Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.66 KB, 20 trang )

Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ 21 thế kỷ của khoa học phát triển, mở đầu cho nền văn
minh mới. Để đáp ứng được những yêu cầu trên đòi hỏi con người phải có đủ
phẩm chất, năng lực, trí tụê cần thiết để hoà nhập vào nhịp điệu và tốc độ phát
triển của nhân loại.
Với vị trí là ngành học mở đầu, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm hình thành con người Việt nam một cách tồn diện nhất. Nghành
học Mầm non luôn chú trọng việc nghiên cứu xây dựng và cải tiến nội dung
chương trình. Cho đến nay nội dung chương trình chăm sóc ni dưỡng và giáo
dục trẻ mầm non được củng cố và nâng cao chất lượng đã thực sự đa dạng
phong phú về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của
nghành học mầm non nói riêng, của đất nước nói chung. Song hành cùng nội
dung chương trình đổi mới yêu cầu về vai trò của cán bộ quản lý ngành học
cũng hết sức quan trọng.Trong đó vấn đề kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm
của giáo viên có vai trị quyết định trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường và đến tất cả mọi hoạt động khác của
một đơn vị trường học.Vì vậy mỗi đơn vị trường học Mầm non đều phải xây
dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên một cách cụ
thể, khoa học phù hợp với thực tế của nhà trường trên cơ sở theo hướng dẫn của
thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà
trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một việc làm hết
sức khó khăn và phức tạp địi hỏi người cán bộ quản lý phải có trình độ chun
mơn cao, phải thận trọng trong công tác kiểm tra - đánh giá và người cán bộ
quản lý phải hiểu rằng trong một đơn vị trường học đội ngũ giáo viên là đội ngũ
then chốt. Giáo viên thực hiện tốt phải khen thưởng, làm không tốt phải kịp thời
uốn nắn sửa chữa cùng nhau rút kinh nghiệm điều chỉnh sao cho phù hợp. Người
cán bộ quản lý cùng đội ngũ giáo viên phấn đấu nổ lực nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên cùng các hoạt động trong nhà trường.


Công việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một cơng
việc thường xun và định kỳ. Nó khơng chỉ có ý nghĩa trách nhiệm, hiệu quả
cơng việc và khả năng vươn lên của tập thể giáo viên mà thông qua kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên còn giúp họ thấy được những nhược
điểm của bản thân để khắc phục. Mặt khác kiểm tra - đánh giá giúp người quản
lý điều chỉnh được cơng việc của mình vạch ra một cách phù hợp, thực hiện đạt
hiệu quả cao.

1


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
Để thực hiện tốt được cơng việc này địi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm
được tâm lý, sở trường cũng như năng lực của giáo viên đồng thời giáo viên
cũng phải hiểu rõ việc mình phải làm, ln giữ đúng vai trò của một người
giáo viên mầm non. Người giáo viên mầm non phải xác định được mình sẽ là
người đặt nền móng đầu tiên cho nguồn nhân lực, tài lực quý giá của nước nhà
Do vậy trong công tác quản lý vấn đề kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên mầm non càng phải được chính xác, cụ thể, khoa học, dân chủ và công
bằng.
Xuất phát từ nhận thức trên cùng với tư cách là nhà quản lý trong trường
Mầm non vấn đề kiểm tra - đánh giá luôn luôn là vấn đề thời sự, vấn đề cấp
thiết trong thời điểm hiện nay còn nhiều bức bách, cịn nhiều bất cập vì vậy tơi
quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm
của giáo viên ở trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước” với hy vọng
tìm chọn được những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo
viên mầm non một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên mầm non tại trường Mầm non Điền Trung huyện Bá Thước.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm đến công tác thanh tra.
Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Bác đã rất chú trọng tới việc sử dụng
và phát huy vai trị cơng tác thanh tra, kiểm tra. Vị trí, vai trị quan trọng của
cơng tác thanh tra, kiểm tra đã được Bác chỉ ra trong nhiều bài viết, bài nói,
trong các chỉ thị qua các thời kỳ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị
tổng kết cơng tác thanh tra tồn miền Bắc tháng 4/1957, Bác căn dặn “cán bộ
thanh tra giúp trên hiểu biết tình hình địa phương và cấp dưới, đồng thời cũng
giúp cho các cấp địa phương kịp thời sửa chữa, uốn nắn nếu làm sai, hoặc làm
chậm. Cho nên trách nhiệm của công tác thanh tra là quan trọng”.
Theo Người, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mà thiếu sự kiểm tra,
thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí và chỉ có tăng cường
thanh tra, kiểm tra thì mới chống được các tệ nạn này. Tại Hội nghị cán bộ thanh
tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1957, Bác đã nói “nếu Trung ương
Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương, kết
quả thế nào khơng có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm
vừa, làm xấu; có làm hay khơng làm trên khơng biết; địa phương nhiều khi tự
mình cũng khơng biết; trên không thấu dưới; dưới không thấu trên. Thanh tra là
để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương đã chấp
hành thế nào”.
Do đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên,

