Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lồng ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.94 KB, 37 trang )

Một số biện pháp giáo dục lồng
ghép KNS cho học sinh trong
phân môn Tập đọc lớp 4

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và
đang đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất
là cách tiếp cận “Kĩ năng sống.” Bộ GD- ĐT đưa nội dung giáo dục Kĩ năng
sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết
và đúng đắn.
Vậy Kĩ năng sống (KNS) là gì?
* Quan niệm về KNS
Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người; khả năng ứng xử phù
hợp với những người khác và với xã hội; khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống. đó là: Học để biết (gồm các kĩ năng tư duy như: tư
duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề; nhận thức được
hậu quả); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng
thẳng; kiểm soát cảm xúc; tự nhận thức; tự tin); Học để sống với người khác
(gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định; hợp tác;
làm việc theo nhóm; thể hiện sự cảm thơng); Học để làm (gồm các kĩ năng thực
hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu; đảm nhận trách
nhiệm.)
* Tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu
học.
KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:


Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có
nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc
lá là có hại cho sức khoẻ, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi…
nhưng họ vẫn hút thuốc; Có những người là luật sư, cơng an, thẩm phán… có
hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật… Đó chính là vì họ
thiếu KNS.
2


Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành
thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ
ln vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề
một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, ln
u đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNS
thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Ví dụ: Người khơng có kĩ
năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trong việc đưa ra quyết định
và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; người khơng có kĩ năng ứng
phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những người khác và thường có
cách ứng phó tiêu cực khi bị căng thẳng, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ,
học tập, công việc,… của bản thân. Hoặc người khơng có kĩ năng giao tiếp sẽ
khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung
quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ
chung…
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS cịn góp phần thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con
người. Việc thiếu KNS của cá nhân là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội
như: nghiện rượu, nghiện ma tuý, mại dâm, cờ bạc… Việc giáo dục KNS sẽ
thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng
cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS cịn giải quyết một
cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật

Việt Nam và Quốc tế.
* Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:
Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì:
- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ quyết định
sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu khơng có KNS, các em sẽ
khơng thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với người thân, gia đình, cộng đồng và
đất nước.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, những
ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá song cịn thiếu hiểu biết sâu sắc
3


về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích động… Đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ thường
xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực ln đặt vào
hồn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu
KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu vực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ,
lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong
thời gian vừa qua: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đoạ,…
chính là do các em thiếu những KNS cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương
lượng, kĩ năng giao tiếp…
Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện
hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp
các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ
động, an tồn, hài hoà và lành mạnh.
Giáo dục KNS cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các

em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác
và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ
ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục phổ thông.
Phương pháp giáo dục KNS, với các phương pháp và nghiên cứu trường hợp
điển hình, đóng vai, trị chơi, dự án, tranh luận, động não, hỏi chuyên gia, viết
tích cực… cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp giáo dục ở
trường phổ thông.
Bởi vậy, giáo dục và rèn luyện Kĩ năng sống cho học sinh được xác định
là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo . Trong đó , mơn Tiếng Việt ở Tiểu học
4


có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa
tuổi.
- Kĩ năng đặc thù, thể hiện ưu thế của Tiếng Việt nói chung là kĩ năng giao tiếp,
sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận
thức, ra quyết định.
* Việc Rèn KNS trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và phân mơn Tập
đọc ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho
học sinh các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi; giúp các em nhận biết được
những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống; biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản
thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử
phù hợp trong các mối quan hệ với người thân; với cộng đồng và với môi trường
tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi hồn cảnh. Xuất phát từ sự cần
thiết của việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ và ưu thế của mơn Tiếng Việt nói
chung và phân mơn Tập đọc nói riêng trong việc lồng ghép tích hợp nội dung
giáo dục KNS cho HS nên tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp giáo dục lồng

ghép KNS cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4.”
II . MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về nội dung, phương pháp và các hình thức giáo dục lồng ghép KNS
trong phân mơn Tập đọc lớp 4 .
- Những khó khăn, vướng mắc của GV và HS khi thực hiện giáo dục lồng ghép
KNS và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục KNS cho HS
trong phân môn Tập đọc lớp 4.
III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian: năm học 2011 - 2012
IV . PHƯƠNG PHP NGHIấN CU
- Phng phỏp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp dạy thực nghiệm
- Phương pháp thực hành
5


