Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
FDI TẠI VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ
GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN NGỌC MAI
Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
FDI TẠI VIỆT NAM, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ
GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã ngành: 9.31.01.06

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Chí Lộc



Hà Nội – 2020




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, những vấn đề đặt ra và giải pháp” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích
dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2020

NCS Luận án

Trần Ngọc Mai






ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lịng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, bộ môn
Kinh tế và Quản lý - Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh doanh Quốc tế - Học
viện Ngân hàng. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Vũ Chí Lộc,
đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập, làm việc và hồn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày

tháng

năm 2020

NCS Luận án

Trần Ngọc Mai






iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
2.1.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
4.1. Nguồn dữ liệu .................................................................................................. 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
5. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................................... 7
6. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................................. 9
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi ................................................................. 9
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR............................................... 9
1.1.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan ................ 11
1.1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp .... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................... 15
1.2.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR............................................ 15

1.2.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan ................ 16






iv

1.2.3. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp .... 21
1.3. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài........................................................... 22
1.3.1. Về nội dung nghiên cứu ......................................................................... 22
1.3.2. Về phương pháp nghiên cứu ................................................................. 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP FDI ................................................................................. 29
2.1. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............. 29
2.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................. 29
2.1.2. Sự cần thiết thực hiện CSR .................................................................... 31
2.1.3. Các lý thuyết tiếp cận CSR ..................................................................... 33
2.2. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI ...... 44
2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI ................................................................ 44
2.2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI và các bên liên quan ...... 44
2.2.3. Nội dung CSR gắn với các bên liên quan của doanh nghiệp FDI ....... 49
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI53
2.3. Đề xuất mơ hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI ................................................................................................ 59
2.3.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 59
2.3.2. Khung lý thuyết và xây dựng mơ hình................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 68

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...... 69
3.1. Khái quát về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ........................................... 69
3.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ............................................ 69
3.1.2. Vai trò của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ......................................... 74
3.1.3. Chính sách và thành tựu thu hút vốn FDI tại Việt Nam ...................... 79
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam....................................................................................................................... 80
3.2.1. Thực trạng thực hiện CSR đối với Chính phủ ...................................... 81
3.2.2. Thực trạng thực hiện CSR đối với người lao động ............................... 85






v

3.2.3. Thực trạng thực hiện CSR đối với khách hàng .................................... 89
3.2.4. Thực trạng thực hiện CSR đối với cộng đồng....................................... 90
3.3. Kết quả mơ hình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ......................................................................... 92
3.3.1. Mô tả khảo sát, mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra .......... 92
3.3.2. Kết quả phân tích thơng kê các biến độc lập ......................................... 97
3.3.3. Kết quả mơ hình DEA .......................................................................... 104
3.3.4. Kết quả phân tích kiểm định và hồi quy .............................................. 107
3.4. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam ............................................................................................................ 115
3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 115
3.4.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................. 116

3.4.3. Nguyên nhân......................................................................................... 118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 125
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM .................................. 126
4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và thế giới đối với việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ............................... 126
4.2. Mục tiêu và định hướng nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ....................................................................... 131
4.2.1. Mục tiêu nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam ................................................................................ 131
4.2.2. Định hướng 2030 .................................................................................. 132
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.......................................................... 137
4.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ .......................................................................... 137
4.3.2. Nhóm giải pháp vi mơ .......................................................................... 142
4.4. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu ..................................................... 151
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 153
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154






vi

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐƯỢC
CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA NCS ............................................................ 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 157
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 176

Phụ lục 1. Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp ............................................. 176
Phụ lục 2. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá CSR quốc tế.......................................... 177
Phụ lục 3. Các quy định pháp lý liên quan đến các nội dung của trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp ....................................................................................... 181
Phụ lục 4: Các điều khoản thuộc trách nhiệm xã hội trong các thoả thuận tự do
thương mại ............................................................................................................. 187
Phụ lục 5: Doanh nghiệp FDI và các chương trình đóng góp cho cộng đồng tiêu
biểu ......................................................................................................................... 190
Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................... 192
Phụ lục 7: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát .............................. 193
Phụ lục 8: Kết quả chạy SPSS phiếu khảo sát ................................................... 200






vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết

Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

tắt
ATTP

An toàn thực phẩm


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CP

Chính phủ

CSR

Corporate Social

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Responsibility
DEA

Developed Efficiency

Mơ hình bao dữ liệu


Analysis
DMU

Decision Making Unit

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EFA

Exploratory Factor

Phân tích nhân tố khám phá

Analysis



ES

Efficiency Score

Hệ số hiệu quả

EU


European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

KCN

Khu cơng nghiệp

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư



Nghị Định

NĐT

Nhà đầu tư

NLĐ

Người lao động


NSNN

Ngân sách Nhà nước

NTD

Người tiêu dùng

PF

Production Frontier

Đường biên sản xuất

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới




viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự dịch chuyển trong nội dung nghiên cứu CSR qua các thời kỳ .............. 9
Bảng 1.2. Các hướng nghiên cứu nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 13

