Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 29 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích
cực, cá thể người học.
Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua quan
sát tranh, hình ảnh.
Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm
hiểu, khai thác nội dung bài học
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị

Trang
1
1
1
2
2
2
2


2
4
4
7
16
19
20
20
20

0


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục tiểu học đã và đang được
đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách
tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và
học để chung sống. Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình
thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân
cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt
đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu
con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50%
còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống.
Bởi vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết
của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và
tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức
của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm
cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy môn khoa học lớp 4 giúp học sinh tìm
hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tự
nhiên, con người với thế giới tự nhiên, chú trong đến việc hình thành các kĩ năng
quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc… đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để
xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan
trong trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học
giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị; giao tiếp,
ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư
duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra
quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả.
Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những
giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm
tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và
chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả
đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua tiết khoa học ’’.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu thực trạng chung để đưa ra giải pháp dạy học phân môn
khoa học nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh.
- Giúp giáo viên có kĩ năng trong khi dạy các bài khoa học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- GV, học sinh lớp 4 ở Trường Tiểu học Nga Trường.
- Phương pháp dạy - học nội dung ở các bài khoa học lớp 4.
- Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu liên quan đến tâm lý lứa tuổi

học sinh và giáo giục kĩ năng sống cho học sinh.
1


- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu kết quả học tập của học
sinh, trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn sai sót khi dạy học phân môn
Khoa học.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Rút ra kinh nghiệm từ thực tế của
bản thân và học sinh thông qua cách dạy và cách học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông
qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề,
câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tư
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng
phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận
và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ
năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc
rèn luyện của con người trong môn khoa học. Rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình
huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội;
Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân,
phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh
tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô

cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau
này.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1.Thực trạng
Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4 và được
cùng với đồng nghiệp trao đổi học tập lẫn nhau thông qua dự thao giảng ở hội
thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cụm. Tôi thấy các tiết dạy còn bộc lộ nhiều tồn
tại:
1.1.Hạn chế của giáo viên:
- Phần lớn giáo viên chưa quen dạy kỹ năng sống cho học sinh.
- Có một số tiết học giáo viên có giáo dục kĩ năng sống cho các em
nhưng chỉ mang tính chất hình thức.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc giáo dục cho các em các kĩ
năng giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể, chưa giúp học
sinh biết xử lí những trường hợp có liên quan đến sức khỏe bản thân.
- Một số giáo viên khác trong giờ học lại chú trọng đến việc tìm hiểu nội
dung bài nhưng không cho các em liên hệ với bản thân để hình thành và phát
2


triển các kĩ năng sống cho các em. Sau bài học các em có cách hiểu rất mơ màng
vì vậy giờ dạy chưa đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.
1.2.Hạn chế của học sinh:
- Chưa được giáo dục, trang bị đầy đủ các kĩ năng sống nên chưa tự tin
trong hoạt động nhóm…
- Trình độ học sinh không đồng đều.
- Trong các tiết học không được hướng dẫn quan sát hình ảnh để liên hệ
tạo điểm nhấn, trong quá trình khai thác nội dung bài học sinh chỉ được hỏi đáp
một cách hình thức.

2.Kết quả của thực trạng:
Năm học 2018 - 2019 được nhà trường phân công dạy lớp 4A. Vào đầu
năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kĩ năng sống của học sinh ở tiết khoa
học đầu năm. Cụ thể kết quả như sau:

Năm học
2018-2019

Kỹ năng
giao tiếp
và hợp tác

Số Kỹ năng tự
học nhận thức
sinh
SL %
SL
24

5

20,8

4

%
16,6

Kỹ năng tư
duy bình

luận

Kỹ năng ra
quyết định
& GQ vấn
đề

SL

SL

6

%
25

3

%
12,5

Kỹ năng
làm chủ
bản thân

SL
6

%
25


Với kết quả thu được như trên tôi thấy kĩ năng sống của học sinh lớp tôi
vào đầu năm học còn rất thấp, khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao
tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí
có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm
sai.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Từ kết quả khảo sát trên và qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn khoa học còn hạn chế
là do những nguyên nhân sau:
Một là: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa theo hướng tích
cực cá thể hóa đối tượng.
Hai là: Giáo viên chưa khai thác tối đa kênh hình trong sách giáo khoa để
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ba là: Giáo viên chưa thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học.
Từ các nguyên nhân trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau để giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn
khoa học cho học sinh lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá
thể người học.

