Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập nhóm thương mại 1: bài tập tình huống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.39 KB, 10 trang )

ĐỀ BÀI SỐ 07:
Minh, Nhật, Hoàng, Nam cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất đồ gỗ xây dựng. Họ dự định góp vốn như sau:
- Minh cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về
tài chính, đến thời hạn góp vốn Minh khơng thể góp vốn bằng tiền mặt như cam kết
nên đề nghị góp vốn bằng chiếc xe ơ tơ Hyundai mà mình đang sử dụng có giá trị
tương đương với số vốn đã cam kết.
- Nhật góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty cổ phần Minh Anh với Nhật, giá
trị khoản nợ theo giấy nhận nợ là 500 triệu đồng; định giá phần vốn góp của Nhật là
400 triệu đồng.
- Hồng góp nhà và quyền sử dụng 40m 2 đất tại phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội; định
giá nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng là 5 tỷ đồng mặc dù giá thị trường chỉ
khoảng 4 tỷ đồng.
- Nam góp bằng đơ la Mỹ tương đương 600 triệu đồng.
Câu hỏi:
1. Các nhà đầu tư góp vốn bằng những loại tài sản trên có hợp pháp không?
2. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về việc định giá tài sản góp vốn của các nhà
đầu tư và đề nghị của anh Minh?
3. Hồng có khoản nợ 1 tỷ đồng với ông Trung, đến hạn thanh tốn nhưng khơng
có khả năng, Hồng quyết định dùng một phần vốn góp của mình để trả nợ. Hỏi
Hồng có thể thực hiện được dự định của mình khơng?
4. Sau một thời gian kinh doanh, Hội đồng thành viên ra nghị quyết thay đổi một
số quyền và nghĩa vụ của thành viên được quy định trong Điều lệ công ty. Nam
khơng đồng ý với sự thay đổi đó và quyết định ra khỏi công ty. Hãy tư vấn các cách
thức để Nam có thể thực hiện được dự định của mình.

1


I.


MỞ ĐẦU:
Đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường từ Đại hội Đảng VI năm 1986 và công nhận nền
kinh tế nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đi bên cạnh các thành phần kinh tế quốc doanh là các thành phần kinh tế ngồi
quốc doanh trong đó có các cơng ty TNHH, các CTCP, công ty hợp danh, doanh
nghiệp tư nhân kể từ khi được phép thành lập đã đóng góp khơng nhỏ trong việc góp
phần xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra ngày càng nhanh chóng do đó địi hỏi đất
nước phải có những doanh nghiệp, những tập đoàn kinh tế mạnh, để thích nghi với
điều kiện thay đổi. Trong q trình thành lập và hoạt động, có rất nhiều tình huống
phát sinh liên quan đến vốn, thành viên, các khoản nợ,... của doanh nghiệp. Dưới đây,
nhóm 1 chúng em xin lựa chọn và giải quyết một tình huống điển hình liên quan Cty
TNHH.

II.

NỘI DUNG:
Câu 1: Các nhà đầu tư góp vốn bằng những loại tài sản trên có hợp pháp
khơng?
Quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp của một cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự là một nội dung trong quyền tự do kinh doanh của cơng dân. Trong
tình huống Minh, Nhật, Hoàng, Nam đã thực hiện quyền tự do kinh doanh đó của
mình bằng việc góp vốn thành lập Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ xây dựng. Để việc
góp vốn đó được hợp pháp thì phải được thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật
hiện hành quy định.
Trình tự, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp được quy định rất rõ ràng
trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại các Điều 34, 35, 36 và thủ tục góp vốn thành lập
Cơng ty TNHH tại Điều 47.
Từ đó, thủ tục góp vốn trải qua 2 bước với tài sản là Đồng Việt Nam hoặc

ngoại tệ và 4 bước đổi với tài sản khác có thể định giả để một cá nhân, tổ chức có thể
góp vốn thành công vào một doanh nghiệp.
2


Cụ thể với trường hợp của Minh, Nhật, Hoàng, Nam như sau:
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tài sản góp vốn tại Điều 34 là:
"Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu tri tuệ, công nghệ, bi quyết kỹ thuật, các
tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam"
Theo như tình huống đưa ra, tài sản của các thành viên Minh, Nhật, Hồng,
Nam lần lượt là: ơ tơ màu Huyndai mà mình đang sử dụng có giá trị tương đương với
số vốn góp 800tr đã cam kết; Nhật góp vốn bằng giấy nhận nợ của Cơng ty cổ phần
Minh Anh với Nhật có định giá là 400 tr; Hồng góp nhà và quyền sử dụng 40m2 đất
tại phố Lê Trọng Tấn, Hà Nội có định giá là 5 Tỷ đồng; Nam góp bằng đơ la Mỹ
tương đồng 600 triệu đồng. Chủ sở hữu hợp pháp của bốn loại tài sản này lần lượt là
Minh, Nhật, Hoàng, Nam nên bốn loại tài sản trên đều được coi là tài sản góp vốn
hợp pháp.
Câu 2: Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về việc định giá tài sản góp vốn của
các nhà đầu tư và đề nghị của anh Minh?
Vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Điều 34, 36, 37 Luật Doanh
Nghiệp năm 2020. Cụ thể là:
Điều 34. Tài sản góp vốn
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định
giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp
đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp
vốn theo quy định của pháp luật.”
Đối với tài sản góp vốn khơng phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi,

vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên
nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.Thẩm quyền định giá tài sản
3


của các thành viên khi thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 36
Luật Doanh nghiệp 2020:
“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định
giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được
trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài
sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đơng sáng lập cùng liên đới góp
thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp
vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản góp vốn của các thành viên trong
công ty TNHH khi thành lập công ty là tất cả các thành viên của công ty. Nếu các
thành viên khơng tự định giá thì sẽ do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá.
Trong tình huống trên định giá tài sản góp vốn của 4 thành viên Minh, Nhật,
Hoàng, Nam đã lập hội đồng định giá và nhất trí. Đồng thời đây là những tài sản góp
vốn hồn tồn hợp pháp.
Đối với lời đề nghị của anh Minh khi có sự thay đổi tài sản góp vốn cụ thể là anh
Minh thay đổi từ tài sản góp là 800 triệu đồng sang góp bằng chiếc ơ tơ Huyndai thì
anh Minh phải có sự thỏa thuận của đa số các thành viên còn lại và tài sản đóng góp
phải tương ứng với tỷ lệ vốn góp như đã cam kết. Do vậy trong trường hợp này lời đề
nghị của anh Minh là hồn tồn hơp lí do giá trị của chiếc ô tô Huyndai tương đương
với số vốn đã cam kết.
Đối với việc định giá tài sản góp vốn của Nhật, Nam là phù hợp quy định của

pháp luật và được sự nhất trí của các thành viên trong công ty.

4


Riêng đối với việc định giá nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng cao hơn thực tế
tại thời điểm góp vốn là hợp pháp (vì tại thời điểm định giá tất cả các thành viên đều
đồng ý). Đồng thời, các bên cũng sẽ liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố
ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Câu 3: Hồng có khoản nợ 1 tỷ đồng với ông Trung, đến hạn thanh tốn
nhưng khơng có khả năng, Hồng quyết định dùng một phần vốn góp của mình để
trả nợ. Hỏi Hồng có thể thực hiện được dự định của mình khơng?
Phần vốn góp của Hồng là nhà và quyền sử dụng 40m2 đất tại phố Lê Trọng Tấn,
Hà Nội; định giá nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng là 5 tỷ đồng mặc dù giá thị
trường chỉ khoảng 4 tỷ đồng. Tuy việc định giá nhà và quyền sử dụng đất của Hoàng
cao hơn thực tế nhưng tại thời điểm góp vốn là hợp pháp vì tại thời điểm định giá tất
cả các thành viên đều đồng ý.
Theo khoản 7 Điều 53 LDN 2020:
“7. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh
tốn có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của
Luật này.”
Vậy nên theo quy định tại khoản 7 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sẽ xảy
ra hai trường hợp đối với phần vốn góp mà Hồng dùng để trả nợ cho ơng Trung và
ơng Trung nhận thanh tốn nợ bằng phần vốn góp của Hồng trong cơng ty. Vì vậy,
ơng Trung có thế sử dụng phần vốn góp đó như sau:
Trường hợp 1: Trở thành thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất gỗ xây
dựng. Nhưng phải được Hội đồng thành viên chấp nhận
Trường hợp 2: Nếu không được Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm

hữu hạn sản xuất gỗ xây dựng đồng ý để trở thành thành viên cơng ty thì do Hồng đã
trả cho ơng Trung bằng phần vốn góp tại cơng ty thay cho khoản nợ 1 tỷ. Ơng Trung
có quyền chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của
Luật Doanh nghiệp 2020.
5


Cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020.
“Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của
Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền
chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo
quy định sau đây:
a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỉ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong cơng ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn
lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành
viên cịn lại của cơng ty khơng mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày chào bán.”
Theo đó, Ơng Trung có quyền chào bán phần vốn góp mà Hồng dùng để trả cho
ơng Hồng thay cho khoản nợ cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.
Nếu các thành viên cịn lại của cơng ty này khơng mua hoặc không mua hết trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì ơng Trung có quyền chuyển nhượng với
cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này
cho người không phải là thành viên.
Câu 4: Sau một thời gian kinh doanh, Hội đồng thành viên ra nghị quyết thay
đổi một số quyền và nghĩa vụ của thành viên được quy định trong Điều lệ công ty.
Nam không đồng ý với sự thay đổi đó và quyết định ra khỏi cơng ty. Hãy tư vấn
các cách thức để Nam có thể thực hiện được dự định của mình.