2


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
kịp thời, nếu không tất yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, mệnh lệnh và từ đó sẽ
mang đến những tác hại to lớn. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mới biết
chủ trương, nghị quyết của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc
sống ra sao? Có được thực hiện đầy đủ hay không? Cũng qua việc

thường xuyên thanh tra, kiểm tra mà các nhà lãnh đạo, quản lý có được những
thơng tin phản hồi từ thực tế cuộc sống, đó là những dữ liệu quan trọng để đề ra
những chủ trương, chính sách sát hợp với địi hỏi của thực tiễn. Một câu nói của
Bác mà chúng ta ai cũng nhớ, đó là “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn
của dưới”, đây là quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, khơng chỉ nói
nên vị trí, tầm quan trọng của cơng tác thanh tra mà cịn cho chúng ta thấy được
tính tổ chức, kỷ luật trong bộ máy quản lý; trách nhiệm của các cơ quan thanh
tra, trách nhiệm của cấp trên, cấp dưới đối với công tác thanh tra; chỉ rõ vị trí,
vai trị đặc biệt của cơng tác thanh tra. Người ví thanh tra quan trọng như mắt,
như tai của con người - những bộ phận quan trọng cấu thành cơ thể con người;
là phương tiện đặc biệt quan trọng giúp con người nhận thức và phát triển. Cũng
giống như tai mắt của cơ thể con người, thanh tra được Bác xem như là một bộ
phận cấu thành hữu cơ của quản lý, là phương tiện nhận thức của q trình quản
lý nhà nước. Giữa chúng khơng có khoảng cách. Bởi lãnh đạo, quản lý mà
khơng có thanh tra, kiểm tra xem như không lãnh đạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ ra một cách sâu sắc rằng, thanh tra, kiểm tra khơng chỉ có vai trị giúp
cho người lãnh đạo, quản lý xem xét đường lối chủ trương, chính sách và pháp
luật của Đảng và nhà nước đề ra có được thực hiện hay khơng, được thực hiện
như thế nào và đến đâu mà cịn có vai trị giúp xem xét lại chính chủ trương,
chính sách và pháp luật của mình đề ra đã đúng hay chưa đúng; đã phù hợp với
thực tế cuộc sống, với các quy luật khách quan hay chưa. Như vậy, đối với
người lãnh đạo, quản lý thì thanh tra là phương tiện để nhận thức và hành động;
kiểm tra lại chính mình, để chủ động điều chỉnh lại chủ trương, chính sách và
pháp luật cho phù hợp với quá trình quản lý và đi vào thực tế đời sống.
Vì vậy trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương
chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục.
Chỉ thị 40 CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng cao chất
lượng nhà giáo và cán bộ quản lý đã nhấn mạnh : " Phải tăng cường xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý một cách giáo dục".


3


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 về chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Mầm non.
Kiểm tra là cơng việc khó khăn nhưng cũng rất tế nhị , đòi hỏi người quản
lý phải nắm vững các quy định, chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác kiểm tra - đánh
giá. Ngồi ra người quản lý phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm với
nghề nghiệp, có thái độ cương quyết, đặc biệt là khách quan, công bằng trong
kiểm tra - đánh giá để đưa hoạt động kiểm tra - đánh giá của người quản lý
thành hoạt động tự kiểm tra - đánh giá của mỗi cán bộ giáo viên trong nhà
trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non Điền
Trung, Bá Thứơc, Thanh Hố.
2.1.1. Đặc điểm tình hình của địa phương.
Điền Trung là 1 xã miền núi nằm ở phía Đơng Nam của Huyện Bá Thước,
phía Bắc giáp xã Lương Ngoại, phía nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, phía Đơng giáp
xã Lương Trung, phía tây giáp xã Điền Lư, Tổng diện tích là: 2239 ha, dân cư
trên tồn xã là 1589 hộ 6759 khẩu với các dân tộc anh em Mường - Kinh cùng
chung sống. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nhiều người trong
độ tuổi lao động phải đi làm ăn xa. Vì vậy, đời sống của nhân dân trong xã cịn
khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thức của nhân dân về bậc học
Mầm non ngày càng cao. Đặc biệt phong trào khuyến học, khuyến tài của địa
phương luôn được coi trọng; lãnh đạo địa phương ln chăm lo đến giáo dục nói

chung và GD Mầm non nói riêng.
2.1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường mầm non Điền Trung được thành lập năm 1996. Ngay từ khi mới
thành lập tập thể cán bộ giáo viên nhà trường cùng các bậc phụ huynh học sinh
đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong mọi phong trào hoạt động của nhà
trường vì vậy sau 17 năm thành lập trường đã đạt được những thành tích nhất
định như: nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh, là trường
chất lượng của huyện nhà đặc biệt là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh rất
yên tâm khi gửi con vào nhà trường.
2.1.3. Cơ sở vật chất nhà trường.
Trường có 1 khu trung tâm và 2 khu lẻ , có 7 phịng học kiên cố và 8 phịng
học bán kiên cố, có 1 bếp 1 chiều, có đầy đủ các phịng hiệu bộ, có đầy đủ cơng
trình vệ sinh, đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Đặc biệt nhà trường có đầy đủ đồ dùng

4


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
phục vụ công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Các phịng chức năng đều có biển rõ
ràng, nhà bếp sạch sẽ thuận tiện đảm bảo theo yêu cầu vệ sinh có đầy đủ các loại
biểu bảng. Sân chơi sạch đẹp có đồ chơi ngồi trời, có tường rào bao quanh có
cổng biển trường rõ ràng.Tuy nhiên nhà trường vẫn còn thiếu những thiết bị dạy
học hiện đại như: phịng máy vi tính, máy chiếu…nhà trường cịn phải tham
mưu với các cấp chính quyền để tăng cường, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất.
2.1.4. Đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên nhà trường ln ln đồn kết cùng nhau tiến bộ, hồn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,nhiệm vụ năm học, các cô giáo luôn yêu
nghề và thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ thơ.
Đội ngũ công chức nhà trường:

Tổng số
Nữ
Cán bộ quản lý GV phụ trách lớp
Cô nuôi dưỡng
25
25
3
20
2
Chất lượng đội ngũ :
Năm học Tổng số
2011-2012
26

