Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn de thi hoc sinh gioi mon NV 9 (2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.41 KB, 3 trang )

PHÒNG GD& ĐT HUYỆN KRÔNGNĂNG
TRƯỜNG THCS Y JUT
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN Năm học 2010 – 2011
Môn thi: Ngữ Văn 9
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 7 điểm):
Đọc kỹ khổ thơ sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới:
“ Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
a) Hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong đoạn thơ.
b) Viết một đoạn văn ngắn trình bày về giá trị diễn đạt của những biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2 ( 13 điểm):
Tình cảm của bé Thu đối ông Sáu ( trong “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng) thật sâu sắc và
mãnh liệt. Em hãy chứng minh.

Krông năng ngày / 24/ 1/2011
Giáo viên ra đề:
Phạm Thị Thìn
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN KRÔNGNĂNG
TRƯỜNG THCS Y JUT
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN
Câu 1 ( 7 điểm):
a) Chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: (2.0 điểm.) Cụ thể:
+ Phép điệp ngữ: “ không có” => 1.0 điểm.
+ Hoán dụ: “ trái tim” => 1.0 điểm.
b)Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: ( 5 điểm )
Về kiến thức:
Viết được đoạn văn đúng yêu cầu: Giá trị diễn đạt của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn


thơ.
Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:
+ Phép điệp ngữ góp phần nhấn mạnh tính chất hư hại của những chiếc xe. Từ đó làm nổi bật sự ác
liệt của chiến tranh cũng như hiện thực về cuộc sống của người lính…
+ Phép hoán dụ góp phần nhấn mạnh, làm nổi bật sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường … của
người lính lái xe…
Về kỹ năng:
- Xây dựng được đoạn văn hoàn chỉnh, có mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc đoạn.
- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Cách cho điểm:
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, diễn đạt tốt=> 5.0 điểm.
- Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 3.5 điểm.
- Bài viết còn sơ sài => 2.5 điểm
Các thang điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
Lưu ý:
Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, thể hiện được sự phát hiện, cảm nhận
riêngvà biết đặt khổ thơ trong mối quan hệ với chỉnh thể bài thơ để trình bày.
Câu 2 ( 13 điểm):
Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Về kiến thức: Viết được bài văn nghị luận văn học với kiểu bài chứng minh, nội dung bài viết tập
trung làm sáng rõ vấn đề: Tình cảm sâu sắc, mãnh liệt của bé Thu đối với ông Sáu.
- Chứng minh được tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu:
+ Tình cảm của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là ba của mình: được thể hiện rõ nét qua phản ứng
tâm lý khi thấy ông Sáu không giống với ba của Thu trong bức hình chụp chung với má (…).
+ Tình cảm của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là ba: sự vỡ òa của tình yêu, nỗi nhớ và đan xen cả sự ân
hận (…).
- Thể hiện được sự đánh giá của người viết về các phương diện khác, có thể:
+ Về nhân vật bé Thu.
+ Về tình cảm và thành công của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được thể hiện khi khắc họa tình cảm,
diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu ( …).

b) Về kỹ năng:
+ Viết được bài văn nghị luận văn học với bố cục hoàn chỉnh.
+ Biết kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: chứng minh, phân tích, bình luận …
+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Cách cho điểm:
+ Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 13 điểm.
+ Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế => 10.0 điểm.
+ Bài viết còn hời hợt trong cảm nhận và thể hiện sự sơ sài trong trình bày => 5.0 điểm.
Giáo viên :

Phạm Thị Thìn

×