Bảng 1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR tại Việt Nam ....................................... 16
Bảng 2.1. Các lý thuyết nghiên cứu về CSR và danh tiếng được sử dụng trong Luận
án ............................................................................................................................... 41
Bảng 2.2. Các bên liên quan của doanh nghiệp FDI ................................................. 46
Bảng 2.3. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của mô hình ............................................... 62
Bảng 3.1. Quy mơ lao động của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 .... 72
Bảng 3.2. Quy mô vốn của doanh nghiệp FDI theo thời gian từ 2012-2018 ............ 73
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu so sánh tốc độ tăng trưởng của 3 nhóm doanh nghiệp bình
qn giai đoạn 2010-2017 ......................................................................................... 75
Bảng 3.4. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI từ 2012-2018 ......................... 82
Bảng 3.5. Mã hóa các biến ........................................................................................ 94
Bảng 3.6. Thống kê mơ tả ......................................................................................... 96
Bảng 3.7. CSR đối với Chính phủ ............................................................................ 97
Bảng 3.8. CSR đối với người lao động ..................................................................... 98
Bảng 3.9. CSR đối với khách hàng ......................................................................... 100
Bảng 3.10: So sánh kết quả khảo sát và kết quả thanh tra của Nhà nước ............... 103
Bảng 3.11. Chỉ số hiệu quả theo ngành .................................................................. 105
Bảng 3.12. Kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................................... 107
Bảng 3.13. Hệ số tương quan biến tổng .................................................................. 107
Bảng 3.14. Sự thay đổi của các biến sau các lần xoay............................................ 108
Bảng 3.15. Phân tích hệ số KMO và Kiểm định Bartlett........................................ 109
Bảng 3.16. Phân tích Tổng phương sai trích........................................................... 109
Bảng 3.17. Ma trận xoay các biến độc lập .............................................................. 110
Bảng 3.18. Phân tích tương quan Pearson .............................................................. 112
Bảng 3.19. Phân tích ANOVA ................................................................................ 113
Bảng 3.20. Thống kê tóm tắt mơ hình .................................................................... 113
Bảng 3.21. Mơ hình hồi quy ................................................................................... 114







ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Xu hướng dịch chuyển trong các nghiên cứu về CSR .............................. 23
Hình 1.2. Khoảng trống nghiên cứu của Luận án ..................................................... 25
Hình 1.3. Khung phân tích tổng thể của Luận án ..................................................... 27
Hình 2.1. Mơ hình kim tự tháp (Carroll, 1991) ........................................................ 33
Hình 2.2. Khả năng tạo dựng giá trị cho doanh nghiệp thông qua thực hiện CSR với
các bên liên quan ....................................................................................................... 39
Hình 2.3. Các khía cạnh của CSR tương ứng với nội dung và các bên liên quan .... 42
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng của doanh nghiệp .......................... 43
Hình 2.5. Nội dung CSR gắn với các bên liên quan của doanh nghiệp FDI ............ 49
Hình 2.6. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp FDI ....... 53
Hình 2.7. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 67
Hình 3.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam ........................................................ 69
Hình 3.2. Chỉ số hiệu quả của từng DN .................................................................. 104
Hình 3.3. Chỉ số hiệu quả theo quy mơ lao động .................................................... 106
Hình 3.4. Chỉ số hiệu quả theo số năm hoạt động .................................................. 106






1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khởi nguồn từ các nước phát triển, sau đó thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR) phát triển rộng ra ở các nước đang phát triển và Việt Nam
không phải là ngoại lệ, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như
hiện nay. Khái niệm CSR tại Việt Nam thường được xem xét từ khía cạnh của
Chính phủ. Có nghĩa là, CSR thường là những u cầu, địi hỏi từ phía Chính phủ
trong q trình hoạt động tại địa phương, các doanh nghiệp (DN) cần phải có trách
nhiệm với địa phương nơi mình hoạt động. Ở góc tiếp cận này, các DN thực hiện
CSR một cách bị động, và dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp lý.
Mặc dù vậy, trên thực tế, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực hiện
CSR một cách chủ động có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho DN như nâng cao
năng suất của người lao động, tăng mức độ trung thành, tăng hiệu quả hoạt động,
cải thiện danh tiếng, cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan của DN... do đó
DN nên tiếp cận CSR một cách chủ động. Việc thực hiện CSR một cách chủ động
không những giúp DN thỏa mãn các yêu cầu từ Chính phủ nước sở tại mà còn giúp
DN đạt được các mục tiêu phát triển, mục tiêu chiến lược khác. Việc thực hiện
CSR, nếu được các DN nhìn nhận một cách nghiêm túc sẽ tạo niềm tin cho người
lao động và sự tin tưởng từ các nhà đầu tư. Do đó, bên cạnh hướng tiếp cận từ
Chính phủ coi thực hiện CSR như một nghĩa vụ và sự tuân thủ pháp luật, Luận án
cũng đồng thời tiếp cận khái niệm CSR từ góc độ của chính DN, nhìn nhận CSR
như một cơng cụ mà DN có thể sử dụng để quản trị mối quan hệ với các bên liên
quan của DN qua đó đạt được các mục tiêu chiến lược.
Trong các mục tiêu chiến lược của DN, mục tiêu duy trì và cải thiện danh
tiếng dường như có vai trị quan trọng hơn cả. Danh tiếng khơng chỉ là mục tiêu mà
cịn là một bước trung gian giúp DN đạt được tất cả các mục tiêu cịn lại. Một DN
có danh tiếng tốt sẽ giúp tạo dựng sự tin tưởng đối với khách hàng, các đối tác,
Chính phủ qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh, phát triển của DN thuận lợi hơn,
dễ dàng đạt được các mục tiêu về doanh số, thị trường, tài chính.







