Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHUONG HUONG NHIEM VU NAM HOC 2010 2011 CAP TIEUHOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.89 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND THỊ XÃ BÌNH LONG
<b>PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO</b>


Số: 477/PGDĐT-GDTH


V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm
học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học.


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<i> Bình Long, ngày 16 tháng 0 9 năm 2010.</i>


Kính gửi: Hiệu trưởng các trường tiểu học và


trường cấp 1, 2 Kim Đồng.



Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp
năm học 2010 - 2011;


Thực hiện Quyết định số 2091/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010
-2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;


Thực hiện Công văn số 4919/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 8 năm 2010 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo;


Thực hiện Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Phước về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 của
GDMN, GDPT và GDTX thuộc ngành GD&ĐT tỉnh Bình Phước;



Thực hiện Công văn số 2475/SGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Sở
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu
học;


Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ năm học 2010
- 2011 đối với cấp Tiểu học như sau:


<b>A - NHIỆM VỤ CHUNG</b>


Năm học 2010 - 2011 tiếp tục thực hiện chủ đề <i><b>"</b><b>Năm học đổi mới và nâng cao chất</b></i>
<i><b>lượng giáo dục"</b></i>, giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:


Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, "Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo
dục; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học và quản lí; chú trọng rèn luyện
phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo.


<b>B - NHIỆM VỤ CỤ THỂ</b>


<b>I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào</b> thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực"


1. Triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thơng qua cuộc vận


động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo".


- Thực hiện nội dung giáo dục "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh" trong các mơn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học.


- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất,
lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ
quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp
luật và đạo đức nhà giáo.


- Phổ biến đến từng giáo viên Quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số
16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiên quyết xử lý các
hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.


- Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỉ
lệ học sinh yếu, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục.


2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số
307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển
khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các
hoạt động:


- Thực hiện tốt giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học,
hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường. Nhà trường chủ
động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học
sinh.


- Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, đủ nhà vệ sinh cho học
sinh và giáo viên. Các trường cần làm tốt việc trang trí trường lớp: giữ vệ sinh trường lớp,


cải tạo, xây dựng mới bồn hoa, cây cảnh, nhà vệ sinh. Các đơn vị phải làm hàng rào bằng
cây xanh hoặc xây tường rào quanh trường, cổng trường và điểm trường có biển ghi tên
trường và điểm trường, phải treo cờ, trang trí lớp học ở tất cả các điểm trường, xây dựng thư
viện thân thiện ở điểm trường chính. <b>Phịng GD chỉ đạo các đơn vị: </b><i><b>TH An Lộc B, TH An</b></i>
<i><b>Lộc A, TH Thanh Phú A và TH An Phú</b></i><b> thực hiện nghiêm túc và có thành tích trong</b>
<b>phong trào này. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thể thao, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, ngoại khố phù hợp với điều kiện cụ thể của
nhà trường và địa phương.


- Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào cuối năm
học nhằm tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường.


- Các đơn vị căn cứ các tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực để tổ
chức đánh giá việc thực hiện nội dung "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", tổ chức
giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm.


<b>II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học</b>


1. Thực hiện kế hoạch giáo dục:


1.1. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ ngày:


Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) được thực hiện <b>tích</b>
<b>hợp</b> vào các mơn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, theo hướng dạy học phù hợp điều
kiện thực tế địa phương và nhà trường.



- Các trường đang tham gia Chương trình SEQAP: <i><b>TH Thanh Lương A, Thanh</b></i>
<i><b>Lương B, Thanh Phú A, Thanh Bình và An Phú</b> cần có kế hoạch để tổ chức dạy từ 7 - 9</i>
buổi/ tuần <b>cho tất cả các học sinh</b> bắt đầu từ năm học này và phát triển dần cho những năm
học sau.


