Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giáo án chủ đề sinh 10 virut và ứng dụng (CV 5512)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 27 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG
Chủ đề thuộc phần sinh học lớp 10 ở mạch nội dung sinh học vi sinh vật và vi rút
thuộc mạch kiến thức vi rút và các ứng dụng.
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus.
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích
được cơ chế gây bệnh do virus.
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh
học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực
vật và động vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phịng chống. Giải thích được các bệnh do
virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và
tuyên truyền phòng chống bệnh.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
I.Phát triển năng lực
1.1.Năng lực sinh học
I.1.1.Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus ( SH1.1)
- Trình bày được các thành phần cấu tạo của virus (SH1.1)
- Mô tả được diễn biến các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải
thích được cơ chế gây bệnh do virus (SH1.2)
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong y
học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus (SH1.1)
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động
vật (HIV, cúm, sởi,...) và cách phịng chống (SH1.1)
I.1.2.Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)
- Thiết kế và gia cơng hồn thiện mơ hình cấu tạo 3 D của virus (SH2 1-2.5, SH3.3)
- Thực hiện được dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra. (SH2.1-2.5, SH3.3)
- Thực hiện được các dự án biểu diễn kịch, đọc rap, làm thơ, poster tuyên truyền phòng


chống các bệnh do virus gây ra…(SH2, SH3)
I.1.3.Vận dụng KT&KN đã học (ký hiệu: SH3)
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
+ Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh (SH3.1).
+ Giải thích tại sao sử dụng virut trong sản xuất thuốc trừ sâu, ưu điểm so với thuốc trừ
sâu hóa học (SH3.2.).
+ Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể
(SH3.2).
1


+Hiểu về bệnh AIDS, các biện pháp phòng bệnh (SH3.1)
- Vận dụng tuyên truyền cho cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS, tiêm vacxin và các
bệnh thơng thường có ngun nhân từ virut (SH3.3).
- Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân để phòng
ngừa bệnh do virus. Chủ động tiêm vacxin phòng một số bệnh do virus gây ra (SH3.1).
- Sáng tác bài hát, đoạn rap để tuyên truyền về phòng chống COVID 19 (SH2.1-2.5;
SH3.3).
I.2.Năng lực chung
-Năng lực tự chủ và tự học: HS thơng qua việc tìm kiếm thơng tin, xử lý thơng tin để
hồn thành các nhiệm vụ được giao.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên
thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình
bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập,…
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các tình huống; phân tích được tình
huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, hình thành và kết nối
các ý tưởng trong qua trình thực hiện các dự án, thiết kế cấu trúc của VR...
II. Phẩm chất hướng tới
-Trách nhiệm: có trách nhiệm bảo vệ bản thân và cộng đồng trước đại dịch covid 19 và
những bệnh khác do virus gây ra.

-Trung thực: trung thực khi thu thập và xử lý số liệu điều tra.
-Chăm chỉ: có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện dự án điều tra, có tinh thần học tập
chăm chỉ.
- Nhân ái: tôn trọng và giúp đỡ người bệnh đúng cách, khơng kì thị bệnh nhân mắc
Covid 19, HIV.
C. CHUẨN BỊ
I. Chuẩn bị của GV
- Phương tiện trực quan: Hình, video, phiếu học tập, laptop, ...
- Cơng cụ đánh giá: bảng quan sát, bảng đánh giá sản phẩm, ...
II. Chuẩn bị của HS
- Bài báo cáo dự án đã thực hiện, bảng tự đánh giá.
- SGK, tài liệu hỗ trợ học tập đã sưu tầm được.
- Mô hình cấu tạo của virus trần, virus có vỏ ngồi dạng 2D và mơ hình về hình thái của
một số virus dạng 3D.
- Giấy A0, màu, thước kẻ, ....
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu của hoạt động
- Tạo hứng thú, năng lượng tích cực cho HS.
- Kích thích trí tị mị, mong muốn khám phá tìm hiểu chủ đề VR và ứng dụng.
2


2. Tổ chức hoạt động
- GV cho HS xem video bài hát Ghen Covy, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
/>- Tại sao nói đại dịch COVID-19 đang là nỗi kinh hoàng của toàn nhân loại?
3. Dự kiến sản phẩm: HS thảo luận trả lời có thể đúng hoặc khơng đúng các câu hỏi, tạo
hứng thú cho các em tìm hiểu bài, GV hướng dẫn HS tìm ra câu trả lời hồn thiện trong
q trình thực hiện chủ đề.
Vậy “virus là gì?”, “làm thế nào để virus tăng số lượng?”, “bệnh do virus gây ra

lây truyền bằng những phương thức nào?”, “phải chăng virus ln là nỗi kinh hồng
của nhân loại?”
II. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của virus
1.1.Mục tiêu của hoạt động
- NLSH: Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.
- Phát triển NL: NL giao tiếp & hợp tác, tự học
1.2. Nội dung
- Khái niệm virus
- Tiêu chí phân loại virus
1.3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Dạy học nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm
1.4. Tổ chức hoạt động
- Gv chia nhóm học sinh và yêu cầu hs hoạt động nhóm : chia lớp làm 6 nhóm, mỗi
nhóm có 6 học sinh
- GV cho HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm (6 HS/1 nhóm)và trả lời các câu hỏi
- GV có thể giải thích cho HS một số thuật ngữ mà hs chưa hiểu ( khuẩn lạc)