B. PHẦN NỘI DUNG
I. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC KNS
TRONG PHÂN MƠN TẬP ĐỌC LỚP 4.
1. Nội dung giáo dục KNS và sách giáo khoa Ting Vit 4 (phn Tp c).
TT

Tờn bi hc

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

Tập đọc: Dế Mèn bênh

- Thể hiện sự cảm thông


vực kẻ yếu (tuần 1)

- Xác định giá trị

1

- Tự nhận thức về bản thân
Tập đọc: Mẹ ốm (tuần 1)

- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị

2

- Tự nhận thức về bản thân
Tập đọc: Dế Mèn bênh vực - Thể hiện sự cảm thông

3

kẻ yếu tiếp theo (tuần 2)

- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân

Tập đọc
Thư thăm bạn

- Thể hiện sự cảm thông


(tuần 3)

- Xác định giá trị

4
5

- Giáo tiếp, ứng xử lịch sự trong giao tiếp

- Tư duy sáng tạo
Tập đọc: người ăn xin

- Giáo tiếp, ứng xử lịch sự trong giao tiếp

(tuần 3)

- Thế hiện sự cảm thông
- Tư duy sáng tạo

Tập đọc: Những hạt giống

- Xác định giá trị

(tuần 5)

- Tự nhận thức về bản thân

6

- Tư duy phê phán

Tập đọc: Nỗi dằn vặt của

- Giao tiếp, ứng xủ lịch sự trong giao tiếp

An-đrây-ca (tuần 6)

- Thể hiện sự cảm thông

7
8

- Xác định giá trị
Tập đọc: Chị em tôi

- Tự nhận thức về bản thân

(tuần 6)

- Thể hiện sự cảm thông

6


- Xác định giá trị
- Lắng nghe tích cực
Tập đọc: Trung thu độc

- Xác định giá trị

lập (tuần 7)


- Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm

9
10
11

vụ của bản thân)
Tập đọc:

- Lắng nghe tích cực

Thưa chuyện với mẹ (tuần

- Giao tiếp

9)

- Thương lượng

Tập đọc: Vua tàu thuỷ

- Xác định giá trị

Bạch Thái Bưởi (tuần 12)

- Tự nhận thức bản thân
- Đặt mục tiêu

12


Tập đọc:

- Xác định giá trị

Người tìm đường lên các

- Tự nhận thức bản thân

vì sao (tuần 13)

- Đặt mục tiêu
- Quản lý thời gian

Tập đọc: Văn hay chữ tốt

- Xác định giá trị

(tuần 13)

- Tự nhận thức bản thân

13

- Đặt mục tiêu
- Kiên định

14

Tập đọc: Chú Đất Nung


- Xác định giá trị

(tuần 14)

- Tự nhận thức bản thân
- Thể hiện sự tự tin

15

Tập đọc: Chú Đất Nung

- Xác định giá trị

tiếp theo (tuần 14)

- Tự nhận thức bản thân
- Thể hiện sự tự tin

Tập đọc: Bốn anh tài (tuần - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
16

19)

- Hợp tác
- Đảm nhận trách nhiệm

Tập đọc: Bốn anh tài tiếp

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân


theo (tuần 20

- Hợp tác

7


- Đảm nhận trách nhiệm
17

Tập đọc: Anh hùng lao

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân

động Trần Đại Nghĩa

- Tư duy sáng tạo

(tuần 21)

18

Tập đọc: Khúc hát ru

- Giao tiếp

những em bé lớn trên lng

- Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa


mẹ (tuần 23)

tuổi
- Lắng nghe tích cực

Tập đọc: Vẽ về cuộc sống

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân

an toàn (tuần 24)

- Tư duy sáng tạo
- Đảm nhận trách nhiệm

Tập đọc: Khuất phục tên

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân

cướp biển

- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn

19
20

- Đảm nhận trách nhiệm
Tập đọc: Thắng biển (tuần

- Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông


26)

- Ra quyết định, ứng phó
- Đảm nhận trách nhiệm

Tập đọc: Ga-vrốt ngoài

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân

chiến luỹ

- Đảm nhận trách nhiệm
- Ra quyết định

Tập đọc: Hơn một nghìn

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân

ngày vòng quanh trái đất

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng

(tuần 30)
21

Tập đọc: Tiếng c ời là

- Kiểm soát cảm xúc


liều thuốc bổ (tuần 34)

- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
- Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét

2. Ni dung giỏo dục kĩ năng sống cho học sinh trong phân môn Tập đọc lớp 4
* . Kĩ năng tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá bản thân .