Trình độ đào tạo
Giáo viên giỏi
ĐH

TC Tỉnh
Huyện Trường

Chiến sĩ thi đua
Tỉnh
Huyện

6
5
15
0
3

15
0
5
2.1.5. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp.
Số trẻ điếu tra
Số trẻ ra lớp
Năm học
0T 1T 2T 3T 4T 5T TST 1T 2T 3T 4T 5T TST
2011-2012 69
98 112 104 91 95 569 11 25 104 91 95 326
2.1.6. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng.
Năm học Tổng số Số trẻ Kênh %
Kênh
%
Kênh
%
trẻ
bán trú BT
SDD vừa
SDD nặng
2011-2012
326
202
281
86
45
14
2.1.7. Chất lượng giáo dục.
Năm học Tổng số trẻ Tốt,khá
%

TB
%
Yếu,kém
%
2011-2012
326
180
55% 125 38.5% 21
6.5%
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước.
Ban giám hiệu nhà trường đã xác định đúng vị trí, vai trị của công tác kiểm
tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên. Hiệu trưởng là người có nghiệp
vụ quản lý, là người nắm chắc quy trình quản lý nên việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được thực hiện rất chặt chẽ, trên cơ
sở các quy trình văn bản, các quyết định, các thơng tư của Bộ, của Sở, của
Phịng giáo dục hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra. Bản thân đã tham
mưu cho đồng chí Hiệu trưởng cùng vận dụng tốt vào tình hình đặc điểm của
5


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
nhà trường để tiến hành kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường rất đồn kết, đồng đều
ln cùng nhau cố gắng vươn lên trong cơng tác hồn thành tốt nhiệm vụ chăm
sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên được tiến hành thường xuyên đã tạo thành nếp tốt nên việc
kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên gặp nhiều thuận lợi.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước , Thanh Hố cũng

cịn gặp phải một số khó khăn như sau:
Với chương trình mầm non mới đòi hỏi giáo viên phải biết xây dựng kế
hoạch giảng dạy, biết sử dụng đồ dùng trực quan, lựa chọn phương pháp tổ chức
hình thức hoạt động chung, hoạt động góc sao cho phù hợp do vậy cịn có một
số giáo viên cịn lúng túng nhiều trong việc lên kế hoạch giáo dục trẻ cũng như
lựa chọn phương pháp hình thức cho từng hoạt động. Mặt khác chuẩn đánh giá
hoạt động sư phạm cịn mang tính chất định tính, nghiệp vụ của các thành viên
trong ban kiểm tra lại không đồng đều dẫn đến việc đánh giá cịn phiến diện
chung chung. Có khi kiểm tra một đường nhưng kết quả lại một nẻo vì một số cá
nhân vẫn nặng tính hình thức và mắc bệnh thành tích.
Nhà trường chưa chú ý nhiều đến việc thu thập và sử lý thơng tin nên có
lúc làm việc cịn máy móc, rập khn. Có những giáo viên vẫn cịn tư tưởng “
xả hơi” sau mỗi đợt kiểm tra - đánh giá dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá chỉ có
tác dụng nhất thời.
Trường chưa vận dụng tốt việc thưởng , phạt bằng vật chất để khuyến khích
cán bộ giáo viên sau mỗi lần kiểm tra - đánh giá nên chưa phát huy triệt để các
mặt tích cực của các thành viên trong nhà trường.
* Từ những nguyên nhân trên theo tôi hướng khắc phục:
Nhà trường chú ý nhiều hơn nữa trong việc thu thập và sử lý thông tin, cách
quản lý, làm việc khơng nên dập khn, máy móc.
Nhà trường tìm nguồn kinh phí để khên thưởng bằng vật chất nhiều hơn cho
những giáo viên đạt thành tích cao trong mọi hoạt động của nhà trường.
Một số kết quả khi kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm cả giáo viên
trong các năm học gần đây:
Nội dung kiểm tra
Xếp
Trình
Quy
Kết
Cơng loại

Họ và tên
độ
chế
quả
Năm học
Danh hiệu
tác
giáo
chun chun giáo
thi đua
khác viên
mơn
mơn
dục

6


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
2011-2012

Bùi Hải Yến

TB

TB

TB


Khá

TB

GVG trường

2011-2012

Tào Thị Nhung

Khá

Tốt

Tốt

Khá

Khá

GVG huyện

2011-2012

Bùi Thị Ngân

Tốt

Khá


Khá

Khá

Khá

GVG huyện

Việc lưu hồ sơ kiểm tra được tiến hành cẩn thận. Việc này góp phần rất
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập trong nhà
trường. Song việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của
trường Mầm non Điền Trung vẫn còn một số tồn tại sau:
* Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc
kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên mà chỉ coi đó là một biện
pháp quản lý của BGH để xếp loại thi đua vì vậy tác dụng tư vấn thúc đẩy tính
tự giác, tích cực chưa cao.
* Việc giao quyền và uỷ quyền còn chưa rõ ràng nên các thành viên trong
ban kiểm tra còn thiếu mạnh dạn, chưa quyết đoán trong việc kiểm tra - đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên. Nghiệp vụ của các thành viên trong ban kiểm
tra không đồng đều dẫn đến việc kiểm tra - đánh giá cịn chưa có tính thống nhất
cao trong ban kiểm tra, có những cá nhân kiểm tra – đánh giá cịn mang tính
hình thức, nặng mắc bệnh thành tích, nể nang, sợ mất lịng .
* Kiểm tra – đánh giá giáo viên một cách đồng đều, chưa phân theo thâm
niên công tác của từng giáo viên, chưa phân theo danh hiệu giáo viên vì vậy nhà
trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết hơn đê phù hợp với từng đối tượng
kiểm tra, từng trình độ giáo viên, từng sở trường của từng người và từng công
việc cụ thể…
Xuất phát từ những thực trạng trên, bản thân tơi trong q trình cơng tác đã
nhận thức được vị trí, vai trị của người quản lý trong nhà trường là vô cùng
quan trọng. Trong quá trình quản lý phải ln tìm ra biện pháp kiểm tra - đánh

giá hoạt động sư phạm của giáo viên sao cho phù hợp, có hiệu quả để góp phần
nâng cao ý thức tự giác, tích cực của giáo viên và nâng cao chất lượng chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên trường Mầm non Điền Trung. Ban giám hiệu đã xây dựng kế
hoạch kiểm tra- đánh giá một cách thường xuyên, liên tục, khoa học, phù hợp
với cán bộ giáo viên nhà trường. Ban kiểm tra đã có nhiều biện pháp để kiểm tra
- đánh giá như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất,
kiểm tra qua dự giờ, kiểm tra qua chất lượng giáo dục trẻ…Ban giám hiệu đã
kiểm tra đúng trọng tâm phù hợp với từng thời điểm. Trong công tác kiểm tra -

