Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN dat giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.62 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>





Thưa các bạn đồng nghiệp !


Trong xu thế hội nhập hiện nay thì kiến thức chính là hành trang quan trọng
nhất để bước vào tương lai.Vì thế mà Đảng đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 “ưu tiên nâng cao phát triển nhân lực”,“đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo”.


Trong các mơn học trường THCS thì mơn Ngữ văn là mơn học đặc biệt quan
trọng, nó vừa là mơn văn hóa giúp học sinh mở mang kiến thức văn hóa- xã hội vừa
là mơn cơng cụ giúp học sinh học các môn học khác tốt hơn. Vì ý nghĩa quan trọng
đó mà việc dạy học mơn Ngữ văn địi hỏi người giáo viên phải tìm ra được một
phương pháp giảng dạy tối ưu nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng
tạo của học sinh.Từ đó bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, đồng thời đáp ứng phương pháp dạy- học mới hiện nay.
Để làm được việc đó trước hết cần phải thay đổi quan niệm dạy và học ở cả
giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên cần có sự định hướng, quán triệt giúp học
sinh chú trọng hơn nữa vào phần luyện tập, thực hành. Cịn học sinh thì cần tích cực,
chủ động vận dụng lí thuyết một cách sáng tạo vào thực hành, luyện tập. Có làm
được như thế mới mong khắc sâu được kiến thức đồng thời rèn kĩ năng thực hành cho
học sinh.


Xuất phát từ ý nghĩa đó mà những người làm công tác giáo dục tâm huyết với
nghề đã nhiều đêm trăn trở mong tìm ra những cách làm, những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính tích cực của học sinh đúng với xu thế
phát triển của thời đại và sự đổi mới trong phương pháp hiện nay.


Là một giáo viên mới ra trường kinh nghiệm dạy học còn hạn chế nhưng tơi


cũng xin mạnh dạn góp “tiếng nói” của mình vào những trăn trở của q thầy cơ và
các bạn đồng nghiệp với mong muốn sẽ giúp ích phần nào trong công cuộc đổi mới
giáo dục hiện nay. Bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành
nhằm xây dựng giải pháp ngày càng hồn thiện và có hiệu quả hơn.


Xin gởi lời cảm ơn chân thành đối với những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô và các bạn đồng nghiệp!


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b> I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Trong các mođn hóc nói chung và mođn Ngữ vn nói rieđng thì hóc lí thuyêt là đeơ
vn dúng vào thực hành giại bài tp và vic giại bài tp là đeơ khaĩc sađu lí thuyêt. Tuy
nhieđn trong quá trình giạng dáy thực teẫ ở những lớp có nhieăù hóc sinh dađn tc tođi
nhn thây đa sô hóc các em văn chưa biêt cách vn dúng lí thuyêt vào thực hành mt
cách sáng tao và có hiu quạ. Các em chưa mánh dán, còn nhút nhát, thiêu chụ đng
tích cực trong quá trình giại bài tp. Hóc sinh giại bài tp còn mang tính đôi phó,
chưa tự giác, nhieău hóc sinh còn tn dúng thời gian này đeơ nói chuyn hoaịc làm vic
rieđng… Vì lí do đó mà tođi quyêt định chón đeă tài này đeơ nghieđn cứu mong tìm ra
những cách thức, những giại pháp tôi ưu đeơ giúp hóc sinh tích cực hơn, hứng thú hơn,
chụ đng hơn trong khi thực hin phaăn luyn tp trong mođn Tiêng Vieđt. Maịt khác
vic chón đeă tài này nghieđn cứu còn góp phaăn tìm ra các giại pháp đeơ bạn thađn vn
dúng vào giạng dáy sao cho phù hợp với tình hình hóc tp thực tê cụa hóc sinh địa
phương mình và cũng qua đađy rât mong các bán đoăng nghip có theơ tham khạo, góp
ý veă những giại pháp này có hiu quạ cao hơn.


<b> II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>


Trong bộ mơn Ngữ văn nói chung và phân mơn Tiếng Việt nói riêng có rất
nhiều mảng đề tài nghiên cứu khác nhau. Nhưng với khuôn khổ của một giải pháp


nhỏ nên tôi xin đi sâu vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong phần luyện tập của môn Tiếng Việt.


<b>III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.</b>


Với giải pháp này thì tơi đã ghiên cứu trên hai đối tượng học sinh khối lớp 6 và
lớp 7 ở hai phân trường Cửa Rừng và Sình Tùng thuộc trường THCS Tân Thanh ( đây
là hai phân trường mà có da số các em học sinh là người dân tộc có lực học yếu hơn
so với mặt bằng chung của trường. Mặt khác các em rất nhút nhát, tự ti, thiếu tính
tích cực và không tự giác trong học tập).


<b>IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.</b>


Việc nghiên cứu này của tơi nhằm tìm ra giải pháp tối ưu giúp học sinh tích cực
và sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện phần luyện tập; giúp các em có được những
phương pháp cơ bản để tự mình có thể giải quyết được một số bài tập mà không phải


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phụ thuộc vào người khác. Từ đó hình thành ở các em những kĩ năng cần thiết để có
thể tự mình giải bài tập một cách chủ động và có hiệu quả.




<b> V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.</b>


Để thực hiện giải pháp này chúng tôi đã sử dung những phương pháp nghiên cứu
sau:


- Phương pháp trực quan (để nắm bắt tình hình thực tế giảng dạy của giáo viên và
học sinh).



- Phương pháp điều tra va tổng hợp (để điều tra số liệu thực tế ở từng lớp học cụ thể
và tổng hợp lại thành bảng tổng hợp)


- Phương pháp phân tích và tổng hợp (để phân tích nhược điểm của các phương pháp
đã được áp dụng trước đó và đúc rút thành nguyên nhân nhân của những tồn tại)
- Phương pháp so sánh(nhằm so sánh, đối chiếu về mặt thực tế và kết quả sau khi đã
thực hiện giải pháp).


<b>VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU</b>


Với đề tài này chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu trong vòng 3 năm học từ năm
2006-2007 đến năm học 2008-2009 cụ thể như sau:


- Từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 1 năm 2007- quan sát thực tiễn dạy- học của giáo
viên và học sinh .


- Tháng 2 năm 2007 chọn đề tài nghiên cứu.


- Từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 xây dựng đề cương nghiên cứu.


- Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008 điều tra về số liệu và lập bảng tổng
hợp.


- Từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 tiến hành viết và áp dụng các giải
pháp vào thực tiễn giảng dạy để khảo sát kết quả.


- Từ tháng 6 năm 2009 đến nay tiến hành hồn thiện giải pháp và cơng bố đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>B. PHẦN</b>

<b> NỘI DUNG</b>


<b> </b>


<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN . </b>


<i><b> 1. Cơ sở lí luận.</b></i>


Như quí thầy cơ đã biết mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, luyện tập là
mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Đây là mối quan hệ biện chứng song song
cùng tồn tại trong một vấn đề, ta không thể tách cái này ra khỏi cái kia.


C. Mác đã nhận định: <i><b>lí thuyết và thực hành là hai mặt của cùng một vấn đề, lí</b></i>
<i><b>thuyết là cơ sở khoa học soi rọi, dẫn đường cho việc thực hành còn thực hành là để</b></i>
<i><b>củng cố lại lí thuyết, tìm ra cái đúng cái sai, cái ưu cái khuyết của lí thuyết. Thực</b></i>
<i><b>hành mà khơng có lí thuyết là thực hành mù qng, ngược lại lí thuyết mà khơng</b></i>
<i><b>được vận dụng vào thực hành thì chỉ là lí thuyết sng, vơ giá trị.</b></i>


<b>Câu nói trên của Mac là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nghiên cứu và lao</b>


<b>động, đặc biệt là hoạt động giảng dạy của người giáo viên</b> . <b>Vì vậy trong dạy –</b>


<b>học thì việc h</b>ọc lí thuyết là để áp dụng vào thực hành, luyện tập .Ngược lại thực


hành, luyện tập là để khắc sâu lí thuyết đã được học. Do đó giữa lí thuyết và thực
hành có ý nghĩa và tầm quan trọng như nhau trong tiết học. Ta không thể coi nặng
việc này mà coi nhẹ việc kia. Đây chính là nguyên lí cơ bản giúp người giáo viên
thực hiện hoạt động giảng dạy của mình một cách hợp lí và đúng hướng. Đồng thời
cũng đáp ứng được yêu cầu của việc dạy- học theo phương pháp mới hiện nay.


<i><b>2. Cơ sở thực tiễn.</b></i>


Thực tiễn dạy học cho thấy nếu ta chỉ chú trọng hình thành lí thuyết tức là chỉ


chú trọng hình thành định nghĩa, khái niệm mà ít chú trọng cho học sinh vận dụng lí
thuyết vào thực hành luyện tập thì kết quả là các em sẽ nhanh chóng qn đi phần lí
thuyết đã học. Cịn nếu chú trọng cho các em vận dụng kiến thức đã học để thực
hành luyện tập thì kiến thức đó sẽ được các em khắc sâu mãi mãi.


Qua quan sát, phỏng vấn, điều tra hoat động dạy và học của giáo viên và học
sinh trường THCS Tân Thanh cho thấy: hầu hết giáo viên dạy môn Ngữ văn đều cho
học sinh thực hiện phần luyện tập một cách đầy đủ, nghiêm túc. Tuy nhiên qua
phỏng vấn, khảo sát ở học sinh đã cho thâùy kết quả đạt được chưa cao. Các giáo viên
chỉ chú trọng tới việc hình thành lí thuyết cho hs cịn phần luyện tập thì chưa được
chú trọng về phương pháp. Phần lớn giáo viên thường cho học sinh tự luyện tập hoặc
hướng dẫn sơ qua và yêu cầu các em làm vào vở sau đó gọi một số học sinh xung
phong chữa bài tập. Phần lớn các tiết dạy của gv đều không giải quyết hết số bài tập
sgk, bao giờ giáo viên cũng dành một số bài tập khó đêû học sinh làm ở nhà mà ít khi


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

có sự kiểm tra, sửa chữa những bài tập này. Do đó khơng thể rèn cho các em thói
quen làm việc với cường độ cao để giải quyết công việc. Chính điều này đã vơ hình
chung tạo cho các em một sức ì trong học tập. Từ thực tiễn dạy học như vậy mà bản
thân tôi thiết nghĩ là cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả
cao trong dạy học.


Từ cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học trên cho thấy người giáo viên cần phát huy
tính tích cực của học sinh ở cả hai phần: lí thuyết và thực hành, luyện tập . để từ đó
giúp các em có được cách học tích cực và phù hợp với đối tượng vùng miền và làm
cho hs có được khả năng tự học tốt nhất.


<b> II. THỰC TRẠNG:</b>


<b>1.Về phía giáo viên</b>



Qua việc tìm hiểu ở các bạn đồng nghiệp trong và ngồi trường tơi nhận thấy
một điều rằng: Đa số các giáo viên chỉ quan tâm đến việc hình thành lí thuyết cho
học sinh mà chưa thực sự quan tâm đến việc thực hành, luyện tập nhằm khắc sâu lí
thuyết cho các em. Khơng ít giáo viên cho rằng trọng tâm của bài dạy là phần lí
thuyết cịn thực hành, luyện tập chỉ là phần phụ. Điều này thể hiện rất rõ trong giáo
án và tiết dạy thực tế trên lớp của nhiều giáo viên. Nếu như phần lí thuyết giáo viên
chuẩn bị hệ thống câu hỏi để hình thành khái niệm hết sức chi tiết, cụ thể; chuẩn bị
các phương tiện dạy học rất chu đáo thì khâu chuẩn bị cho phần thực hành, luyện tập
lại hết sức sơ sài, có lệ. Giáo viên ghi phần luỵên tập trong giáo án và tiết dạy trên
lớp dường như chỉ là thủ tục cho có mà thơi. Một số thầy cơ khơng có sự hướng
dẫn,định hướng, gợi mở giúp học sinh thực hiện phần này theo đúng nghĩa của nó.
Nhiều giáo viên cịn bớt xén thời gian của phần luyện tập để dành vào việc hình
thành lí thuyết cho các em cịn phần luyện tập nếu trên lớp giải quyết khơng hết thì
các em về nhà tự làm mà khơng có sự kiểm tra đánh giá…Chính vì lẽ đó mà càng
ngày học sinh càng yếu về khâu thực hành, luyện tập và học phần này một cách thụ
động thiếu tính tích cực, tự giác. Cịn đối với học sinh dân tộc thì sao? Liệu với lực
học da phần là trung bình yếu thì các em có thể về nhà tự làm được những bài tập
khó trong sách khơng? Hay có làm thì các em cũng chỉ là chép ở sách giải ra mà
thôi. Những bài tập khó trong sách giáo viên hướng dẫn thật kĩ chưa chắc học sinh đã
làm đúng thì làm sao mà học sinh tự làm được kia chứ?


