và tỉ lệ học sinh giỏi trên 22.8%, hầu hết các giáo viên được cử đi thi giáo
viên dạy giỏi đều đạt kết quả cao.


Như đã đề cập lúc mở đầu, do số liệu thống kê hoạt động thực tế chỉ thực
hiện tại Thư viện trường THCS Long An nên có thể những kinh nghiệm đúc
kết cịn mang tính cục bộ, giải pháp đề xuất chưa thật sự chi tiết, chúng tôi rất
mong được sự góp ý xây dựng, bổ sung của tất cả đồng nghiệp, giáo viên, các
đồng chí đang cơng tác ở các ngành có liên quan để cùng nhau áp dụng, thực
hiện nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động thư viện trường học
trong giai đoạn mới, cùng góp phần phục vụ nền giáo dục mới phù hợp với
cơng cuộc đổi mới tồn diện của đất nước ./<i>.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>



1.<i> Tổng quan Khoa học _ Thông Tin và Thư viện _ Nguyễn Minh</i>
<i>Hiệp , Lê Ngọc Oánh , Dương Thúy Hương _ Nhà xuất bản ĐHQGTPHCM _</i>
<i>2001.</i>


2.<i> Giáo trình : Tổ chức quản lý công tác thông tin thư viện Trường</i>
<i>ĐHVH Hà Nội _ Nguyễn Tiến Hiển _ 1995 .</i>


3.<i> Hội thi giáo viên thư viện với công tác Thư viện trường học _ Vũ Bá</i>
<i>Hoà _ Nhà xuất bản Giáo dục _ 2001 .</i>


4.<i> Giáo trình : Vốn tài liệu Trường Cao đẳng TTVH Thành phố HCM _</i>
<i>Phạm Văn Rính _ 1995 .</i>


5.<i>Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện ( dùng cho thư viện trường phổ</i>
<i>thông)_ Nhiều tác giả_ Nhà xuất bản Giáo dục_ 2001.</i>


6.<i>Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/11/1998 của Bộ</i>
<i>trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động</i>
<i>thư viện trường phổ thông.</i>


7.<i>Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ</i>
<i>trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện</i>
<i>trường phổ thông.</i>


</div>

<!--links-->

×