7


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
đánh giá điểm mạnh của Ban giám hiệu nhà trường là: Nhà trường đã xây dựng
được kế hoạch kiểm tra, Ban giám hiệu có trình độ chun mơn đạt chuẩn và
trên chuẩn, các hoạt động của nhà trường thường xuyên liên tục.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện
pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
Với những kiến thức về lý luận quản lý giáo dục được tiếp thu trong quá
trình học tập, qua thực tế công tác trong trường Mầm non. Bản thân tôi nhận
thấy công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của người
quản lý là một việc làm vô cùng quan trọng. Khi kiểm tra phải có kết luận
bằng biên bản, lưu trữ hồ sơ kiểm tra. Muốn làm tốt công tác này cần xác định
rõ đối tượng kiểm tra là gì? Kiểm tra việc gì? Kiểm tra như thế nào? Vào thời
điểm nào? Phải xây dựng chuẩn đánh giá, lựa chọn các hình thức sao cho phù
hợp. Ngồi ra Phó hiệu trưởng còn phải nắm chắc yêu cầu của từng hoạt động,

từng nội dung kiểm tra để có cơ sở đánh giá xếp loại. Vì vậy người quản lý phải
có các biện pháp kiểm tra - đánh giá khoa học để đánh giá một cách chính xác,
cơng bằng, khách quan, xử phạt, khen thưởng nghiêm minh thì mới có tác dụng
kích thích thúc đẩy sự tiến bộ của giáo viên. Thơng qua kiểm tra bản thân còn
nắm bắt được thực trạng giảng dạy của giáo viên để từ đó có định hướng được
những bước đi trong tương lai của nhà trường.
* Nguyên tắc đề xuất các biện pháp: Để đề xuất các biện pháp cần tuân thủ
các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc tính pháp chế: dựa trên pháp luật.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, khách quan, tính chính xác.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên.
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, tập thể sư phạm
nhà trường về tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm tra- đánh giá hoạt động
sư phạm của giáo viên.
Ngay từ đầu năm học BGH cần lồng ghép vấn đề này vào các buổi giao
ban, sinh hoạt chuyên môn, vào các hội nghị công chức, công đồn để tun
truyền, phổ biến các văn bản, thơng tư, cung cấp các tài liệu kiẻm tra- đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên.
- BGH cần tỏ rõ quan điểm chỉ đạo, giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm
vụ quyền hạn trong công tác được giao.

8


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
- Biến quá trình kiểm tra của Ban kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của

giáo viên.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên Mầm non
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm học, BGH xây dựng kế
hoạch năm học chi tiết cụ thể. Kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm
của giáo viên phải đầy đủ các nội dung, đúng quy trình, phù hợp với tình hình
thực tiễn của nhà trường. Xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá giúp cho người
quản lý và giáo viên có định hướng chuẩn bị chu đáo, xác định rõ trách nhiệm
của mình đồng thời giúp cho cơng tác kiểm tra được chủ động không ảnh hưởng
hoạt động khác của nhà trường.
Kế hoạch kiểm tra trong năm học theo từng tháng, tuần cụ thể như sau:
Nội dung kiểm tra
Họ
Giai Tháng
tên
Nhóm
đoạn
giáo
lớp
Tuần 1
Tuần 2
Tuần3
Tuần 4
viên
9
Kiểm Kiểm tra Kiểm
Kiểm tra
tra theo
sĩ số
tra số

vệ sinh,
I
dõi
trẻ bán
đồ dùng
biểu đồ
trú
đồ chơi
10
Kiểm Kiểm tra Dự giờ Kiểm tra
tra sĩ
nề nếp
hồ sơ
số
thói
quen
11
Kiểm Kiểm tra Kiểm
Kiểm tra
tra đồ
tạo môi tra chất hồ sơ, việc
chơi tự trường
lượng
thực hiện
tạo
học tập
trẻ
các
cho trẻ
chuyên đề


Người
thực
hiện

Kế hoạch năm học cần được thể hiện cụ thể bằng số liệu treo tại văn phòng
nhà trường. Căn cứ vào quy định mỗi năm học nhà trường kiểm tra - đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên trong 3 giai đoạn có ít nhất 1/3 tổng số giáo
viên tồn trường được kiểm tra, số cịn lại được kiểm tra theo các hình thức
khác.
Việc xây dựng nội dung kiểm tra có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra
phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho người được kiểm tra,
cần đảm bảo cơng khai, chính xác và công bằng trong kiểm tra - đánh giá.
9


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra.
* Thành lập ban kiểm tra: Cần đủ về số lượng, đảm bảo trình độ, năng lực
kiểm tra - đánh giá bao gồm:
STT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
Trình độ
1
Nguyễn Thị Thanh
Hiệu trưởng
Trưởng ban

CĐSP
2
Nguyễn Thị Vinh
P.Hiệu trưởng Phó ban
ĐHSP
3
Lê Thị Hương
P.Hiệu trưởng Thư ký
ĐHSP
4
Hà Thị Lãng
CTCĐ
Thành viên
TCSP
5
Lê Thị Hà
Bí thư ĐTN
Thành viên
ĐHSP
6
Tào Thị Nhung
Tổ trưởng CM Thành viên
CĐSP
7
Bùi Thị Hiền
Ban TTrND
Thành viên
TCSP
ơ


