Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của ban quản sinh nhà trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.41 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VAI TRÒ CỦA BAN QUẢN SINH
NHÀ TRƯỜNG THPT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong trường THTP đối với học sinh ngồi việc đến trường học kiến thức văn
hố thì học sinh còn phải chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường. Tuy nhiên,
bên cạnh những học sinh có ý thức thực hiện một cách nghiêm túc thì khơng ít những
học sinh lại chưa có ý thức tự giác thực hiện đúng các nội quy mà trường đặt ra. Vì
vậy, đối với các em phải thường xun có sự theo dõi, giám sát và kiểm tra của các
thầy cô giáo từ đó có các biện pháp giáo dục thích hợp đối với những học sinh hay vi
phạm nội quy của nhà trường, lực lượng này khơng ai khác đó chính là Ban quản
sinh. Xuất phát từ thực tế trên cùng với kinh nghiệm trong nhiều năm làm công tác
quản sinh, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến của bản thân trong công tác quản sinh
ở trường THPT nói chung và trường THPT Xuân Trường nói riêng để thấy rõ được
vai trò của Ban quản sinh trong các nhà trường THPT.
B. NỘI DUNG
I. VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG.
Một là, mặt thuận lợi.
Trường THPT Xuân Trường là trường chuẩn quốc gia cho nên vấn đề giáo dục
đạo đức học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, số học sinh của nhà trường
là 1708 em ở hầu hết các xã trong huyện, khơng có học sinh hệ dân lập, trường được
biên chế thành 39 lớp trung bình mỗi lớp có 45 học sinh, các em đều được tuyển
chọn rất chặt chẽ qua các kỳ thi tuyển sinh vào 10 của nhà trường. Vì vậy về cơ bản
các em đều ngoan, có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ học tập.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường dần được trẻ hố, có trình độ chun mơn,
nghiệp vụ cao, rất u nghề có tinh thần trách nhiệm cao với công việc giảng dạy.
Một số thầy cô đã và đang được cử đi học sau Đại học để nâng cao trình độ.
Trường được đầu tư rất nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Hiện nay trường
có 04 phịng máy tính đều được nối mạng nơị bộ để phục vụ cho công việc dạy và
học của thầy và trò nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được nâng




cấp với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà thi đấu thể thao, sân vận
động…
2. Hai là, mặt khó khăn
Nhà trường đang trong q trình hồn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
trường học để đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn. Mấy năm gần đây đầu vào của
trường rất thấp so với các trường trong huyện. Hơn nữa hiện nay trước cổng trường
có một số hàng, quán thường là nơi học sinh tụ tập, chơi bời, tiêu tiền của bố mẹ gây
khơng ít khó khăn cho nhà trường trong việc quản lý giáo dục học sinh. Một số em do
kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ các em phải đi làm ăn ở xa, các em ở nhà với
ông bà, người thân hoặc ở nhà một mình và có những em nhà cách xa trường phải lên
ở trọ để học khơng có người quản lý hay nghỉ học, chơi bời, nêu lổng rất dễ hư hỏng.
Phần lớn các em chưa có ý thức tự giác thực hiện nội quy, quy định của nhà trường,
và các quy định của lớp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt. Mặt khác hiện nay có rất
nhiều kênh thơng tin, các trị chơi game …bên cạnh những tác động tích cực cịn có
những tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến đạo đức học sinh.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục đích và phương thức hoạt động của ban quản sinh.
Ban quản sinh được thành lập theo quyết định của hiệu trưởng có mục đích
nhằm theo dõi, xử lý và duy trì việc thực hiện tốt nề nếp, nội quy, quy định nhà
trường của học sinh, giữ vững kỉ cương, đảm bảo an toàn trường học.
Trong năm học vừa qua, Ban quản sinh nhà trường có 6 người chủ yếu là các
thầy giáo trong chi đoàn giáo viên của nhà trường có nhiều điều kiện và thời gian
dành cho cơng việc. Trưởng ban quản sinh là Bí thư Đồn trường có trách nhiệm chỉ
đạo phân cơng cơng việc và là người chịu trách nhiệm chính trước BGH. Ban quản
sinh hoạt động theo lịch được phân công mỗi người trực một buổi và là người phụ
trách và chịu trách nhiệm chính trong buổi đó. Ngồi ra do u cầu của công việc:
như kiểm tra đột xuất, ổn định tổ chức trong các buổi lễ tập trung toàn trường… ) thì
có sự tham gia kết hợp của nhiều người.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản sinh
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của nhà trường, trưởng ban quản sinh đã xin ý
kiến BGH và thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường về nhiệm vụ và quyền hạn của
Ban quản sinh.
a.Nhiệm vụ