8


Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình,
như cơ thể, tư tưởng các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh
giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen… của bản thân mình, quan
tâm và ln ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm
thấy căng thẳng.
* Kĩ năng xác định giá trị:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản
thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản
thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính
kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó…
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế…
* Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình
trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản
thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm
xúc một cách phù hợp. Kĩ năng xử lý cảm xúc cịn có nhiều tên gọi khác như :
xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, quản lý cảm xúc.

Một người biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao
tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt
hơn. Kĩ năng xử lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng …
* Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần
đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao
gồm các yếu tố sau:
- Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
- Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
- Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
- Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
9


* Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
- Cư xử đúng mực và tự tin.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- Giữ bình tình khi gặp sự đối xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của
người thiếu thiện chí, cố gắng tỏ ra bình thường, kiên nhẫn nhưng khơng sợ hãi.
- Nếu bị cự tuyệt, đừng nản chí, hãy kiên trì tìm sự hỗ trợ từ các địa chỉ khác,
người khác.
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp chúng ta có thể nhân được những lời
khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống
của mình, đồng thời là cơ hội để chúng ta chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt
được căng thẳng tâm lí do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời
sẽ giúp cá nhân không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp,
giúp chúng ta có cách nhìn mới và hướng đi mới.
* Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lịng với bản thân, tin rằng mình có

thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị
lực để hồn thành nhiệm vụ.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đốn trong việc đưa ra quyết định và giải
quyết vấn đề, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan
trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra
quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
* Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hồn cảnh và văn hóa,
đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan
điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và
cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.

10


Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm
xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp
chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan
hệ tích cực với các thành viên trong gia đình nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi
chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là
yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuốc sống .
* Kĩ năng lắng nghe tích cực
Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp. Người có
kĩ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm
lắng nghe ý kiến hoặc trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà khơng
vội đánh gía, đồng thời có đối đáp hợp lý trong qúa trình giao tiếp.

* Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của
người khác và cảm thơng với hồn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
* Kĩ năng thương lượng
Thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích đồng thời
có thảo luận để đạt được sự điều chỉnh và thồng nhất với suy nghĩ, cách làm
hoặc về một vấn đề gì đó.
* Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều
người về một vấn đề nào đó.
Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác
nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa… mâu
thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu
thuẫn riêng tùy thuộc, vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử
cũng như khả năng phân tích tìm hiểu ngun nhân nảy sinh mâu thuẫn.
11


Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên
nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực,
không dùng bạo lực, thoả mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết
cả mối quan hệ giữa các bên một cách hồ bình.
u cầu trước hết của kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế
cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra
nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn
đề. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với nhiều kĩ năng

liên quan khác như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê
phán, kĩ năng ra quyết định …
* Kĩ năng hợp tác
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
* Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và tồn
diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng… xảy ra. Để phân tích một cách có phê
phán, con người cần:
Thu thập thơng tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng… đó từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.
- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thơng tin thu thập được, đặc biệt là
các thông tin trái chiều.
- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng… là gì?
- Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện
tượng… đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống. Kĩ năng tư duy
phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được những quyết định, những
hành động phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay khi mà con người
luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều
12


nguồn thơng tin đa dạng, phức tạp…. thì kĩ năng tư duy phê phán càng trở nên
quan trọng đối với mỗi cá nhân.
Kĩ năng tư duy phê phán thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có
được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự
nhận thức và kĩ năng xác định giá trị.
* Kĩ năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách
mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là
khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan
điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư
duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đốn và
thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, khơng
bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua, tư duy minh mẫn và khác
biệt. Tư duy sáng tạo là một KNS quan trọng bởi vì trong cuộc sống con người
thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi
gặp những hồn cảnh như vậy địi hỏi chúng ta phải có tư duy sáng tạo để có thể
ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Khi một người biết kết hợp tốt giữa kĩ
năng tư duy phê phán và tư duy sáng tạo thì năng lực tư duy của người ấy càng
được tăng cường và sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân trong việc giải quyết vấn
đề một cách thuận lợi và phù hợp nhất.
* Kĩ năng ra quyết định
Trong cuộc sống hàng ngày, con người ln phải đối mặt với những tình
huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết
định hành động. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định
lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
cuộc sống một cách kịp thời. Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản
thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo
ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định. Để đưa ra quyết định
phù hợp, chúng ta cần:
- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ra đang gặp phải.
13


