Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hát cùng bạn bè tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.2 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tầm nhìn cụ Cố </b>


Đăng ngày: 17:08 14-09-2010
Thư mục: Kinh hoàng tế sống


Sáng nay, sếp của Tại hạ, một người sắp thành cha- bỗng dưng nổi cáu bất ngờ vì câu chuyện
quảng cáo của các hãng sữa: “Chó uống sữa chó. Lợn uống sữa…heo. Thế trẻ con Việt Nam
bây giờ thì uống sữa gì?”. Chẳng cần phải “mồm tồn lợi” mới có thể trả lời. Phó Chủ tịch
Hội Nhi khoa Việt Nam GS Lê Nam Trà, vừa đưa ra cảnh báo: Chỉ 10% trẻ em VN được bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 90% cịn lại tồn các ca mổ đẻ? khó về đường ăn uống? đều
bận đến nỗi khơng có thời gian cho con bú? giữ ti làm đẹp? hay là 90% số bà mẹ đã bị quảng
cáo sữa mê hoặc đến nỗi quyết định cho trẻ con làm con bê để uống sữa bò? Con số 10% là
một sự tụt dốc thực sự đáng sợ khi ở cùng thời điểm năm 2006, số trẻ em được bú sữa mẹ, dù
ít, vẫn cịn ở con số 26%.


Uống sữa sẽ cao thêm, uống sữa sẽ thơng mình vượt trội, uống sữa sẽ giúp trẻ tránh được vi
khuẩn xâm nhập…Không biết một ngày các bà mẹ và dân chúng phải nghe bao nhiêu lần
những sự lợi hại của việc uống sữa bò. Quảng cáo đã tạo ra một xã hội tiêu dùng mạnh đến
mức rất nhiều bà mẹ sẵn sang dùng những “sản phẩm tối ưu”, “bảo vệ vượt trội” và “những
khởi đầu tốt đẹp nhất” từ bị để thay thế cho “sữa mẹ”. Có người đã nói khơng hề sai, rằng:
Sữa bột, thực chất là những quảng cáo về sữa bột, đang giết chết sữa mẹ.


Nhưng sự thật là chúng ta đang phải móc tiền túi để trả cho những quảng cáo vượt quá sự thật
đầy ma mị. Trẻ em của chúng ta đang phải trả tiền từ khẩu phần sữa hàng ngày của mình cho
những giây quảng cáo giờ vàng trên truyền hình nổi tiếng là đắt đỏ. Và trên hết, 7000 trường
hợp tử vong do suy dinh dưỡng mỗi năm hầu hết bắt đầu bằng việc không được bú sữa mẹ.
Sữa mẹ bổ dưỡng, khơng bị thiu, bình lại đẹp. Nhưng nguồn sữa “miễn phí” đó đang được
quảng cáo loại bỏ từ trong tư duy của không ít các bà mẹ ở một quốc gia “đang phát triển”.
Và sự thay thế, thật kinh ngạc, lại là các loại sữa bị với giá đắt nhất nhì thế giới. Một trong
những nguyên nhân gây nên tình trạng đắt đỏ, không phải là do chất lượng sữa cao nhất thế
giới, mà chính là chi phí quảng cáo lớn nhất nhì thế giới của mặt hang này tại Việt Nam .
Công bố của Thanh tra Bộ Tài chính đã từng gây sốc trong dư luận. Tại Cơng ty TNHH


Nestlé Việt Nam, đơn vị có sản phẩm Nestlé gấu “Bảo vệ cơ thể, phát triển trí não”, chi phí
bán hàng của doanh nghiệp năm 2008 chiếm 61,1% trên tổng chi phí; chi phí quảng cáo, tiếp
thị chiếm 38%. Tổng chi phí cho khâu “nghe nhìn” lên tới 20,5 tỷ đồng năm 2008 và 14 tỷ
đồng cho 6 tháng đầu năm 2009. Với mức chi phí siêu khủng như vậy, sức khỏe của bé
khơng rõ được bảo vệ ở mức nào nhưng chắc chắn túi tiền của cha mẹ bé dứt khốt là khơng
được bảo vệ. Tại Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam, DN nổi tiếng về vụ
kiện chất lượng sản phẩm Enfagrow A+ “Bảo vệ 3 chiều giúp tăng cường hệ miễn dịch của
bé”, năm 2008 chi phí bán hàng chiếm tới 77,53% trên tổng chi phí. 6 tháng đầu năm 2009,
chi phí này dù đã giảm, nhưng vẫn ở mức 66,45%. Chi phí dành cho quảng cáo của DN năm
2008 ở mức 53,46% và 6 tháng đầu năm 2009 là 36,22%. Nhóm chi phí thuộc mức khống
chế (10%) đã vượt quá quy định ít là 10 và nhiều thì lên tới 19 lần….Chi phí bán hàng trên
tổng chi phí của 6 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 của Cty TNHH Phân phối
Tiên Tiến - nhà phân phối duy nhất các sản phẩm sữa do Cty TNHH Mead Johnson Nutrition
Việt Nam nhập khẩu, đã tăng từ hơn 62% lên 85%, trong đó chi phí tiếp thị - quảng cáo tăng
từ 21,2% lên 42,7%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Liệu có quản lý được giá sữa nếu khâu quảng cáo vẫn bị thả lỏng?


Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, có một đoạn khá dị nói về chuyện cụ Cố. “<i>Cố năm</i>
<i>nay gần tám mươi tuổi, cái tuổi mà trời bắt cả hai hàm răng khơng cịn cái nào, để cho bao </i>
<i>nhiêu cao lương mỹ vị đều khơng có hân hạnh được vào cái mồm móm mém của cố. Tuy </i>
<i>ngày ngày cố vẫn dùng nước thịt ép, nhưng theo lời dặn của đốc-tờ, thì khơng gì bổ bằng sữa</i>
<i>người, phải có sữa người mới đủ tẩm bổ cho sức khỏe của cố. Vì thế quan cụ mới dùng đến </i>
<i>chị</i>”. Họ Ngơ khơng hề nói về sự học hành, về bằng cấp, về việc cụ cố lướt web hang ngày
nhưng câu chuyện uống sữa…người đang chứng tỏ tầm nhìn và chiến lược sức khỏe của cụ
Cố. Chẳng phải gần 80 ơng vẫn cịn sức để tịm tem đó sao.


Một chi tiết cịn hay hơn là vào thời đó, chuyện quảng cáo sữa đã khơng cịn xa lạ nữa. Bởi
trong phịng khách của ơng dân biểu Nghị Quế, bên cạnh những hoành phi khảm trai, những
câu đối sơn son thếp vàng cịn có hình “mấy cơ con gái tồng ngồng đùi vú vừa nằm vừa tủm


tỉm cười tình” (Tại hạ khơng có ý nói đến sữa cơ gái Việt Nam đâu), và quan trọng nhất, là
hình quảng cáo với “hai thằng bé con béo tròn và xoay trần lễ mễ khiêng hộp sữa bị cao lớn
gần bằng chúng nó”.


</div>

<!--links-->
Hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp hướng tới nâng cao hiệu quả công tác quản lý công nợ trong thanh toán tại Công ty xuất nhập khẩu.pdf
  • 35
  • 622
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×