Khi lựa chọn các thành viên tham gia vào lực lượng kiểm tra, hiệu trưởng
phải ra quyết định và công bố trước hội đồng sư phạm nhà trường. Quyết định
phải được nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên trong ban kiểm tra.
*. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho các thành viên trong ban kiểm tra.
+ Cung cấp tài liệu kiểm tra - đánh giá cho ban kiểm tra.
+ Mời cán bộ cấp trên về trường phổ biến về nghiệp vụ thanh tra cho đội
ngũ làm công tác kiểm tra, giúp họ cập nhật được những thông tin và nội dung
kiểm tra - đánh giá.
+ Góp ý, bổ sung cho những cá nhân chưa thẳng thắn góp ý cho đồng
nghiệp trong việc kiểm tra – đánh giá, làm sai lệch kết quả ( Nếu tái diễn sẽ
dùng hình thức cảnh cáo trước hội đồng trường).
* Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban kiểm tra.
+ Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên giỏi kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư
phạm, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên mơn.
+ Chủ tịch cơng đồn, bí thư chi đồn: Kiểm tra việc nề nếp, nội quy nhà
trường, các mối quan hệ xã hội.
+ Đại diện ban thanh tra: Kiểm tra cơng tác đồn thể, các hoạt động vui
chơi.
Cùng với việc phân công trách nhiệm cần quan tâm đến đời sống vật chất,
tinh thần, động viên kịp thời tạo điều kiện để mọi thành viên trong ban kiểm tra
yên tâm công tác.
3.3. Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên.
Để công tác kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên được tiến
hành thường xuyên và mang lại hiệu quả cao thì phải tổ chức công tác kiểm tra đánh giá theo các bước sau:
* Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong ban kiểm tra.
10


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở

trường Mầm non Điền Trung
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên và phổ biến nội dung kế hoạch
kiểm tra. Tập hợp những thông tin thu được về đối tượng kiểm tra và những vấn
đề cần chuẩn bị về cơ sở vật chất, các điều kiện như tài liệu, văn bản phục vụ
cho cơng tác kiểm tra
Đồn kiểm tra có thể chia thành các nhóm:
+ Nhóm 1: Kiểm tra về chun mơn.
+ Nhóm 2: Kiểm tra về kết quả giảng dạy
+ Nhóm 3: Kiểm tra về chất lượng.
* Tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Kiểm tra đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Đối với nội dung này cần phải thu thập những thông tin về đối tượng được
kiểm tra dưới nhiều hình thức:
+ Tập hợp các nhận xét, kết luận của các cuộc thanh, kiểm tra lần trước và
quá trình cơng tác của giáo viên đến thời điểm kiểm tra - đánh giá.
+ Tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương nơi giáo viên cư trú, sinh
sống, thăm dò ý kiến phụ huynh, học sinh về giáo viên.
- Kiểm tra - đánh giá nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên trong giờ lên lớp
theo quy trình sau:
Bước 1: Dự hoạt động chung dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đánh
giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của người giáo viên.( báo trước, không báo
trước, cả buổi…)
Bước 2: Tiến hành phân tích sư phạm hoạt động chung.
Phân tích việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, hoạt
động của cô, hoạt động của trẻ, mối giao lưu giữa cô và trẻ, kết quả dạy và tiếp
thu bài của trẻ.
Bước 3: Đánh giá kết quả bài dạy.
Để giáo viên tự đánh giá. Sau đó Ban kiểm tra dựa vào chuẩn đánh giá hoạt
động chung. Việc đánh giá hoạt động chung được xem xét trên những vấn đề

sau:
a. Đánh giá nghiệp vụ sư phạm: Xem xét trình độ nắm vững mục tiêu, nội
dung trọng tâm của hoạt động, vị trí bài dạy đúng trong kế hoạch, bài dạy phù
hợp với chủ đề; Mức độ kiến thức, kỹ năng bài dạy, việc giáo dục trẻ thông qua
nội dung bài dạy.
b. Đánh giá năng lực sử dụng phương pháp: Đây là nội dung quan trọng
nhất khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên vì nếu giáo viên chỉ nắm chắc
kiến thức thì chưa đủ mà giáo viên cần tổ chức hoạt động chung theo hướng đổi

11


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
mới phương pháp giáo dục trẻ; Trong một giờ hoạt động chung của trẻ giáo viên
cần phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ, cô giáo cần nắm được đặc thù
từng đối tượng trẻ để có phương pháp truyền thụ kiến thức một cách phù hợp, cơ
phát hiện những trẻ cịn nhút nhát để có cách hướng trẻ tới nội dung bài học một
cách tự nhiên.
c. Theo dõi hoạt động của cô giáo trên lớp: Chọn và sử dụng phương pháp
dạy học có phù hợp với đặc điểm của trẻ và đặc trưng của môn học không? Việc
sử dụng đồ dùng trực quan có sinh động khơng? Đồ dùng trực quan có đảm bảo
u cầu khơng? Sử dụng đồ dùng trong bài có đúng lúc đúng chỗ khơng? Biện
pháp tổ chức tiết học có thúc đẩy được các cháu tham gia học tập một cách chủ
động tích cực khơng? Tiết học có mềm dẻo, sinh động khơng? Giao lưu giữa cơ
và trẻ có gần gũi khơng? Giáo viên sử lý tình huống sư phạm có hợp lý khơng?
Giáo viên có thực hiện bài tập hộ trẻ khơng? Giáo viên có tạo được khơng
khí vui nhộn trong tiết học khơng? Đánh giá trẻ trong tiết học có chính xác
khơng? Giáo viên có vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp biện pháp tổ
chức hoạt động cho trẻ theo hướng đổi mới không?