- Thu thập thơng tin về vấn đề hoặc tình huống đó.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án

giải quyết.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương
án đó.
- So sánh giữa các phương án để quyết định lựa chọn phương án tối ưu. Kĩ năng
ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp con người có đựơc sự lựa chọn
phù hợp và kịp thời, đem lại thành cơng trong cuộc sống. Ngược lai, nếu khơng
có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc
chậm chễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và cuộc
sống của bản thân; đồng thời cịn có thể ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và
những người có liên quan. Để ra quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với
những KNS khác như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng
thu nhập thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tao…Kĩ năng
ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề.
* Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề
hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan tới kĩ
năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: giao tiếp; xác định giá trị; tư
duy phê phán; tư duy sáng tạo; tìm kiến sự hỗ trợ, kiên định…
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
- Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thơng
tin cần thiết.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.
- Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào
đó.
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hện phương án giải
quyết đó
14



- So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Hành động theo quyết định đã lựa chọn.
- Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải
quyết vấn đề sau. Cũng như kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề rất
quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn
đề, tình huống của cuộc sống.
* Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và
ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. Khi đảm
nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng
thời tìm kiếm thêm sự giúp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi các thành viên trong nhóm có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm sẽ tạo
được một kh«ng khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm, giúp giải quyết
vấn đề, đạt được mục tiêu chung của cả nhóm, đồng thời tạo sự thoả mãn và
thăng tiến cho mỗi thành viên.
Kĩ năng đảm nhận trách nhịêm có liên quan đến kĩ năng tự nhận thức kĩ năng
thể hiện sự cảm thông, kĩ năng hợp tác và kĩ năng giải quyết vấn đề.
* Kĩ năng đặt mục tiêu
Mục tiêu là cái đích mà chúng ta muốn đạt tới trong một khoảng thời gian
hoặc một cơng việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, hành vi hoặc thái độ.
Kĩ năng đạt mục tiêu là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản
thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó.
Mục tiêu có thể được đặt ra trong một khoảng thời gian ngắn, như một ngày,
một tuần (mục tiêu ngắn hạn). Mục tiêu cũng có thể được đặt ra trong một
khoảng thời gian dài hơn, như một tháng hoặc vài tháng (mục tiêu trung hạn).
Mục tiêu cũng có thể được đặt cho một thời gian dài như một năm hoặc nhiều
năm (mục tiêu dài hạn).
Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và có khả
năng thực hiện được mục tiêu của mình.


15


Muốn cho một mục tiêu có thể thực hiện thành cơng thì phải lưu ý đến những
u cầu sau:
Mục tiêu phải được thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể; trả lời được những
câu hỏi như: Ai? Thực hiện cái gì? Trong thời gian bao lâu? Thời điểm hồn
thành mục tiêu là khi nào?
Khi viết mục tiêu, cần tránh sử dụng các từ chung chung, tốt nhất là đề ra
những việc cụ thể, có thể lượng hố được.
- Mục tiêu đặt ra cần phải thực tế và có thể thực hiện được; khơng nên đặt ra
những mục tiêu q khó so với khả năng và điều kiện của bản thân.
- Xác định được những công việc, những biện pháp cụ thể cần thực hiện để đạt
được mục tiêu.
- Xác định được những thuận lợi đã có, những địa chỉ có thể hỗ trợ về từng mặt.
- Xác định được những khó khăn có thể gặp phải trong q trình thực hiện mục
tiêu và các biện pháp cần phải làm để vượt qua những khó khăn đó.
- Có thể chia nhỏ mục tiêu theo từng mốc giới thời gian thực hiện.
Kĩ năng đặt mục tiêu được dựa trên kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng
tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…
3 . Phương pháp giáo dục lồng ghép KNS
Phương pháp dạy học nhóm
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp đóng vai
Phương pháp trị chơi
Dạy học theo dự án
Các PPDH trên đã được trình bày trong nhiều tài liệu về PPDH. Dưới đây chỉ
trình bày một số kĩ thuật dạy học tích cực, tiêu biểu, có ưu thế cao.
* Kĩ thuật chia nhóm

* Kỹ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng.

