Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

xac dinh tai san chung vo chong la quyen tac gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.03 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>A. LỜI NÓI ĐẦU</b>



<b>B. NỘI DUNG</b>



<b>I. MỘT SỐ CHỒNG LÀ QUYỀN TÁC GIẢ.VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN</b>
<b>ĐỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VỢ </b>


1. Nguyên tắc chung xác định tài sản chung vợ chồng.


2. Nguyên tắc xác định tài sản chung vợ chồng là quyền tác giả


<b>II. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ</b>
<b>QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.</b>


1. Trường hợp hai vợ chồng là đồng tác giả và quyền tài sản phát sinh
trong thời kỳ hôn nhân


2. Trường hợp tác giả là vợ hoặc chồng và tác phẩm được hình thành trong
thời kỳ hơn nhân và quyền tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân


3. Trường hợp tác giả là vợ hoặc chồng và tác phẩm được hình thành trong
thời kỳ hôn nhân và quyền tài sản phát sinh sau thời kỳ hôn nhân.


4. Trường hợp tác phẩm hình thành trước thời kỳ hơn nhân và quyền tài
sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân.


5. Trường hợp vợ chồng là chủ sở hữu quyền tác giả do được tặng cho,
thừa kế, mua bán tác phẩm.



<b>III. NHẬN XÉT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC XÁC </b>
<b>ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG LÀ QUYỀN TÁC GIẢ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. LỜI NÓI ĐẦU</b>



Vấn đề tài sản chung vợ chồng luôn là vấn đề tranh cãi phức tạp trong các
vụ việc về ly hôn cũng như chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Bởi lẽ, vợ chồng bên cạnh việc sở hữu tài sản chung thì mỗi người đều có quyền
sở hữu tài sản riêng. Do vậy, để xác định đâu là tài sản riêng và tài sản chung của
vợ chồng là một việc không dễ dàng, nhất là trong điều kiện hiện nay khi tài sản
của vợ chồng có được khơng chỉ là tiền lương, tiền thưởng mà cịn là những tài
sản có được khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các
giao dịch dân sự, thương mại, và thậm chí tài sản chung vợ chồng có thể là quyền
sở hữu trí tuệ. Chỉ khi xác định được tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng thì
mới xác định được quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng, qua đó mới bảo vệ
được lợi ích của vợ chồng, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể thứ ba. Có thể thấy thời gian gần đây, tranh chấp của vợ chồng về quyền
tài sản đối với tài sản trí tuệ đã trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi vì tính mới
và tính phức tạp của nó. Trong phạm vi bài viết này, tác giả mong muốn đưa ra
một vài quan điểm của cá nhân mình về vấn đề xác định tài sản chung vợ chồng
đối với tài sản là quyền tác giả đồng thời đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hệ thống
pháp luật về vấn đề tranh chấp về quyền tài sản giữa vợ và chồng đối với loại tài
sản này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN</b>
<b>CHUNG VỢ CHỒNG LÀ QUYỀN TÁC GIẢ.</b>


<b>1. Nguyên tắc chung xác định tài sản chung vợ chồng.</b>


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chế độ tài sản của vợ chồng


được xác định như sau:


- Theo Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 thì tài sản chung của vợ chồng là tài
sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động sản xuất, kinh doanh và những thu
nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc là được tặng cho
chung, thừa kế chung hoặc tài sản khác vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Như vậy về nguyên tắc tài sản chung vợ chồng là tài sản vợ chồng tạo ra được
trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp trong thời kỳ hơn nhân vợ chồng có thỏa
thuận chia tài sản chung theo Điều 29 thì tài sản chung của vợ chồng được xác
định là: những tài sản mà không chia, hoa lợi lợi tức phát sinh từ khối tài sản đó,
tài sản được tặng cho, thừa kế chung (theo Điều 8 Nghị định 70/2001).


- Theo Điều 32 Luật HN&GĐ Tài sản riêng của vợ chồng được xác định
theo hai trường hợp:


+ Trường hợp trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng không chia tài sản chung
thì tài sản riêng vợ chồng gồm tài sản riêng có được trước thời kỳ hơn nhân và
trong thời kỳ hôn nhân (tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng) mà không
nhập vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khối tài sản
này sẽ là tài sản chung của vợ chồng.


+ Trường hợp trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thỏa thuận chia tài sản
chung thì tài sản riêng vợ chồng gồm tài sản đã chia, hoa lợi lợi tức phát sinh từ
sản sản chia và thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng sau khi chia tài sản chung, trừ trường hợp
vợ chồng có thỏa thuận khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung;
đối với việc thực hiện hay chấm dứt những giao dịch liên quan tới tài sản chung
có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để


đầu tư, kinh doanh thì cần có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ chồng (Điều 28 Luật
HN&GĐ). Ngược lại, vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản riêng không phụ thuộc vào ý chí của bên cịn lại đối với tài sản thuộc sở hữu
riêng của mình trừ trường hợp tài sản riêng đã mang vào sử dụng với mục đích
chung của gia đình.


