ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MƠN VĂN LỚP 6 NĂM
2014 - THCS TRÀ DƠN
I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm ; mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ)
Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A,B,C,D và ghi vào giấy làm
bài.(Ví dụ: Câu 1 chọn đáp án đúng A ghi là 1.A…).
Câu 1. Tác giả của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là ai ?
A. Vũ Tú Nam. B. Tạ Duy Anh.
C. Đồn Giỏi.
D. Tơ Hồi.
Câu 2. Văn bản“Bức tranh của em gái tôi” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người bố
B. Kiều Phương.
C.Người anh
D. Chú Tiến Lê
Câu 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong phần cuối của văn bản“Sơng nước Cà Mau” là gì
?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít.
C. Chợ nổi trên sơng
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ.
D. Tiếng rì rào của những khu rừng
Câu 4. Trong câu văn: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ
B . Nhân hóa
C. So sánh
D. Hốn dụ
Câu 5. Dịng nào là vị ngữ của câu:“Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ”?
A. Tre còn là
B. Duy nhất của tuổi thơ
C. Nguồn vui duy nhất của tuổi thơ .
D. Còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ .”
Câu 6. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ?
A. Kí.
B.Truyện dài.
C. Truyện ngắn.
D. Truyện thơ
Câu 7. Câu thơ: “Trường Sơn chí lớn ơng cha
Cửu Long lịng mẹ bao la sóng trào” sử dụng loại so sánh nào ?
A. Người với người.
C. Vật với vật
B. Cái cụ thể với cái trừu tượng.
D. Vật với người.
Câu 8. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ?
A. Chú bé Phrăng.
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men.
B. Thầy giáo Ha – men.
D. Bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
Câu 9. Câu: “Bà đỡ Trần là người ở huyện Đông Triều” là câu trần thuật đơn theo kiểu
nào ?
A. Câu định nghĩa
B. Câu giới thiệu
C. Câu đánh giá.
D. Câu miêu tả.
Câu 10. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và ““Sơng nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước.
C. Tả người lao động.
B. Tả cảnh sông nước miền Trung. D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
Câu 11. Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ?
A. Bàn tay ta làm nên tất cả.
C. Xanh biếc là màu của nước biển.
B. Em đang học bài.
D. Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
Câu 12. Trong văn bản “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã sử dụng phương thức biểu đạt chính
nào ?
A. Miêu tả.
B. Nghị luận
C. Biểu cảm.
D.Thuyết minh.
II. TỰ LUẬN :(7điểm)
Câu 1. ( 1đ) Thế nào là ẩn dụ? Nêu tác dụng của ẩn dụ? Cho ví dụ.
Câu 2.(1 đ) Kể ra đúng 4 hình ảnh nhân hóa trong văn bản Mưa của nhà thơ Trần
Đăng Khoa.
Câu 3. (5đ) Em đã có dịp ngắm một đêm trăng đẹp ở q mình. Hãy tả lại cảnh đó.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MƠN VĂN LỚP 6 NĂM 2014 - THCS TRÀ
DƠN
I TRẮC NGHIỆM (3điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
1
D
2
C
3
C
4
B
5
D
6
A
7
B
8
C
9
B
10
A
11
D
12
A
II: TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm)Yêu cầu: Nêu được khái niệm của ẩn dụ, tác dụng và lấy ví dụ.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó.(0,25 đ)
- Tác dụng: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,25 đ)
- Hs nêu đúng ví dụ (0,5 đ)
Câu 2 (1 điểm): Kể ra đúng 4 hình ảnh nhân hóa trong văn bản Mưa của nhà thơ Trần
Đăng Khoa, đúng mỗi ý được 0,25 đ
Ông trời mặt áo giáp đen ra trận, mn nghìn cây mía múa gươm, kiến hành quân
đầy đường, sấm ghé xuống sân khanh khách cười…
Câu 3 (5 điểm):
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả, lựa
chọn những hình ảnh.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trơi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung.
- Quê em ở đâu?
- Em được thưởng thức đêm trăng đẹp vào dịp nào?
2. Thân bài: Tả cảnh đêm trăng.
- Trăng lên: ánh trăng toả xuống mặt đất, chiếu sáng mọi nơi.
- Trăng in bóng những ngơi nhà, hàng cây, ánh trăng dát vàng xuống mặt nước.
- Càng lên cao, trăng càng sáng. Vầng trăng tròn vành vạnh như đĩa bạc.
- Trăng gần gũi với con người. Các trò chơi dưới ánh trăng quê, những câu truyện
kể.
- Tăng làm khung cảnh quê hương thêm thơ mộng…
3. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em
- Đêm trăng sáng ở quê thật đẹp.
- Yêu mến, gắn bó với quê hương
c. Biểu điểm:
- Điểm 4-->5: Đảm bảo các yêu cầu trên, thể hiện sự sáng tạo, lời văn trong sáng, trơi
chảy, sai khơng q 5 lỗi chính tả.
- Điểm 3 --> 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, biết lựa chọn những hình ảnh, nắm được đặc
trưng cơ bản của văn miêu tả, diễn đạt đơi chỗ cịn vụng, không sáng tạo trong khi tả, sai
không quá 8 lỗi các loại.
- Điểm 1 --> 2: Chưa đảm bảo đầy đủ được yêu cầu của bài tập làm văn miêu tả,không đi
tập trung vào miêu tả, lời văn lủng củng nhiều chỗ, bài làm bẩn, cẩu thả, sai lỗi chính tả
tương đối nhiều.
- Điểm 0,25 -->1: Khơng đảm bảo được yêu cầu của bài tập làm văn miêu tả, lời văn
lủng củng, sai quá nhiều lỗi các loại hoặc viết một vài câu, đoạn có liên quan.
- Điểm 0: Không làm được bài (bỏ giấy trắng hoặc ghi vài câu vô nghĩa)