Nói như vậy khơng có nghĩa là điều này xảy ra ở tất cả các giáo viên nhưng nó
cũng khơng phải là cá biệt. Từ đó một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phần luyện tập có hiệu quả nhất? Đó cũng chính là trăn trở của người làm cơng tác
giáo dục nói chung và người giáo viên chúng ta nói riêng.


<b>2. Về phía học sinh </b>


Đa số các em chỉ chú trọng chuẩn bị phần lí thuyết để khi giáo viên phát vấn thì


có cái mà trả lời. Cịn trong bài soạn thì hầu như khơng có phần luyện tập. Nói như
vậy sẽ có ý kiến cho rằng chưa học lí thuyết thì làm sao làm được bài tập và nếu làm
liệu có đúng hay khơng mà làm. Điều này cũng xin được lí giải rằng: đối với kiến
thức mơn ngữ văn là đường trịn đồng tâm có sự nâng cao ở mỗi lớp, mỗi cấp học. Do
đó học sinh có thể làm được những bài tập đơn giản khi đọc trước lí thuyết. Cịn trong
trường hợp học sinh làm sai cũng chẳng sao vì điều đó chứng tỏ rằng các em đã có sự
nghiên cứu trước và sẽ hiểu bài sâu hơn khi các bạn làm bài và chữa bài trên lớp.
Mặt khác khi thực hiện phần luyện tập trên lớp thì chỉ một số học sinh có tinh
thần tự giác là tích cực hoạt động, số đơng cịn lại thì thụ động, ít suy nghĩ, chỉ chờ
đợi ở sự giúp đỡ của các bạn khác; phần bài tập được giao về nhà thì chép ở sách
giải, chép của bạn hoặc không làm.


Điều này đã được thể hiện ở bảng kết quả điều tra thực tế ở 6 lớp trong phân
trường sình Tùng và Cửa Rừng như sau:


Lớp Năm học Sĩ số HS tích cực


làm bài tập


HS làm bài tập
đối phó


HS không
làm bài tập
Tổng


số hs Số HSDT lượngSố Tỉ lệ% lượngSố Tỉ lệ% <sub>lượng</sub>Số Tỉ lệ%


6b1 2007-2008 32 28 6 18,7 6 18,7 20 62,6



6b2 2007-2008 33 27 6 18,2 8 24,2 19 57,6


6c 2007-2008 30 27 5 16,7 4 13,3 21 70,0


7b1 2007-2008 29 24 9 31,0 6 20,7 14 48,3


7b2 2007-2008 30 23 8 26,7 5 16,7 17 56,6


7c 2007-2008 27 25 4 14,8 8 29,6 15 55,6




Chính vì những lí do trên tơi thiết nghĩ cần phải có một số giải pháp nhằm phát
huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong khi thực hiện phần luyện tập của tiết
Tiếng Việt ở bậc THCS nói chung và với các lớp có nhiều học sinh dân tộc nói riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b> 1. Giải pháp 1: </b><i><b>chuẩn bị điều kiện dạy-học phần luyện tập.</b></i>


Lep-tơn-xtơi từng nói : “<i>Sự chuẩn bị quyết định thành công hay thất bại trong việc</i>
<i>làm của bạn”.</i> Đúng vậy, trong bất kì cơng việc gì thì sự chuẩn bị sẽ quyết định tới sự
thành – bại, đặc biệt sự chuẩn bị chu đáo trong dạy – học quyết định một nửa thành
công của tiết dạy. Vì thế để tiết dạy có kết quả tốt thì cả giáo viên và học sinh đều
phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khơng chỉ phần lí thuyết mà cịn cả phần luyện tập, thực
hành. Đối với phân môn tiếng Việt thì phần luyện tập khá nhiều nên cả giáo viên và
học sinh đều phải chuẩn bị chu đáo thì khi thực hiện mới có hiệu quả. Cụ thể như
sau:


<b> a. Về phía giáo viên: </b>cần nghiên cứu trước phần luyện ở cả sách giáo khoa và


sách bài tập. Từ đó đề ra được phương pháp và cách thức để hướng dẫn học sinh thực


hiện. Nhìn chung trong phần luyện tập mơn Tiếng Việt lớp 6, 7 nói riêng và khối thcs
nói chung có ba dạng bài tập cơ bản là: bài tập nhận biết, bài tập vận dụng và bài tập
nâng cao. Trong khoảng thời gian từ 20 - 25 phút của phần luyện tập đối mơn tiếng
Việt thì giáo viên phải chuẩn bị mọi phương tiện dạy học như: bảng phụ, phiếu học
tập, sơ đồ, câu hỏi định hướng, gợi mở để học sinh thực hiện cả ba dạng bài tập này
trong khoảng thời gian nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Có nhiều giáo viên chỉ coi
trọng chuẩn bị phần lí thuyết mà phần thực hành luyện tập lại ít chú ý đến. Vì thế
trong q trình luyện tập gặp khơng ít khó khăn và lúng túng đặc biệt là các bài khó.
Ơû phần này học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình khi áp dụng lí thuyết vào thực
hành nên có nhiều các cách giải bài tập khác nhau và cho ra các kết quả khác nhau.
Nếu giáo viên khơng chuẩn bị thật kĩ thì sẽ khơng thể đánh giá một cách chính xác
kết quả bài lam của học sinh được. Mặt khác cũng không có cách định hướng đúng,
gợi ý đúng để học sinh làm đúng được. Vì lí do đó mà muốn thực hiên được phần này
một cách có hiệu quả nhất thì người giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ và thật chu đáo
bằng cách tự đặt mình vào địa vị của học sinh (mình là học sinh, suy nghĩ của mình là
của học sinh) để giải các bài tập có trong sgk một cách sáng tạo nhất. Sau đó đem
đối chiếu với sách giáo viên và sách giải bài tập để kiểm tra kết quả. Nếu đúng thì
khơng sao cịn nếu sai thì phải xem xét lại đề bài xem cái khó khăn của đề đối với
học sinh là gì để từ đó có cách gợi ý và định hướng đúng để học sinh có thể làm được
bài tập một cách có hiệu quả nhất.


