Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề xuất một số giải phát nhằm phát triển nguồn nhân lực đối với đội ngũ người lái máy bay trong tổng công ty hàng không việt nam giai đoạn 2014 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.29 KB, 6 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong mọi hoạt động của một doanh nghiệp thì nguồn lực là một trong những
yếu tố đầu vào giúp doanh nghiệp tổn tại và phát triển. Nguồn lực của doanh nghiệp
bao gồm có nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực trang thiết bị sản xuất.
trong các nguồn lực của cơng ty thì nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất.
Và trong đề tài nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu vào nguồn nhân lực, cụ thể
là người lái máy bay.
Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn
nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo
ra các hàng hố, dịch vụ và kiểm tra được q trình sản xuất kinh doanh đó.. Mặc
dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức
đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan
trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó khơng thể nào
đạt tới mục tiêu kinh doanh. Vì vậy đối với đề tài này của tác giả, nguồn lực người
lái máy bay trong Tổng công ty Hàng khơng Việt Nam là nguồn lực có vai trị quan
trọng nhất trong doanh nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả
sử dụng và phát triển nguồn nhân lực. Từ những bài học của các hãng hàng không
đi trước ta thấy được những thành công và những thất bại của của họ để rút ra được
những kinh nghiệm quý báu cho hãng mình trong cơng tác phát triển nguồn nhân
lực. Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm và nội dung, các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ người lái máy bay đã chỉ ra được
những hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo và phát triển, đồng thời đưa
ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và định hướng cho tương lai.
Để có cơ sở và phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tìm các nguồn tài liệu
nghiên cứu từ Giáo trình Quản trị nhân lực, Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của
nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, các cơng trình nghiên cứu về công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực đã được công bố. Mặc dù đề tài về công tác đào tạo
và phát triển đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên do tính chất đặc thù của đối




ii
tượng nghiên cứu nên luận văn còn nhiều hạn chế. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã hệ
thống cơ sở lý luận như sau:
“Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức
và kỹ năng cần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc,
chuyên môn hoạc một nghề nghiệp nào đó trong tương lai”

(1)

(Giáo trình Kinh tế

Nguồn nhân lực của ĐHKTQD, Hà Nội 2012, tr 91)
“Phát triển nguồn nhân lực (theo khái niệm của ILO) là sự chiếm lĩnh trình độ
lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có
được việc làm hiệu quả cũng như thoải mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay
phát triển nguồn lực và quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu
nguồn lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế - xã hội”

(2)

(Giáo

trình Kinh tế Nguồn nhân lực của ĐHKTQD, Hà Nội 2012, tr 93)
Từ những khái niệm về nguồn nhân lực, ta có những khái niệm riêng về
người lái máy bay, tầm quan trọng của người lái máy bay trong TCTHKVN và các
nhân tố tác động đến đội ngũ người lái máy bay bao gồm có những nhân tố bên
trong tổ chức và các nhân tố bên ngoài tổ chức. Đối với nội dung của cơng tác phát
triển nguồn nhân lực thì tác giả đi sâu phân tích sự phát triển của người lái máy bay

về cơ cấu, số lượng, chất lượng. Đồng thời cũng phân tích mối tương quan của các
nhân tố này để thấy được sự phù hợp trong phát triển đội ngũ người lái máy bay.
Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá thực
trạng đội ngũ người lái máy bay trong TCTHKVN giai đoạn hiện nay. Việc giới
thiệu sơ lược về TCTHKVN hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên do Nhà nước làm chủ, trong đó Đoàn bay 919 là một trong những
đơn vị trực thuộc TCTHKVN đã khái quát được phần nào quy mô và cơ chế hoạt
động của đơn vị. Đoàn bay 919 là đơn vị quản lý trực tiếp lực lượng người lái máy
bay của toàn TCTHKVN về số lượng, chất lượng, cơ cấu và các chế độ chính sách
khác… Những nét khái quát về cơ cấu tổ chức của đơn vị Đoàn bay 919 cũng đã
cho thấy sự tăng trưởng về quy mô lực lượng, cơ cấu trong những năm gần đây của
Tổng công ty Hàng không. Trong chương này cũng đã đề cập đến các bất cập trong


