Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu TẬP ĐỀ KT VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.41 KB, 14 trang )

PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ
TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh.
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức
-Tự đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức
về truyện trung đại và năng lực diễn đạt.
- Bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại truyện chương hồi , tùy bút trung
đại, truyện thơ Nôm và một số đóng góp lớn của truyện thơ trung đại vào sự
phát triển của vhọc dtộc.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích
truyện thơ trung đại Việt Nam, tinh thần nhân văn , số phận và khát vọng hạnh
phúc của con người, ước mơ về tự do , công lí, sự phê phán những thế lực hắc
ám trong xã hội phong kiến, nghệ thuật tự sự.
2/ Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấn đề dưới
những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi, trắc nghiệm, bài viết ngắn.
3/ Thái độ : Nghiêm túc làm bài..
B/MA TRẬN
Mức độ
Nội dung
Các mức độ nhận biết Tổng số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Tác giả, tác
phẩm,năm sáng
tác
3



1.5
1
2


4
3.5
Các biện pháp
tu từ
1

0. 5




1
0,25
Năng lực cảm
thụ /phân tích
nhân vật
1
5
1

5
Dụng ý nghệ
thuật qua nhân
vật,

2
1
2
1
Tổng số
3
1.5


3
1.5
1
2
1
5
8
10
I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu1 / Tác giả của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương là:
A Nguyễn Du B Nguyễn Đình Chiểu
C Nguyễn Dữ D Phạm Đình Hổ
Câu2/ Truyện Kiều thuộc thể loại :
A Truyện lịch sử B Truyện thơ lục bát
C Truyện cổ tích D Truyện ngắn.
Câu 3 / Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước ,
Thuý Kiều sau vì:
A/ Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
B/ Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
C/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều
D/ Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân.

Câu 4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là :
A/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử.
B/ Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân.
C/ Là một thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay
công bố kết quả một sự nghiệp mà mọi người cần biết.
D/ Là một văn bản có chương , hồi.
Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất ở
tác phẩm:
A/ Chuyện cũ trong phủ chúa
B/ Hoàng Lê nhất thống chí.
C/ Chuyện Người con gái Nam Xương.
D/ Truyện Kiều.
Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi.
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Có nghĩa là:
A/ Chịu ơn người thì phải biết đền ơn người .
B/ Làm ơn thì không cần được trả ơn.
C/ Làm người thì phải có lòng bao dung nhân ái .
D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
II/ Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1/ ( 2 điểm) Truyện Kiều là kiệt tác của nhà thơ nảo? Tác phẩm gồm bao
nhiêu câu thơ lục bát? Lúc đầu truyện Kiều có tên gọi là gì?
Câu 2 ( 5 điểm) Phân tích đoạn thơ .
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
......................................
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
D/ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.
I/ Phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C B C A A D

II/ PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1; Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du.
-Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát.
-Lúc đầu truyện Kiều có tên gọi là Đoạn trường tân thanh.
Câu 2: :
- Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo
- Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi, long đong vô định
+ Khắc họa hình ảnh “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, rầu rầu, tê tái, héo úa,
mịt mờ -> nỗi đau tê tái
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng
tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu, kinh sợ hãi hùng.
*Nghệ thuật:
- Láy:
+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động
-> Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày 1 tăng
- Điệp: “Buồn trông” -> điệp khúc của tâm trạng
- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng
TL: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; biện pháp điệp từ ngữ, cấu trúc câu;
sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ… tác giả diễn tả được tâm trạng buồn
đau và một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ của nàng Kiều.
Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng
-----------------------Hết-------------------
PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ
TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9
(Thời gian làm bài 45 phút)
Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh.

I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc nắm bắt những kiến thức về tiếng
Việt đã học như :
-Nhận biết và hiểu tác dụng của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
-Biết chuyển đổi câu theo lối dẫn trực tiếp và gián tiếp.
-Biết vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn giao tiếp.
- Hiểu nghĩa , cách dùng từ Hán Việt.
2/ Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng nhận biết và khả năng vận dụng vào thực
hành của h/s.
3/ Thái độ: Nghiêm túc làm bài.
B/ MA TRẬN
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Nội dung TN TL TN TL TN TL
Phương châm hội thoại 1
0.25
1
0.25
Cách dẫn trực tiếp, gián
tiếp
2
0.75
1
4
3
4. 75
Nghĩa của từ 2
0.5
2
0.5
Từ Hán Việt 1

0.5
1
0.5
Tổng kết từ vựng 1
4
1
4
Tổng
3
1
3
1
1
4
1
4
8
10
C/ĐỀ BÀI
I- Trắc nghiệm : (3 điểm)
Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
Câu 1. (1 điểm) Điền các từ : thuật lại, nhắc lại vào câu sau :
Dẫn trực tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của
người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Dẫn gián tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . . . lời nói hay ý nghĩ của người hoặc
nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu
ngoặc kép.
Câu 2( 0. 5 điểm) Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai
Từ “Bóng hồng” trong câu thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển theo

phương thức ẩn dụ hay hoán dụ ?
A. ẩn dụ B. Hoán dụ
Câu 3 : (0,5 điểm) Câu thơ có từ “ngọn” được dùng với nghĩa chuyển là :
A- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
B- Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)
Câu 4 (0,5điểm) Một bạn học sinh nói với thầy giáo như sau :
- Thưa thầy ! Tuần này, lớp em có nhiều yếu điểm lắm ạ.
Bạn học sinh đó dùng từ "yếu điểm" ở trường hợp này đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 5. (0,5 điểm) “Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần”
Lời nói của Mã Giám Sinh đã không tuân thủ các phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm về chất
D. Phương châm cách thức.
II/ TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
CÂU 1 ( 4 điểm) Chép lại 6 câu cuối đoạn trích cảnh ngày xuân trong truyện
Kiều của Nguyễn Du và phân tích giá trị của các từ láy trong đoạn?
Câu 2/( 3 điểm) Viết đoạn hội thoại trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời
dẫn gián tiếp. Gạch chân các lời dẫn đó?
D/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.
I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm)
Câu 1 2 3 4 5
ý Nhắc lại-
Thuật lại
B A b B
II/ Tự luận (7 điểm)
Câu 1/ Chép đúng 1 điểm.
- Chỉ ra và phân tích giá trị của các từ láy 3 Điểm

Ở sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Bên cạnh vẻ thanh
thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân
đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,

×