1. Trong thí nghiệm trên, vì sao Ivanopxki khơng quan sát thấy mầm bệnh khi xem dịch
ép dưới kính hiển vi?
3


2. Vì sao Ivanopxki khẳng định có những “mầm độc” gây ra bệnh khảm thuốc lá ?
3. Nếu có “mầm độc” gây bệnh nhưng tại sao khi nuôi cấy dịch ép này trên thạch thì
khơng thấy có khuẩn lạc trong khi đó thạch là mơi trường dinh dưỡng phù hợp với việc
nuôi cấy VSV?
4. Nêu khái niệm virus?
5. Theo em vi rút có thể sống độc lập trong mơi trường tự nhiên được hay khơng ? giải

thích?
6. Virus có những đặc điểm chung nào?
1.5.Sản phẩm dự kiến
Câu trả lời hoàn thiện của các nhóm
1.6.Đánh giá kết quả hoạt động
- Thơng qua sản phẩm là câu trả lời để đánh giá về việc hồn thành nhiệm vụ của nhóm
(NL nhận thức sinh học).
Mức 3: Hồn thành nhanh và chính xác các câu hỏi.
Mức 2: Hoàn thành chưa đầy đủ.
Mức 1: Hoàn thành câu hỏi với sự gợi ý của GV.
- Thông qua quan sát HS hoạt động để đánh giá về NL giao tiếp, hợp tác, GQVĐ:

=> Hình thành kiến thức: Virut là một dạng sống chưa có cấu tạo tế bào,kích thước siêu
nhỏ(đo bằng nanomet) và cấu tạo đơn giảngồm lõi axit nu và vỏ protein.Sống kí sinh
nội bào bắt buộc.
Hoạt động 2. Khám phá cấu tạo, hình thái virus
2.1.Mục tiêu của hoạt động
- NLSH: +Trình bày được các thành phần cấu tạo của virus.
+ Mơ tả được hình thái của virus có cấu trúc xoắn, khối, hỗn hợp.
+ Phân loại virus.
- Phát triển NL: NL giao tiếp & hợp tác, tự học
4


2.2.Nội dung
- Cấu tạo:
+ Các thành phần cấu tạo cơ bản
+ Vỏ ngồi
- Hình thái
+ Cấu trúc xoắn

+ Cấu trúc khối
+ Cấu trúc hỗn hợp
2.2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Trực quan - tìm tịi.
- Thảo luận nhóm
2.3. Tổ chức hoạt động
GV giao nhiệm vụ: Hãy quan sát các hình vẽ sau và hồn thành phiếu học tập:
Nhóm 1,2,3 hồn thanh phiếu số 1. Nhóm 4,5,6 hồn thành phiếu số 2
PHIẾU SỐ 1: CẤU TẠO VI RÚT
2.1 CẤU TẠO VI RÚT TRẦN
…………………………………………..
…………………………………………….
……………………………………………
2.2. CẤU TẠO CỦA VI RÚT CÓ VỎ NGỒI.
………………………………………………..
…………………………………………………
……………………………………………………
2.3 . VI RÚT CĨ VỎ NGỒI KHÁC VỚI VI
RÚT TRẦN Ở ĐIỂM NÀO?

PHIẾU SỐ 2: HÌNH THÁI VI RÚT ( Nhóm 4,5,6)

5


Quan sát hình ảnh kết hợp với đọc thơng tin trong sách giáo khoa sinh học 10 ( trang
115- 116) và hồn thành phiếu sau.