d. Những thái độ để đánh giá hiệu quả của tiết dạy: Cô và trẻ cùng tham gia
hoạt động tự nhiên, chủ động sáng tao, sử lý tình huống hợp lý. Trẻ hứng thú với
mọi tình huống của tiết dạy. Tiết học nhẹ nhàng, khơng khí lớp thoải mái, dạy đủ
thời gian, 85-95% trẻ nắm được kiến thức của bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả trên trẻ: Sau giờ giảng của giáo viên Ban kiểm
tra quan sát và đàm thoại với trẻ về nội dung bài học đó , Từ đó đánh giá được
kết quả học tập của trẻ.
Bước 5: Trưởng ban kết luận, kiến nghị, ghi biên bản, lưu hồ sơ.
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chun mơn.
Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy; Kiểm tra việc sử dụng đồ
dùng đồ chơi; Kiểm tra việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý; Kiểm tra kết quả giáo dục của giáo viên;
Kiểm tra việc tham gia các hoạt động khác của giáo viên.
Đánh giá phải dựa trên những tiêu chí chung và đặc điểm riêng của từng đối
tượng. Bởi vì mỗi giáo viên có một điều kiện, hồn cảnh và trình độ khác nhau.
Cùng một kết quả giống nhau nhưng với người này là kết quả bình thường cịn
với người kia là cả một sự nổ lực, cố gắng.
Công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của người
quản lý là một vấn đề vô cùng quan trọng nó góp phần nâng cao ý thức tự giác,
tinh thần trách nhiệm, chất lượng giáo dục và nề nếp hoạt động trong nhà
trường. Vì vậy, trong quá trình quản lý phải thường xuyên học tập và rèn luyện,

12


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
quan tâm đúng mức đến hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên để nâng cao vị
thế của nhà trường và chất lượng chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ.
3.5 .Giải pháp 5: Những công việc mà trường Mầm non Điền Trung đã

làm khi tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
Ngay từ đầu năm học BGH đã cùng nhau xây dựng kế hoạch và công khai
kế hoạch ở văn phòng nhà trường, mỗi năm học nhà trường tiến hành kiểm trađánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là 1/3 số giáo viên của trường, số còn
lại được kiểm tra theo giai đoạn, đột xuất hoạc từng mặt.
5.1. Tổ chức thực hiện.
Để kiểm tra đạt kết quả cao, đồng chí trưởng ban giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên trong đoàn kiểm tra.
Ban kiểm tra bao gồm :
+ Hiệu trưởng : Trưởng ban
+ Hiệu phó 1 : Phó ban
+ Hiệu phó 2 : Thành viên + thư ký
+ Chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn thanh niên,
tổ trưởng các tổ chuyên môn… là thành viên.
Hiệu trưởng (trưởng ban ) chỉ đạo các thành viên kiểm tra - đánh giá một
cách khách quan, chính xác theo nội dung chuẩn đánh giá.
5.2. Việc tiến hành kiểm tra đánh giá hoạt độnh sư phạm của giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ giảng dạy và các hồ sơ khác để đánh giá việc thực hiện
quy chế chuyên môn.
- Dự hoạt động chung và hoạt động góc của giáo viên.
- Khi dự giờ cán bộ kiểm tra ghi vào phiếu diễn biến của hoạt động sau đó
nhận xét ưu khuyết điểm của từng hoạt động, nghệ thuật lên lớp, cách giao lưu
với trẻ, quá trình sử dụng phương pháp.
Kiểm tra khảo sát học sinh, thu thập thông tin về chất lượng học tập qua hồ
sơ của trẻ để đánh giá giờ dạy của giáo viên.
- Trao đổi với giáo viên để kiểm tra - đánh giá.
Đây là một khâu quan trọng cần chuẩn bị kỹ như sau :
+ Chuẩn bị nội dung đánh giá.
+ Nghiên cứu đánh giá của các lần kiểm tra trước.
+ Phân tích thơng tin, thu thập thơng tin qua kiểm tra trình độ
chun mơn, năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả học

tập của trẻ, đánh giá kết quả giáo viên tổ chức các hoạt động của giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.
Đây là nội dung mang tính pháp chế. Do đó ban kiểm tra tiến hành đánh giá
các nội dung sau:
13


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
+ Việc thực hiện giáo dục theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục đã
quy định.
+ Kiểm tra việc giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động như: vệ
sinh cá nhân, thực hiện các bài tập trong vở tạo hình, tốn, tập tơ, sách chủ đề…
+ Kiểm tra việc lên kế hoạch tuần sổ theo dõi trẻ đến lớp đã sát với thực tế
chưa? Nhật ký hàng ngày, sổ teo dõi sức khoẻ của trẻ? nội dung sinh hoạt hàng
ngày, tuần…
+ Kiểm tra kế hoạch tự học tự bồi dưỡng
+ Kiểm tra chất lượng học sinh.
Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh, các kỳ khảo sát chất lượng ở từng
giai đoạn so với chỉ tiêu nhà trường giao đã đạt chưa? Từ đó để đánh giá kết quả
giảng dạy. giáo dục của giáo viên.
- Kiểm tra hoạt động giáo dục khác.
Ngồi cơng tác chủ nhiệm lớp ra cịn đánh giá thái độ của mỗi giáo viên khi
được giao công việc, sự liên hệ hợp tác với cha mẹ học sinh như thế nào trong
việc rèn luyện học sinh trong và ngồi nhà trường, việc xây dựng nề nếp thói
quen cho trẻ, kèm cặp học sinh cá biệt, yếu kém…
5.3. Kết thúc kiểm tra.
- Hoàn thành hồ sơ kiểm tra gồm có:
+ Biên bản kiểm tra.
+ Các phiếu dự giờ của giáo viên. Đánh giá, nhận định những ưu điểm,