3


Để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá
thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bước
như sau:

1.1. Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp:
- Chuẩn bị của giáo viên:
Trước hết muốn giáo dục kĩ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải có
những kĩ năng sống đó. Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản thân
mình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều thể
hiện làm chủ được bản thân. Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu thể
hiện sự thân thiện với mọi người. Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu, chọn
lọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai thác dẫn
dắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và phát triển
những kĩ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động đó. Thầy
phải chú ý đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả các đối
tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém.
+ Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mục
tiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi.
+ Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
+ Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để
học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
+ Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học: Đó là học sinh tự rút ra nội dung
bài học thông qua việc khai thác hình ảnh.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà học
sinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học. Đồng thời có những thắc
mắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo.
1.2. Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng cá thể người
học:
Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kĩ năng tự nhận thức về bản
thân, tự nhiên xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tình
huống cụ thể có liên quan đến sức khỏe bản thân. Biết tư duy phân tích và bình
luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên, từ đó biết ra quyết định

phù hợp giải quyết có hiệu quả. Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học.
Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học
sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể, để định hướng rõ yêu cầu tự
nhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào; bao
nhiêu thời gian), giới hạn thời gian để tăng khả năng động não. Cách thực hiện
biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh
và tăng dần khả năng tự nhận thức.
Ví dụ 1: Bài 14: “Phòng một số bện lây qua đường tiêu hóa”.
Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
giao tiếp hiệu quả.
4


Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu
hóa. Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời.
- GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa
theo hiểu biết và vốn sống của học sinh.
- Giáo viên chốt: Các bệnh như tiêu chảy, tả, lị,…là các bệnh lây qua
đường tiêu hóa, có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng
cách.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua
đường tiêu hóa.
- Để thực hiện được yêu cầu trên tôi tổ chức cho học sinh học thảo luận
nhóm 2 để trả lời câu hỏi:
- Quan sát tranh 1, 2 SGK nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua
đường tiêu hóa?
- Học sinh được tự quan sát, suy nghĩ, thảo luận với bạn để phát hiện ra

kiến thức mới sau đó trả lời trước lớp.
- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua
đường tiêu hóa: uống nước lã, ăn thức ăn ôi thiu, các loại thực phẩm có hóa chất
không an toàn.
- Tôi tổ chức cho học sinh tự quan sát tranh 3,4,5,6 SGK trong thời gian 3
phút. Một bạn hỏi một bạn khác trả lời: Nêu cách đề phòng các bệnh lây qua
đường tiêu hóa?
- Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình.
Một số nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cần: Giữ vệ sinh ăn
uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường.
- Cho học sinh nêu lại nội dung bài học trong sgk.
- Từ cách làm trên tôi giáo dục kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp cho
học sinh:
- Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lây
qua
đường tiêu hóa như:
+ Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người
xung quanh cùng thực hiện
+ Ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Không nên ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như vỉa hè.
+ Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu, thực phẩm có hóa chất không an toàn.

5


- Các em được tự nêu những việc làm của mình trong sinh hoạt hằng ngày

để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. Đó là các em đang được làm chủ bản
thân. Các em đang vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống của chính mình.
- Học sinh được làm việc cá thể hoá bằng việc tự động não để tìm ra câu
trả lời. Các em cảm thấy tự tin, khi mình tự tìm được thông tin phục vụ cho nội
dung bài học. Đó là cơ hội để các em được rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân
mình.
Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bản
thân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnh
hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng
xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết
vấn đề kịp thời, hợp lý.
2. Giải pháp 2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua quan sát
tranh, hình ảnh minh hoạ:
Đối với học sinh tiểu học các em rất thích khám phá thế giới tri thức, thích
tìm tòi những cái mới lạ mà đặc biệt là được xem tranh ảnh. Vì vậy không chỉ
học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 4 khi được học tiết học mà cô giáo
dạy có trình chiếu hình ảnh trên màn hình lớn học sinh rất say mê, hứng thú học
bài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với hình
ảnh. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho
các em thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh. Để thực hiện tốt được hoạt
động này tôi đã thực hiện các bước như sau:
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên:
Sưu tầm tranh ảnh gắn với nội dung bài học, soạn tranh, ảnh trên máy tính
để trình chiếu.
- Chuẩn bị của học sinh:
Xem bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh có nội dung gắn với nội dung bài
học.
Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm sự giúp đỡ của học sinh. Tôi đã
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số tranh ảnh trong bài học