Tóm lại, về ngun tắc thì tài sản chung vợ chồng được xác định là tài sản
do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; tài sản riêng vợ chồng sáp nhập vào
tài sản chung; hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân từ khối tài sản
riêng khơng nhập vào tài sản chung khơng có thỏa thuận chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân và trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.


Có thể thấy vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được
quy định tương đối cụ thể trong Luật HNGĐ, tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi
đời sống chung giữa vợ chồng càng kéo dài thì các tài sản sẽ có xu hướng khơng
thể tránh khỏi là lẫn lộn với nhau, đặc biệt khi vợ chồng xác lập nhiều các giao
dịch liên quan đến tài sản. Do đó, khơng phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng
có thể xác định được theo các quy định về việc xác định tài sản chung (Điều 27)
và tài sản riêng (Điều 32). Trong bối cảnh đó, pháp luật đã đặt ra nguyên tắc suy
đoán tài sản chung tại khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ, nguyên tắc này hoàn toàn
phù hợp và có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc
giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy
nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ
dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đốn, khơng có ý nghĩa khẳng định chắc chắn
tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: Quyền tác giả đối với tác
phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân là quyền gắn
liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác nên đương nhiên những
quyền tác giả là quyền nhân thân chỉ thuộc về tác giả (trừ trường hợp pháp luật có


quy định khác). Khác với quyền nhân thân trong quyền tác giả, theo quy định tại
Điều 163 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì quyền tài sản là một loại tài sản nên có
thể chuyển giao cho người khác thông qua các hợp đồng dân sự như mua bán,
tặng cho, thừa kế…. do đó có thể phát sinh những tranh chấp về quyền sở hữu
đối với tài sản này. Dẫn đến việc tranh chấp quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng
là quyền tác giả chỉ đặt ra đối với quyền về tài sản của tác giả đối với tác phẩm
mà thôi.


Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng quy định những chủ sở hữu của quyền
tác giả bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác
giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, người thừa kế, Nhà nước. Do bài viết này
chỉ đề cập tới quyền tác giả với tư cách là tài sản trong quan hệ vợ chồng, nên
không đề cập tới chủ thể là Nhà nước. Đối với chủ sở hữu quyền tác giả là cá
nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả thì có thể tùy
thuộc vào nguồn gốc số tiền dùng để giao kết với tác giả mà xác định tác phẩm là
tài sản chung hay riêng của vợ chồng, từ đó áp dụng những quy định tương ứng
của pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng. Bên cạnh đó,
pháp luật về thừa kế với quyền tác giả cũng đã được quy định khá rõ ràng nếu
quyền tài sản của quyền tác giả được thừa kế chung thì đó là tài sản chung vợ
chồng, nếu được thừa kế riêng thì là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng. Do
đó, bài viết này chỉ tập chung đề cập tới chủ sở hữu tài sản là tác giả hoặc đồng
tác giả (gọi chung là tác giả) là vợ chồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

này mâu thuẫn với quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Cụ thể:
Điều 27, Luật Hơn nhân gia đình quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài
sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà
vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác
mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung… Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở
hữu chung hợp nhất”. “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ


chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng
nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”. Theo quy định này, có thể hiểu
quyền tác giả nếu được hình thành trong thời kỳ hơn nhân thì sẽ là tài sản chung
của vợ chồng, nếu đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên cả hai vợ chồng.


Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của sản phẩm trí tuệ, có ý kiến khác cho
rằng vợ hoặc chồng là người trực tiếp sáng tạo, đầu tư thời gian, cơng sức của
mình để sáng tạo ra các tác phẩm nên phải được công nhận chủ sở hữu duy nhất.
Nếu coi quyền sở hữu trí tuệ là tài sản chung của vợ chồng thì cũng phải xác định
thời điểm phát sinh quyền này. Bởi vì sáng tạo là một quá trình lâu dài và nghệ
thuật khơng phải là bất biến, nên phát sinh những trường hợp như: tác phẩm được
định hình trong thời kỳ hơn nhân nhưng sau khi ly hơn mới hồn thành; tác phẩm
được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới phát sinh
quyền tài sản… Nếu phát sinh tranh chấp trong trường hợp như vậy thì giải quyết
như thế nào? Vấn đề này pháp luật chưa có quy định cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sản hay nói cách khác là thời điểm hình thành tài sản này với “thời kỳ hơn nhân”
như thế nào. Từ đó có thể đưa ra nguyên tắc xác định tài sản chung vợ chồng là
quyền tác giả như sau: các tác phẩm hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn
nhân và quyền tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ
chồng.