Ban quản sinh có nhiệm vụ thay mặt nhà trường hướng dẫn giúp đỡ giáo dục tất
cả học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường để giữ vững nề
nếp của nhà trường
Sáng thứ 2 hàng tuần BQS phải có mặt trước giờ sinh hoạt đầu tuần để kiểm
tra và ổn định tổ chức cho các lớp, đôn đốc các lớp làm công tác vệ sinh trong và
ngoài lớp, khẩn trương ra sân tập trung khi có trống báo. Trong suốt giờ sinh hoạt đầu
tuần các thành viên trong ban quản sinh phải có trách nhiệm phối hợp với các thầy cô
chủ nhiệm theo dõi, xử lý những học sinh không nghiêm túc trong hàng quân.
Trong ngày trực của mình, các thành viên phải có mặt tại trường, buổi sáng bắt
đầu từ 6h30 đến hết buổi học. Buổi chiều bắt đầu từ 13h30 đến hết buổi học .
Trong giờ nghỉ giữa các tiết học nếu là ngày trực của mình các thành viên phải
đi xung quanh trường để kiểm tra và xử lý những học sinh vi phạm.
Ban quản sinh phải ghi chính xác họ tên và lớp của những học sinh vi phạm
nội quy nhà trường để báo cáo với ban thi đua Đoàn trường .
Ban quản sinh đều có trách nhiệm kiểm tra và xử lý những vi phạm của học
sinh trong và ngoài nhà trường .
b.Quyền hạn
Ban quản sinh có quyền xử lý tất cả những học sinh vi phạm nội quy nhà
trường theo đúng quy định mà Ban giám hiệu nhà trường giao cho .
Ban quản sinh có quyền yêu cầu những học sinh vi phạm viết bản tường trình,
bản kiểm điểm để Ban quản sinh báo cáo với Ban giám hiệu .
Ban quản sinh có quyền đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường kỷ luật những
học sinh cố tình vi phạm nội quy nhà trường, những học sinh có hành vi chống đối và

vô lễ với Ban quản sinh.
Ban quản sinh có quyền kiểm tra đột xuất trật tự nội vụ của các đơn vị lớp
trong tồn trường (khơng báo trước) vào các buổi học trong tuần.
Ban quản sinh có quyền đề nghị ban lãnh đạo nhà trường cho phép ban quản
sinh thông báo lý lịch những học sinh cố tình vi phạm nội quy nhà trường và học sinh
vi phạm pháp luật trên bảng tin của Đồn trường.
III.NHỮNG CƠNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trường THPT Xuân Trường, trong những năm học vừa qua, căn cứ vào nhiệm
vụ và quyền hạn của mình ban quản sinh đã làm việc thực sự có hiệu qủa góp phần
quan trọng vào việc giáo dục đạo đức học sinh, duy trì tốt việc thực hiện nề nếp, nội
quy, quy định của nhà trường. Các thành viên trong ban quản sinh đều làm việc hết


mình có trách nhịêm trên tinh thần phịng chống và ngăn chặn tránh để các em vi
phạm nội quy nhà trường. Ban quản sinh đã phối hợp với ban thi đua Đoàn trường và
tổ chủ nhiệm để phát hiện xử lý những học sinh vi phạm, xếp loại hạnh kiểm của học
sinh và xếp loại thi đua giữa các tập thể lớp một cách chính xác. Những học sinh vi
phạm nội quy nhà trường đều phải đi lao động tập trung vào chiều thứ bảy hàng tuần
dưới sự quản lý chỉ đạo của Ban quản sinh và nếu vi phạm từ lần hai trở đi sẽ bị hạ
hạnh kiểm tương ứng với số lần vi phạm. Chính vì vậy mà số học sinh vi phạm nội
quy nhà trường ngày càng giảm, các em ngày càng có ý thức tự giác chấp hành tốt
các quy định của nhà trường tập trung vào công việc học tập. Đối với những học sinh
hay la cà ngoài quán chơi bời, một mặt ban quản sinh theo dõi để ngăn chặn các em
hay vào quán chơi mặt khác ban quản sinh đã báo cáo với ban giám hiệu đề nghị
cơng an địa phương có biện pháp xử lý hành chính với những hàng quán cố tình vi
phạm kinh doanh các trị chơi chưa có giấy phép làm ảnh hưởng đến thời gian học tập
của các em. Do đó về cơ bản tình hình học sinh hay la cà ngoài quán chơi bời đã
giảm hẳn. Về kết quả xếp loại hạnh kiểm trong năm học 2007 - 2008 khơng có học
sinh xếp loại Yếu.
Về một số bài học kinh nghịêm

Để duy trì tốt việc thực hiện nề nếp, nội quy quy định nhà trường của học sinh,
thì trước hết các thành viên trong ban quản sinh phải làm việc hết mình có trách
nhiệm xử lý thật nghiêm và dứt điểm đối với những học sinh vi phạm.
Phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các tổ chức trong nhà trường. Trong
đó giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh đóng vai trị chủ đạo. Ban
quản sinh chỉ là người đóng vai trò hỗ trợ cùng giáo viên chủ nhiệm để làm tốt cơng
tác giáo dục đạo đức học sinh. Ngồi ra cịn cần phải có sự chỉ đạo và vào cuộc của
ban giám hiệu cùng với tập thể sư phạm nhà trường.
Cùng với các tổ chức trong nhà trường thì cịn phải có sự phối hợp của gia đình
và xã hội. Đây là hai tổ chức hết sức quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức học
sinh. Bởi vì ngoài thời gian học ở trường ra phần lớn thời gian các em sống với gia
đình và ở ngồi xã hội, do đó hơn ai hết các em cần phải có sự quản lý, giáo dục của
bố mẹ và sự hỗ trợ giúp đỡ của chính quyền địa phương.
C. KẾT LUẬN
Đối với các trường THPT nói chung và trường THTP Xuân Trường nói riêng,
việc giáo dục đạo đức học sinh là cơng việc cần có sự kết hợp của nhiều tổ chức trong
nhà trường. Vai trò của Ban quản sinh chỉ đóng vai trị chủ đạo nhưng khơng thể thiếu


được trong các nhà trường. Vì vậy, Ban lãnh đạo trong các nhà trường cần có sự quan
tâm chỉ đạo để Ban quản sinh hoạt động thực sự có hiệu quả góp phần vào việc giáo
dục đạo đức học sinh.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi thay mặt cho Ban quản sinh của nhà
trường, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí để Ban quản
sinh chúng tơi hoạt động có hiệu quả hơn trong năm học này và những năm tiếp theo.
Người viết

Nguyễn Tiến Phương




×