như sau:
Ví dụ 1: Dạy bài 40: Bảo vệ bầu không khí trong sạch
Đối với bài này cần chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh ảnh như sách giáo khoa, tranh cổ động bảo vệ bầu
không khí trong sạch. Thông tin về việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Học sinh: sách giáo khoa, giấy vẽ A4, màu, chì…
Những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng lựa chọn giải
pháp bảo vệ môi trường không khí. Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về
việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
* Cách tiến hành:
Hoạt động1:Tìm hiểu việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí
trong sạch.
6


- Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (Thời gian 3 phút).
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh sgk tìm những việc nên làm và không
nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Tôi trình chiếu bằng hình ảnh: Những việc nên làm để bảo vệ bầu không
khí trong sạch đó là tôi kết hợp chỉ vào các hình ảnh:

HS tham gia dọn vệ sinh đường làng

Sử dụng bếp cải tiến

Bỏ rác đúng nơi quy định

Sử dụng nhà vệ sinh tự hoại


7


Thu gom rác thải

Trồng cây xanh

* Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch

Chặt phá rừng

Xả rác ra môi trường

8


Sử dụng bếp than tổ ong
Qua những hình ảnh và những việc làm rất cụ thể trong hình vẽ giúp cho
các em rút ra nội dung chính của bài:
“Chúng ta có thể sử dụng một số cách chống ô nhiễm không khí như: Thu
gom và xử lí phân, rác hợp lí, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và
của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh…”
Từ đó các em khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời giáo dục cho các
em những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Qua đó tôi giáo dục kĩ năng lựa chọn những việc nên làm đồng thời tuyên truyền
cho mọi người cùng làm theo để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Tôi hỏi thêm một số câu hỏi nhằm giáo dục kĩ năng sống cho các em:
- Gia đình, nhân dân ở địa phương em đã làm gì để góp phần bảo vệ bầu
không khí trong sạch?
- Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.

Tôi thấy tất cả học sinh đã được khắc sâu bởi hình ảnh trên nên các em trả
lời những việc làm rất cụ thể: Dọn vệ sinh, trồng nhiều cây xanh, sử dụng nhà vệ
sinh tự hoại, bỏ rác thải đúng nơi quy định…. Kể cả những học sinh có lực học
yếu, học sinh ít phát biểu trong lớp các em cũng tham gia tích cực.
Hoạt động2: Tìm hiểu việc làm bảo vệ môi trường
Tôi tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Để giúp các em thực hiện tốt được yêu cầu, trước tiên tôi yêu cầu các em kể
những việc làm bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Cho các em xem một số tranh cổ động để các em tham khảo

Các em được xem hình ảnh trên tranh, các em có thêm ý tưởng để lựa
chọn vẽ, được trình bày ý tưởng trên tranh để tuyên truyền về việc bảo vệ bầu
không khí trong sạch. Sau tiết học có rất nhiều em đã vẽ được những bức tranh
mang nội dung là những việc làm cụ thể của các em góp phần
bảo vệ bầu không khí trong sạch. Cụ thể như sau:
9


Mai Thanh Bình

Nguyễn Trường Sơn

Lê Minh Anh

Mai Hoàng Ngân

Tuy tranh của các em chưa được đẹp, nhưng các em đã có ý tưởng sáng tạo
để tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Sử dụng tranh ảnh vào dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn
tạo cho các em tính chủ động, tích cực, thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo,

tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện hứng khởi của lớp của trường. Trong
giờ học tôi đã tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn,