<b>II. XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN</b>
<b>LÀ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.</b>


Có thể nhận thấy rằng tài sản chung vợ chồng là quyền tác giả chỉ được
xác định là quyền tài sản trong quyền tác giả. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải
xác định thời điểm hình thành tác phẩm và thời điểm phát sinh quyền tác giả có
mối liên hệ như thế nào với thời kỳ hơn nhân. Dễ dàng nhận thấy nếu tác phẩm
hình thành trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân và quyền tài sản cũng được phát sinh


trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân thì quyền tài sản đó đương nhiên được xác định
là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng là tác giả của tác phẩm. Vậy việc xác
định quyền tác giả là có phải là tài sản chung vợ chồng hay khơng chỉ có thể đặt
ra trong các trường hợp sau:


<b>1. Trường hợp hai vợ chồng là đồng tác giả và quyền tài sản phát sinh</b>
<b>trong thời kỳ hôn nhân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

được hình thành trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, chế độ tài sản
chung vợ chồng chỉ đặt ra khi có hơn nhân nên tác giả chỉ xét với trường hợp
quyền tài sản trong quyền tác giả hình thành trong thời kỳ hơn nhân mà thôi. Do
xác định vợ chồng là đồng sở hữu quyền tác giả nên vợ chồng có quyền ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt loại tài sản này, đồng thời tài sản
này cũng được có thể được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ tài sản chung của vợ
chồng trong giao dịch dân sự với người thứ ba.


Như vậy, mặc dù Luật HN&GĐ 2000 khơng có quy định nào về tài sản
chung vợ chồng là quyền tác giả nhưng căn cứ theo các quy định của Luật SHTT
thì quyền tác giả cũng là một loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Tuy
nhiên, do việc không có quy định cụ thể về vấn đề này nên trong thực tế khi việc
giải quyết tranh chấp giữa vợ chồng về xác định quyền sở hữu đối với tài sản là
quyền tác giả gặp nhiều khó khăn. Với tư cách là luật chính điều chỉnh các quan
hệ hơn nhân gia đình Luật HN&GĐ cần bổ sung quy định về vấn đề này để hoàn
thiện hơn.


<b>2. Trường hợp tác giả là vợ hoặc chồng và tác phẩm được hình thành</b>
<b>trong thời kỳ hôn nhân và quyền tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

như thế nào? Là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng là tác giả hay là tài sản
chung của vợ chồng? Luật HN&GĐ 2000 khơng có quy định nào quy định về nội


dung này. Cá nhân tác giả cho rằng căn cứ theo Điều 27 Luật HN&GĐ 2000:
“Tài sản chung của vợ chồng sẽ là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao
động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong
thời kỳ hơn nhân…” có thể xác định quyền tài sản trong quyền tác giả này là tài
sản chung vợ chồng. Bởi lẽ, thứ nhất tác phẩm được hình thành trong thời kỳ hôn
nhân đồng thời quyền tài sản cũng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nên phải
được coi là thu nhập hợp pháp của một bên vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn
nhân. Thứ hai, mặc dù tác phẩm là sự sáng tạo cá nhân của tác giả, là sản phẩm
trí tuệ của cá nhân tác giả là vợ hoặc chồng nhưng do họ đang ràng buộc trong
mối quan hệ hơn nhân gia đình nên xét trên khía cạnh nào đó thì có thể thấy dù ít
hay nhiều họ cũng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên còn lại trong mối quan
hệ này cho quá trình hình thành tác phẩm. Với ý nghĩa đó thì việc xác định quyền
tài sản trong quyền tác giả trong trường hợp này là tài sản chung vợ chồng là phù
hợp với thực tiễn cũng như lý luận.


<b>3. Trường hợp tác giả là vợ hoặc chồng và tác phẩm được hình thành</b>
<b>trong thời kỳ hơn nhân và quyền tài sản phát sinh sau thời kỳ hôn nhân.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

chung. Mà trường hợp này quyền tài sản phát sinh sau thời kỳ hơn nhân tức là tài
sản khơng hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định tại Điều 27 nó
khơng phải tài sản chung của vợ chồng mà là tài sản riêng của một bên vợ hoặc
chồng là tác giả của tác phẩm. Cá nhân tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì
nhận thấy những giải thích cho quan điểm đó khá hợp lý, bảo vệ được lợi ích
chính đáng của các bên trong quan hệ này đặc biệt là của tác giả sáng tạo nên tác
phẩm. Tuy nhiên, để tạo nên sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật Luật HN&GĐ cần có quy định khi nhận cụ thể, tránh nhiều cách hiểu
khác nhau nên nhiều cách giải quyết khác nhau khi có tranh chấp xảy ra.