Các loại cấu trúc
của vi rút

Ví dụ
Đặc điểm
Theo em vi rút gây dịch bệnh covid 19 thuộc loại cấu trúc nào?
- Gv giao nhiệm vụ , học sinh thảo luận nhóm và hồn thành phiếu dưới bài tập về nhà.
+ Phân biệt virut và vi khuẩn theo bảng sau :
Tính chất
Virut
Có cấu tạo tế bào

Vi khuẩn

Chỉ chứa ADN hoặc ARN
Chứa cả ADN và ARN
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập
2.4.Sản phẩm dự kiến
- Hoàn thành phiếu học tập
2.5.Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- Thông qua sản phẩm là hoàn thành các yêu cầu của PHT để đánh giá:
Mức 3: Hồn thành nhanh và chính xác các yêu cầu trong phiếu học tập. Mức 2: Hoàn
thành chưa đầy đủ nội dung của phiếu học tập.
Mức 1: Hoàn thành phiếu học tập khi có hướng dẫn và gợi ý của giáo
viên.
6


- Thông qua quan sát HS hoạt động để đánh giá về NL giao tiếp, hợp tác, dựa trên bảng
quan sát về các tiêu chí của NL hợp tác
Nhiệm vụ về nhà (HĐ 3. luyện tập, vận dụng): chuyển ra cuối bàiThiết kế mơ hình
3D cấu tạo của VR

1.Mục tiêu:
Luyện tập, củng cố kiến thức về cấu tạo của virus và hình thái một số loại
virus thơng qua HĐ thiết kế và gia cơng hồn thiện mơ hình cấu tạo 3 D của virus trần,
virus có vỏ ngồi và mơ hình về hình thái của một số virus.
2. Tổ chức HĐ:
- GV phân nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm thiết kế 1 trong các mơ hình
sau: Mơ hình cấu tạo của virus hoặc Mơ hình virus xoắn, khối, hỗn hợp)
- GV phát cơng cụ đánh giá cho các nhóm (Bảng đánh giá sản phẩm: Mơ
hình cấu tạo của virus hoặc Mơ hình virus xoắn, khối, hỗn hợp)
GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm vào đầu tiết học sau:
- Nhóm 1: Trình diễn mơ hình cấu tạo của virus trần, virus có vỏ ngồi kết
hợp với bài thuyết trình về cấu tạo của virus.
Các nhóm khác nêu câu hỏi, đánh giá vào phiếu đánh giá sản phẩm.
- Nhóm 2: Trình diễn mơ hình hình thái của virus có cấu trúc xoắn (virus
khảm thuốc lá) kết hợp với thuyết trình về hình thái của virus xoắn.
Các nhóm khác nêu câu hỏi, đánh giá vào phiếu đánh giá sản phẩm.
- Nhóm 3: Trình diễn mơ hình hình thái của virus có cấu trúc khối (virus bại
liệt) kết hợp với thuyết trình về hình thái của virus khối.
Các nhóm khác nêu câu hỏi, đánh giá vào phiếu đánh giá sản phẩm.
- Nhóm 4: Trình diễn mơ hình hình thái của virus có cấu trúc hỗn hợp (phage
T2) kết hợp với thuyết trình về hình thái của virus có cấu trúc hỗn hợp.
Các nhóm khác nêu câu hỏi, đánh giá vào phiếu đánh giá sản phẩm.
- Giới thiệu một số sản phẩm khác để so sánh với sản phẩm của các nhóm đã
trình diễn, tìm ra ưu và nhược điểm của từng sản phẩm để giúp HS sửa chữa, hoàn thiện
sản phẩm của nhóm.

7


Hoạt động 4: Khám phá chu trình nhân lên của virus

4.1.Mục tiêu của hoạt động
- NLSH: Mô tả được diễn biến các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ.
- Phát triển NLC: NL giao tiếp & hợp tác, tự học
4.2. Nội dung
Các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ
- Sự hấp phụ
- Xâm nhập
- Sinh tổng hợp
- Lắp ráp
- Phóng thích
4.3.Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Dạy học nêu vấn đề.
4.4.Tổ chức hoạt động
GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
Tại sao Bộ Y tế yêu cầu những người đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc gần
với những người nghi ngờ nhiễm virus Corona phải cách ly y tế bắt buộc 14 ngày?
Từ khi Virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi biểu hiện bệnh Virus đã trải qua
những giai đoạn nào?
- Để giải quyết các vấn đề đặt ra, HS chia nhóm thảo luận lắp ghép thơng tin,
1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm lắp ghép, mô tả diễn biến xảy ra ở các giai đoạn
nhân lên của virus trong tế bào chủ. Các nhóm khác tiếp thu thơng tin và chất vấn.

8


- GV đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý để HS hiểu hơn về quá trình nhân lên của Virus.
9