10


trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp
phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
Ví dụ 2: Dạy bài: “Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh?”
Những kĩ năng sống cần giáo dục: Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một
số dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có
những dấu hiệu bị bệnh.
Tôi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài học bằng hai hoạt động:
Hoạt động1: Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
Để thực hiện yêu cầu này tôi cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu học
sinh trả lời:
- Hình nào thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám
bệnh?
- Học sinh được quan sát và trả lời được :
- Những hình ảnh thể hiện Hùng lúc đang khỏe: hình 2,4,9. Lúc Hùng bị
bệnh: Hình 3,7,8. Hùng lúc được khám bệnh: hình 1,5,6.
Để các em nắm được cả nguyên nhân và những biểu hiện của cơ thể khi bị
bệnh tôi tiếp tục yêu cầu các em thảo luận nhóm 4 (thời gian 5 phút).
- Giao nhiệm vụ cho nhóm: Sắp xếp các hình có liên quan thành ba câu
chuyện (mỗi câu chuyện 3 hình), sau đó kể lại nội dung cho các bạn trong nhóm
cùng nghe.
- Đại diện nhóm kể lại câu chuyện trước lớp, mỗi nhóm chỉ trình bày một
câu chuyện để nhiều nhóm được tham gia kể theo tranh.
Câu chuyện thứ nhất:
Ví dụ: Một hôm, Hùng ăn mía tự dùng răng bóc vỏ và ăn. Tối đến Hùng

cảm thấy đau nhức răng, sưng lợi, sưng má rất khó chịu. Hùng đau quá không
chịu nổi, bạn đã đến khám bác sĩ. Bác sĩ cho biết Hùng đã bị đau răng.

11


Câu chuyện thứ hai:
Ví dụ: Một hôm, trời nắng to Hùng đi bơi. Vì ngâm mình dưới nước lâu
qua, tối về Hùng thấy đầu đau, sốt cao, ho...trong người mệt mỏi. Hùng được
đưa đến phòng khám bệnh, bác sĩ cho biết Hùng đã bị viêm phổi.

Câu chuyện thứ ba:

12


Ví dụ: Hùng có thói quen vừa chơi ngoài đất vừa ăn. Một hôm khi ăn
xong Hùng thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần người bủn rủn.
Đến khám bác sĩ cho biết Hùng bị ngộ độc thức ăn do ăn uống không vệ sinh.
- Tôi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng các câu hỏi liên hệ:
+ Em đã từng bị mắc bệnh giống bạn Hùng chưa ?
+ Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?
Kết hợp có tranh ảnh tôi chốt: Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái, dễ
chịu, khi bị bệnh có thể có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt
mỏi hoặc đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao…
Qua hoạt động 1 tôi đã giáo dục kĩ năng tự nhận thức để các em nhận biết
một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.
Hoạt động 2: Thông báo cho người lớn khi trong người cảm thấy khó
chịu, không bình thường.
Để học sinh biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy

khó chịu, không bình thường. Tôi tổ chức cho học sinh giải quyết một số tình
huống sau:
Tình huống: Hồng bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là
Hồng em sẽ làm gì?
- Học sinh giải quyết tình huống
- Tôi chốt lại ý kiến của các em rồi giao nhiệm vụ:
- Quan sát hình sau, nêu tình huống theo nội dung hình.

13


- Học sinh tự nêu tình huống: (ví dụ: bạn Tuấn đi học về thấy trong người
mệt mỏi, khó chịu. Tuấn đã thông báo cho mẹ biết. Mẹ với em đang vào chăm
sóc cho Tuấn.)
- Tôi tổ chức cho học sinh tự đặt ra tình huống theo nội dung tranh rồi
sắm vai trong nhóm 4. (Thời gian 3 phút)
- Các nhóm lên sắm vai (2 nhóm)
- Để chốt lại nội dung các nhóm sắm vai tôi đặt các câu hỏi:
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải
làm gì? Tại sao?
- Kết hợp với hình ảnh trên tôi chốt ý: Khi trong người cảm thấy khó chịu
và không bình thường phải báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn để kịp thời phát
hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Nhờ việc chốt lại bằng hình ảnh nên khi liên hệ bản thân học sinh cảm
thấy rất tự tin trả lời. Các em đã hiểu, khắc sâu bằng hình ảnh và trang bị cho
mình kĩ năng biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu bị bệnh.
Như vậy việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua
hình ảnh giúp cho các em tiếp nhận những kĩ năng sống cho bản thân một cách
tự nhiên, gần gũi, thiết thực với các em. Giúp cho học sinh nhận thức được
những việc nên tránh không tốt, có hại cho sức khỏe (không dùng răng cắn