2

CSR không phải là một khái niệm mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến
hơn ở các DN trên toàn cầu (KPMG, 2015; Porter, 2006; Reid & Toffel, 2009). Sự
phát triển của CSR luôn đồng hành với sự phát triển của các dòng vốn FDI vào các
nước đang phát triển những năm 1990s (Goyal, 2005). Sự tham gia của các DN FDI
có những tác động tích cực đến quốc gia nhận đầu tư thể hiện qua việc bổ sung vốn
vào tổng vốn đầu tư quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế;
góp phần cải thiện cán cân thanh tốn nói chung thơng qua việc tăng thẳng dư của
cán cân vốn; tạo điều kiện cho các nước tiếp cận cơng nghệ mới, thúc đẩy q trình
chuyển giao công nghệ, đồng thời nâng cao kỹ năng quản lý, sản xuất, trình độ
NLĐ (Cao Thị Hồng Vinh, 2016). Tuy nhiên, trên thực thế, mặc dù nhận được
nhiều ưu đãi, các DN FDI đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề bức xúc về môi
trường và xã hội liên quan đến ô nhiễm môi trường, vi phạm đạo đức kinh doanh,
thiếu trách nhiệm với an sinh an toàn của cộng đồng dân cư... Chính những vấn đề
đó đang địi hỏi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là DN FDI, phải có trách nhiệm để góp
phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ
phải trả giả đắt về môi trường cũng như những vấn đề xã hội. Do đó, DN FDI cần ý
thức rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia mà
DN đó đầu tư vào. Nói cách khác, hoạt động của DN FDI ngồi mục tiêu lợi nhuận
cịn cần phải gắn liền với thực hiện CSR thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, bảo
vệ mơi trường, đối xử có đạo đức với NLĐ, người tiêu dùng và các trách nhiệm
khác với cộng đồng.
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia ký kết nhiều hiệp định thế hệ mới. Các
hiệp định thế hệ mới đều đề cập tới những khía cạnh khác nhau của CSR. Do đó
CSR của DN FDI đối với nước sở tại là yếu tố mang tính bắt buộc trong bối cảnh

hội nhập. DN FDI có vai trị vơ cùng to lớn đối với nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt
là các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Mặc dù
vậy, những nghiên cứu về đề tài CSR chủ yếu được thực hiện ở các nước đã phát
triển, còn ở các nước đang phát triển vẫn còn khá hạn chế, các lý thuyết CSR, khái
niệm CSR trên thế giới không thể được áp dụng một cách máy móc vào trường hợp
các nước đang phát triển hay trường hợp của Việt Nam do sự khác biệt về văn hoá,
cơ chế quản trị và đặc thù nền kinh tế. Do vậy, các tác động, các mối quan hệ hay






3

những kết quả của chủ đề này chưa được kiểm chứng, đánh giá đầy đủ mang lại
những khó khăn cho nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và thế giới. Vì vậy, việc
nghiên cứu về CSR đối với DN FDI tại các quốc gia đang phát triển lại càng quan
trọng hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh phát triển bền vững, các DN trên toàn thế giới đều quan tâm
đến mục tiêu và triển khai thực hiện CSR. Là nhóm DN có những ưu thế nhất định,
khi tiến hành phát triển kinh doanh quốc tế, các DN FDI luôn tập trung thực hiện
CSR và coi đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển. Do đó,
nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam,
những vấn đề đặt ra và giải pháp” là cần thiết nhằm phân tích cụ thể việc thực
hiện các nội dung CSR của DN FDI và đề xuất một số giải pháp để nâng cao thực
hiện CSR của nhóm DN này trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu việc thực hiện CSR của
DN FDI tại Việt Nam, chỉ ra những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
và thúc đẩy việc thực hiện CSR của DN FDI trong thời gian tới đến năm 2030.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Cụ thể hoá cho việc đạt được mục tiêu chung ở trên, luận án:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý thuyết về CSR của DN và nội dung CSR của DN FDI.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và kết quả thực hiện CSR của DN FDI tại
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, từ đó chỉ ra những vấn đề cịn tồn đọng.
Thứ ba, xây dựng mơ hình phân tích việc thực hiện CSR của DN FDI tại
Việt Nam tập trung vào mối liên quan giữa việc thực hiện CSR với việc nâng cao
danh tiếng của DN.
Thứ tư, đề xuất hệ thống giải pháp phù hợp, có tính khả thi và ứng dụng cao
nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. CSR là gì? Hướng tiếp cận CSR của Luận án là gì?
2. DN FDI tại Việt Nam thực hiện CSR ở những nội dung nào?