- Tại sao virut viêm gan B chỉ xâm nhập vào tế bào gan mà không xâm nhập vào tế bào

bạch cầu?
- Tại sao hoạt động nhân lên của virut lại được ví như quân xâm lược trong một quốc
gia đã thất thủ? (gđ sinh tổng hợp khi hệ gen của virut đã nằm gọn trong tế bào, chúng
lập tức ức chế các quá trình tổng hợp của tế bào và kích hoạt bộ máy của tế bào theo
hướng tổng hợp các thành phần của mình (ví như kẻ xâm lược điều khiển chính quyền
của quốc gia thất thủ).
4.5.Dự kiến sản phẩm
- Kết quả lắp ghép chu trình nhân lên của VR
- Trả lời câu hỏi của GV nêu ra.
4.6.Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá thông qua sản phẩm: chu trình nhân lên của VR hồn chỉnh
- GV đánh giá thông qua công cụ là bảng quan sát
Bảng quan sát năng lực hợp tác của HS
Lớp:
Nhóm:
Tiêu chí đánh giá
1. Chia sẻ hiểu biết, có tinh thần trách
nhiệm
2. Các thành viên trong nhóm biết lắng
nghe ý kiến của các thành viên khác
3. Tập trung cao độ thực hiện nhiệm vụ
được giao, không làm việc riêng
4. Lắp ráp đúng thơng tin các mảnh
ghép
5.
-Đối với nhóm thuyết trình: tự tin,
thu hút, linh hoạt, trả lời được câu hỏi
chất vấn.
-Đối với nhóm chất vấn: lắng nghe
nghiêm túc nội dung thuyết trình, đưa ra

được câu hỏi hay
Tổng điểm được đánh giá:

Điểm tối đa

Điểm GV
đánh giá

15
15
15
25

30

Chú thích: Từ 80-100: Tốt.Từ 60- 75: Khá.Từ 40 - 55: Trung bình.<40: Chưa đạt.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về HIV/AIDS và miễn dịch
5.1.Mục tiêu của hoạt động
- NLSH: +Nêu được khái niệm, con đường lây truyền, các giai đoạn phát triển của bệnh
và biện pháp phòng ngừa HIV.
10


+ Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
- Phát triển NL: NL giao tiếp & hợp tác, tự học
5.2.Nội dung
- HIV/AIDS
- Miễn dịch
5.3.Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy.

- Trực quan - tìm tịi
5.4.Tổ chức hoạt động
- GV giới thiệu 1 sơ đồ tư duy, phân tích những ưu điểm của sơ đồ, yêu cầu
HS hoạt động nhóm, xây dựng sơ đồ tư duy về HIV/AIDS trên giấy A0

-HS tự lực làm việc, trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
- GV cho HS làm bài tập sau:
Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Miễn dịch (MD) không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, khơng
địi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng ngun. Đó chính là hàng rào bảo vệ cơ thể
gồm: da, niêm mạc không cho vi sinh vật (VSV) xâm nhập; Hệ thống nhung mao của
đường hô hấp trên đẩy các VSV ra khỏi cơ thể; Dịch axit của dạ dày phá hủy VSV mẫn
cảm axit; Nước mắt, nước tiểu rửa trôi VSV; Đại thực bào, bạch cầu trung tính giết
11


VSV bằng cơ chế thực bào. Vai trò: Giúp cơ thể miễn dịch trước khi cơ chế miễn dịch
đặc hiệu phát huy tác dụng.
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch được hình thành để đáp ứng lại một cách đặc hiệu
sự xâm nhập của kháng nguyên lạ ( virut, vi khuẩn) gồm: MD thể dịch và MD tế bào.

Hình. Khái quát về MD động vật

-

a.Thế nào là miễn dịch? b. So sánh miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
c.Tiêm phịng vacxin có tác dụng gì?
5.4.Sản phẩm dự kiến
- Sơ đồ tư duy
- Bảng so sánh miễn dich đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu

5.5.Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua sản phẩm là sơ đồ tư duy để đánh giá: Mức 3: Hoàn thành nhanh, đẹp, đủ
nội dung.
Mức 2: Hồn thành khơng đầy đủ nội dung hoặc chậm hoặc chưa đẹp. Mức 1: Chưa
hoàn thành sơ đồ tư duy hoặc cịn sai sót nhiều.
- Thơng qua sản phẩm là câu trả lời để đánh giá:
Mức 3: Hồn thành nhanh và chính xác các u cầu. Mức 2: Hồn thành khơng đầy đủ
nội dung.
Mức 1: Hồn thành nhiệm vụ học tập khi có hướng dẫn và gợi ý của
GV
- Thông qua quan sát để đánh giá về NL hợp tác, giao tiếp
Hoạt động 6. Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và phòng chống bệnh truyền nhiễm:
6.1Mục tiêu của hoạt động:
- Năng lực học sinh:
12