những vật cứng, không ngâm mình dưới nước quá lâu, rửa tay chân trước khi ăn,
…). Đồng thời biết ứng xử các tình huống khi bản thân, những người xung
quanh bị bệnh với người lớn (báo cho người lớn biết khi trong người có những
dấu hiệu bất thường như đau bụng đi ngoài, đau răng, mệt mỏi, sốt…), trang bị
cho mình những kiến thức, những kĩ năng giúp cho các em tự giác thực hiện các
quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Với cách giáo dục và chốt nội dung bài bằng tranh ảnh tôi thấy học sinh
nhớ nắm bắt rất nhanh và nhớ rất lâu. Đặc biệt trong lớp tôi có học sinh khuyết
tật nhưng khi cho quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi em cũng giơ tay trả lời
đúng. Đối với học sinh khá giỏi các em không chỉ hiểu mà còn khắc sâu nội
14


dung bài học từ đó làm cho các em lại càng ham tìm tòi, ham khám phá kiến
thức trong hình ảnh ở sách giáo khoa để vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống
của các em.
3. Giải pháp 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai
thác nội dung bài học:
Tìm hiểu sách khoa học lớp 4 ta thấy mục tiêu Phân môn khoa học bước
đầu giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con
người và sức khỏe về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên chú trọng đến
việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc…đặc biệt chú trọng
đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống:   Gồm 3 chủ
đề Con người và sức khỏe; Vật chất và năng lượng; Thưc vật và động vật. Để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tôi đã giáo dục lồng ghép trong việc tìm
hiểu, khai thác nội dung bài học và tôi đã hướng dẫn học sinh qua các hoạt động
sau:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Tôi luôn phải nghiên cứu bài trước để tìm hiểu những nội dung bài, tham

khảo thêm tư liệu, kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
- Tìm hiểu mục tiêu nội dung, kiến thức trong bài học.
- Khai thác hình ảnh SGK và các hình ảnh tham khảo liên quan đến nội
dung bài.
- Khai thác kênh chữ trong SGK.
- Khai thác những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh có liên quan
đến nội dung bài học.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Xem bài trước và tự quan sát tranh, ảnh, trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa.
3.2. Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai
thác nội dung, kiến thức bài học.
Ví dụ1: Dạy bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước
Những kĩ năng cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin về các hành động phòng tránh tai nạn đuối nước. Kĩ năng xác định giá
trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới việc phòng tránh tai nạn
đuối nước.
Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học qua các hoạt động:
Hoạt động 1- Tìm hiểu về những việc làm có nguy cơ bị đuối nước.
- Cho học sinh quan sát tranh những việc làm nên và không nên.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 (trong thời gian 5 phút).
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên kết luận những việc làm có nguy cơ bị đuối nước là: Chơi đùa
gần ao hồ sông suối, lội qua suối khi trời mưa, ngồi thuyền thò chân xuống
nước…
15


Hoạt đông 2: Tìm hiểu những việc nên và không nên làm để phòng tránh

tai nạn đuối nước.
- Cho học sinh liên hệ thực tế để trả lời.
- Các em nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Cho học sinh phân tích từng tình huống
- Giáo viên kết luận
- Giáo viên nêu dẫn chứng thêm những việc làm điển hình:
+ Nên làm: Không chơi đùa gần ao hồ sông suối, tập bơi ở chỗ có người
lớn,…
+ Không nên làm: Lội qua suối khi trời mưa,….
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Cho học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm đôi.
Bạn nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
- Học sinh nói cho nhau nghe.
- Học sinh nhóm khác chia sẻ với nhóm bạn.
- Giáo viên hỏi để rút ra kết luận: Cần phải tập bơi khi có người lớn, dùng
áo phao khi ngồi trên thuyền, báo cho người lớn biết những tình huống xảy ra.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu được nguyên nhân và tác hại của tai
nạn đuối nước như nội dung bài học tôi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng
các câu hỏi sau:
+ Em có nên chơi đùa ở gần ao hồ sông suối không?
+Theo em chúng ta cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
Do đã nắm vững được nội dung kiến thức các em đã tìm hiểu được trong
bài học nên hầu hết học sinh đều trả lời được: Các em hiểu được cần phải chơi
đùa những khu vực xa ao hồ sông suối. Các em đều ý thức được khi tập bơi cần
phải có người lớn hướng dẫn và khi ngồi trên thuyền đi du lịch cần phải mặc áo
phao. Khi gặp những tình huống bị tai nạn đuối nước cần báo ngay cho người
lớn biết hoặc nắm được cách sơ cứu kịp thời. Biết vận động gia đình và những
người xung quanh thực hiện tốt việc phòng tránh tai nạn đuối nước. Qua bài học,
học sinh có kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước và giúp mọi người hiểu được
các kỹ năng đó.