<b> b. Về phía học sinh: </b>Để học phần này có hiệu quả thì học sinh cần phải làm trước


những việc cần làm theo sự dặn dò của giáo viên từ tiết học trước như đọc trước các
bài tập trong phần luyện tập. Nếu có thể thì làm trước những bài tập đơn giản như


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

bài tập nhận biết, bài tập vận dụng ở mức độ thấp, thậm chí có thể làm cả những bài
tập vận dụng ở mức độ cao hay bài tập nâng cao. Muốn làm được diều này thì giáo
viên phải có sự phân cấp các mức độ học lực của học sinh từng lớp và yêu cầu những
học sinh có lực học trung bình làm những bài tập nhận biết và bài tập vận dụng ở


mức độ thấp, những học sinh có lực học khá làm những bài tập như học sinh trung
bình và bài tập vận dụng ở mức độ cao. Những học sinh có lực học giỏi làm tất cả
những bài tập sgk .(như đã nói ở trên giáo viên cần khuyến khích các em làm bài tập
một cách tự giác cho dù sai cũng khơng sao vì nếu có sai thì các em cũng đã nghiên
cứu trước và khi được chữa đúng thì các em sẽ được khắc sâu thêm. Muốn làm được
phần này một cách hiệu qua thì giáo viên phải có sự kiểm tra môt cách nghiêm túc
và khiển trách kịp thời để hình thành thói quen tự học cho học sinh). Tùy từng bài mà
giáo viên yêu cầu các đối tượng học sinh làm một cách hơp lí nhất.


<b> 2. Giải pháp 2 :</b> <i><b>Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.</b></i>


Việc hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập là khâu quan trọng. Nó khơng
những trực tiếp kiểm chứng việc chuẩn điều kiện dạy- học của giáo viên và học sinh
mà còn cho thấy kết quả học tập của học sinh trong tiết học. Qua phần luyện tập giáo
viên có thể đánh giá được việc các em có nắm được lí thuyết khơng và việc áp dụng
lí thuyết vào thực hành như thế nào. Để từ đó có những thay đổi trong cách dạy của
cả giáo viên vàø cách học của học sinh. Để thực hiện phần này tốt giáo viên cần có sự
kết hợp các phương pháp một cách khéo léo nhằm kích thích tư duy và tính tích cực
của học sinh khi luyện tập. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt và có một phương pháp tốt thì
thực hiện phần này hêùt sức dễ dàng và có hiệu quả, làm cho tiết học thực sự sôi nổi,
ngược lại nếu khơng làm tốt phần này thì tiết học sẽ trầm và thực sự buồn tẻ. Kinh
nghiệm giảng dạy ở các lớp có nhiều học sinh dân tộc cho thấy hầu hết các đối tượng
này thường hay nhút nhát, thiếu tính tự giác vì thế mà các em thường thụ động trong
học tập. Nếu giáo viên không quan tâm đến đối tượng này ngay từ đầu thì càng ngày
tính thụ động ở các em càng cao và không thể cứu vãn được. Vậy muốn đối tượng
này tự giác, tích cực hơn trong học tập thì cần phải có một phương pháp nhằm kích
thích các em khơng chỉ ởû phần lí thuyết mà cịn ở cả phần luyện tập. Để thực hiện
phần luyện tập này ở các lớp 6,7 có nhiều học sinh dân tộc tôi đã áp dụng một số
giải pháp như sau:



<b>a. Giải pháp: “Ai cũng làm”.</b>


Để thực hiện giải pháp này thì giáo viên cần chia lớp thành 3 đối tượng học sinh
là học sinh sinh yếu kém, học sinh trung bình và hoc sinh khá giỏi tương ứng với cách
chia 3 dạng bài tập là: bài tập hận biết, bài tập vận dụng, bài tập nâng cao (bài tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

nhận biết và vận dụng ở mức độ thấp dành cho học sinh yếu kém; bài tập vận dụng ở
mức độ thấp và vận dụng ở mức độ cao dành cho học sinh trung bình; bài tập vận
dụng ở mức độ cao và bài tập nâng cao dành cho học sinh khá giỏi ).


Để thực hiện giải pháp này thì gv cần chú ý: phần bài tập của đối tượng học sinh
nào thì sẽ giao cho đối tượng hs đó làm một cách triệt để, giáo viên khơng ôm đồm
kiến thức mà cho cả lớp cùng làm tất cả các bài tập có trong sách một cách miễn
cưỡng mà khơng đem lại hiệu quả gì . khi thực hiện nếu nhiều hs trong cùng một đối
tượng không làm được thì mới chuyển sang đối tượng khác cao hơn. Làm như vậy để
tránh tình trạng giáo viên chỉ tập chung vào một số học sinh tích cực trong lớp hay
phát biểu mà ít chú ý tới các đối tượng yếu kém, nhút nhát, ít khi phát biểu. Mặt
khác nhiệm vụ đã được phân cơng thì mọi học sinh trong lớp đều phải chuẩn bị phần
nhiệm vụ của mình, tránh tình trạng những học sinh có lựïc học yếu kém sẽ ỷ lại,
trông chờ, dựa dẫm vào học sinh có lực học cao hơn mà ngồi đó mợt cách thụ động,
khơng chịu suy nghĩ từ đó dẫn đến các em đã yếu, nhút nhát lại ngày càng yếu và
nhút nhát hơn. Để làm được việc đó thì giáo viên phải có cách chia lớp thành từng
nhóm và sắp xếp chỗ ngồi của học sinh sao cho thuận lợi nhất để khi thực hiện thì
giáo viên chỉ cần nhìn vào vị trí ngồi của học sinh trong lớp là có thể phân biệt được
các đối tượng này với nhau.


Về ưu điểm của giải pháp này là giáo viên có thể thực hiện đồng loạt một yêu
cầu nào đó trên cùng một đối tượng học sinh có hiệu quả nhất mặt khác gv có thể
đánh giá được sự tiến bộ của học sinh ngay sau khi áp dụng phương pháp.



Về nhược điểm : để thực hiện được giải pháp này thì gv phải mất thời gian để
phân loại học sinh và sắp xếp chỗ ngồi của các em sao cho thuận lợi nhất; mặt khác
giáo viên phải rèn được cho học sinh tính tự giác làm việc khi được giao nhiệm vụ.
Đây là việc làm không đơn giản địi hỏi người thầy phải kiên trì mới có thểthực hiện
được.