+ Trình bày được KN bệnh truyền nhiễm
+ Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật, động
vật và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm.
+ Thực hiện được một số phiếu học tập trắc nghiệm điều tra một số bệnh do vi rút
Gây ra và vận động tuyên truyền giúp mọi người phòng chống dịch bệnh.
- Phát triển năng lực: tự nghiên cứu để giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, hợp tác
làm việc theo nhóm.
6.2. Nội dung cần đạt:
- Khái niệm bệnh truyền nhiễm
- Phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virus
- Cách phòng tránh bệnh truyền nhiễm
6.3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Nghiên cứu, thảo luận nhóm
- Tư vấn bằng phiếu trắc nghiệm để khảo sát học sinh trên lớp học.
- Thống kê kết quả tư vấn
6.4.Tổ chức hoạt động:
Chia lớp thành 4 nhóm: Phân cơng cụ thể:
Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm bệnh truyền nhiễm, nhận phiếu trả lời trắc nghiệm các câu
hỏi tư vấn về bệnh truyền nhiễm và phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Nhóm 2: Tìm hiểu về các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm, tìm một số loại
vecxin phòng chống bệnh, nhận phiếu trả lời trắc nghiệm các câu hỏi tư vấn về bệnh
truyền nhiễm và phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Nhóm 3. Tìm hiểu các bệnh thường gặp do virut( nêu ví dụ), nhận phiếu trả lời trắc
nghiệm các câu hỏi tư vấn về bệnh truyền nhiễm và phịng chống bệnh truyền nhiễm.
Nhóm 4. Tìm hiểu cách phịng tránh bệnh truyền nhiễm, và tuyên truyền vận động cách
phòng tránh bệnh do vi rút côvi -19, nhận phiếu trả lời trắc nghiệm các câu hỏi tư vấn
về bệnh truyền nhiễm và phòng chống bệnh truyền nhiễm.
GV giúp học sinh tự nghiên cứu, nắm nội dung kiến thức và đại diện trình bày nội
dung.
- HS phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ được giao.
- Xác định được công cụ thực hiện: PHT, Phiếu trắc nghiệm tư vấn, tài liệu liên quan
đén nội dung bài học, sgk, bảng nhóm, vở ghi chép.
- Thực hiện thảo luận nhóm:
+ Nghiên cứu lý thuyết, thu thập thơng tin
+ Tìm hiểu về bệnh do virut cơvi=19 gây ra
+ Sử dụng hình ảnh tun truyền, vận động phịng chống bệnh cơvi-19
- Tổng kết và nhận xét kết quả: phân cơng mỗi nhóm có thư kí ghi chép để tổng kết.
Sau đó tự đánh giá chéo từng nhóm
6.6. Đánh giá kết quả hoạt động
- Đánh giá q trình thực hiện hoạt động nhóm và sự tiến bộ của mỗi HS trong suốt thời
gian thực hiện thơng qua cơng cụ:
+ Bài báo cáo của nhóm về nội dung đã thực hiện


13


- Bảng đánh giá thành viên trong nhóm ( HS tự đánh giá chéo lẫn nhau) bảng đánh
giá hoạt động của mỗi nhóm( GV sẽ thu nội dung thảo luận của mỗi nhóm)
Bảng đánh giá hành vi HS
Họ và tên HS được đánh giá:
Tốt
(9-10
điểm)

S
Tiêu chí đánh giá
TT
1

Khá (7- Trung
8,5 điểm) bình
(5-6,5
điểm)

Chưa đạt
(dưới5
điểm)

Nhiệt tình, có trách nhiệm.
Có tinh thần hợp tác,
tơn trọng, lắng nghe


2
3

Tổ chức, quản lí nhóm.

4

Đưa ra ý kiến có giá trị.
Đóng góp trong việc
5
hình thành sản phẩm.
Tổng điểm được đánh giá:
Chú thích: Tốt 45-50 . Khá 35- 44,5. Trung bình: 20 – 34,5: Chưa đạt: <20.
Bảng đánh giá sản phẩm: Nội dung thảo luận của HS
Lớp:
Nội

Sản
phẩ
m

Nhóm:

dung
đánh giá

Nội
dun
g


Cách
thuyế
t
trình

Tiêu chí đánh giá

Điểm
tối đa

Bài báo cáo nội, xúc tích,
khoa học,chính xác

20

Có tính sáng tạo, logic, phù
hợp với nội dung yêu cầu

20

Thu hút người nghe,tự
tin, linh hoạt
Đúng thời gian (5phút)
Tổng điểm

GV
đánh
giá

Nhóm

khác
đánh
giá

5
5
50

Chú thích: : Tố: 40-50 . Khá: 26 -39. Trung bình 10-25: Chưa đạt< 10đ.