Ví dụ 2: Dạy bài 29: Tiết kiệm nước
Những kĩ năng cần giáo dục cho học sinh là: Kĩ năng xác định giá trị bản
thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước, kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước, kĩ năng bình luận về việc sử dụng
nước.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước, làm thế nào để tiết
kiệm nước.
Cho học sinh thảo luận nhóm 4 (thời gian 5 phút).
Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
16


- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận
Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nôi dung và hình ảnh trong sách
giáo khoa để rút ra nội dung bài học.
Giáo viên chốt ý: Phải tốn nhiều công sức và tiền của mới có được nước
sạch để dùng. Vì vậy, chúng ta không được lãng phí nước. Tiết kiệm nước là để
dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.
Qua đó giáo dục cho các em kĩ năng sống cho các em: Cần tiết kiệm
nước, tránh lãng phí nước.
Tôi đặt thêm một số câu hỏi liên hệ bản thân để giáo dục kĩ năng đảm
nhiệm trách nhiệm và bình luận về việc sử dụng nước sạch.
- Gia đình, nhà trường và địa phương em đã có đủ nước sạch để dùng
chưa?
- Gia đình em và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa?
- Em và gia đình đã làm những gì để tiết kiệm nước sạch?
Khi hỏi những câu hỏi liên hệ thực tế tôi thấy học sinh đã tích cực trả lời

bằng những việc làm rất cụ thể, thiết thực, gần gũi với các em như: Vặn nước đủ
để dùng, khóa vòi nước khi không dùng, rót nước vừa đủ để uống.... Một số em
còn biết phê phán, bình luận về hành động của một số ít bạn trong trường lãng
phí nước uống ở trường….
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
Tổ chức cho học sinh thảo luận trong nhóm 4 (trong thời gian 5 phút) để
tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
- Các nhóm vẽ trên giấy A4
- Trình bày và đánh giá sản phẩm: Đại diện các nhóm lên nêu ý tưởng của
bức tranh.
Thông qua nội dung bài học tôi đã lồng ghép giáo dục một số kĩ năng
sống cho học sinh gắn với nội dung bài học. Qua đó tôi thấy các em được trang
bị những kĩ năng sống một cách tự nhiên, từ đó các em có những suy nghĩ, việc
làm phù hợp biết giải quyết các vấn để của bản thân, gia đình và xã hội có hiệu
quả để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.
Với cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong quá trình tìm hiểu nội
dung bài học đã thực sự đóng vai trò là bước chuẩn bị quan trọng cho học sinh
lớp 4 tự tin hơn trong việc nhận thức và hành động của các em. Qua hệ thống
câu hỏi tìm hiểu bài nêu trên, các em học sinh lớp tôi ít nhiều đã được trang bị
những kĩ năng sống, góp phần hình thành nhân cách con người.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC:

Bằng cách hướng dẫn kiên trì thực hiện thường xuyên và liên tục tôi tiến
hành khảo sát tiếp lần 2
Lần 2: Cuối học kì I tôi thấy tỷ lệ học sinh có kĩ năng sống đã có nhiều
chuyển biến so với khảo sát lần 1. Cụ thể kết quả như sau:

17



Kỹ năng
Số Kỹ năng tự
giao tiếp
học nhận thức
và hợp tác
Năm học sinh
SL
%
SL
%
2018-2019 24
10 41,7 8 33,3