Ví dụ thực hiện giải pháp này với phần luyện tập bài <b>Từ ghép</b> trong sách giáo
khoa Ngữ văn 7 tập một được làm như sau:.


Phần này có 7 bài tập là:


<b>Bài tập 1:</b> xếp các từ ghép <i>suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài luới,</i>


<i>cỏ cây, ẩm ướt, đầu đi, cười nu</i>ï thành hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập.


<b>Bài tập 2:</b> Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính


phụ:


Bút… Ăn…
Thước… Trắng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Möa… Vui…
Làm… Nhát…


<b>Bài tập 3:</b> Điền thên tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập:


Núi…. Mặt….


Ham…. Hoïc….



Xinh…. Tươi…


<b>Bài tập 4: </b>Tạo sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà khơng thể nói một


cuốn sách vở?


<b>Bài tập 5:</b> a) Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng khơng?


b) Em Nam nói: “cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng khơng? tại
sao?


c) Có phải mọi loại cà chua đều chua khơng? Nói: “quả cà chua này ngọt q!” có
được khơng? Tại sao?


d) Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế
nào?


<b>Bài tập 6:</b> So sánh nghĩa của từ ghép <i>mát tay, nóng lịng</i> với nghĩacủa những tiếng


tạo nên chúng.


<b>Bài tập 7*<sub> . </sub></b><sub> Thử phân tích cấu tạo của từ ghép có ba tiếng</sub><i><sub>: máy hơi nước, than tổ ong,</sub></i>


<i>bánh đa nem </i>theo mẫu sau<i>.</i>


Mẫu: cá đi cờ





Hệ thống bài tập trên có thể chia ra các dạng tương ứng với các đối tượng học sinh
như sau:


Bài tập nhận biết:bài tập


Bài tập vận dụng ở mức độ thấp: bài 2,3
Bài tập vận dụng ở mức độ cao: bài 4,5
Bài tập nâng cao:bài 6,7


HS yếu kém làm bài taäp 1,2,3
HS trung bình làm bài tập 2,3,4,5.
HS khá giỏi là bài taäp 4,5,6,7.


Giáo viên giao phần bài tập này cho hs về nhà tìm hiểu từ tiết học trước để các
em có thể kết hợp tự làm khi soạn bài. Khi thực hiện phần bài tập trên lớp thì giáo
viên cho học sinh làm tuần tự từ bài 1 đến bài 7 nhưng khi gọi hs làm và chữa bài tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

sông mày
hành


của bạn thì giáo viên cho những học sinh yếu kém làm bài 1,2,3; hs trung bình làm
bài 2,3,4,5; hs kha giỏi làm bài 4,5,6,7. như vậy ta thấy có sự giao thoa giữa các đối
tượng hs ở một số bài tập. Điều này sẽ giúp giáo viên nắm chăùc và phân loại học
sinh một cách chính xác hơn.


* Với dạng bài tập nhận biết thì giáo viên nên cho học sinh làm miệng, một mặt
vừa củng cố kiến thức lí thuyết, mặt khác đây là bài tập dễ nên sẽ phát huy được tính
tích cực của nhiều học sinh dân tộc nhút nhát. Vì thế để thực hiện bài tập 1 trong bài
này thì giáo viên cho đối tượng học sinh yếu kém làm miệng, học sinh khác bổ sung
giáo viên củng cố, đánh giá.(GV nên cho khoảng 2 hs làm phần bài tập. Gọi 2 hs


khác tìm những từ ghép tương tự các từ có trong bài tập này)


Với bài tập 2,3 chia đối tượng học sinh trung bình, yếu kém trong lớp thành hai
nhóm mỗi nhóm làm một cột vào phiếu học tập đã được học sinh chuẩn bị sẵn ở
nhà.Sau đo cho các đối tượng này trao đổi bài làm để tham khảo và đánh giá lẫn
nhau. Căn cứ để đánh giá la øđáp án đã đựơc ghi sẵn ở bảng phụ treo trên bảng.(phần
này cần lưu ý với học sinh rằng có thể bài làm của bạn không đúng như đáp án trên
bảng nhưng cùng dạng và tương tự cũng đựơc coi là đúng )


<b>Nội dung bảng phụ.</b>


<b>Bài tập 2</b> Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ


Bút bi. Ăn tối.


Thước gỗ. Trắng bóc.


Mưa đá. Vui thích.


Làm vườn Nhát gan.


<b> Bài tập 3</b>.Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập


Núi Mặt


Ham Hoïc
Xinh Tươi


<i> </i>



đồi
muốn


mũi


thích tập


hành
xanh
tốt
hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Bài tập 4</b> :Giáo viên cho học sinh trung bình, yếu kém thảo luận .


Giáo viên gợi ý: Sách và vở tồn tại dưới dạng cá thể hay tổng hợp? Cịn sách vở
thì tồn tại dưới dạng nào? Sự vật tồn tại dưới dạng nào thì có thể đếm được,tồn tại
dưới dạng nào thì khơng?


Học sinh thảo luận và trình bày trong bốn phút. Sau đó giáo viên cho học sinh
trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung. Giáo viên đánh giá và có thể cho điểm.


<b>Bài tập 5</b> phần a, b.


Giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển. Trong trường hợp có ít hoặc khơng có
từ điển thì giáo viên cho những học sinh khá giỏi trong lớp giải nghĩa của những từ


<i>hoa hồng ,áo dài, quả cà chua, cá vàng.</i>


Sau đó u cầu những học sinh khác khơng có cùng quan điểm với bạn đứng dậy
trình bày cách hiểu của mình về cách hiểu của mình về nghĩa của những từ ngữ trên.


Giáo viên nên khuyến khích các em bằng những câu hỏi như: đó là cách hiểu của
bạn cịn em hiểu nghĩa của những từ đó như thế nào? Có phải hoa hồng là loại hoa
chỉ có màu hồng khơng?, áo dài là áo như thế nào? Quả cà chua là loại quả có đặc
điểm gì? Em đã nhìn thấy cá vàng bao giờ chưa, đó là loại cá như thế nào?.... . sau đó
giáo viên giải thích về nghĩa của từng từ ngữ để học sinh nắm được một cách chính
xác nghĩa của những từ ngữ trên.


<b>Bài tập 6</b>. Đây là bài tập khó nếu giáo viên khơng hướng dẫn, định hướng thì cho dù


là học sinh khá giỏi cũng chưa chắc làm được.