khuyết điểm về năng lực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo
viên. Ghi rõ những kinh nghiệm, những đóng góp của giáo viên trong chun
mơn cũng như trong công tác giáo dục.
- Việc sử dụng kết quả kiểm tra - đánh giá.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra - đánh giá này để khen thưởng động viên cũng
như phê bình nhắc nhở giáo viên. Đặc biệt là sử dụng nó vào việc phân cơng,
phân nhiệm phù hợp với năng lực, trình độ và một phần nguyện vọng của giáo
viên, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của việc đổi mới phương pháp dạy học và
nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập hiện nay.
- Nhận xét, đánh giá.
Trường Mầm non Điền Trung đã rất coi trọng đến công tác kiểm tra - đánh
giá hoạt động sư phạm của giáo viên. BGH cũng đã lập ra được kế hoạch kiểm
tra - đánh giá đảm bảo tính nguyên tắc, khoa học, dân chủ và công khai, công
bằng. Khi kiểm tra - đánh giá xong Ban kiểm tra có tiến hành trao đổi kinh
nghiệm với giáo viên được kiểm tra, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả xếp
loại để giáo viên biết tự đánh giá và định hướng, phấn đấu nâng cao chất lượng
giảng dạy.
14


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm tra giáo viên gồm:
Việc lưu hồ sơ kiểm tra được tiến hành cẩn thận. Việc này góp phần rất
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như học tập trong nhà
trường. Song việc kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
* Chất lượng đội ngũ :
Năm học Tổng số
2011-2012

26
2012-2013
25

Trình độ đào tạo
Giáo viên giỏi
ĐH

TC Tỉnh
Huyện Trường

Chiến sĩ thi đua
Tỉnh
Huyện

6
5
15
0
3
15
0
5
13
5
7
0
3
16
* Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp.

Số trẻ điếu tra
Số trẻ ra lớp
Năm học
0T 1T 2T 3T 4T 5T TST 1T 2T 3T 4T 5T TS
2011-2012 69
98 112 104 91 95 569 11 25 104 91 95 326
2012-2013 67
138 111 114
105 93
628
12
28 112
102 91 345
* Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng.
Năm học
Tổng số
Số trẻ
Kênh
%
Kênh
%
Kênh
%
trẻ
bán trú BT
SDD nhẹ
SDD nặng
2011-2012
326
202

281
86 45
14
2012-2013
345
210
311
90 34
10
* Chất lượng giáo dục.
Năm học Tổng số trẻ Tốt,khá
%
TB
%
Yếu,kém
%
2011-2012
326
180
55% 125 38.5%
21
6.5%
2012-2013
345
197
57% 131
38%
17
5%
Kết quả khi kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm cả giáo viên trong các

năm học gần đây:
Nội dung kiểm tra
Xếp
Trình
Quy
Kết
Cơng loại
Họ và tên
độ
chế
quả
Năm học
Danh hiệu
tác
giáo
chuyên chuyên giáo
thi đua
khác viên
môn
môn
dục
2011-2012
TB
TB
TB
Khá
TB GVG trường
Bùi Hải Yến
2012-2013
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt CSTĐ cơ sở
2011-2012
Khá
Tốt
Tốt
Khá Khá GVG huyện
Tào Thị Nhung
2012-2013
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt CSTĐ cơ sở
2011-2012
Tốt
Khá
Khá
Khá Khá GVG huyện
Bùi Thị Ngân
2012-2013
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt CSTĐ cơ sở

15



Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
Qua quá trình thực hiện và sử dụng các biện pháp kiểm tra- đánh giá hoạt
động sư phạm của giáo viên chúng tôi cùng đưa ra ý kiến tham luận và kết qủa
đạt được như sau:
+ Mức độ cần thiết : 25/25 đồng chí = 100%
+ Tính khả thi:
23/25 đồng chí = 92%.
Kết quả trên cho ta thấy đa số các cán bộ giáo viên ủng hộ và tán thành các
biện pháp trên. Những kinh nghiệm này giúp người quản lý kiểm tra - đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên một cách khoa học có hiệu quả cao trong cơng
tác quản lý của mình.
Nhìn vào bảng ta thấy nhờ có kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên của Ban kiểm tra mà giáo viên có tiến bộ rõ rệt. Danh hiệu thi đua các
cấp tăng dần, chất lượng CSNDGD đạt kết quả khả quan hơn, công tác huy động
trẻ ra lớp năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ việc kiểm tra - đánh
giá của hiệu trưởng đã khắc phục được tình trạng giáo viên có tư tưởng “ tối
ngày đầy cơng hay thường thường bậc trung…”. Góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Tập thể CBGV đã nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc kiểm tra
- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên; BGH đã xây dựng kế hoạch cụ thể,
chi tiết và phù hợp với năng lực cũng như tình hình thực tiễn của địa phương;
Ban kiểm tra đã năng cao năng lực trong công tác kiểm tra – đánh giá hoạt độgn
sư phạm; CBGV đã tự giác trong việc thực hiện quy chế chun mơn một cách
hiệu quả.
Những thành tích nhà trường đã đạt được tăng dần theo các bảng trên phần
lớn là do sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường. Mỗi cán
bộ giáo viên đều nêu cao tinh thần trách nhiệm làm tốt công việc được giao, đẩy

mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục. Đã vận động được mọi thành phần trong xã
hội tham gia vào cơng tác giáo dục một cách có hiệu quả. Trong những năm học
qua nhà trường đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, chất lượng trẻ 5 tuổi vào
lớp 1 đảm bảo theo yêu cầu, số trẻ ăn bán trú hàng năm tăng dần, tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng giảm xuống rõ rệt. Trong các hội thi các cháu trong nhà trường cũng
đạt được một số giải cao như: Cháu giải nhì, giải ba hội thi “ Bé khoẻ bé ngoan”
cấp huyện, giải nhì hội thi “Bé với tạo hình và bảo vệ mơi trường”… Bên cạnh
đó tập thể nhà trường đã cùng nhau xây dựng được môi trường học tập và cung
nhau hưởng ứng mạnh mẽ các cuộc vận động “ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực; Mỗi thầy giáo, cơ giáo là tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo…”
Tập thể nhà trường luôn vững mạnh về mọi mặt cũng là nhờ vào sự lãnh
đạo sáng suốt của chi bộ Đảng, của Ban giám hiệu, sự nổ lực phấn đấu của cán
bộ giáo viên và các cháu trong trường.
16