1.2. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ ngày: <i><b>TH An Lộc A, TH An Lộc B, TH</b></i>
<i><b>An Phú và TH Thanh Phú A</b><b>:</b></i>


- Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ sở đảm bảo
các yêu cầu:


+ Về nội dung: Dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách quy
định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1.1 mục II và điểm 1, điểm 2 mục III của công văn này; thực
hành kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương
nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập,
hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá…


Đối với đơn vị <i><b>TH An Phú và TH Thanh Phú</b></i>, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày
nhằm tăng thêm thời lượng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng các môn học, chủ yếu để củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt, Toán
hoặc tăng cường tiếng Việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

buổi/ngày tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp, không yêu cầu làm
thêm bài tập ở nhà.


+ Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh; TH Thanh Phú và TH
Thanh Lương A cần kết hợp đầu tư từ Dự án SEQAP, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ
từ các lực lượng xã hội để tổ chức tốt việc bán trú cho HS. Các đơn vị: TH An Lộc A, TH
Thanh Lương A và TH Thanh Phú A cần có hợp đồng, ký kết rõ ràng thực hiện đúng quy


trình bếp ăn, lưu mẫu thức ăn đồng thời liên hệ với trạm y tế của địa phương nhằm tăng
cường kiểm tra chế độ dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ học
sinh;


+ Về thời lượng:


Đảm bảo<b> không tổ chức dạy học quá 7 tiết/ ngày </b><i><b>(Sáng 4 chiều 3).</b></i>
2. Kế hoạch thời gian năm học


Thực hiện theo Quyết định số 1611/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Phước và đã cụ thể hóa bằng “Kế hoạch tuần theo PPCT”.




<b>III. Thực hiện Chương trình, sách, thiết bị dạy học.</b>


1. Chương trình


a) Thực hiện chương trình các mơn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức,
phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học của Bộ.


Tăng cường tích hợp hợp lý các nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường; sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an tồn giao
thơng; phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống HIV/AIDS ... Đặc biệt, tăng cường
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. <i><b>TH</b></i>
<i><b>An Lộc A và TH An Lộc B</b></i> tiếp tục thực hiện tổ chức giảng dạy mơn Tin học theo Chương
trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05
tháng 05 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để tăng dần số học sinh được học tin học.



b) Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân:


- Các trường có điều kiện dạy ngoại ngữ chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn nội
dung, chương trình, tài liệu dạy học trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế và nhu cầu chính
đáng của học sinh:


+ Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/ tuần, hoặc nhiều
hơn 2 tiết/ tuần.


+ TH An Lộc A tiếp tục thực hiện giảng dạy tiếng Anh từ lớp 1 và khuyến khích
triển khai các chương trình tiếng Anh tăng cường và làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1 ở
những trường có điều kiện và có nhu cầu học tập của học sinh.


2. Sách:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
1. Tiếng Việt 1


(tập 1)


2. Tiếng Việt 1
(tập 2)


3. Vở Tập viết 1
(tập 1)


4. Vở Tập viết 1
(tập 2)



5. Toán 1


6. Tự nhiên và Xã
hội 1


1. Tiếng Việt 2
(tập 1)


2. Tiếng Việt 2
(tập 2)


3. Vở Tập viết 2
(tập 1)


4. Vở Tập viết 2
(tập 2)


5. Toán 2


6. Tự nhiên và Xã
hội 2


1. Tiếng Việt 3
(tập 1)


2. Tiếng Việt 3
(tập 2)


3. Vở Tập viết 3
(tập 1)



4. Vở Tập viết 3
(tập 2)


5. Toán 3


6. Tự nhiên và Xã
hội 3


1. Tiếng Việt 4
(tập 1)


2. Tiếng Việt 4
(tập 2)


3. Toán 4
4. Đạo đức 4
5. Khoa học 4
6. Lịch sử và Địa
lí 4


7. Âm nhạc 4
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4


1. Tiếng Việt 5
(tập 1)


2. Tiếng Việt 5
(tập 2)



3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và Địa
lí 5


7. Âm nhạc 5
8. Mĩ thuật 5
9. Kĩ thuật 5


Riêng các môn Tin học, Tiếng Anh cần lưu ý:


+ Đối với mơn Tin học, Phịng GD&ĐT thống nhất chỉ đạo sử dụng các cuốn "<i><b>Cùng</b></i>
<i><b>học Tin học"</b></i> quyển 1, quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.


