Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài giảng Bài 18 Xây dựng và phát triển kinh tế thế kỉ X - XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 30 trang )


Bài 18
GV : Nguyễn Chí Thuận
Trường THPT Dĩ An – Bình Dương

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Biết được nông nghiệp ngày càng được
mở rộng và phát triển : khai hoang ngày
càng gia tăng, nhà nước quan tâm đến đê
điều ; thủ công nghiệp phát triển ; các
triều đại đều lập các xưởng thủ công, các
nghề trong dân gian ngày càng phát triển
và tinh xảo hơn ; thương nghiệp ngày
càng phát triển ở các đô thị và nông thôn.

Biết được sự phân hoá xã hội ngày càng
sâu sắc. Cuối thời Trần ; nhiều cuộc đấu
tranh của nông dân bùng nổ. Nhà Trần suy
vong, nhà Hồ thành lập.

BÀI 18
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
TRONG CÁC THẾ KỈ X – XV
1. Mở rộng và phát triển nông
nghiệp
2. Phát triển thủ công nghiệp


3. Mở rộng thương nghiệp
4. Tình hình phân hoá xã hội và
cuộc đấu tranh của nhân dân


Bối cảnh lịch sử
Đại Việt từ thế kỷ
thứ X – XV có tác
động như thế nào
đến sự phát triển
kinh tế?

1. Mở rộng và phát triển nông nghiệp
- Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tác phát
triển, một mặt nhà nước phong kiến có chính sách
khuyến khích khai hoang, mặt khác nhân dân các làng
xã tự động tiến hành khai hoang. Nhờ vậy, vùng châu
thổ các con sông lớn và vùng ven biển được khai phá,
nhiều xóm làng mới được thành lập.
- Công việc đắp đê từ thời Lý đã được chú ý. Đến thời
Trần và thời Lê sơ, nhà nước cũng có những biện pháp
đắp đê ở các con sông lớn và đê biển.
- Sản xuất nông nghiệp : nhà nước thời Tiền Lê, Lý, Trần
và Lê sơ đều quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, hằng
năm các vua đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích
nhân dân sản xuất. Trong các bộ luật đều có các điều
luật bảo vệ sức kéo của trâu bò và sản xuất nông
nghiệp.
- Phép quân điền được đặt ra từ thời Lê sơ để chia
ruộng đất công làng xã.

- Kết luận : nhờ các chính sách trên, nông nghiệp ở
nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV có bước phát triển
mới.

Năm 1248, nhà Trần tổ chức
đắp đê từ đầu nguồn đến cửa
biển dọc các con sông lớn, gọi
là “đê quai vạc”

Hằng năm các vua đều làm lễ cày tịch điền

Chủ tịch nước mặc áo nông dân, cầm cày
thực hiện nghi lễ tịch điền


HS đọc SGK để thấy được sự phát
triển của thủ công nghiệp trong
nhân dân.
+ Theo em nhân tố nào ảnh hưởng
đến sự phát triển của các ngành
nghề thủ công đương thời?
+ Biểu hiện sự phát triển?

2. Phát triển thủ công nghiệp
- Kinh tế nông nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho
thủ công nghiệp phát triển.
- Trong dân gian, các nghề thủ công truyền thống
như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt
lụa đều phát triển. Bên cạnh đó, các nghề làm gạch,
chạm khắc đá, làm đồ trang sức, làm giấy đều phát

triển hơn trước.
- Việc khai thác mỏ như vàng, bạc, đồng cũng có
bước phát triển mới.
- Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình
thành như : Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội),
Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên)...
- Các xưởng thủ công của nhà nước cũng được
thành lập. Ở đây, các thợ thủ công lo việc đúc tiền,
sản xuất vũ khí, đóng thuyền chiến, may quần áo
cho vua quan, quý tộc, xây dựng các cung điện.

Những món đồ gốm tìm thấy ở
Hoàng Thành Thăng Long.

Gốm Thổ Hà – Bắc Giang

×