Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cai dep vuot thoi gian Thuyet nghiep bao qua truyenKieu cua Nguyen Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.4 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cái đẹp vượt thời gian & Thuyết nghiệp báo qua truyện Kiều của Nguyễn Du</b>



Cuộc sống đẹp khơng thể thiếu thơ. Là thơ thì phải hay và đẹp. Nhưng nếu chỉ chuyên chú ở văn chương mà thiếu hẳn
cái tâm thì khó có thể làm nên tác phẩm có giá trị, chỉ chuyên chú ở con người mà khơng có tài năng thì khơng thể có
thơ văn hay và đẹp để lại cho đời. Có thể nói chính nhờ chiều sâu nhân bản ở nội dung, lại được thể hiện dưới ngịi bút
tài tình của thi hào Nguyễn Du nên tác phẩm của ông đã làm xúc động trái tim nhân loại.


Thơ văn Nguyễn Du tựa như một kim tự tháp sừng sững giữa đất trời mênh mông. Nếu thơ chữ Hán cho thấy trực tiếp
sự khám phá tài tình của ơng về cái thế giới sâu thẳm ẩn náu trong đáy tâm hồn nhà thơ, thì Truyện Kiều là cơng trình
nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du về nỗi đau, niềm vui của những kiếp người. Với chủ nghĩa cảm thương trong sáng
tác và mối đồng cảm đặc biệt đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mà “Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ
trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” (Mộng Liên Đường). Tác phẩm Truyện Kiều óng ánh sắc màu với “lời lời
châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”. Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người.
Một con người như thế lẽ ra phải được sống một cuộc đời đẹp, hạnh phúc. Thế nhưng chính những phẩm chất cao quý
nhất của nàng lại trở thành tai họa đối với nàng. Tại sao vậy? Nhà thơ thật tài tình khi kết chuyện đúng theo ý thức “văn
dĩ tải đạo” của người xưa:


“Có tài mà cậy chi tài


Chữ tài liền với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta


Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.


Nguyễn Du đã chuyển hóa “trời” và “mệnh” thành ra “nghiệp” trong Phật giáo:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân


Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”.



Nghiệp là những hành động và tư tưởng mà ta đã làm hoặc đã có trong kiếp trước hay kiếp này, có tác động quyết định
đối với tương lai chúng ta. Nghiệp ở đây: “đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi”. Thúy Kiều một con người tài sắc vẹn
toàn lại phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Phải chăng là vì nghiệp mà Kiều đã tạo ở kiếp trước? Vậy lấy gì để cân
nhắc nghiệp dun? Những gì đã góp phần tạo nên điều kiện chuyển nghiệp cho Thúy Kiều? Những điều ấy là:
“Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm”.


...


“Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngồi ra ai lại tiếc gì với ai”.
Hay:


“Bấy lâu đáy bể mò kim


Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”.


Những hành động trên đây của Thúy Kiều chứng minh được rằng Kiều tuy là con người đa tình nhưng khơng phải hạng
người tà dâm. Cái đức tính ấy, cái chung thủy kia đã góp phần vào việc chuyển nghiệp của Kiều rồi vậy.


Điều thứ hai góp phần chuyển nghiệp cho Kiều là:
“Lấy tình thâm trả tình thâm


Bán mình đã động hiếu tâm đến trời”.


Thúy Kiều vì mối “phụ tử tình thâm” mà bán mình chuộc tội cho cha, làm hư hỏng cả cuộc đời xuân sắc của mình thì thật
là một người con hiếu thảo khó ai sánh bằng. Mặc dù nặng tình với Kim Trọng nhưng nàng đã dám bỏ tình mà chọn
hiếu, nhận định rằng: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Chính lịng hiếu thảo ấy là điều kiện căn bản chuyển
nghiệp cho nàng sau này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Điều thứ ba:


“Hại một người, cứu một người


Biết điều khinh trọng, biết lời phải chăng”.