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên là một vấn đề quan
trọng, cần thiết đối với giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, nó
cịn là u cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ thơ và hiệu lực
quản lý nhà trường.
Các biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên của
người quản lý trường Mầm non Điền Trung căn cứ vào thực trạng kiểm tra đánh giá của nhà trường phù hợp với yêu cầu, với điều kiện cũng như các nhân
tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
trong nhà trường.
Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, điều
này rất phù hợp với quá trình thực hiện của nhà trường, bởi vì nhận thức đúng

thì mới thực hiện đúng. Trong một đơn vị trường học những người làm công tác
quản lý phải là người đầu tiên, tiên phong trong việc nhận thức đúng đắn, về tính
cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm
của giáo viên để từ đó xây dựng biện pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp, khoa học
có tác dụng làm chuyển biến nhận thức trong đội ngũ giáo viên.
Quản lý phải là người có trình độ chun mơn giỏi thực sự gương mẫu
trong mọi hoạt động, phải có phong cách làm việc khoa học,có phẩm chất đạo
đức trong sáng, chí cơng vơ tư.
Ln bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm, có năng
lực chuyên môn - nghiệp vụ tham gia vào lực lượng kiểm tra một cách tích cực.
Hiệu phó có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng giáo viên theo sở trường của từng
người để phát huy triệt để năng lực của giáo viên.
Thực hiện đánh giá nghiêm túc, công bằng, công khai, dân chủ. Kết quả
kiểm tra - đánh giá phải có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng
đội ngũ và có phương pháp sử dụng đội ngũ một cách có hiệu quả.
Hoạt động kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên phải được
thực hiện thường xuyên liên tục đúng kế hoạch đề ra và phương pháp kiểm tra
đúng, đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên. Mặc dù kinh nghiệm của bản thân chưa phải thật hoàn chỉnh nhưng
với cách làm, cách thực hiên như trên có thể khẳng định: Trong xu thế đổi mới
chung của giáo dục nước nhà, muốn quản lý hoạt động của nhà trường tốt hơn,
muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, muốn duy trì và
phát huy kỷ cương nề nếp của trường học phù hợp với nhu cầu phát triển của xã
hội.
17


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung

2. Đề xuất:
Qua q trình cơng tác tơi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao
chất lượng thực hiện việc kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên
của người quản lý như sau:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá.
Bồi dưỡng về kiến thức kiểm tra- đánh giá đặc biệt là hoạt động kiểm trađánh giá của người quản lý.
Xây dựng kế hoach kiểm tra- đánh giá chi tiết , cụ thể, khoa học.
Xây dựng, tổ chức lực lượng kiểm tra - đánh giá.
Xây dựng chuẩn kiểm tra - đánh giá.
Tăng cường thực hiện nội dung kiểm tra- đánh giá theo từng lĩnh vực.
Thế kỷ 21 được vận hành bằng những thành tựu khoa học công nghệ thông
tin hiện đại, sự thăng hoa của trí tuệ lồi người, giáo dục đang đưa con người lên
vị trí trung tâm của sự phát triển hồn thiện về trí tuệ vì vậy để đáp ứng được
u cầu đó thì giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng vấn đề kiểm tra - đánh giá
hoạt động sư phạm của giáo viên.
3. Kiến nghị.
* Đối với Sở giáo dục và Phòng giáo dục.
Muốn quy hoạch nguồn cán bộ quản lý trước hết phải cho đi đào tạo có
trình độ quản lý thì mới bổ nhiệm.
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng năng lực thanh kiểm tra cho đội ngũ cán bộ
cốt cán.
* Đối với nhà trường.
Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ;
trang bị đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học phục vụ cho cơng tác
chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ; Tạo điều kiện về thời gian cho sinh hoạt
chuyên mơn.
* Đối với giáo viên.
Tham gia học tập tích cực để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; Thường xuyên đúc

rút kinh nghiệm, viết thành sáng kiến phục vụ cho công tác giáng dạy; Thường
xuyên thăm lớp dự giờ, viết nhật ký giờ dạy để rút kinh nghiệm và nâng cao
năng lực sư phạm.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã rút ra trong thời gian cơng tác.
Trong q trình thực hiện chắc chắn cịn có nhiều khiếm khuyết rất mong được

18


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm trong những
năm tiếp theo tại đơn vị được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn./.
Điền Trung, ngày 25 tháng 03 năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi
viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Vinh

MỤC LỤC

19


Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên ở
trường Mầm non Điền Trung
NỘI DUNG

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của trường mầm non Điền
Trung, Bá Thứơc, Thanh Hố.
2.2. Thực trạng cơng tác kiểm tra - đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên tại trường Mầm non Điền Trung, Bá Thước.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Giải pháp 1: Một số định hướng cơ bản của việc đề xuất các biện
pháp kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
3.2. Giải pháp 2: Những biện pháp kiểm tra - đánh giá hoạt động sư
phạm của giáo viên.
3.3. Giải pháp 3: Tiến hành kiểm tra- đánh giá hoạt động sư phạm của
giáo viên.
3.4. Giải pháp 4: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.
3.5 .Giải pháp 5: Những công việc mà trường Mầm non Điền Trung đã
làm khi tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
IV. KIỂM NGHIỆM
C. KẾT LUẬN

Trang
01
02
02
04
04
05
07
07

08
10
12
12
14
16

20



×