Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng trường hợp nhà máy xi măng lưu xá thái nguyên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.23 KB, 7 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Cùng với q trình hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã trở thành một
trong những xu thế, chiến lược quan trọng của ngành công nghiệp các nước trên thế giới,
hướng tới mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên liệu và
năng lượng một cách có hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam, khái niệm SXSH đã được một số doanh nghiệp biết đến và triển khai
thực hiện từ năm 1998. Đi đầu trong việc thực hiện SXSH ở nước ta là các ngành như
ngành dệt – nhuộm, thực phẩm và gần đây xuất hiện thêm một số ngành mới tham gia
thực hiện SXSH trong đó có ngành sản xuất xi măng.
Ngành công nghiệp sản xuất xi măng là một ngành tiêu tốn nguyên liệu, năng
lượng và gây ra các tác động xấu tới mơi trường, trước thực trạng đó SXSH là một trong
những giải pháp hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng có thể giảm thiểu
các tác động tiêu cực tới mơi trường trong khi đó vẫn đảm bảo được mục tiêu kinh tế cho
doanh nghiệp mình.
Nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên là một trong những đơn vị tiên phong
trong ngành xi măng triển khai thực hiện áp dụng SXSH vào quá trình sản xuất. Là doanh
nghiệp đi đầu trong thực hiện SXSH của ngành, bên cạnh một số thành tựu đã đạt được,
nhà máy xi măng Lưu Xá cũng vấp phải một số khó khăn nhất định. Thông qua việc
nghiên cứu đề tài “ Ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp xi măng:
Trường hợp nhà máy xi măng Lưu Xá, Thái Nguyên” để làm rõ những thành tựu và hạn
chế của nhà máy trong ứng dụng SXSH, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp
nhằm đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với nhà máy xi măng Lưu Xá nói riêng và ngành xi
măng nói chung trong thời gian tới.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về SXSH trong công nghiệp sản xuất xi măng.
Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng
Lưu Xá, Thái Nguyên
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng SXSH đối với ngành công


nghiệp xi măng đến năm 2020


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SXSH TRONG CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG
Chương 1 bao gồm hai nội dung chính đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về
SXSH trong công nghiệp sản xuất xi măng.
Cơ sở lý luận
Về cơ sở lý luận có hai nội dung lớn đó là: tổng quan chung về SXSH và ứng dụng
SXSH trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng.
Tổng quan chung về SXSH: phần này bao gồm các nội dung sau:
Khái niệm về SXSH
Các giải pháp thực hiện SXSH: bao gồm ba nhóm giải pháp đó là giảm chất thải
tại nguồn, tuần hồn, thay đổi sản phẩm. Trong mỗi nhóm giải pháp này bao gồm nhiều
giải pháp cụ thể, có thể là các giải pháp đơn giản, tốn ít hoặc khơng khơng tốn chi phí
như quản lý nội vi, kiểm sốt q trình cho đến các giải pháp có vốn đầu tư lớn như cải
tiến thiết bị, thay đổi công nghệ…
Các lợi ích của SXSH: các lợi ích mà SXSH mang lại khơng chỉ là các lợi ích đối
với doanh nghiệp mà cịn mang lại lợi ích cho tồn xã hội. Đối với doanh nghiệp, SXSH
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất; giảm chi phí xử lý chất thải; mang lại cơ hội thị trường
mới; giúp doanh nghiệp tuân thủ tốt những quy định chung về môi trường; cải thiện môi
trường lao động; giúp doanh nghiệp tiếp cần tốt hơn đến các nguồn tài chính; làm tăng uy
tín cơng ty. Đối với xã hội, SXSH làm giảm phát thải ra môi trường giúp cải thiện môi
trường sống; giảm sử dụng tài nguyên là năng lượng; cải thiện sức khỏe của người lao
động và cộng đồng dân cư.
Các bước thực hiện đánh giá SXSH : yêu cầu phải thực hiện 6 bước và 18
nhiệm vụ. Trong đó 6 bước để thực hiện SXSH bao gồm : Khởi động, phân tích các
cơng đoạn sản xuất, phát triển các cơ hội SXSH, lựa chọn các giải pháp SXSH, thực
hiện các giải pháp SXSH, duy trì SXSH. Trong mỗi bước có các nhiệm vụ cụ thể yêu
cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng trình tự khi tiến hành áp dụng SXSH.