16


- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ học sinh, thời gian,
khơng gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị.
* Kỹ thuật đặt câu hỏi:
Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, giáo viên thường phải sử
dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thơng tin, kiến
thức, kĩ năng mới để đánh giá kết quả học tập của học sinh; học sinh cũng phải
sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các học sinh khác về những nội
dung bài học chưa sáng tỏ.
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh giáo viên và học sinh - học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham
gia của học sinh càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn.
* Kỹ thuật các “Mảnh ghép”:
- Học sinh được phân thành các nhóm, sau đó giáo viên phân cơng cho mỗi
nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1
thảo luận vấn đề A, nhóm 2 thảo luận vấn đề B, nhóm 3 thảo luận vấn đề C,
nhóm 4 thảo luận vấn đề D,…
- Học sinh thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân cơng.
- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới,
như vậy trong mỗi nhóm sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C, D,… và
mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về
vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
* Kỹ thuật động não:
Động não là kỹ thuật giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được
cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn

lốc” các ý tưởng).
Động não thường được:
- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề.
- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề.
- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.
17


Động não có thể tiến hành theo các bước sau:
Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu
trước cả lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào,
trừ trường hợp trùng lập.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
- Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
* Kỹ thuật trình bày một phút:
Đây là kỹ thuật tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày
ngắn gọn và cơ đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
học sinh đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho giáo viên
thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.
Kỹ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), giáo viên yêu càu học sinh suy nghĩ, trả
lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo
các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- Học sinh suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của học sinh có thể dưới nhiều
hình thức khác nhau.
- Mỗi học sinh trình bày trước lớp trong thời gian một phút về những điều các

em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề
các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
* Kỹ thuật “Hỏi và trả lời câu hỏi”:
Đây là KTDH giúp học sinh có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.
Kỹ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Giáo viên nêu chủ đề.

18


- Giáo viên (hoặc một học sinh) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu
một học sinh khác trả lời câu hỏi đó:
- Học sinh vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi tiếp
theo và yêu cầu một học sinh khác trả lời.
- Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp…
Cứ như vậy cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại.
* Kỹ thuật hoàn tất một nhiệm vụ”:
- Giáo viên đưa ra một câu chuyện/ một vấn đề/ một bức tranh/ một thông điệp/..
mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu học sinh/ nhóm học sinh hồn tất
nốt phần cịn lại.
- Học sinh/ nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Học sinh/ nhóm học sinh trình bày sản phẩm.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.
Lưu ý: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cẩn thận và cụ thể để các em hiểu
được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những
tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.
* Kỹ thuật “Viết tích cực”:
- Trong q trình thuyết trình, giáo viên đặt câu hỏi và giành thời gian cho học
sinh tự do viết câu trả lời. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh liệt kê ngắn

gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước
lớp. Kỹ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học,
để phản hồi với những bài học. Phần đọc có nhiều nội dung nhưng khơng q
khó đối với học sinh.
Các tiến hành như sau:
- Giáo viên nêu câu hỏi/ yêu cầu định hướng học sinh đọc bài/ phần đọc.
- Học sinh làm việc cá nhân:
+ Đoán trước khi đọc: để làm việc này, học sinh cần đọc lướt qua bài đọc/ phần
đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/ cụm từ quan trọng.

19


+ Đọc và đoán nội dung: Học sinh đọc bài/ phần đọc và biết liên tưởng tới
những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các
em phải tìm ra.
+ Tìm ý chính: Học sinh tìm ra ý chính của bài/ phần đọc qua việc tập trung vào
các ý quan trọng theo cách hiểu của mình.
+ Tóm tắt ý chính.
- Học sinh chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho
nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/ phần đọc.
- Học sinh nêu câu hỏi để giáo viên giải đáp (nếu có).
Lưu ý: Một số câu hỏi giáo viên thường dùng để giúp học sinh tóm tắt ý chính.
- Em có chú ý gì khi đọc….?
- Em nghĩ gì về…………...?
II . MộT Số VướNG mắc khó khăn khi thực hiện giáo dục lồng
ghép KNS trong phâN MôN TâP đọC LớP 4 và đề xuất một số
biện pháp tháo gỡ khó khăn ;