4

3. Các bên liên quan chính, quan trọng nhất, đặc thù của DN FDI là những
đối tượng nào?
4. Thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2010
– 2020 như thế nào? Những vấn đề cịn tồn tại là gì? Ngun nhân của những vấn
đề đó là gì?
5. Giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm nâng cao việc thực hiện CSR
của DN FDI tại Việt Nam?

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm nhằm đạt được mục tiêu và trả lời
các câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về CSR của DN FDI (xác định nội hàm,
các bên liên quan và sự cần thiết của nghiên cứu CSR của DN FDI)
(ii) Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam
(iii) Tiến hành phân tích kết quả thực hiện CSR bằng cách sử dụng bảng câu
hỏi điều tra, phân tích tác động của việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan
khác nhau của DN FDI đến danh tiếng của DN
(iv) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của DN FDI
tại Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết trọn vẹn các mục tiêu đã đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu
làm rõ ở các khía cạnh sau đây:
- Về không gian: Việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt
Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. Đây là thời gian số lượng
và sự đa dạng của các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam nhiều nhất, đóng góp một
phần lớn vào tăng trưởng kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, đây là thời gian Việt Nam
tiến hành kí và thực thi các hiệp định quốc tế thế hệ mới như CPTPP và EVFTA,
hai hiệp định có mức độ cam kết cao với nhiều nội dung liên quan đến CSR, việc







5

nghiên cứu về CSR của DN FDI trong giai đoạn này sẽ có ý nghĩa quan trọng do có
tính đại diện cao và phù hợp với bối cảnh hội nhập. Các dữ liệu sơ cấp được thu
thập trong khoảng thời gian từ 2016-2020, đây là giai đoạn NCS thực hiện luận án
tiến sĩ, do vậy, các kết quả nghiên cứu về việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt
Nam có giá trị cả về thực tiễn, lý luận và có giá trị tham khảo trong các năm tới.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về thực hiện CSR dưới góc độ của DN
và của Chính phủ. Góc tiếp cận DN là cách nhìn hiện đại, phù hợp với xu thế phát
triển, bởi với xu thế phát triển toàn cầu, vai trị cũng như sự can thiệp của Chính
phủ ngày càng được hạn chế, các DN cần theo đuổi việc thực hiện CSR một cách
chủ động, có tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, chứ khơng cịn là
cách tiếp cận thụ động, dưới góc độ chấp hành các quy định về pháp lý như trước.
Nghiên cứu đầy đủ cả hai góc tiếp cận giúp cho kết quả nghiên cứu có được sự đánh
giá bao quát nhất về việc thực hiện CSR của DN.
Bên cạnh đó, do phạm vi về CSR của DN FDI khá rộng, NCS chỉ tập trung
vào trọng tâm nghiên cứu là phân tích thực trạng thực hiện, kết quả thực hiện CSR
và tác động của việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan của DN FDI tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đánh giá những
mặt tích cực và hạn chế cũng như kết quả thực hiện và xác định nguyên nhân sâu xa
của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, thực tiễn nhằm thúc đẩy
các hoạt động này trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay (từ năm
2020), số lượng và độ lớn của các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đang ngày càng
tăng cao.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn dữ liệu
* Dữ liệu thứ cấp:
Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các số
liệu, dữ liệu thống kê, cũng như các luận điểm nghiên cứu của các báo cáo và tài
liệu nghiên cứu về CSR của DN FDI tại Việt Nam được thực hiện bởi các cá nhân,

tổ chức trong và ngoài nước. Số liệu thống kê được lấy trong khoảng thời gian từ
năm 2010 đến năm 2020.






6

* Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng
câu hỏi. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi DN FDI trên lãnh thổ Việt Nam.
Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu
việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam đối với bốn bên liên quan quan trọng
bao gồm: Chính phủ (CP), người lao động (NLĐ), khách hàng và cộng đồng. Bên
cạnh đó NCS cũng khảo sát đánh giá của DN về danh tiếng của DN. Dữ liệu sơ cấp
được sử dụng cho hai mục đích (1) phục vụ cho nghiên cứu thống kê mơ tả, phân
tích thực trạng thực hiện CSR của DN FDI đối với bốn bên liên quan quan trọng
của DN và (2) phục vụ chạy mơ hình kinh tế lượng phân tích kết quả và tác động
của việc thực hiện CSR đến danh tiếng của DN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ
liệu thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn
như sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ kế
hoạch đầu tư, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên
cứu kinh tế trung ương (CIEM), đề tài nghiên cứu của các trường đại học, các
website của các cơ quan ban ngành và các DN trong ngành cũng như của các tạp chí
trong và ngồi nước. Các dữ liệu thu thập được theo phương pháp này được sử

dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện CSR của DN FDI
tại Việt Nam.
- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các dữ
liệu sơ cấp, phục vụ đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu.
+ Mẫu nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, NCS đã tiến hành điều tra với số mẫu là 500 phiếu,
đối tượng được điều tra là các chủ DN, trưởng phòng bộ phận chiến lược của DN
FDI. Số phiếu thu về là 233 phiếu, đạt tỷ lệ 46,6%. Do hạn chế về thời gian cũng
như kinh phí thực hiện Luận án nên NCS sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện – phi xác suất.