SXSH trong ngành cơng nghiệp xi măng

Phần này gồm có các nội dung cụ thể sau:
Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất xi măng
Quy trình cơng nghệ sản xuất xi măng: bao gồm ba cơng đoạn chính đó là chuẩn
bị nguyên, nhiên liệu; nung clinker; nghiền và đóng bao xi măng.
Sử dụng tài nguyên và các vấn đề môi trường của ngành xi măng:
Về tiêu thụ nguyên liệu trong sản xuất xi măng: nguyên liệu chính sử dụng trong
sản xuất xi măng đó là đá vơi, đất sét và phụ gia trong đó đá vơi là thành phần chính
chiếm trên 70% tiếp đến là đất sét và sau đó đến các phụ gia như phụ gia cao silic, phụ
gia cao sắt, phụ gia cao nhôm …
Về vấn đề tiêu thụ năng lượng: sản xuất xi măng là một ngành tiêu thụ rất nhiều
năng lượng. Chi phí năng lượng chiếm khoảng 30 – 40% chi phí sản xuất. Các cơng đoạn
chủ yếu tiêu tốn nhiều năng lượng bao gồm: công đoạn khai thác, vận chuyển nguyên liệu
thô; chuẩn bị nguyên nhiên liệu; cơng đoạn lị nung; cơng đoạn nghiền xi măng; và các
công đoạn phụ trợ và băng tải bên trong nhà máy.
Các tác động môi trường của ngành công nghiệp sản xuất xi măng: quá trình sản
xuất xi măng tiêu thụ nhiều tài nguyên, sử dụng nhiều năng lượng và phát sinh nhiều chất
thải gây tác động tới môi trường. Các vấn đề môi trường cụ thể của hoạt động sản xuất xi
măng bao gồm: vấn đề phát thải bụi, khí; nước thải; chất thải rắn; ơ nhiễm tiếng ồn.
Cơ hội sản xuất sạch hơn đối với ngành sản xuất xi măng : các giải pháp SXSH có
thể áp dụng đối với ngành sản xuất xi măng đó là: quản lý nội vi, quản lý sản xuất tốt;
kiểm soát quá trình; thay đổi/cải tiến qui trình, thiết bị; thay đổi công nghệ; thay đổi
nguyên liệu và nhiên liệu; thu hồi, tuần hoàn, tái sử dụng.
Cơ sở thực tiễn
Trong phần này gồm hai nội dung chính đó là thực trạng ngành sản xuất xi măng
và tình hình áp dụng SXSH trong ngành xi măng ở Việt Nam và trên thế giới.
Về thực trạng ngành xi măng trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay:tình hình sản
xuất và tiêu thụ xi măng trên thế giới không ngừng tăng trưởng, theo dự báo nhu cầu sử
dụng xi măng từ nay đến năm 2020 sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện tình



trạng dự thừa công suất của các nhà máy, phổ biến là các nước ở Đông Âu và Đông Nam
Á, Việt Nam cũng nằm trong số này. Ngành sản xuất xi măng của Việt Nam phát triển rất
mạnh mẽ, Việt Nam trở thành nhà sản xuất xi măng lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (năm 2011). Mặc dù vậy, giai đoạn 2008 trở lại đây ngành xi măng Việt
Nam đang vấp phải khủng hoảng thừa do kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng
băng. Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại hai loại cơng nghệ sản xuất xi măng là cơng
nghệ lị đứng và lò quay. Sản phẩm xi măng chủ yếu là xi măng Portland và xi măng
Portland hỗn hợp. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành xi măng góp phần tăng trưởng
cho nền kinh tế nhưng mặt khác lại gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì thế, ngành xi
măng hiện nay cần đặt ra mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm và tiết kiệm năng lượng.
Tình hình áp dụng SXSH trong ngành xi măng ở Việt Nam và trên thế giới:
Về thực trạng áp dụng SXSH ở Việt Nam: việc thành lập Trung tâm Sản xuất sạch
Việt Nam (VNCPC), hay việc đưa ra các chính sách, chiến lược, đề án liên quan đến
SXSH, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng đã cho thấy sự quan tâm nhất định của
Nhà nước và các cơ quan quản lý đối với SXSH. Tuy nhiên, việc áp dụng SXSH tại Việt
Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cịn tồn tại nhiều rào rào cản. Các rào cản trong áp
dụng SXSH tại Việt Nam đó là: Rào cản trong chính sách của Nhà nước, rào cản liên
quan đến động lực của doanh nghiệp, rào cản về kỹ thuật, và rào cản về quản lý. Chính vì
những rào cản cịn tồn tại này mà việc áp dụng SXSH vẫn chưa đạt được những mục tiêu
đề ra.
Kinh nghiệm thế giới về áp dụng SXSH trong ngành xi măng và bài học đối với
Việt Nam: trong phần này, luận văn đưa ra hai ví dụ điển hình trong áp dụng SXSH
ngành xi măng trên thế giới đó là Ai Cập và Trung Quốc bao gồm: Các giải pháp về
chính sách của Nhà nước, các giải pháp về chuyên môn của các doanh nghiệp sản xuất
xi măng và các kết quả mà hai quốc gia này đã đạt được trong thực hiện SXSH ngành
xi măng thơng qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ÁP DỤNG
SXSH TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƢU XÁ THÁI NGUYÊN