+ Đối với môn Tiếng Anh, Phòng GD&ĐT thống nhất chỉ đạo sử dụng bộ sách giảng
dạy trong nhà trường: Let's Go.


- Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối
với học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; xây dựng tủ sách dùng chung; bảo đảm vào
năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm
về việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường.


- Khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đọc sách, sử dụng hiệu quả thư viện
nhà trường.


- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang
theo nhiều sách, vở khi tới trường. Những trường dạy học 2 buổi/ ngày có thể tổ chức cho
học sinh để sách, vở và đồ dùng học tập tại lớp.



3. Thiết bị dạy học


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm
mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ,
phổ biến, nhân rộng trong toàn ngành.


- Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản TBDH một cách hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức phụ trách TBDH.


- Tham mưu với các cơ quan quản lí, khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các
TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, đồng bộ với việc tập huấn sử
dụng, khai thác.


<b>IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học</b>


1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp
dạy học. Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở bảo
đảm chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.


2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.


Thực hiện Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ GD&ĐT ban
hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học và Công văn số 717/BGDĐT-GDTH
ngày 11/02/2010 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số
32/2009/TT-BGDĐT.


3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên. Để đảm


bảo chất lượng dạy học và nâng cao trách nhiệm của giáo viên, các đơn vị thực hiện bàn
giao chất lượng học sinh hồn thành chương trình tiểu học giữa trường tiểu học với trường
trung học cơ sở; hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng
học sinh lớp dưới lên lớp trên vào cuối năm học.


4. Không tổ chức dạy học trước và thi tuyển vào lớp 1.
5. Dạy học cho học sinh có hồn cảnh khó khăn:
5.1. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số:


- Căn cứ vào thực tiễn địa phương, các trường lựa chọn biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, thực hiện chỉ đạo tại Công văn số
8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số và Công văn số 145/TB-BGDĐT ngày 02/7/2010 về việc Thông báo Kết
luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học.


Để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cần tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Việt
cho học sinh: đẩy mạnh trong các hoạt động dạy học tiếng Việt qua các môn học và hoạt
động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử
dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh hướng dẫn
học sinh tập nói, bài hát, trị chơi bổ trợ học tiếng Việt…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Việc tổ chức dạy học lớp ghép căn cứ theo Công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày
13/10/2008 về việc hướng dẫn quản lí và tổ chức dạy học lớp ghép.


5.2. Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ


Thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hịa nhập cho trẻ em
có hồn cảnh khó khăn. Tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ lang thang, cơ nhỡ theo kế
hoạch dạy học và thời khoá biểu được điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh và điều


kiện của nhà trường; chương trình tập trung vào các mơn Tiếng Việt, Tốn rèn kĩ năng đọc,
viết và tính tốn cho học sinh. Căn cứ vào số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng
trình độ hoặc các lớp ghép khơng q hai trình độ. Đánh giá và xếp loại học sinh có hồn
cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều
chỉnh theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT.


5.3. Giáo dục học sinh khuyết tật:


Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, triển khai hiệu quả chính
sách về người khuyết tật được thể hiện qua Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định
về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy
định giáo dục hịa nhập cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn và đặc biệt là Luật người khuyết
tật (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) với những nguyên tắc cơ bản:


Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, cần có sự điều chỉnh linh hoạt về tổ
chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại.