“Điều 50. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi cơng ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp
quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này”.

6


Theo điều 50 LDN năm 2020, Nam sẽ không được rút vốn ra khỏi cơng ty mà
chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cơng ty sẽ mua lại phần vốn góp của
Nam hoặc cơng ty giảm vốn điều lệ.
Như vậy có 4 cách thức giúp Nam có thể thực hiện dự định của mình:
Cách 1: Cơng ty mua lại phần vốn góp:
- Theo Điểm a Khoản 1 Điều 51 LDN 2020, Nam có quyền u cầu cơng ty mua
lại phần vốn góp của mình (600 triệu) khi Nam không đồng ý với các nội dung được
sửa đổi, bổ sung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành
viên.
- Nam yêu cầu mua lại phần vốn góp bằng văn bản và được gửi đến công ty
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết thay đổi một số quyền và nghĩa vụ của
thành viên trong Điều lệ công ty được thông qua.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Nam thì cơng ty phải
mua lại phần vốn góp của Nam theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo
nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về
giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh tốn đủ phần vốn góp được
mua lại, cơng ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- Trường hợp cơng ty khơng thanh tốn được phần vốn góp được yêu cầu mua lại
theo quy định tại khoản 3 Điều 51 thì Nam có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn
góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.
Cách 2: Chuyển nhượng phần vốn góp
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, Nam có quyền chuyển nhượng
một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau

đây:
“a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên cịn lại theo tỷ lệ tương ứng
với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại
quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành
7


viên cịn lại của cơng ty khơng mua hoặc khơng mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày chào bán.”
- Khi chuyển nhượng Nam phải chào bán phần vốn góp cho các thành viên cịn lại
(Minh, Nhật, Hồng) trong công ty trước, với tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của
họ trong cơng ty với cùng điều kiện chào bán.
- Nếu các thành viên cịn lại của cơng ty không mua hoặc không mua hết trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán thì Nam chuyển nhượng với cùng điều kiện
chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 cho
người khơng phải là thành viên.
- Nam có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có
liên quan cho đến khi thơng tin về người mua như: các thông tin về cá nhân, phần vốn
góp và giá trị phần vốn chuyển nhượng, chữ ký của người mua (cá nhân hoặc người
đại diện theo pháp luật nếu là tổ chức) được ghi đầy đủ vào sổ thành viên của công ty.
Việc chuyển nhượng vốn góp dẫn đến việc thay đổi thành viên, cơng ty phải
thực hiện việc thơng báo đến phịng đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Về
hồ sơ chuyển nhượng vốn góp trong cơng ty TNHH hai thành viên trở lên được quy
định cụ thể trong Khoàn 2 Điều 45 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, bao gồm:
+ Thông báo thay đổi Thành viên góp vốn của cơng ty TNHH hai thành viên trở
lên;
+ Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng
vốn góp;
+ Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hồn tất việc chuyển

nhượng vốn góp.
+ Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng A: Bản sao chứng thực cá nhân của
A: chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước cơng dân/ hộ chiếu cịn hiệu lực.
Về thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp, gồm:
- Bước 1: Cơng ty nộp hồ sơ tại Phịng đăng ký kinh doanh nơi cơng ty đặt trụ sở
chính.

8


- Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của hồ sơ và
giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, trao giấy biên nhận và đăng kí thay đổi thành viên
cơng ty.
- Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng
Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Cách 3: Rút vốn bằng cách thức tặng cho vốn theo các trường hợp xử lý vốn
quy định tại Khoản 6 Điều 53 LDN 2020
Nam có thể tặng cho một phần hoặc tồn bộ phần vốn góp của mình tại cơng ty
cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định
sau đây:
“a) Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định
của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;
b) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì
người này chỉ trở thành thành viên cơng ty khi được Hội đồng thành viên chấp
thuận.”
Cách 4: Giảm đổi vốn điều lệ
- Theo Điểm a Khoản 3 Điều 68 thì cơng ty có thể hồn trả một phần vốn góp cho
thành viên. Cơng ty có thể thực hiện việc hồn trả một phần vốn góp cho thành viên.
Nhưng phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:

+ Cơng ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký
thành lập doanh nghiệp.
+ Và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã
hoàn trả cho thành viên.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giảm vốn điều lệ đã được thanh tốn xong,
cơng ty phải thơng báo bằng văn bản về giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh
doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
9


c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
III.

KẾT LUẬN:

10



×