7

+ Đối tượng khảo sát: các chủ DN, trưởng phòng bộ phận chiến lược của
DN FDI trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là những người am hiểu về chức năng, nhiệm
vụ và các hoạt động của DN, do đó, câu trả lời của những đối tượng nay sẽ mang
tính đại diện cao nhất.
+ Thời gian điều tra tiến hành trong tháng 4/2018. Kết quả điều tra sau khi
đã làm sạch, thu được 208 phiếu có thể sử dụng để tiến hành chạy phân tích hiệu
quả bằng phần mền DEAP 2.1 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy
bằng phẩn mềm SPSS 22.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp định tính: NCS sử dụng các phương pháp thống kê, mơ tả,
phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp. Các đánh giá về thực trạng

thực hiện CSR cũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá của các
bài nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây.
- Phương pháp định lượng:
+) NCS sử dụng cơng cụ phần mềm phân tích dữ liệu DEAP 2.1 và SPSS 22
để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp. NCS sử dụng phương pháp này với các tiêu
chí như số lượng, phần trăm, số trung bình, tần suất, tỷ lệ... để mơ tả thực trạng thực
hiện CSR và đánh giá kết quả thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan quan trọng bao
gồm Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng của DN FDI tại Việt Nam.
+) NCS sử dụng phương pháp DEA để phân tích kết quả thực hiện CSR của
DN FDI tại Việt Nam
+) NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo (hệ số
Cronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory
Factor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem có mối quan hệ tuyến
tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (danh tiếng của DN) và các biến độc lập
khác nhau (thực hiện CSR đối với 4 bên liên quan khác nhau, mỗi bên liên quan là
một biến độc lập) nhằm ước lượng và kiểm định tác động của thực hiện CSR đối
với các bên liên quan đến danh tiếng của DN FDI tại Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:






8

Thứ nhất, Luận án đã trình bày được tổng quan tình hình nghiên cứu cả trong
nước và trên thế giới về CSR nói chung và CSR của các DN FDI nói riêng. Trên cơ
sở đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về cả nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Thứ hai, Luận án đã trình bày các cơ sở lý luận về CSR, CSR của DN FDI,
các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR của DN FDI. Xây dựng cơ sở lý thuyết
về mơ hình đo lường việc thực hiện CSR của DN FDI.
Thứ ba, Luận án đi sâu vào phân tích thực trạng thực hiện CSR của các DN
FDI tại Việt Nam đối với 4 bên liên quan tương ứng với các nội dung CSR tiêu biểu
gắn liền với từng đối tượng (ở cả hai hướng tiếp cận: Nhà nước và DN). Đồng thời,
Luận án cũng phân tích việc thực hiện CSR đối với các bên liên quan bao gồm
Chính phủ, NLĐ, khách hàng và cộng đồng nhằm nâng cao danh tiếng của DN sử
dụng phương pháp DEA, phương pháp kiểm tra độ tin cậy thang đo, phương pháp
phân tích nhân tố khám phá và mơ hình hồi quy dựa trên kết quả thu về của 208
phiếu điều tra để phân tích, đánh giá việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam,
trên cơ sở đó rút ra kết quả, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại trong việc thực hiện CSR của DN FDI tại Việt Nam. Số liệu có nguồn
gốc chất dẫn rõ ràng.
Thứ tư, trên cơ sở các phân tích đánh giá việc thực hiện CSR của các DN
FDI tại Việt Nam và mục tiêu, định hướng thực hiện CSR của DN FDI, Luận án đã
đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao việc thực hiện
CSR của DN FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI
Chương 3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Chương 4. Giải pháp nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam







9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu về nội hàm CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành chủ đề nghiên cứu nhận
được nhiều sự quan tâm trong vài thập kỷ gần đây. Đã và đang có rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về CSR được thực hiện ở nhiều quốc gia khác
nhau. Khi đề cập đến chủ đề CSR của DN, hầu hết các tác giả trên thế giới đều đi từ
khái niệm CSR rồi mới mở rộng và nghiên cứu chuyên sâu về các mối quan hệ và
các vấn đề liên quan. Mặc dù vậy, mỗi tác giả lại tiếp cận các thuật ngữ này trên các
góc nhìn khác nhau. Sau đây, NCS tổng hợp các nghiên cứu về CSR qua các thời kỳ
nhằm chỉ ra sự dịch chuyển cũng như phát triển trong nội dung nghiên cứu về CSR.
Đây sẽ là cơ sở giúp NCS xác định hướng nghiên cứ và hướng tiếp cận cho luận án
của mình.
Bảng 1.1. Sự dịch chuyển trong nội dung nghiên cứu CSR qua các thời
kỳ
Thời
Các nghiên cứu Nội dung chủ
Mơ hình
Sự mơ hồ
gian

chính

yếu


về khái
niệm CSR

1950s

Bowen (1953)