Qua thực tế giảng dạy v trao đổi với nghiệp t«i thÊy :
* Về phía GV :
- Từ trước đến nay phần lớn GV chỉ chú
trọng vào việc truyền thụ kiến thức cho HS mà ít hoặc chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS. MỈc dï GV đã được tiếp cận về nội
dung lồng ghép giáo dục KNS của Bộ Giáo dục và mỗi giáo viên đều được tập
huấn về cách dạy và rèn KNS cho học sinh nhưng hầu như các giáo viên đều
chưa xác định được cụ thể kĩ năng sèng cần rèn cho học sinh trong mỗi tiết học
là gì ? Hoặc nếu có xem giáo trình của BGD đã ban hành thi các KNS trong các
mơn học nói chung và phân môn Tập đọc núi riờng giỏo viờn cũn gp rất nhiều
khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập và sử dụng các phương pháp
và các hình thức dạy học thích hợp để gi¸o dơc các kĩ năng ấy .
* BiÖn pháp :
Chuẩn bị : Cụ thể trong phân môn Tập đọc tôi đã thực hiện giáo dục lồng ghép
KNS cho HS như sau :
20


Trước hết, tơi nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình mơn Tiếng việt nói chung
và phân mơn Tập đọc lớp 4 nói riêng để nắm chắc kiến thức và kĩ năng của mơn
học vµ KNS mà HS cần được học và được tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể,
nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các Kĩ thuật
dạy học tích cực thích hợp để tổ chức các hoạt động học tập và giáo dục lồng
ghép KNS thích hợp cho các em từ đó HS có thể thực hành kĩ năng sau khi
tiếp cận
- Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép kĩ năng sống ,
tôi luôn động viên, khuyến khích kịp thêi khi HS có tiến bộ (dù chỉ là một tiến
bộ rất nhỏ) để kích thích HS tham gia các hoạt động một cách tích cực và học
sinh có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước cả lớp.
Ví dụ : Để giáo dục Kĩ năng “Xác định giá trị ” ở một số bài Tập đọc tơi đã

thùc hiƯn nh­ sau :
Bài : “Thư thăm bạn ” TV4 tập I trang 25
Giáo dục KNS “Xác định giá trị. ” trong bài lµ: HS nhận biết được ý nghĩa của
tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.
GV nêu :
- Tìm những câu bạn Lương an ủi bạn Hồng ?
- Theo em được bạn khác an ủi, bạn Hồng cảm thấy thế nào ?
Gv để nhiều HS được nói sau đó GV chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi, tổ chức
cho HS thảo luận nhóm đơi: “Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động
viên em cảm thấy thế nào? ”
GV kết luận HS nhận thấy :
* Khi có chuyện buồn, được người khác an ủi, động viên thì nỗi buồn sẽ vơi đi
từ đó giáo dục HS cần an ủi, động viªn người khác khi người đó gặp chuyện
buồn trong cuéc sèng.
* Bài “Người ăn xin” TV4 tập I trang 30.
Giáo dục KNS “Xác định giá trị” trong bài lµ: Nhận biết được vẻ đẹp của
những tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống

21


Sau khi HS tìm hiểu nội dung bài GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều
gì?
- GV: Yêu cầu mỗi em trả lời câu hỏi bằng một câu.
Ví vụ: (Những người nghèo khổ, bất hạnh họ không chỉ cần sự giúp đỡ về
vật chất mà họ cịn cần tình thương yêu, sự cảm thông chân thành. Con người
cần giành cho nhau tình yêu thương, chia sẻ…)
Bài “Văn hay chữ tốt” TV4 tËp I trang 129
Giáo dục KNS “Xác định giá trị. ” trong bài lµ: HS HS nhận biết được sự
kiên tr×, lịng quyết tâm rất cần thiết đối với mỗi người.