Kiều khuyên Từ Hải ra hàng vì quyền lợi cá nhân ích kỷ cũng có mà vì sợ cảnh chiến tranh tàn sát cũng có. Nàng đã nói
với Từ:


“Ngẫm từ dấy nghiệp binh đao


Đống xương vô định đã cao bằng đầu”.


Lấy tình thương người phải họa binh đao mà Kiều khuyên Từ nên ra hàng để cho muôn người khỏi cảnh chiến tranh
chết chóc. Lời nói ấy tuy đã đưa họ Từ đến chỗ chết nhưng đã cứu được mn người thốt khỏi hỏa ngục lửa binh. Cân
nhắc cơng và tội, Kiều vẫn có cơng hơn tội. Thế nên hành động này cũng là một điều kiện chuyển nghiệp cho nàng.
Khơng sa đọa, đặt hiếu trên tình, cứu nạn cho nhân sinh. Đó là ba điều phản ảnh cái “tâm sáng tỏ” của Thúy Kiều, đó là
những điều thiện quyết định cái nghiệp mới cho nàng.


Kiều vì nghiệp trước mà phải trải qua bao cơ sự tang thương, dâu bể suốt mười lăm năm. Nhưng trong mười lăm năm
ấy, Kiều đã rửa sạch túc khiên (tội ở kiếp trước) nên được nhẹ cái nợ trước mà tạo nên duyên lành sau này:


“Thiện căn ở tại lòng ta


Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.


Cụ Nguyễn Du đã thấy trong lịng chúng ta có những hạt giống thiện, chịu khó trở về vun xới những hạt giống đó thì tâm
của chúng ta sẽ thiện và ta sẽ được nhờ vả vào đó rất nhiều, vì “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ở đây, chữ tâm dùng
theo nghĩa thiện tâm. Nếu mình khơng có tài mà có thiện tâm thì mình vẫn có hạnh phúc và hạnh phúc hơn những
người có tài mà khơng có thiện tâm. Đó là triết lí của cụ Nguyễn Du.



Nhìn chung, Truyện Kiều là một tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc. Thúy Kiều sau mười lăm năm lưu lạc lại được
hưởng cảnh đoàn tụ vui vầy. Bao nhiêu cơ sự tang thương và dâu bể của cuộc đời Kiều cũng vì “chữ tài” mà mang lấy
“chữ tai” cuối cùng phải nhờ “thiện tâm” mà chuyển nghiệp. Tư tưởng Phật giáo được chứng minh thật là cụ thể vậy.
Về phần tư tưởng, ta còn thấy phát hiện một nhận thức mới: Nghiệp báo không phải chỉ chuyển biến từ kiếp này sang
kiếp khác mà chuyển biến ngay trong hiện tại. Cuộc đời không khép lại với khổ đau mà từ trong khổ đau nẻo giải thốt
vẫn mở ra do chính con người.


Cái thiên tài và cái nghệ thuật cao siêu tuyệt vời của Nguyễn Du là cách sử dụng ngôn ngữ và ý tứ thơ và có một sợi tơ
mong manh làm cho mọi sự được xốy trịn nhẹ nhàng. Chỉ cần đồng tâm lắng nghe “nhịp thở” đều đặn của mấy câu
sáu tám ta cũng đủ thấy cái gọi là “dân tộc tính” và “sinh lực tính” của thể thơ dân tộc. Truyện Kiều đã đem lại lòng tin
cho mọi người về khả năng phong phú của tiếng Việt, và Truyện Kiều đã có cơng khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ
đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương. Quả như lời nhận xét của Mộng Liên
Đường: “Nếu không phải con mắt trơng thấu cả sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt cả nghìn đời thì khơng tài nào có được cái
bút lực ấy”.


Nguyễn Du đã vĩnh viễn ra đi, thân cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Nhưng những gì là thơ, là văn, những gì là tinh túy
nhất của một đời người sẽ vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn để sống mãi với thời gian.


Mặc Không Tử


Nguồn: phapluanonline.com


</div>

<!--links-->

×