Đạo đức và các Kiểm sốt các yếu tố Rất cao

&

trách nhiệm xã bên ngoài DN

1960s

hội

1970s

1980s

Wallich

& Lợi ích của DN Hai quan điểm trái Cao

McGowan

chiều về việc CSR


(1970); Friedman

mang lại lợi ích hay

(1970)

tổn thất cho DN

Carroll

(1979), Các mơ hình Xây dựng khái niệm, Trung bình

Wartick

& thực hiện trách cơ sở lý thuyết

Cochran (1985), nhiệm xã hội
Wood (1991)
1990s



Freeman (1984), Tiếp cận theo các nghiên cứu thực Thấp




10

Clarkson (1995), hướng các bên nghiệm

Jones

(1995), liên quan

Hart (1997)
2000s

Husted & Allen Tiếp cận theo các nghiên cứu thực Rõ ràng
(2000), Orlitzky hướng quản trị nghiệm và lợi thế
et al (2003)

chiến lược

cạnh tranh

Nguồn: Lee, 2008 và NCS bổ sung
+) Trong những năm 1950 đến 1960, khái niệm CSR lần đầu tiên được đề
cập hầu hết tập trung vào khía cạnh lý thuyết đối với các DN xã hội ở phạm vi vĩ
mô nhằm thúc đẩy việc thực hiện CSR. Nổi bật, tác giả Bowen (1953) trong tác
phẩm “trách nhiệm xã hội của doanh nhân” đã đưa ra cách tiếp cận được cho là tiên
phong đối với CSR. Cụ thể, CSR là nghĩa vụ của chủ DN trong việc theo đuổi các
chính sách, đưa ra các quyết định hoặc thực hiện các chuỗi hoạt động được xã hội
mong đợi xét cả về mục tiêu và giá trị của DN.
+) Trong những năm 1970, một số nghiên cứu ra đời nhằm mục đích bác bỏ
vai trò của CSR. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nhìn nhận dưới góc độ lợi
ích của DN và cho rằng CSR là một tổn thất đối với doanh thu của DN và mục tiêu
đối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông (Friedman, 1970). Cũng trong những năm này,
một số nghiên cứu phân tích hai quan điểm trái chiều về CSR nhằm tìm ra một góc
nhìn đúng đắn nhất. Wallich & McGowan (1970) đưa ra câu hỏi nghiên cứu liệu các
DN nên thực hiện CSR hay không? Ơng cho rằng, dưới một góc nhìn hẹp tập trung

vào tối đa hố lợi nhuận cho cổ đơng, quan điểm của Friedman là đúng đắn rằng
DN không nên thực hiện CSR. Tuy nhiên, hoạt động của DN có mối quan hệ mật
thiết đối với xã hội và các chủ thể xung quanh, do đó, DN cần thực hiện CSR nhằm
đảm bảo những lợi ích dài hạn. Quan điểm này đã mở ra hướng nghiên cứu mới về
CSR và hiệu quả hoạt động của DN.
+) Trong những năm 1980, nhiều nghiên cứu quan trọng ra đời tập trung vào
các hoạt động xã hội của DN. Nổi bật, Carroll (1979) đã khẳng định mục tiêu kinh
tế và mục tiêu xã hội của DN không phải là sự đánh đổi không tương xứng. Mà thay
vào đó, cả hai mục tiêu này được tích hợp vào mơ hình CSR tổng hợp bao gồm
trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. Trong đó trách nhiệm kinh tế có





11

thể có vai trị quan trọng hơn các trách nhiệm còn lại. Tuy nhiên, mỗi trách nhiệm
đều phải là một phần tích hợp trong CSR tổng thể của DN và DN cần có những
chiến lược thực hiện cụ thể cho từng khía cạnh.
+) Trong những năm 1990, nhiều nghiên cứu đã kế thừa cơ sở lý thuyết quan
trọng của những năm trước để xây dựng các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm đưa
ra nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng. Cụ thể, Freeman(1984) đã đưa ra lý thuyết
các bên liên quan và thay đổi hồn tồn cách nhìn nhận về mục đích hoạt động của
DN. Theo lý thuyết này, khơng còn sự khác biệt giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu
xã hội của DN, bởi vì mục tiêu cốt lõi ở đây là sự tồn tại của DN. Trong khi đó, sự
tồn tại của DN bị tác động khơng chỉ bởi cổ đơng mà cịn bởi rất nhiều các bên liên
quan khác như NLĐ, Chính phủ và khách hàng. Chính bởi lẽ đó, các nghiên cứu
trong thời kỳ này tập trung vào mối quan hệ giữa CSR và các bên liên quan cụ thể
của DN. Đây chính là cơ sở để mở rộng ý nghĩa và phạm vi của CSR hơn nữa.