Sau khi HS nhận biết Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ, cuối cùng ông viết
chữ rất đẹp. GV hỏi : Qua câu chuyện em thấy muốn có thành cơng ta cần có
đức tính gì ? u cầu mỗi em trả lời bằng một câu :(Ví dụ: Kiên trì luyện viết,
nhất định chữ sẽ đẹp. Có mục tiêu phấn đấu, quyết tâm thực hiện, nhất định sẽ
thành công. (Có tật xấu, nếu quyết tâm sửa, thế nào cũng sửa được. Kiên trì làm
một việc gì đó, nhất định sẽ thành cơng. Quyết tâm sửa một thói quen xấu, thế
nào cũng sửa được…)
- GV khen ngợi các HS phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình và diễn đạt
rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn.
* Sau khi tổ chức giáo dục lồng ghép KNS trong một số bài đó tơi tổ chức
cho HS liên hệ ngay tại lớp và giao nhiệm vụ thực hành KNS đó trong cuộc
sống hàng ngày.
Ví dụ:
+ Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào nơi bị thiên tai mà em
biết
- Kể cho người thân nghe câu chuyện về chủ đề Nhân hậu em đã học
.Hoặc Viết về những mảnh đời bất hạnh, cần sự giúp đỡ của mọi người.
- Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi những tấm lòng nhân hậu.
- Kể cho người thân nghe về bức thư của bạn Lương.
- Viết giới thiệu những gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào gặp
thiên tai.
22


- Vẽ tranh, viết văn, làm thơ ca ngợi những tấm lòng nhân hậu.
Liên hệ những việc làm cụ thể để giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó
khăn trong lớp …
* Kĩ năng tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá bản thân .Để tự nhận thức đúng về
bản thân cẩn phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với

người khác.
Ví dụ Bài “Văn hay chữ tốt ”
Sau khi HS hiểu Cao Bá Quát viết đơn cho bà cụ mặc dù lá đơn có lí lẽ rõ
ràng nhưng vì chữ ông viÕt xấu quá quan kh«ng đọc được nên đuổi bà cụ ra khỏi
huyện đường .
- Tơi hỏi thêm: Vì sao chỉ đến khi sự việc này xảy ra, Cao Bá Quát mới
dốc sức luyện chữ cho đẹp?
- Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng một câu. Khuyến khích nhiều em
phát biểu theo các cách khác nhau. Ch¼ng h¹n: (Vì khi sự việc này xảy ra, Cao
Bá Qt mới thực sự nhận ra tai hại của việc viết chữ xấu. Vì viết chữ xấu có thể
gây tai hại cho ngi khỏc)
Vì sao Cao Bá Quát viết chữ rất xấu mà nhận lời viết đơn giúp bà cụ?Khuyn
khớch nhiu em phát biểu theo các cách khác nhau. Sau đó tôi chốt ý: Khi bà cụ
nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát đã vui vẻ trả lời: “Tưởng việc gì khó, chứ
việc ấy cháu xin sẵn lịng. Mặc dù sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng Cao Bá
Quát đã chưa nhận thức đúng về bản thân, chưa tự nhận biết được điểm hạn chế
của mình có thể đem lại điều xấu cho người khác.
Hc Ví dụ: Khi dạy bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ” TV4 tËp trang 4 vµ 15
Sau khi HS hiểu: Dế Mèn nhìn thấy cảnh đáng thương của chị Nhà Trị thì Dế
Mèn hành động mạnh mẽ, kiên quyết thể hiện rất hào hiệp (quay phắt lưng,
phóng càng đạp phanh ph¸ch…) dùng lời nói để bọn Nhện phải nhận ra lẽ phải
và cuối cùng phải phá hết các dây tơ chăng lối Nhà Trò. GV chốt ý: Các nhân
vật trong truyện đều có những điểm mạnh, điểm yếu: Chị Nhà Trò tỏ rõ thật
đáng thương; Dế Mèn tỏ ra là mình mạnh khoẻ, có thể dùng sức mạnh và lẽ phải
23


để bảo vệ được Nhà Trò. Bọn Nhện tự nhận thấy được việc làm sai trái của mình
nên tự phá các dây tơ khơng bắt nạt Nhà Trị nữa.
Dạy Bài “Những hạt thóc giống ” Sau khi HS nhận biết chú bé Chơm (vì