<b>4. Trường hợp tác phẩm hình thành trước thời kỳ hơn nhân và quyền</b>
<b>tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân</b>.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”. Như vậy, quyền tài
sản của quyền tác giả phát sinh trong thời kỳ hôn nhân không thể là tài sản riêng
của vợ chồng mà phải là tài sản chung theo quy định tại điều 27 của Luật này.


Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không căn
cứ vào việc được đăng ký hay chưa. Việc đăng ký quyền tác giả không phải chỉ là
đăng ký quyền tài sản mà còn là xác nhận về quyền nhân thân của họ, nên việc
người vợ hoặc chồng khơng được ghi tên đăng ký vẫn có thể chấp nhận được.
Như vậy cũng sẽ thuận lợi cho tác giả thực hiện quyền của mình nếu có sự kiện
chấm dứt hơn nhân sau này. Ngồi ra, đây là tài sản chung vợ chồng, về nguyên
tắc khi chia tài sản thì phải chia đơi, nhưng có tính đến cơng sức đóng góp của
mỗi bên. Sản phẩm trí tuệ mang tính sáng tạo cá nhân, nên trong trường hợp chia
thì tác giả phải được hưởng lợi thế hơn là hợp lý.


<b>5. Trường hợp vợ chồng là chủ sở hữu quyền tác giả do được tặng cho,</b>
<b>thừa kế, mua bán tác phẩm</b>.


Để xác định quyền tác giả hay cụ thể là quyền tài sản của quyền tác giả
trong trường hợp này là tài sản chung hay tài sản riêng vợ chồng cần căn cứ vào
việc tác phẩm được tặng cho, thừa kế chung hay riêng; nguồn gốc số tiền mua tác
phẩm là tài sản chung hay riêng của vợ chồng thì mới có thể xác định được.


Pháp luật Dân sự cũng như pháp luật HN&GĐ đã quy định về nội dung
này khá cụ thể. Nếu tác phẩm được tặng cho riêng, thừa kế riêng hay được mua
từ tài sản riêng của một bên vợ chồng thì quyền tác giả được xác định là tài sản
riêng của vợ hoặc chồng. Ngược lại, nếu tác phẩm được tặng cho chung, thừa kế
chung hoặc được mua từ tài sản chung vợ chồng thì quyền tác giả được xác định
là tài sản chung vợ chồng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Trên cơ sở những nội dung đã phân tích trên về vấn đề xác định tài sản
chung vợ chồng là quyền tác giả, tác giả nhận thấy pháp luật hơn nhân gia đình
hiện nay khơng có các quy định cụ thể điều chỉnh và giải quyết những tranh chấp
có thể phát sinh về vấn đề này dẫn đến một số hạn chế, cụ thể:


<i><b>Thứ nhất</b></i>, Luật HN&GĐ cần đưa ra quy định riêng về tài sản chung vợ
chồng là quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng, đồng thời đưa
ra nguyên tắc xác định tài sản chung, riêng vợ chồng cho loại tài sản đặc biệt này.
Có như vậy việc áp dụng pháp luật và giải quyết các tranh chấp phát sinh mới
thống nhất và hiệu quả. Nhất là trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, khi các
sản phẩm trí tuệ do vợ chồng tạo ra hoặc thuộc sở hữu của vợ chồng ngày càng
nhiều và đa dạng thì pháp luật HN&GĐ với tư cách là ngành luật chính điều
chỉnh các quan hệ hơn nhân gia đình có những quy định mang tính tổng quát điều
chỉnh nội dung này là phù hợp nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nhân” có thể được hiểu là thời điểm tác phẩm phát sinh giá trị thực tế là trong
thời kỳ hơn nhân, hay nói đơn giản là thời điểm tác phẩm có giá trị vật chất cụ
thể bằng một khoản tiền nhất định thuộc thời kỳ hôn nhân.


<i><b>Thứ ba</b></i>, Luật Hơn nhân gia đình quy định: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa
vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Như vậy,
quyền tác giả là tài sản chung thì việc định đoạt phải do cả hai bên vợ chồng
quyết định. Vậy bên cạnh việc xác định quyền tác giả là tài sản chung hay riêng
của vợ chồng pháp luật cần quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó, đồng thời quy định quyền
của bên thứ ba khi vợ chồng mang tài sản này vào giao dịch trên thực tế. Tuy
nhiên, cá nhân tơi cho rằng, tài sản trí tuệ là loại tài sản đặc biệt, mang nhiều ý
nghĩa về mặt tinh thần, nên trong trường hợp tác giả muốn định đoạt tài sản
khơng mang tính thương mại, mà mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm thì bên vợ


chồng phải tơn trọng quyết định đó.


<b>C. KẾT LUẬN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>

<!--links-->

×