<b> </b> Ơû bài tập này giáo viên cần thu nhận thông tin phản hồi từ các đối tượng học


sinh khác nhau trong lớp về cách mà các em sẽ làm baì tập này. Vì học sinh đã được
chuẩn bị ở nhà nên các em cũng dẽ dàng nói ra cách làm của mình về bài tập. Sau
đó giáo viên đưa ra hướng dẫn của mình về cách làm bài tập trên.


Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh đặt câu với từ “mát tay” và “nóng lịng”
sau đó so sánh nghĩa của từ ghép với nghĩa của từng tiếng tạo nên chúng.


<b>Ví dụ:</b> Cô ấy rất mát tay trong chăn nuôi.


Tơi rất nóng lịng đến bệnh viện thăm mẹ tôi.


Như vậy “mát tay”, “nóng lịng” ở đây không phải là sự cộng hưởng nghĩa của
từng tiếng mà “mát tay ” trong câu trên có nghĩa là người chăn ni tốt cịn “nóng
lịng” có nghĩa là tâm trạng bồn chồn không yên.


Sau đó giáo viên chốt lại và khắc sâu kiến thức và lưu ý cho học sinh về nghĩa
của từ nghép không phải lúc nào cũng là sự cộng hưởng nghĩa của từng tiếng tạo nên


chúng. Và để hiểu đúng nghĩa của từ ghép thì cần phải đặt chúng vào một câu cụ
thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Bài tập 7</b>. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh dựa vào cấu tạo từ ghép như sách giáo
khoa đã phân tích để các em có thể làm đúng.


<b> Giáo viên gợi ý bài tập</b>: theo em từ ghép chính phụ có ba tiếng trở lên có cấu tạo


giống từ ghép hai tiếng khơng? Nếu giống thì xét về vị trí thi øtiếng nào phải bổ sung
ý nghĩa cho tiếng nào? Vậy tiếng được bổ sung ý nghĩa được vẽ bằng công thức như
thế nào?


Đây là bài tập khó nhưng giáo viên mà hướng dẫn kĩ như vậy thì mơt học sinh
trung bình trong lớp cũng có thể làm được.


Sau đó giáo viên cho học sinh làm trên bảng và cho các em trình bày tự do quan
điểm của mình. Cuối cùng giáo viên dánh giá lại.


<b> </b>

<b>b. Giải pháp: “ Mooc”</b>

( thu nhận và xử lí thơng tin phản hồi)


Trong cuốn <i><b>lí luận hình thành nhân cách cho trẻ</b></i> Mooc nói: “Muốn biết được
kết quả việc làm của mình thì cần phải có thơng tin phản hồi từ phía đối tượng đó.
Điều đó có nghĩa rằng nếu người giáo viên chỉ biết truyền thụ tri thức một chiều thì
chẳng khác gì đứng bên bờ biển mà hét thật to và kết quả là khơng có một âm thanh
nào vọng lại. Tức là một việc làm vô nghĩa. Ngược lại nếu người giáo viên biết thu
nhận những thơng tin phản hồi từ phía học sinh và xử lí những thơng tin đó bằng
những việc làm cụ thể thì sẽ đem lại kết quả ngồi sự mong đợi”. Qua câu nói trên ta
có thể khẳng định một điều rằng trong dạy học cần quan tâm đặc biệt tới những
thơng tin phản hồi từ phía học sinh. Giáo viên phải khuyến khích các em mạnh dạn
nói ra suy nghĩ của chính mình về vấn đề dang dực đề cập tới. Tránh tình trạng áp


dặt một chiều từ phía giáo viên đêùn học sinh.


Vậy trong phần luyện tap thì áp dụng giải pháp này như thế nào để có hiệu quả
giáo dục cao nhất ? và áp dụng như thế nào được coi là hợp lí nhất ? có lẽ cau hỏi
này khó có một câu trả lời thoả đáng. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng phần luyện
tập chính là thể hiện sự sáng tạo của học sinh khi áp dụng lí thuyết vào thực hành
nên giáo viên càng phải quan tâm đến những thơng tin phản hồi từ phía học sinh. Tức
là giáo viên phải biết lắng nghe cách hiểu, cách giải quyết vấn đề từ phái học sinh,
không nên bắt ép các em phải làm theo cách của mình. Giáo viên nên khuyến khích
các em bằng những câu như: “theo cơ thì làm như vậy cịn theo em thì sao?” hay
“Em có cách làm nào khác khơng?, nếu có thì hãy trình bày cho cả lớp nghe nào?”
hoặc “với bài này thì cơ gợi ý như vậy nhưng cơ vẫn muốn các em có cách làm khác
sáng tạo hơn” … .


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Nếu giáo viên biết thu nhận những thơng tin phản hồi từ phía học sinh thì sẽ
đem lại kết quả cao trong dạy học như giúp giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nhất.


<b> IV KẾT QUẢ QUẢ ĐẠT ĐƯỢC</b>


Năm học 2008-2009 tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp này ở 4 lớp 6B1ø
6B2và 7b1,7b2 kết quả cuối năm cho thấy được thể hiện như sau:


Số lượng học sinh yếu kém giảm hẳn so với những năm học trước đây, tỷ lệ học sinh
khá giỏi tăng lên. Đặc biệt là số lượng học sinh tích cực làm bài tập tăng lên gấp
nhiều lần so với những năm học trước. Các em cảm thấy hứng thú và ngày càng u
thích mơn Ngữ văn hơn.


Lớp Năm học Sĩ số HS tích cực



làm bài tập


HS làm bài tập
đối phó


HS không
làm bài tập
Tổng


số hs


Số HS
DT


Số
lượng


Tỉ lệ
%


Số
lượng


Tỉ lệ


% <sub>lượng</sub>Số Tỉ lệ%


6b1 2008-2009 30 26 22 73.3 4 13.3 4 13.3


6b2 2008-2009 28 24 22 78.6 4 14.3 2 7.1



7b1 2008-2009 29 24 23 79.3 3 10.3 3 10.3


7b2 2008-2009 32 24 22 68.8 6 18.8 4 12.4


<b>V .TỔ CHỨC THỰC HIỆN </b>


<b> -Sau đây là một tiết minh họa trong dạy bài tiếng Việt lớp 6. </b>


<b>Tuần: 30 Tiết 120</b> <b><sub>CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ – VỊ NGỮ</sub></b>


<b>A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:</b>


Giúp học sinh:


1,Kiến thức -Hiểu được thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
-Tự phát hiện ra các câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
2,Kĩ năng: -Rèn kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp .


3,Giáo dục: -HS có ý thức nói, viết câu đúng.


<b>B/ CHUẨN BỊ : </b>


1, Giáo viên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Giáo án, bảng phụ.


-Tích hợp vơí bài ơn tập truyện và kí , câu trần thuật đơn khơng có từ là,văn miêu
tả



2,Học sinh : Tìm trong bài tập làm văn những câu sai và có ý thức sửa chữa .


<b>C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP</b>
<b>1/</b><i><b>Ổn định lớp</b>:<b> </b></i>


<b>2/</b><i><b>Bài cũ</b></i><b>:</b>


-Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn khơng có từ là- Cho ví dụ (có phân tích)
-Như thế nào là câu miêu tả, câu tồn tại. Đọc đoạn văn ngắn đã sử dụng câu tồn
tại (ít nhất 1 câu) đã chuẩn bị ở nhà.


<i><b>3/Bài mới :</b></i>


(Giáo viên giới thiệu bài )


<i><b>Hoạt động 1: </b></i>


-Giáo viên ghi ví dụ vào bảng
phụ.


-Học sinh đọc ví dụ.


?Tìm chủ ngữ, vị ngữ tromg
mỗi câu?


?Câu nào viết sai quy tắc ngữ
pháp ? Vì sao ?


-Câu a sai vì khơng tìm được
chủ ngữ (không biết “ai cho


thấy”)


-Vậy câu a mắc lỗi gì ?


 ø câu thiếu chủ ngữ .


?Vậy em hãy sửa lại cho
đúng .


?Đối với câu thiếu chủ ngữ thì
có mấy cách sửa ?


I)<i><b>Câu thiếu chủ ngữ;</b></i>


1 Ví dụ:


a.Qua truyện “<i>Dế Mèn phiêu lưu ký</i> ” cho
thấy dế Mèn biết phục thiện.


Câu thiếu chủ ngữ.


b.Qua truyện “<i>Dế Mèn phiêu lưu ký</i> ”,em
TN CN
//thấy Dế Mèn biết phục thiện


VN


 Câu đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.


=>Sửa lại câu sai cho đúng.


Cách 1: <b>Thêm chủ ngữ: </b>


Qua truyện “<i>Dế Mèn phiêu lưu ký</i>”,
tác giả // cho em thấy Dế Mèn biết phục
CN VN


thieän.


Cách 2<b>:</b> <b> Biến trạng ngữ thành chủ ngữ</b>
<b>:</b>


Truyện “<i>Dế Mèn phiêu lưu ký</i> ” //
CN


cho em thaáy Dế Mèn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

?Nêu những cách sửa cho câu
thiếu chủ ngữ?(có 3 cách)
-GV cho học sinh ghi thành ghi
nhớ.


*<i><b>Hoạt động 2:</b><b> </b></i>


-Giáo viên ghi ví dụ a, b, c, d
vào bảng phụ. Cho học sinh
đọc xác định chủ ngữ, vị ngữ
của mỗi câu?


-Muốn tìm chủ ngữ, vị ngữ ta
lần lượt đặt câu hỏi:



a.Thánh Gióng làm gì?


b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi
ngựa, vung roi sắt xơng thẳng
vào qn thù như thế nào?
c.Bạn Lan, người học giỏi nhất
lớp 6A như thế nào?


d.Bạn Lan như thế nào? ?
Trong những câu trên câu nào
mắc lỗi thiếu vị ngữ


?Vậy những câu còn thiếu vị
ngữ sẽ sửa lại bằng cách nào?


VN


<b>Cách 3: Biến vị ngữ thành một cụm </b>
<b>C-V :</b>


Qua truyện “<i>Dế Mèn phiêu lưu kyù</i> ”, em
TN CN
// thấy Dế Mèn


VN
2,Ghi nhớ :


II .<i><b>Câu thiếu vị ngữ</b>:<b> </b></i>



1,Ví dụ:


a.Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt, vung roi
sắt,xông thẳng vào quân thù


 Câu có đầy đủ 2 thành phần chính


b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù


Câu thiếu vị ngữ


c, Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
CN (thành phần chú thích )


Câu thiếu vị ngữ


d.Bạn Lan // là người học giỏi nhất lớp
6A.


Câu có đầy đủ 2 thành phần chính


=>Sửa lại câu b-c cho đúng
Câu b:


<i>Cách 1: </i><b>Thêm vị ngữ</b>:


Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù //



<i>đã để lại cho em niềm kính phục</i>.


<i>Cách 2: </i><b>Biến cụm danh từ đã cho</b>
<b>thành một bộ phận của cụm C-V:</b>


Em //rất thích <i>hình ảnh Thánh Gióng</i>
<i>cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xơng thẳng</i>
<i>vào qn thù.</i>


<b>Câu c:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

?Nêu cách sửa câu thiếu vị ngữ
?-GV cho HS ghi nhớ


<i><b>Hoạt động 3</b></i> :


Giao viên củng cố bài học :
?Có mấy lỗi thường mắc khi
đặt câu ? có mấy cách sửa lỗi ?


Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A //


<i>là bạn thân của tôi.</i>


<i>Cách 2:</i> <b>Biến câu đã cho thành một</b>
<b>cụm C-V</b>


Bạn Lan <i>là</i> người học giỏi nhất lớp 6A


<i>Cách 3</i>:<b>Biến câu đã cho thành một bộ</b>


<b>phận của câu.</b>


Tôi rất quý <i>bạn Lan, người học giỏi</i>


<i>nhất lớp 6A.</i>


2,Ghi nhớ:


<i><b>Hoạt động 4</b></i> : <b>III,Luyện tập</b>


Bài 1: Hãy đặt câu hỏi để kiểm tra
xem những câu dưới đây có thiếu
chủ ngữ- vị ngữ khơng?


-Tìm CN


?Từ hơm đó ai khơng làm gì nữa?
(bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu
Tay)


?Lát sau ,ai đẻ được?( hổ)
-Tìm VN:


?Từ hơm đó, bác Tai, cơ Mắt, cậu
Chân, cậu Tay như thế nào ?
( khơng làm gì nữa.)