+) Trong những năm 2000, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra CSR đem lại
hiệu quả tài chính và hiệu quả hoạt động cho DN (Orlitzky et al, 2003). Husted &
Allen (2000) đưa ra khái niệm chiến lược là những kế hoạch và hành động được
thực hiện để tạo ra những nguồn lực và khả năng đồng nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh tối ưu cho DN. Các nghiên cứu này đề xuất
cách tiếp cận CSR theo hướng quản trị chiến lược, sử dụng CSR như một công cụ
chiến lược hữu hiệu giúp DN đạt được các mục tiêu của mình.
Những nghiên cứu về CSR cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong khái
niệm CSR qua các thời kỳ. Các khái niệm có sự khác nhau qua các thời kỳ chính là
nhờ sự kế thừa và phát triển lên những lý luận mới mẻ. Tất cả các cách hiểu đều cho
thấy rõ tầm quan trọng của CSR đối với DN ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. Theo thời gian, CSR không chỉ là một khái niệm được gắn liền với
tính đạo đức mà càng ngày, khái niệm CSR lại được gắn nhiều hơn với DN trong cơ
chế quản trị.
1.1.2. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR đối với các bên liên quan
Điểm qua tình hình nghiên cứu tập trung vào CSR đối với các bên liên quan
của DN, có thể nói, CSR mang đến đa dạng các lợi ích cho đa dạng các bên liên
quan. Do đó, việc thực hiện CSR một cách chất lượng, thực sự nghiêm túc sẽ mang






12

đến lợi ích trực tiếp cho các bên liên quan, qua đó, mang đến lợi ích gián tiếp cho
DN trong dài hạn (Waddock & Graves, 1997; Luo & Bhattacharya, 2009).
CSR đối với Chính phủ
Đã có nhiều nghiên cứu chi ra vai trị của CSR đối với Chính phủ của một

quốc gia thơng qua việc đóng góp cho sự phát triền kinh tế, xã hội của quốc gia đó.
Trong nghiên cứu của mình, Skare & Golja (2014) đã thực hiện nghiên cứu trên 25
quốc gia trong suốt giai đoạn 2000 – 2008, và chỉ ra tầm quan trọng của CSR đối
với tăng trưởng kinh tế (mối quan hệ thuận chiều). Theo nghiên cứu này, những
quốc gia thúc đẩy thực hiện CSR mạnh mẽ thường có được tốc độ tăng trưởng cao
hơn. Ngược lại, các quốc gia khơng có mơi trường tổ chức thực hiện CSR và có tính
hỗ trợ tốt sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
CSR đối với NLĐ
Các DN có cam kết CSR mạnh thường có khả năng thu hút nhân tài và giữ
chân NLĐ (Turban and Greening 1997; Tsoutsoura, 2004, Bauman và Mashruwala,
2007), dẫn đến giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo. CSR tác động tích cực đến mức
độ cam kết của lao động vào các công việc được giao và kết quả làm tăng hiệu quả
kinh doanh (Kang, 2009; Wieseke, et al., 2009). CSR có tác động ngược chiều với
sự bỏ việc của nhân viên và tăng tỷ lệ tuyển dụng được các nhân lực chất lượng cao
trong tương lai (Carroll & Shabana, 2010; DeTienne, Agle, Phillips, & Ingerson,
2012). Solomon và Hanson (1985) chỉ ra rằng các hoạt động liên quan đến CSR sẽ
giúp cải thiện tinh thần của nhân viên, trong khi Banker và Mashruwala (2007) chỉ
ra các DN thực hiện CSR có mức độ thoả mãn trong cơng việc của nhân viên cao
hơn. Lee et al., (2012) chỉ ra nhận thức của nhân viên về CSR có tác động tích cực
đến hiêu quả hoạt động của các công ty Hàn Quốc, mối quan hệ của nhân viên và
DN thực hiện CSR cũng tốt hơn.
CSR đối với khách hàng
Nghiên cứu của Sen và Bhattacharya (2011) chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa
thái độ và hành vi của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty thực hiện các
hoạt động CSR. Khách hàng dựa vào danh tiếng của DN để đánh giá sản phẩm, vì
vậy một DN có danh tiếng tốt sẽ đem lại những nhận định tích cực hơn đối với chất
lượng sản phẩm và dịch vụ của DN đó (Shapiro, 1983). Xueming Luo &