chú, nhận thức được khả năng của mình khơng thể làm cho hạt thóc đã đã luộc
kĩ nảy mầm được nên chú đã trung thực tâu với nhà vua và cuối cùng chú được
nhà vua truyền ngôi. Hay bài Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi nhờ khả năng kinh
doanh tài giỏi nên gặt hái nhiều thành công . Giáo dục HS tự nhận thức khả năng
của bản thân để có ước mơ, hồi bão và khả năng thực hiện được những ước mơ,
hồi bão của mình. Ước mơ phải thực tế phù hợp với khả năng của mình. Từ đó
giáo dục cho các em kĩ năng sống cần thiết đó là: phải tự nhận thức được giá trị
của bản thân. Biết được khả năng cũng như hạn chế của mình để điều chỉnh
hành vi cho phù hợp. Sau dó tơi cho HS thực hành KNS đó bằng cách cho HS
thực hành : “Tự giới thiệu về mình”. Trong lời giới thiệu: HS nêu những điểm
mạnh, điểm yếu của bản thân. V í dụ : Học sinh tự nhận xét về chữ viết của
mình, hoặc giới thiệu những khả năng và hạn chế của bản thân. Tôi luôn khích
lệ để HS tự tin, mạnh dạn khi nói trước cả lớp để học sinh có cơ hội được rèn kĩ
năng nói trước đơng người.
* Kĩ năng “Thể hiện sự cảm thơng ”
Ví dụ: Khi dạy bài “Người ăn xin, D Mốn bờnh vực kẻ yếu,Th thm bạn.
tụi yờu cầu HS :
+ Em đã hoặc có thể làm được viƯc gì để tỏ lịng cảm thơng, chia sẻ, giúp đỡ
người bất hạnh.?.
HS kể sau đó cho HS đóng vai thực hành KNS cảm thơng, chia sẻ.
Ví dụ: HS1 (Ng­êi ¨n xin): Cháu ơi, cho bà xin cèc n­íc.
HS2: (CÇm cốc nước): Chỏu mời bà uống nước ạ - kèm theo thái độ thể
hiện sự kính trọng lễ phép.
Hoc khi dạy bài “Mẹ ốm” TV4 TËp I trang 9 KNS cần lồng ghép là sự
cảm thông. HS biết thể hiện tình yêu thương mẹ và người thân bằng những việc
làm c th nh: rút nc, ly thuc, hỏi thăm

24



Và liên hệ em làm được những việc gì để thể hiện tình cảm với bố, mẹ
hoặc những người thân. Sau đó cho HS đóng vai thực hành KNS .
* Kĩ năng giao tiếp
Khi dạy các bài: “Thư thăm bạn; nỗi dằn vặt của của An-đrây-ca; Thưa
chuyện với mẹ; Người ăn xin….” tôi cho HS nhận xét cách xưng hô của các
nhân vật trong truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp…
Ví dụ: Thư thăm bạn: xưng hơ : “Mình - Hồng ”
Thưa chuyện với mẹ: xưng hơ “Mẹ - Con….”
Người ăn xin: xưng hơ “Ơng - cháu …”
HS nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, lêi
nãi thĨ hiƯn sù thân mật dễ đạt được mục đích giao tiếp. HS biÕt thể hiện sự cần
thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuéc sèng: Dù trong mỗi hoàn cảnh
giao tiếp khác nhau, mục tích giao tiếp khác nhau nhưng các em ln có thĨ hiƯn
c¸ch ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng cđa
mình với người khác kÌm theo cư chØ, nÐt mỈt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng
nghe tích cực khi ng­êi kh¸c nãi .
Ví dụ: Khi học xong bài: Thưa chuyn vi m (Trò chuyện thân mật và trình
bày nguyện vọng, ý kiến của mình với nguời khác) cần có thái độ nh thế nào?
Tụi thc hin nh sau:
- Sau khi học sinh nhận xét phần trò chuyện và thể hiện nguyện vọng ý kiến
của bạn với C­ơng với mẹ và thái độ lắng nghe tích cực của mẹ Cuơng, t«i tổ
chức cho học sinh thực hành KNS bằng cách cho học sinh thảo luận đóng vai để
đua ra các tình huống xảy ra trong cuộc sống và các cách xử lý tình huống của
các nhóm.
Ví dụ: Nhóm 1:- HS1 nói :“ Lan ơi, cho mình muợn quyển truyện này nhé.”
- HS2: Tỏ thái độ khi nghe HS1 nói và thể hiện thái độ đồng ý hoặc khơng. Có
thể là thái độ tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ HS2 có thể nói: “Thơi, khơng cho
muợn” – Kèm theo thái độ khó chịu … Hoặc em đó có thể nói: “Tớ đọc ch­a
xong, mai tớ đọc xong tớ cho cậu m­ợn nhé!” – Kèm theo thái độ vui vẻ … Sau

25


×