14


Hoạt động 7: Tìm hiểu ứng dụng của virus trong thực tiễn

7.1Mục tiêu của hoạt động
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm
sinh học; trong y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
- Phát triển năng lực chung cho HS
7.2.Nội dung
- Chế phẩm virus trừ sâu
- Ứng dụng virus sản xuất các chế phẩm sinh học.
7.3.Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- HĐ nhóm
- Làm bài tập lớn (Viết báo cáo về một chủ đề)
7.4.Tổ chức hoạt động
- GV cho HS tìm kiếm thơng tin từ sách báo và các trang web (truy cập
internet vào link dưới đây) để viết bài báo cáo về ứng dụng của VR trong thực tiễn.
phong-tru-sinh-hoc-cu-nucleopolyhedrosis-virus-npv-de-san-xuat-che-phamsinh-hoc- phong-tru-sau-khoang-an-tap-spodopter-litura-hai-rau-dau-tai-tphcm/
/>- GV gợi ý HS tìm hiểu thông tin về những nội dung sau để viết bài báo cáo:

Sử dụng chế phẩm virus trừ sâu mang lại lợi ích gì cho mơi trường
sống và sức khỏe con người?
Inteferon có vai trị gì trong y học?
Ứng dụng virus trong sản xuất Inteferon có giá trị to lớn như thế nào?
- HS viết bài báo cáo ( word, powerpoint, poster) và trình bày.
7.5.Sản phẩm dự kiến
- Bài báo cáo
7.6. Đánh giá kết quả hoạt động
Đánh giá bài báo cáo của HS theo các tiêu chí sau:
III. Hoạt động luyện tập – vận dụng


1. Câu hỏi biết
Câu 1: Kích thước của virut được đo bằng đơn vị nào?
A. Micromet (µm).

B. Milimet (mm).

C. Angstrons (A0)

D. Nanomet (nm).

Câu 2: Để nhân lên về số lượng, virus cần tồn tại ở đâu?
A. Trong môi trường thạch ni cấy.

B. Trong tê bào người.

C. Ngồi mơi trường khơng khí.

D. Trong tế bào vật chủ.


Câu 3: Các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ lần lượt là:
A. Hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
B. Xâm nhập → hấp phụ → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
C. Hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích→ lắp ráp.
D. Xâm nhập → hấp phụ → sinh tổng hợp → phóng thích→ lắp ráp.
Câu 4: Virut có cấu tạo gồm 2 thành phần cơ bản: lõi chứa axit nuclêic và vỏ
prơtêin hay cịn gọi là …(1)……. Vỏ được cấu tạo từ các đơn vị là …(2)……
Phức hợp lõi và vỏ prơtêin cịn được gọi là …(3)…… Một số virut có thêm
…(4)….thành phần gồm lớp kép photpholipit và prôtêin.
Câu trả lời đúng là:
A. (1) - Capsit; (2) - Capsome; (3) - Nuclêơcapsit; (4) - vỏ ngồi
B. (1) - vỏ ngồi; (2) - Capsit; (3) - Nuclêơcapsit; (4) capsome
C. (1) - Capsit; (2) - Capsome ; (3) - vỏ ngồi; (4) - Nuclêơcapsit
D. (1) - Nuclêơcapsit ; (2) - vỏ ngoài; (3) - Capsit; (4) - Capsome
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây khơng có ở virut?
A. Ký sinh nội bào bắt buộc.
B. Kích thước siêu nhỏ.
C. Hệ gen chứa 1 loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN.
D. Có khả năng sinh sản độc lập.
Câu 6. Vỏ của virut được cấu tạo từ những đơn vị nào?
A. Capsôme.

B. Virion.

C. Capsit.

D. Nuclêôcapsit.



Câu 7. Phagơ là virut kí sinh trên đối tượng nào?
A. Thực vật.

B. Vi khuẩn.

C. Người.

D. Động vật.

Câu 8. Câu nào sau đây là sai khi nói về virus?
A. Là thực thể có cấu tạo tế bào, kích thước siêu nhỏ.
B. Kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Lõi là axit nuclêic (có thể là ADN hay ARN chuỗi đơn hay kép.)
D. Có hai nhóm lớn: viru ADN và virus ARN.
Câu 9.Virut Hecpet thuộc dạng cấu trúc nào sau đây?
A. Xoắn.

B.Khối.

C. Hỗn hợp.

D. Cả ba câu trên.

Câu 10: Bệnh truyền nhiễm nào sau đây lây truyền qua đường tiêu hóa?
A. Bại liệt

B. Bệnh Sars

C. Viêm gan B


D. Quai bị

Câu 11: Ba bệnh sốt rất phổ biến ở Việt Nam do muỗi là vật trung gian truyền
bệnh gồm sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản. Những bệnh nào do virut
gây nên?
A. Sốt xuất huyết và viêm não Nhật bản. B. Sốt rét và viêm não Nhật bản.
C. Sốt rét và sốt xuất huyết.