13

Bhattacharya (2006), Saei et al., (2015) Fatma và Rahman (2016) Karaosmanoglu et
al., (2016) chỉ ra rằng CSR giúp gia tăng sự hài lòng, lòng trung thành và làm tăng
doanh số bán hàng thông quan biến trung gian nhận thức của khách hàng. Carroll &
Shabana (2010) và Drucker (1984) khẳng định CSR có thể giúp DN thu hút các
khách hàng mới.
CSR đối với cộng đồng
Okeudo (2012) tìm ra mối quan hệ thuận chiều giữa CSR của DN và lợi ích
cho tồn xã hội. Cụ thể những lợi ích của CSR khơng chỉ là những lợi ích từ thiện
mà cịn giúp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, bởi
cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện giúp điều kiện kinh doanh tại các khu vực này trở
nên hấp dẫn hơn.
Do đó, DN có thể phát triển các mơ hình kinh doanh với những giá trị cơ bản
được thiết kế cho các bên liên quan khác nhau như như NLĐ, khách hàng, nhà cung
ứng, Chính phủ, cộng đồng và nhà đầu tư. Các lợi ích này đến từ việc thực hiện
CSR một cách hiệu quả, qua đó mang lại lợi ích cho DN bao gồm các giá trị tài
chính và phi tài chính trong dài hạn và ngắn hạn.
1.1.3. Các nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh tiếng của doanh nghiệp
Các nghiên cứu chính thống tập trung phân tích mối quan hệ giữa CSR và
danh tiếng của DN vẫn còn khá mới và hạn chế (Golob et al., 2013). Không những
thế, hầu hết các nghiên cứu này lại tập trung vào mối quan hệ với khách hàng, NTD
(Wang, 2010). Các nghiên cứu này coi khách hàng, NTD là một bên liên quan quan
trọng và đánh giá nhận thức về CSR của đối tượng này đến hành vi và thái độ mua
hàng (Becker-Olsen et al, 2006).
Bảng 1.2. Các hướng nghiên cứu nghiên cứu tiêu biểu về CSR và danh
tiếng của doanh nghiệp ở nước ngoài

Hướng nghiên cứu
Tác động của danh tiếng DN đến đối tượng khách hàng (sự hài lòng của

Tỷ lệ
71,4%

khách hàng, nhận thức của khách hàng, hành vi của khách hàng) (Trong
đó, CSR là công cụ để tạo dựng danh tiếng cho DN)
Tác động của CSR đến danh tiếng , hình ảnh, thương hiệu
Nguồn: Golob et al. (2013), Pérez, Andrea. (2015) và NCS


28,6%




14

Các nghiên cứu về chủ đề CSR và danh tiếng của DN chưa mang tính tổng
kết cao. Lý do là bởi vì các nghiên cứu này chủ yếu mang tính lí thuyết (Bebbington
et al., 2008), có một vài nghiên cứu thực nghiệm nhưng lại chủ yếu tập trung phân
tích sự hợp lý trong các lý lẽ (Toms, 2002; De los Ríos et al., 2012).
Các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng của DN chủ yếu
ở bối cảnh các nước phương tây như Hoa Kỳ (Michelon, 2011), Anh Quốc (Toms,
2002), Tây Ban Nha (Espinosa and Trombetta, 2004; De los Ríos et al., 2012) và
Bồ Đào Nha (Castelo and Lima, 2006). Một số nghiên cứu được thực hiện ở bối
cảnh các quốc gia đang phát triển bao gồm Malaysia (Othman et al., 2011),
Indonesia (Shauki, 2011), Libya (Bayoud and Kavanagh, 2012).
Đối tượng nghiên cứu trong chủ đề này hầu hết là khách hàng mà bỏ qua các

bên liên quan quan trọng khác của DN như cổ đông, NLĐ, Chính phủ, cộng đồng...
Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa CSR và khách hàng (71,4%) và một
số ít các nghiên cứu đi theo hướng tiếp cận về tác động của CSR đến danh tiếng của
DN (29,6%) (Bảng 1.2). Mẫu nghiên cứu là DN thì lại chủ yếu là DN nội địa trong
nước mà chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào DN FDI, DN đa quốc gia hay DN
toàn cầu.
Điểm yếu của các nghiên cứu này là tính đại diện khơng cao do tác giả chỉ
nghiên cứu trường hợp của một hoặc một nhóm DN có thể tiếp cận được số liệu,
nghiên cứu trường hợp của một nhóm cơng ty cùng đặc điểm, nguồn số liệu nghiên
cứu chủ yếu là thứ cấp từ các báo cáo CSR của các tập đoàn.
Trong các nghiên cứu chỉ ra lợi ích của CSR đối với DN, hướng nghiên cứu
CSR và danh tiếng của DN có nhiều khơng gian nghiên cứu hơn cả. Thứ nhất, vai
trò của CSR và danh tiếng của DN ngày càng được nâng cao trong những năm gần
đây, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị chiến lược, xét về cả mặt lý thuyết và thực
nghiệm. Thứ hai, đây là một hướng nghiên cứu mới nên chưa nhận được nhiều sự
quan tâm, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này cịn hạn chế cả trong và ngồi nước.
Thứ ba, mặc dù ngày càng có nhiều mối quan tâm về mối quan hệ giữa CSR và
danh tiếng của DN, tuy nhiên ít nghiên cứu tìm ra được mối quan hệ tiềm năng giữa
hai khái niệm này. Đây là những khoảng trống trong nghiên cứu mà NCS có thể
khai thác.




×