<b> V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn quốc</b>
<b>gia:</b>


1. Củng cố, duy trì thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ (PCGDTH –
CMC) và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) đúng độ tuổi. Triển khai thực
hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành quy định kiểm tra, công
nhận phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.


- Các đơn vị chưa đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1, cần có những biện
pháp tích cực nhằm phấn đấu đạt chuẩn theo kế hoạch đề ra của thị xã nhằm hoàn thành
PCGDTH đúng độ tuổi toàn tỉnh vào năm 2012.


- Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện PCGDTH đúng độ tuổi.



- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số
liệu về PCGDTH.


- Rà sốt, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi để đảm bảo
phản ánh đúng tình hình thực tế; có kế hoạch duy trì đạt chuẩn vững chắc và phấn đấu đạt
chuẩn Mức độ 2.


2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia:


- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 32/2005/QĐ-BGDĐT ngày 24/10/2005 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Đối với trường <i><b>TH An Lộc A, TH An Lộc B</b></i> đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cần
rà soát các chuẩn của mức độ 2, lập kế hoạch và xây dựng để sau 5 năm đạt mức độ 2.
Phòng GD&ĐT sẽ kiểm tra TH An Lộc A vào tháng 02/2011 để chuẩn bị đề nghị chuẩn
mức 2 vào năm 2012.


<b>VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục:</b>


Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu
cầu về chất lượng.


1. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí:


- Tham gia các lớp bồi dưỡng về nội dung, quan điểm đổi mới cơng tác quản lí, chỉ
đạo cấp học nói chung, cơng tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng nói riêng; về năng lực đánh giá giáo viên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học (ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).



- Tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lí về giáo dục về ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao thực chất chất lượng giáo dục.


2. Các đơn vị chủ động trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục mà
trọng tâm là chủ động trong thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù
hợp với đối tượng học sinh, tăng cường vai trò của hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và
quản lí nhà trường; thực hiện “ba công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn về
đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo tại Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày
13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


3. Tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên bằng các hoạt động chuyên
môn đa dạng nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ năng lực chủ động lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học sinh trên cơ sở thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo
viên làm cơng tác chủ nhiệm lớp.


Duy trì và củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán của đơn vị nhằm thực hiện
hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng
sinh hoạt chuyên môn của cụm trường theo hướng chuyên đề của các bộ môn.


<b>VII. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin trong quản lí và trong dạy học</b>


Tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, giáo viên
và nhân viên trong nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên
máy tính, ứng dụng các phần mềm trong giảng dạy (Power Point). Các giáo án có ứng dụng
CNTT cần được xây dựng theo hướng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và


được sử dụng chung cho nhiều lớp. Tiếp tục thực hiện phong trào sưu tầm, tuyển chọn tư
liệu dạy học điện tử. Các đơn vị cần khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong bài
giảng hàng ngày, trong các tiết thao giảng tổ khối, thao giảng trường.


- Tham mưu có hiệu quả với cấp ủy, chính quyền địa phương để bố trí mua sắm,
trang bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin; mặt khác huy động tối đa nguồn
lực từ các chương trình, dự án, các nguồn lực xã hội để trang bị máy móc, tập huấn, bồi
dưỡng sử dụng cơng nghệ thông tin.


Tiếp tục thực hiện quy định về giao dịch văn bản điện tử qua website, email,…


<b>VIII. Một số hoạt động khác</b>


1. Tiến hành đánh giá, đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai các văn bản chỉ
đạo của Bộ như thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học, đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh …


2. Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, thi giáo viên dạy giỏi, giao lưu cán
bộ quản lí giỏi cấp cơ sở nhằm chuẩn bị giao lưu giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học toàn quốc
lần thứ tư.


3. Tổ chức các hoạt động phát triển năng lực về các lĩnh vực giáo dục: giao lưu học
sinh giỏi, giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, giao lưu tiếng hát dân ca, giao
lưu tìm hiểu An tồn giao thơng, Olympic mơn học, Olympic cấp học, thi giải Toán qua
mạng Internet,…phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu
học.


4. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhi
đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường.



5. Tham mưu với chính quyền địa phương tìm nguồn kinh phí từ ngân sách, đẩy
mạnh vận động, tuyên truyền và xây dựng cơ chế hợp lí nhằm huy động các nguồn kinh phí
ngồi ngân sách để hỗ trợ các hoạt động giáo dục: bồi dưỡng học sinh yếu trong năm học và
trong hè; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày;
tổ chức bán trú; tổ chức các hoạt động giao lưu học sinh giỏi, Olympic cho học sinh tiểu học
và các hoạt động giáo dục khác.


6. Kinh phí đóng góp từ cha mẹ học sinh cho việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị
để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, các hoạt động phát triển năng khiếu, sở thích, câu lạc bộ,
cơng tác quản lí bán trú…cần được công khai, minh bạch trên cơ sở tự nguyện của cha mẹ
học sinh và sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.


Xây dựng và tổ chức các sân chơi vận động ngồi trời, trong đó có các loại đồ chơi,
thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano
kĩ thuật số trong giờ học âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, các đơn vị cần chủ động xây dựng kế hoạch,
cụ thể hóa các nhiệm vụ của Phịng và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ được giao cụ thể của năm học đối với cấp tiểu học đồng thời triển khai tới các cán
bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Thực hiện báo cáo định kì đúng thời gian, đúng quy
định; các thông tin, số liệu u cầu chính xác.


Q trình chỉ đạo và thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, các đơn vị phản ánh
về Phòng Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn kịp thời.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Như kính gửi (để t/h);


- Website Phịng;
- Lưu: VT,PGDTH.


<b>KT/TRƯỞNG PHỊNG</b>


<b>PHĨ TRƯỞNG PHỊNG</b>



<b>(đã ký)</b>


<b>Đặng Duy Thành</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Tháng 9/ 2010</b>

:



Tổ chức tốt ngày ngày khai giảng năm học, trang trí cây xanh, cổng


trường, múa hát sân trường, thể dục đồng diễn, băng, cờ, nghi thức lễ


đón học sinh lớp 1.



Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và trẻ trong độ tuổi bỏ học trở lại trường.


Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.



Các trường tiểu học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và


làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói khơng với tiêu cực


trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo


là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua


"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Triển khai chuẩn


nghề nghiệp giáo viên tiểu học, điều lệ trường Tiểu học, chuẩn kiến thức


– kỹ năng và các văn bản khác.



Các đơn vị họp và thống nhất với PHHS về việc tổ chức học sinh học 2


buổi/ ngày ( bán trú, dạy môn tự chọn nơi có điều kiện) động viên học


sinh tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể .




Tham gia tốt tháng ATGT. Nhà trường hướng dẫn HS cách đến trường


và ra về hàng ngày, đưa đón của PHHS.



Trường bố trí kiểm tra về chỗ ngồi (GV sắp xếp hợp lý), trang trí lớp,


dụng cụ học tập, SGK của học sinh, sách giáo viên.



Hoàn chỉnh hồ sơ về quản lý học sinh, sổ đăng bộ.



Củng cố và duy trì Ban đại diện cha mẹ học sinh tại các điểm trường.


Phòng Giáo dục xây dựng hướng dẫn và triển khai nhiệm vụ năm học



cấp tiểu học bằng văn bản, bồi dưỡng giáo viên, triển khai quy chế


chuyên môn.



Triển khai chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho HSTH.


Phổ biến điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học.



<b>Tháng 10/ 2010</b>



Ra quyết định thành lập tổ bộ môn liên trường.



Bồi dưỡng HS viết chữ đẹp cấp trường, tổ chức cho HSDT giao lưu tiếng


Việt, chọn đội tuyển, giải toán qua Internet dành cho HSTH .



Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường.