D. Sốt rét, sốt xuất huyết và viêm

não Nhật bản.
Câu 12: Cho các đặc điểm sau:
1. Da không bị tổn thương.
2. Sản xuất ra kháng thể.
3. Phản ứng viêm tấy.
4. Có sự tham gia của tế bào limpho B
5. Các tế bào T độc tiết ra protein làm tan tế bào nhiễm độc.
6. Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit.
Đặc điểm nào thuộc miễn dịch không đặc hiệu?
A. 1, 3, 6

B. 1, 3, 4

C. 1, 2, 4, 6

D. 1, 3, 4, 5

Câu 13: Tính chất có ở miễn dịch thể dịch mà miễn dịch tế bào khơng có là:
A. các kháng thể nằm trong máu, sữa, dịch bạch huyết



B. các kháng thể có tính đặc hiệu
C. các kháng thể nằm trên các tế bào T độc
D. có vai trị chủ lực trong việc tấn cơng tế bào nhiễm virus
Câu 14: Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện để gây bệnh truyền nhiễm?
A. Tác nhân gây bệnh phải là vi khuẩn và virut
C. Vật chủ nhiễm đủ nhiều

B. Độc lực

D. Con đường xâm nhập thích hợp

Câu 15: Miễn dịch thể dịch là miễn dịch
A. sản xuất ra kháng thể

B. mang tính bẩm sinh.

C. có sự tham gia của tế bào T độc

D. sản xuất ra kháng nguyên.

Câu 16: Trong các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm dưới đây, phương
thức nào là truyền dọc?
A. Qua sol khí

B. Mẹ truyền cho con qua sữa.

C. Qua tiếp xúc trực tiếp.

D. Cơn trùng đốt.


Câu 17: Bạch cầu trung tính tác động tới mầm bệnh như thế nào?
A. Thực bào mầm bệnh.

B. Rửa trơi mầm bệnh.

C. Phân hủy vỏ ngồi chứa lipit của mầm bệnh.

D. Hất vi sinh vật ra khỏi cơ thể

Câu 18: Ở giai đoạn “Xâm nhập”, phage bơm cấu trúc nào vào tế bào chủ?
A. axitnucleic.

B. nucleocapsid.

C. ARN.
D. Gai glycoprotein.
Câu 19. Em hãy chú thích vào hình vẽ sau các thành phần cấu tạo của virut ?
1
2
3
4

Câu 20: Hãy ghép các nội dung ở cột A và cột B để có được đáp án đúng với các
giai đoạn của chu trình nhân lên của VR:
Giaiđoạn

Diễnbiến

Trả lời



1. Hấp phụ

a. Vius phá vỡ tế bào để chui ra ngoài

2. Xâm nhập

b. Lắp acid nucleic vào protein vỏ

3. Sinh tổng hợp

c. Vius gắn acid nucleic vào hệ gen của tế

4. Lắp ráp

bào chủ

5. Phóng thích

d. Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt gắn
đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ
e. Vius đưa nucleo capsit hoặc acid nucleic
vào tế bàochất
f. Tổng hợp acid nucleic và protein của Vius
g. Tổng hợp vỏ ngoài

2. Câu hỏi hiểu
Câu 1: Trong cơ thể người bệnh, khi virus SARS-CoV-2 tiến ra sát màng tế bào và
giải phóng vi rut ra bên ngồi để chúng tiếp tục lây nhiễm đối với các tế bào khác

là giai đoạn nào trong 5 giai đoạn của chu trình nhân lên của virut?
A. Xâm nhập

B. Hấp phụ

C. Sinh tổng hợp

D. Phóng thích

Câu 2: Điểm khác nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào là:
1. Miễn dịch thể dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu
chống lại kháng nguyên, còn miễn dịch tế bào do tế bào lympho T độc tiết ra


prôtêin độc tiêu diệt các tế bào lạ
2. Miễn dịch thể dịch có tính bẩm sinh, cịn miễn dịch tế bào do tiếp
xúc với kháng nguyên
3. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trị
chủ lực hơn miễn dịch thể dịch
4. Miễn dịch tế bào do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu
chống lại kháng nguyên, còn miễn dịch thể dịch do tế bào lympho T độc tiết ra
prôtêin độc tiêu diệt các tế bào lạ
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 3

B. 1, 2, 3

C. 3, 4

D. 2, 3, 4


Câu 3: Giải thích cơ chế gây bệnh do virus.
Câu 4 : Một bạn HS đã đánh dấu x vào bảng tổng kết các loại miễn dịch.
Trong bảng này có chỗ chưa chính xác. Em hãy chỉnh sửa cho phù hợp.
Miễn dịch

Miễn
dịch

Loại miễn dịch

khơng

Đặc điểm

đặc hiệu
Miễ

Miễn

n

đặc

dịch

dịch

hiệu


tế

dịch

bào

thể
Có tính bẩm sinh.
Địi hỏi phải có sự tiếp xúc trước

x
với kháng

nguyên.

x

x

Các kháng thể nằm trong sữa, máu.

x
x

Có sự tham gia của các đại thực bào, bạch cầu
trung tính tiêu diệt mầm bệnh theo cơ chế thực

x

x


bào.
Có sự tham gia của tế bào T độc

x


Kháng thể làm ngưng kết, bao bọc các loại virut,
vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các độc tố do chúng

x


tiết ra.
Các tế bào T tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào
bị nhiễm virut và ngăn cản sự nhân lên của virut
Các lizôzim trong nước mắt ức chế sinh trưởng
của vi sinh vật .