Kỹ năng ra
Kỹ năng
quyết định
làm chủ
& giải quyết
bản thân
vấn đề
%
SL
%
SL %
41,7
9
37,5 12 50

Kỹ năng

tư duy
bình luận
SL
10

Lần 3: Giữa học kì II với kết quả như sau:
Kĩ năng ra
Kĩ năng
Kĩ năng
quyết định Kỹ năng
giao
tiếp
Số Kĩ năng tự
tư duy
&giải quyết làm chủ

hợp
học nhận thức
bình luận
bản thân
vấn đề
Năm học
tác
sinh
SL
%
SL % SL
%
SL
%

SL %
2018-2019 24
18
75
20 83,3 19 79,2 18
75
16 66,7
Qua kết quả trên cho thấy cứ kiên trì thực hiện cách làm của mình thì chất
lượng học tập cũng như kĩ năng sống của của học sinh đã được nâng lên rõ rệt từ
lúng túng, rụt rè không tự tin ứng xử với bạn bè và thầy cô tiến tới các em đã tự
tin giao tiếp, nhận thức và ra quyết định phù hợp với một số tình huống trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi người
giáo viên có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải dành nhiều thời gian. Đồng
thời giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố giúp các em
hiểu biết về thể chất và tinh thần của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng
xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật.
Trong quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong
thời gian từ đầu năm học 2018-2019 đến thời điểm hiện tại. Kết quả cho thấy
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn khoa học đã có tác
động rất tích cực đến kết quả học tập của học sinh.
Trong mỗi giờ dạy khoa học với các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên,
giúp chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong mỗi tiết dạy tạo được
không khí sôi nổi. Tôi đã động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi
hơn có hứng thú học với kết quả rèn luyện của mình. Các em mới chỉ là học sinh
tiểu học nhanh nhớ, nhanh quên nên việc giáo dục kĩ năng sống cho các em phải
được duy trì thường xuyên liên tục thì hiệu quả mới cao. Chú ý giáo dục, động

viên kịp thời nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Chắc chắn rằng, học sinh được
rèn kĩ năng sống một cách thường xuyên liên tục. Đến hết chương trình Tiểu
học, các em đã được trang bị những kỹ năng cần thiết để tiếp tục theo học lên
các cấp trên và hòa nhập với đời sống một cách tích cực.
II.KIẾN NGHỊ:

18


Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách có hiệu quả, trong quá
trình dạy chúng tôi rất cần sử dụng tranh ảnh gắn với nội dung bài học, các thiết
bị dạy học như màn, máy chiếu…Đề nghị các cấp có liên quan, quan tâm hỗ trợ
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học để chúng tôi có điều kiện thực hiện tốt
nhiệm vụ của mình.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
HIỆU TRƯỞNG

Nga Sơn, ngày 25 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam kết đây là kinh nghiệm tôi
tự làm không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Trạch

Nguyễn Phúc Do

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Khoa học lớp 4. NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Khoa học lớp 4.NXB Giáo dục.

3. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 4. NXB Giáo dục.
4. Thiết kế bài giảng khoa học lớp 4. NXB Giáo dục.
5. Tài liệu giảm tải và tài liệu giáo dục kỹ năng sống lớp 4. NXB Giáo dục

19


PHỤ LỤC CÁC ĐỀ KIỂM TRA
PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG TH NGA TRƯỜNG
Năm học 2018 - 2019

Họ tên người coi, chấm thi
1.
2.
Điểm

Họ và tên học sinh: ………………….……………..............…. Lớp: 4A
Họ và tên giáo viên dạy: ……………………………………..…………..….
Môn: KHOA HỌC
(Thời gian 35 phút)
Lời nhận xét của thầy cô giáo

20


………………………………………………………………………………………………………………………..……
………………………………………………..………………………………………………………………….


