Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 16 trang )

UBND QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN BÌNH 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Ảnh
Chức vụ

: Giáo viên

Chuyên môn

: Cử nhân Giáo dục Tiểu học
    


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lý do chọn đề tài:
•Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh mẽ
theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống.
•Học sinh là đối tượng thường được nhắm đến đầu tiên trong việc giáo dục kỹ năng
sống, bởi trên thực tế cho thấy hiện nay kỹ năng sống của các em học sinh đang là vấn đề
rất đáng quan tâm vì trong những năm gần đây, nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số
cao thì khả năng tự chủ, kỹ năng giao tiếp lại rất kém,...
•Đó là vì các em thiếu kỹ năng sống. Chính vì thiếu kỹ năng sống, nhiều em khơng
biết giải quyết vấn đề hay giải quyết một cách tiêu cực dẫn đến các sự việc đáng tiếc. Từ
đó, ta có thể nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết, nhất là đối với học sinh Tiểu học.
•Từ những nhận thức nêu trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng


sống cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động trải nghiệm”.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ưu điểm:
•Một số hoạt động giáo dục đã được đa số các trường chú ý thực hiện trong
khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
•Giáo dục từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã
thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh.
•Hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống đã bước đầu thực hiện trong một
số môn học, thông qua hoạt động ngoại khóa và các hoạt động trải nghiệm với nội
dung khá đa dạn.
• Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đã
bước đầu làm quen với thuật ngữ “ kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết có
khác nhau.
•Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho
cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông;
hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các địa chỉ qua một số môn học và
hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hạn chế
•Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối 2 nói riêng hiện nay kỹ năng
sống của các em còn rất nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục chúng ta thường
mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người
cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một
vấn đề khó với các em. Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy,
đánh nhau vẫn xảy ra. Trong đó các kỹ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn

đạt trước đám đông được các thầy cơ giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng
chưa thể hiện được nhiều. Học sinh ngày càng thực dụng, ích kỉ và lười hoạt động
hơn.
•Một số giáo viên chủ nhiệm chưa chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh
đặc biệt là học sinh lớp 2 với các hoạt động trải nghiệm, chỉ tổ chức đơn giản, qua
loa với các hoạt động đơn giản.
•Cơng tác giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm đôi lúc
chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và
thực hiện công tác giáo dục một cách khác nhau. Nhiều giáo viên xem nhẹ việc
rèn kỹ năng sống cho học sinh.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nguyên nhân
•Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho
rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
•Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà qn hướng
cho con em mình làm tốt hoạt động đồn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử
trong gia đình.
•Một số phụ huynh giao tiếp trong gia đình cịn nhiều hạn chế, xưng hô chưa
chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hơ thiếu thiện cảm.
•Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt
động trải nghiệm cho học sinh" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em
say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp,
tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân.


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: Chương trình "Chung tay bảo

vệ môi trường"


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 2:  Xây dựng các kỹ năng nền cho học sinh.

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép…


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 3: Hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu
về Hoạt động trải nghiệm.
Ở lớp 2: Các em sẽ được trải nghiệm qua các chủ đề giữa các tháng:
•Tháng 9: An- bum tuổi lên 7 của tơi.
•Tháng 10: Em và những người bạn.
•Tháng 11: Đơi bàn tay khéo léo.
•Tháng 12: Sắp xếp và trang trí góc học tập của em.
•Tháng 1: Cảnh đẹp nơi em sống.
•Tháng 2: Trị chơi dân gian.
•Tháng 3: Gia đình của em.
•Tháng 4: Cơng việc của bố mẹ em.
•Tháng 5: Tơi đáng khen.


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 4: Tổ chức và duy trì tốt hoạt động
của tập thể lớp

• Giáo viên cần mạnh dạn giao việc cho lớp trưởng, lớp phó và
các nhóm trưởng thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì

tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; khuyến khích
các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt
động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, tránh làm
thay, làm hộ học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trị là người tư
vấn giúp đỡ. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả
năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần
thiết. Từ đó có thêm các kỹ năng cần thiết để tổ chức Hoạt
động trải nghiệm hiệu quả.


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 5: Tổ chức phong phú các hình thức,
phương pháp dạy học trên lớp.

• Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng và mang tính
tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều mơn học, nhiều lĩnh
vực học tập và giáo dục. Vì thế khi dạy học trên lớp, giáo
viên cần tổ chức bằng nhiều hình thức, phương pháp dạy học
khác nhau: cá nhân, nhóm, trị chơi, đố vui, ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, các kĩ thuật dạy học tích cực.


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 6: Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá
trình của Hoạt động trải nghiệm.

Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ các em thực hiện đầy đủ
các bước cơ bản sau:
•Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
•Bước 2. Xây dựng kế hoạch;

•Bước 3. Cơng tác chuẩn bị thực hiện;
•Bước 4. Tổ chức thực hiện;
•Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.


PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 7: Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp


PHẦN IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Kết quả học sinh lớp tôi:
100% học sinh đều được giáo viên tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy
tính tị mị, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 100%
học sinh được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường phổ thơng hiệu
quả ngày càng cao.
87% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự
lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các
hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh; ngồi ra có 75% học
sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự
tin thơng qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục, và các môn học khác.
100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp;
chung sống hòa bình, và tuyệt đối khơng xảy ra bạo hành trẻ em ở trường
cũng như ở gia đình.


PHẦN IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc ni dưỡng tốt, được bảo vệ sức
khỏe, được bảo đảm an tồn, phịng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu
đồ phát triển.
78% trẻ ln có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập

cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp , sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra
đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh đạt khá và tốt:
Mạnh dạn tự tin: 85 %; kỹ năng hợp tác: 90%; kỹ năng giao tiếp 91%; tự
lập, tự phục vụ: 95 %; lễ phép: 100%; kỹ năng vệ sinh: 97 %; kỹ năng thích
khám phá học hỏi : 82 %; kỹ năng tự kiểm soát bản thân: 93 %
Học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chun cần đạt từ 99% trở lên và ít
gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết
thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến


KẾT LUẬN
- Qua kết quả trên ta thấy được việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo
dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ
các mặt “đức, trí, thể, mĩ” để học sinh được phát triển
tồn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
- Kinh nghiệm này được áp dụng có hiệu quả đối với mọi
đối tượng học sinh trong khối 2 nói riêng và tồn trường
nói chung.




×