Chương 2 bao gồm bốn phần chính đó là: Giới thiệu chung về nhà máy xi măng
Lưu Xá; Quy trình sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi măng Lưu
Xá; Quá trình triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá; Đánh giá kết quả
và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá.
Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá: là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần
Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp được thành lập từ năm 1995, nằm trong thành phố Thái
Ngun, sử dụng cơng nghệ sản xuất xi măng lị đứng với công suất 100.000 tấn/năm.
Sản phẩm chủ yếu là xi măng PCB 30, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc
như Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Nội. Với đội ngũ hơn 300 CBCNV. Theo xu
hướng chung của ngành xi măng Việt Nam, nhà máy xi măng Lưu Xá cũng gặp phải khó
khăn về tiêu thụ trong những năm gần đây, sản xuất có xu hướng giảm mạnh trong giai
đoạn 2008 – 2011 và đang có xu hướng khơi phục dần từ đầu năm 2013 đến nay.
Quy trình sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường tại nhà máy xi măng Lưu
Xá:
Trước hết luận văn mơ tả tóm tắt các cơng đoạn sản xuất xi măng tại nhà máy, đầu
vào và đầu ra trong quá trình sản xuất.
Tiếp đến, là tình hình sử dụng nguyên liệu, năng lượng và các vấn đề môi trường
tại nhà máy xi măng Lưu Xá: qua phân tích các công đoạn sản xuất vấn đề mà nhà máy xi
măng Lưu Xá gặp phải trước khi thực hiện SXSH đó là vấn đề rị rỉ, thất thốt ngun
liệu trong một số khâu sản xuất; vấn đề sử dụng năng lượng kém hiệu quả dẫn đến tổn
thất điện năng và nhiệt năng; và tiếp đến là việc phát thải của nhà máy trong quá trình sản
xuất đã gây ra các tác động tiêu cực đến mơi trường mà điển hình là vấn đề phát thải bụi
và khí thải của lị nung.
Quá trình triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá:
Sau khi xác định được các vấn đề môi trường và vấn đề sử dụng nguyên liệu năng
lượng kém hiệu, dưới sự hỗ trợ của Hợp phần SXSH và Trung tâm Sản xuất sạch Việt
Nam, năm 2007 nhà máy xi măng Lưu Xá bắt tay vào triển khai thực hiện SXSH giai
đoạn 1 và 2.
Giai đoạn 1 từ tháng 5/2007 đến tháng 11/2007 nhà máy thực hiện 18 giải pháp. Giai

đoạn 2 từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008 nhà máy thực hiện 1 giải pháp.


Đánh giá kết quả và hiệu quả áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng Lưu Xá
Phần này bao gồm các nội dung chính đó là: những thành tựu nhà máy xi măng
Lưu Xá đã đạt được trong áp dụng SXSH, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của
những thành tựu và hạn chế đó.
Những thành tựu đạt được sau khi triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy xi măng
Lưu Xá bao gồm: sau khi triển khai thực hiện SXSH năm 2007, nhà máy xi măng Lưu Xá
đã thu được một số thành tựu về kinh tế, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đó, vẫn cịn những tồn tại những hạn chế mà nhà máy cần phải
khắc phục đó là: hạn chế trong nhận thức; hạn chế trong việc tổ chức quản lý thực hiện
SXSH; Và một trong những hạn chế không chỉ của riêng nhà máy xi măng Lưu Xá mà
còn gặp phải ở rất nhiều doanh nghiệp áp dụng SXSH khác đó là hạn chế trong việc duy
trì áp dụng SXSH sau khi hợp phần SXSH kết thúc. Luận văn cũng đã nêu ra được một
số nguyên nhân của những thành tựu và đặc biệt là hạn chế trong quá trình áp dụng
SXSH của nhà máy xi măng Lưu Xá, đây chính là cơ sở để có thể tìm ra các giải pháp
nhằm đẩy mạnh việc duy trì và phát huy SXSH trong thời gian tới của nhà máy.
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG SXSH ĐỐI
VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020
Chương 3 tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
Các chiến lược và quy hoạch quốc gia thúc đẩy phát triển SXSH ở Việt Nam:
trong phần này luận văn nêu ra một số chiến lược, quy hoạch của quốc gia liên quan tới
việc thúc đẩy thực hiện SXSH bao gồm: Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm
2020; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chiến lược sử dụng cơng nghệ sạch giai
đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2020; và cuối cùng là Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Trong nội dung của tất cả các
chiến lược và Quy hoạch này đều có lồng ghép các nội dung liên quan đến SXSH; sử
dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường.



Căn cứ vào nội dung của các chiến lược và quy hoạch của Nhà nước, luận văn đi
vào phần đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển SXSH cho
ngành xi măng nói riêng.
Sau khi đưa ra một số đề xuất về định hướng và giải pháp thúc đẩy thực hiện
SXSH trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng, luận văn đã nêu một số kiến nghị đối
với Nhà nước, đối với Bộ Công Thương và đối với tỉnh Thái Nguyên nhằm giúp SXSH
được nhân rộng và thực hiện hiệu quả trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất xi măng.



×