?lát sau hổ làm sao?(đẻ được )
Bài 2:



*Phương pháp:


-Giáo viên cho học sinh đọc bài
tập- xác định yêu cầu


-Từng cặp học sinh thảo luận


-Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh đại
diện cặp đứng tại chỗ giải đáp


Bài 1: Đặt câu hỏi để xác định chủ
ngữ, vị ngữ


a.Từ hơm đó, bác Tai, cơ Mắt, cậu
Chân, cậu Tay // khơng làm gì nữa.


 Câu đầy đủ hai thành phần


chính.


b.Lát sau, hổ// đẻ được


 Câu đúng


Bài 2: Tìm câu viết sai và sửa lại
cho đúng.


b,Với kết quả của năm học đầu tiên
ở trường THCS đã động viên em rất
nhiều.



c, Những câu chuyện dân gian mà
chúng tơi thích nghe kể.


-Câu b, c viết sai vì: câu b thiếu chủ


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

-Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
sửa chữa, đánh giá cho điểm.


Bài 3:


Phương pháp:


-Cho 2 phút suy nghó


-Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng
điền


-Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
sửa chữa, đánh giá cho điểm.


*Phương pháp:
Giống như bài tập 3


Bài 5 :


*Hướng dẫn: Câu ghép là câu có
chứa nhiều cụm C-V.Mỗi cụm C-V
trong câu ghép được gọi là vế câu
Muốn làm được: -Ta tách riêng


từng vế câu của câu ghép


-Thay dấu phẩy
(hoặc quan hệ từ nếu có )bằng dấu
chấm- viết hoa các chữ đầu câu.


ngữ, câu c thiếu vị ngữ.


<b>Sửa lại:</b>


-Câu b: Ta bỏ từ “với”
-Câu c: thêm vị ngữ


Những câu chuyện dân gian mà
chúng tơi thích nghe kể // ln đi
theo chúng tôi suốt cuộc đời.


Bài 3 :Điền chủ ngữ thích hợp vào
chỗ trống


a.<i>Học sinh lớp 6A</i> bắt đầu học hát.
b.<i>Chim</i> hót líu lo.


c.<i>Những bơng hoa </i>đua nhau nở rộ.
d.<i>Chúng em</i> cười đùa vui vẻ.
Bài 4 Điền vị ngữ


a.Khi học lớp 5, Hải // <i>học rất giỏi</i>.<i> </i>


b.Luùc Dế Choắt chết, Dế Mèn //



<i>rất ân hận</i>


c.Buổi sáng, mặt trời // <i>chiếu những</i>
<i>tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt</i>
<i>đất.</i>


d.Trong thời gian nghỉ hè, chúng tơi
// <i>ít có dịp gặp nhau.</i>


Bài 5:Hãy chuyển mỗi câu ghép
dưới đây thành hai câu đơn.


a.Hổ đực mừng rỡ đùa giớn với con.
Hổ cái thì nằm phục xuống, dáng
mệt mỏi lắm.


b.Mẫy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên
những hồ ao quanh bãi trước mặt,
nước dâng trắng mênh mông.


c.Thuyền xuôi… thước. Trông hai …
vô tận.


<b>4)</b><i><b>Hướng dẫn về nhà:</b></i>


-Học bài- Làm hoàn chỉnh các bài tập đã sửa trên lớp vào vở.
-Làm bài tập 6 SBT / T62


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

-Chuẩn bị bài <i><b>Chữa lỗi về CN-VN </b></i>(TT)



<i><b>5,Ruùt kinh nghieäm: </b></i>




<b> </b>

<b>VI KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ</b>



<b> 1 . Kết luận</b>


Trong hai năm học gần đây bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng những giải
pháp này vào giảng dạy và đã thu được những kết quả hết sức khả quan như đã trình
bày ở phần trên. Nó khơng những nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các khối
lớp mà còn làm cho hoạt động dạy và học của cả thầy và trò hết sức thoải mái nhẹ
nhàng .Những giải pháp này đã kích thích ,phát huy tính tích cực , tự giác của học
sinh đối với phần luyện tập trong phân mơn Tiếng Việt nói riêng và mơn học Ngữ
văn nói chung. Từ đó giúp học sinh nắm bài một cách chắc chắn hơn ngay tại lớp
.Đặc biệt là đã tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh dân tộc.


<b>2. Kiến nghị</b>


Đối với nhà trường cần mua một số tài liệu và sách tham khảo để nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên.


Đối với phòng giáo dục cần cho các giáo viên trẻ còn non yếu về chuyên môn
được đi dự giờ giáo viên giỏi huyện để tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản
thân từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy .


<b>TÀI LIỆU THAM KHAÛO</b>



<b>Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9</b>



<b>Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6,7,8,9 – Đỗ Ngọc Thống</b>
<b>Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6,7,8,9 – Hoàng Dân</b>


<b>Từ điển tiếng Việt –Hoàng Phê (chủ biên)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Bài viết lợi ích của việc phân loại học sinh trong dạy học- Hoàng Bách
Các hoạt động trong tiết dạy học tiếng Việt-Nhiều tác giả(ĐHSP Hà nội)
Tạp chí giáo dục, Thế giới trong ta- Nhiều tác giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>MUÏC LUÏC</b>



<b>LỜI MỞ ĐẦU</b> <b> Trang 1</b>
<b>Phần A: MỞ ĐẦU Trang 2</b>


<b>I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b> <b>Trang 2</b>


<b>II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b> <b>Trang 2</b>


<b>III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b> <b>Trang 2</b>


<b>IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU</b> <b>Trang 2</b>


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b> <b>Trang 3</b>


<b>VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU</b> <b>Trang 3</b>


<b>PHẦN B: NỘI DUNG</b> <b>Trang 4</b>


<b>I. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN </b> <b>Trang 4</b>



<b>II. THỰC TRẠNG</b> <b>Trang 5</b>


<b>III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN</b> <b>Trang 7</b>


<b>1. GIAI PHÁP 1:Chuẩn bị điều kiện dạy-học phần luyện tập</b> <b>Trang 7</b>


<b>2. GIẢI PHÁP 2:Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập</b> <b>Trang 8</b>


<b>a. Giải pháp: “ai cũng làm”</b> <b>Trang 9</b>


<b>b. Giải pháp: “Mooc”</b> <b>Trang 13</b>


<b>IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC</b> <b>Trang 14</b>


<b>V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.</b> <b>Trang 14</b>


<b>VI.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b> <b>Trang 19</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b> <b>Trang 20</b>


<b>MỤC LỤC </b> <b>Trang 21</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×