x

x
x

Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi
ĐẬU MÙA ĐÃ HOÀNH HÀNH THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?
Đậu mùa là một
căn bệnh

truyền


nhiễm của
người,
dạng

riêng

loài

bởi

hai

gây
virus

Variola

major và Variola minor
Đậu mùa xuất
hiện vào khoảng 10.000 năm trước Cơng ngun. Chứng tích xưa nhất của bệnh
đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ
đại. Căn bệnh này đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong
những năm cuối thế kỷ 18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị. Bệnh này cũng
và là nguyên nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60% số những người
nhiễm bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong. Hậu quả là 300500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu
người tử vong.
Theo
%C3%B9a


/>
- Theo em, có thể ni virus gây bệnh đậu mùa trên môi trường nhân tạo
như nuôi vi khuẩn được không? Tại sao?
- Virus gây bệnh đậu mùa có thể gây bệnh cho các sinh vật khác khơng?
Giải thích.


- Ngày nay, để phòng tránh bệnh đậu mùa, em cần thực hiện biện pháp
nào?
- Em hãy chỉ ra những khác biệt giữa virus và vi khuẩn.
- Khi một người bị mắc đậu mùa sau đó khỏi bệnh thì người này sẽ không


bị tái nhiễm. Đây là cơ chế hình thành loạimiễn dịch nào trong cơ thể?

3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Để giảm thiểu lây truyền bệnh Covid-19 (do virus SARS-CoV-2 gây nên)
trong tình hình hiện nay em cần làm gì?
1. Ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài.
2. Đeo khẩu trang khi ra ngồi.
3. Rửa tay thường xun.
4. Ln lau rửa bề mặt vật dụng.
5. Khai báo y tế cập nhật sức khỏe hàng ngày.
Số đáp án đúng là:
A. 2

B. 3

C. 4


D. 5.

Câu 2: Để phòng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra chúng ta cần làm gì?
1. Tiêm văcxin.
2. Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh.
3. Uống thuốc kháng sinh.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cơng
cộng. Số câu trả lời đúng là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 3. Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ?
HIV gây nguy hiểm như thế nào đối với xã hội ?
Câu 4. Dùng chế phẩm virus trừ sâu có lợi ích gì?
Câu 5. Nhiều người thắc mắc "tại sao khi tiêm vacxin phòng một loại bệnh nào đó
thì người ta sẽ khơng mắc bệnh đó nữa"? Em hãy giải thích cơ sở của hiện tượng
này ?
Câu 6: Em hãy hoàn thành bảng tổng kết một số bệnh truyền nhiễm ở người:
Tên bệnh

Tác nhân gây bệnh

Phương thức lây truyền



SARS
Quai bị
Dại
AIDS
Đậu mùa
Lang ben
Sốt xuất huyết
Tay, chân miệng
Thủy đậu
Các bài tập tình huống:
Bài tập 1. Cảm cúm – có nên uống kháng sinh?
Khi sang nhà Lan, Nam thấy Lan người mệt mỏi và hắt hơi liên lục. Lan cho rằng
mình bị cảm cúm và nhờ Nam đến hiệu thuốc mua giúp Lan thuốc kháng sinh. Bởi lần
trước bố Lan bị ốm, uống thuốc kháng sinh sau vài ngày là khỏi, thì bệnh cảm cúm của
Lan cũng chỉ cần uống thuốc kháng sinh thôi. Nam cho rằng thuốc kháng sinh chỉ có
tác dụng với các bệnh liên quan đến vi khuẩn cịn khơng có tác dụng với bệnh cảm cúm.
Đọc đoạn thơng tin, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ sau:
Câu hỏi 1: Theo em, ý kiến của Nam hay của Lan là đúng. Vì sao?
Câu hỏi 2: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo là
đánh bay cảm cúm như HAPACOL, TIPFI, DECOLGEN,….Nhưng nhiều người cho
rằng cảm cúm là “một bệnh nan y”?
Vậy cảm cúm có thật là “bệnh nan y” khơng. Vì sao?
Câu hỏi 3: Lan cho rằng cảm cúm không phải là bệnh truyền nhiễm vì mẹ Lan
chăm sóc Lan khi bị cảm cúm nhưng mẹ Lan vẫn không nhiễm bệnh.
Theo em ý kiến của Lan là đúng hay sai. Vì sao?
Câu hỏi 4: Có người cho rằng: “Khi mang thai mà bị cảm cúm là rất nguy hiểm”.
Điều này đúng hay sai. Vì sao?
Bài tập 2. EBOLA NGUY HIỂM HƠN HIV/AIDS?



×