Sinh hoạt định kỳ tổ bộ môn liên trường.



MLCM kiểm tra chuyên đề dạy và học 1 trường TH.


Nghỉ giữa kỳ I: từ 25/10 đến hết ngày 29/10.




Nhập dữ liệu điều tra trình độ văn hóa, vào các loại sổ PCGDTH, XMC,


sổ theo dõi PCGDTH



<b>Tháng 11/ 2010</b>



Tổ chức kỉ niệm ngày 20/11



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Kiểm tra chuyên đề 1 trường TH.



Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, luyện tập cho HSDT giao


lưu tiếng Việt, giải toán qua Internet, bồi dưỡng HS viết chữ đẹp cấp


trường.



Tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường.



<i><b>Tháng 12/ 2010</b></i>

:



Kiểm tra học kỳ I.



Sinh hoạt định kỳ tổ bộ môn liên trường.



Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, luyện tập cho HSDT giao


lưu tiếng Việt, giải toán qua Internet, bồi dưỡng HS viết chữ đẹp cấp


trường, phụ đạo học sinh yếu.



Nghỉ cuối kỳ I từ 27/12 – 31/12 (tổ chức HĐNGLL).



<i><b>Tháng 1/ 2011</b></i>

:



Sinh hoạt định kỳ tổ bộ môn liên trường.



Kiểm tra chuyên đề 1 trường TH.



Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, luyện tập cho HSDT giao


lưu tiếng Việt, giải toán qua Internet, bồi dưỡng HS viết chữ đẹp cấp


trường, phụ đạo học sinh yếu.



<i><b>Tháng 2/ 2011</b></i>

:



Tết Nguyên đán: từ 31/01 đến hết ngày 13/02.


Sinh hoạt định kỳ tổ bộ môn liên trường.



Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, luyện tập cho HSDT giao


lưu tiếng Việt, giải toán qua Internet, bồi dưỡng HS viết chữ đẹp cấp


trường, phụ đạo học sinh yếu.



<i><b>Tháng 3/ 2011</b></i>

:



Sinh hoạt định kỳ tổ bộ môn liên trường.


Kiểm tra chuyên đề 1 trường TH.



Tổ chức thi học sinh giỏi cấp thị xã, luyện tập cho HSDT giao lưu


tiếng Việt, tổ chức thi giải toán qua Internet, thi HS viết chữ đẹp


cấp thị xã, phụ đạo học sinh yếu.



Nghỉ giữa kỳ II: từ 28/03 đến ngày 01/4.



<i><b>Tháng 4/ 2011</b></i>

:



Rà soát lại số học sinh lớp 5, chuẩn bị hồ sơ xác nhận học sinh hồn


thành chương trình TH theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.




Chuẩn bị số liệu PCGDTH – CMC để cập nhật sau khi xác nhận học


sinh học hết cấp TH.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Thi học sinh giỏi cấp tỉnh.



Tổ chức HSDT giao lưu tiếng Việt cấp thị xã.



<i><b>Tháng 5/ 2011</b></i>

:



Kiểm tra học kỳ II.



Tổng hợp các thông tin, báo cáo.



Các trường báo cáo số liệu chuẩn bị năm học mới.


Tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh lớp 5.



Ngày kết thúc năm học: 27/05.


Tổng kết năm học của trường.



Thu hồi và kiểm kê SGK cho mượn.



Tham gia giao lưu HSDT cấp tỉnh (đầu tháng 5/2011)



<i><b>Tháng 6, 7/2011</b></i>

:



Lập danh sách trẻ 6 tuổi (sinh năm 2005), 7 đến 14 tuổi chưa đến


trường hay bỏ học giữa chừng.



Điều tra bổ sung trẻ trong độ tuổi (6 – 14 tuổi) trên địa bàn và tổng



số dân theo độ tuổi trên địa bàn.



Thông báo tuyển sinh lớp 1 (1/7)



</div>

<!--links-->

×