ĐỀ BÀI:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.( Từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là: (0,5 điểm)
A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo.
B. Vi-ta-min, chất khoáng.
C. Chất bột đường, nước, không khí.
D. Cả ý A và B.
Câu 2: Những bệnh lây qua đường tiêu hóa là: (0,5 điểm)
A. Bệnh béo phì.
B. Tiêu chảy.
C. Bệnh suy dinh dưỡng.
D. Bệnh tả.
E. Bệnh lị.
Câu 3: Bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của ai ? (0,5 điểm)
A. Những người làm ở nhà máy nước.
B. Các bác sĩ.
C. Những người lớn.
D. Tất cả mọi người.
Câu 4: Nên làm gì để bảo vệ nguồn nước ? (0,5 điểm)
A. Uống ít nước đi.
B. Hạn chế tắm giặt.
C. Đổ rác đúng nơi quy định.
D. Chôn rác ở gần nguồn nước.
Câu 5. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gì ? (1 điểm)
A. Bệnh về mắt.
B. Rối loạn tiêu hóa.
C. Tim mạch, tiểu đường.
D. Kém phát triển về trí tuệ
Câu 6. Thức ăn chứa nhiều chất bột đường là: (1 điểm)
A. Thịt, cá, trứng, cua.

B. Đậu cô ve, đậu nành, rau cải.
C. Bắp, dừa, lạc, mỡ lợn, xôi nếp.
D. Gạo, bún, khoai lang, bắp.
Câu 7: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là: (1 điểm)
A. Do bụi
C. Do các vi khuẩn
B. Do khí độc
D. Do khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn….
Câu 8: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ. (1 điểm)
Con người, động vật và thực vật không thể sống thiếu ô-xi………..…..(1) không
thể nhịn………………(2) 3 – 4 ngày, cũng không thể nhịn ăn……………….(3)
21


Câu 9: Tại sao cần phải phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ? (1 điểm)

Câu 10: Em hãy nêu tính chất của nước ? (1 điểm)

Câu 11: Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì ? (1 điểm)

Câu 12: Tại sao ta cần ăn phối hợp các chất béo có nguồn gốc động vật và
nguồn gốc thực vật? (1 điểm)

PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
TRƯỜNG TH NGA TRƯỜNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

Năm học 2018 - 2019


Họ tên người coi, chấm thi

Họ và tên học sinh: ………………….………......….....…. Lớp: 4A

1.

Họ và tên giáo viên dạy: ………………………………………...……

2.

Môn: KHOA HỌC
Điểm

(Thời gian 35 phút)

Lời nhận xét của thầy cô giáo
22


…………………………………………………………………………………………………………………..……
………………………………………………..…………………………………………………………………

ĐỀ BÀI:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.( Từ câu 1 đến câu 7)
Câu 1 (0.5 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống
của mình ?
A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp .
B. Thức ăn.
C. Nước uống.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng ?
A. Ăn vừa phải
B. Ăn theo khả năng
C. Ăn dưới 300g muối
D. Ăn trên 300g muối
Câu 3 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò:
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4 (0.5 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức
ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? (Mức 1)
A. 4 nhóm
B. 3 nhóm
C. 2 nhóm
D. 1 nhóm
Câu 5 ( 0.5 điểm): Không khí có thành phần chính là:
A. Khí Ni-tơ.
B. Khí Ôxi và khí Hiđrô.
C. Khí Ôxi và khí Ni-tơ.
D. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ.
Câu 6 (1 điểm): Không khí và ước có tính chất gì giống nhau:
A. Hòa tan một số chất.
B. Không màu, không mùi.
C. Chảy từ cao xuống thấp
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7 (0.5 điểm): ước có thể tồi tại ở những thể nào ?
A. Thể lỏng.
B. Thể rắn.
C. Thể khí

D. Thể lỏng, thể khí, thể rắn.
Câu 8: ( 1 điểm ) Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao
cho thích hợp:
A
B
Thiếu chất đạm.
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lòa.
Thiếu vi – ta – min A
Bị còi xương.
Thiếu i - ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi – ta – min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh,
bị bướu cổ.
Câu 9. ( 1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì?

23


Câu 10 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên
thay đổi món ăn ?

Câu 11. (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì ?

Câu 12 (1đ):Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât ?

PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
TRƯỜNG TH NGA TRƯỜNG

Họ tên người coi, chấm thi

1.
2.
Điểm

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2018 - 2019
Họ và tên học sinh: ………………….…………….......…. Lớp: 4A
Họ và tên giáo viên dạy: ……………………………………..…….
Môn: KHOA HỌC
(Thời gian 35 phút)
Lời nhận xét của thầy cô giáo

24


×