iii
cơng tác hoạt động của Đồn bay 919 cũng như TCTHKVN trong cách sử dụng,
quản lý đối với người lái máy bay như:
- Đối với công tác sử dụng nguồn lực lao động số lượng lao động tăng liên tục
qua các năm. Và việc nghiên cứu sự phát triển của đội ngũ người lái máy bay
nước ngoài với lực lượng người lái máy bay Việt Nam để thấy được sự tăng
trưởng về số lượng cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của Hãng trong giai
đoạn nghiên cứu. Đồng thời cũng thấy được xu hướng phát triển nguồn lực
của Hãng hàng không trong giai đoạn tương lai.
- Về công tác tuyển dụng: Cơng tác tuyển dụng cịn chậm trễ, chưa thu hút được
nhiều đối tượng tham gia tạo nguồn cho lực lượng người lái máy bay. Bên
cạnh đó đội ngũ tuyển dụng chưa chuyên nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng
đến hiệu quả và công tác phát triển nguồn nhân lực.
- Về công tác đào tạo, phát triển nguồn lực cần chú trọng đến phát triển thể lực,
trí lực, chun mơn nghiệp vụ, các tác phong đối với người lao động. Hệ
thống cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng được cho công tác học tập và

giảng dạy đối với người lái máy bay. Ngoài ra, trong quy chế đào tạo cịn
nhiều hạn chế, chưa tính được đến hết các trường hợp xảy ra, dẫn đến việc xây
dựng quy chế cịn có những thiếu sót trong cơng tác quản lý và sử dụng. Việc
huấn luyện đào tạo ở các nước khác gây tốn kém nhiều chi phí đào tạo. Chi
phí đào tạo cho học viên phi công cơ bản rất cao nên hạn chế người tham gia
học.
- Về chế độ đãi ngộ với người lái máy bay: Nhiều chế độ đãi ngộ còn hạn chế,
chưa thực sự thu hút được người lái máy bay trong giai đoạn cạnh tranh trên
thị trường như hiện nay nếu so với cả các hãng nội địa cũng như các hãng
khác trong khu vực và trên thế giới. Việc chế độ đãi ngộ này ảnh hưởng rất
nhiều đến hiệu quả hoạt động của người lao động cũng như tâm lý, sự phát
triển của người lao động.
Qua những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển như vậy, tác giả đưa ra
những nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác đào tạo


iv
và phát triển người lái máy bay như sau:
-

Công tác tạo nguồn: Có thể thu hút nguồn lực người lái máy bay từ nhiều
nguồn trong thị trường như thông qua các trường đại học, hội chợ việc làm,
trong các trường Sỹ quan Khơng qn,… Đa dạng hóa nguồn cung lực lượng
người lái máy bay. Đồng thời cũng phải có những cơ chế mở đối với ứng
viên tự túc kinh phí đào tạo, có những khuyến khích động viên nhất định để
tạo điều kiện cho người lao động có động lực tham gia hồn thành các khóa
học.

-


Quy trình tuyển dụng: cần được linh hoạt hơn và rút ngắn thời gian để hạn
chế những chi phí khơng cần thiết.

-

Cơng tác xã hội hóa đào tạo học viên cơ bản: nếu như trước đây việc TCT
thanh tốn tồn bộ chi phí đối với các học viên cơ bản đi học tại nước ngồi
thì công tác này cho đến giai đoạn từ năm 2012 đã được thay đổi rất nhiều.
Việc tự túc chi phí đào tạo của học viên cũng được TCT đưa ra những
phương án hỗ trợ tiếp cận với các nguồn vốn vay phù hợp để tham gia khóa
học. Đối với các chi phí đối với học viên như trước đây thì TCT dùng nguồn
thanh tốn chi phí đào tạo đó để đầu tư cho việc mở rộng quy mô sản xuất,
mua các loại máy bay tân tiến và hiện đại trên thế giới.

-

Về công tác huấn luyện chuyển loại: xây dựng kế hoạch huấn luyện chuyển
loại phù hợp với tình hình phát triển đội bay của Vietnam Airlines.

-

Đảm bảo thu nhập cạnh tranh với các hãng hàng không khác trong nước
cũng như trong khu vực thơng qua chính sách tiền lương và hệ thống đánh
giá chất lượng đội ngũ người lái máy bay.
Những nhóm kiến nghị đối với Tổng cơng ty Hàng không Việt Nam và 6

kiến nghị khác được đưa ra phần nào định hướng các hạn chế đối với Tổng công ty
trong công tác phát triển, đào tạo nguồn lực người lái máy bay.
Tóm lại luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về công tác đào tạo
và phát triển đội ngũ người lái máy bay. Trên cơ sở đó, luận văn cũng thu thập thơng

tin , khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ người


v
lái máy bay. Các kết quả khảo sát thực tế là cơ sở để có những đánh giá cho cơng tác
đào tạo phát triển nguồn lực phi công. Từ những phân tích, đánh giá, luận văn cũng đã
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển
đội ngũ người lái máy bay.
Đề tài được nghiên cứu nơi tác giả công tác là một thuận lợi về nguồn cung
cấp các số liệu và dữ liệu, thực trạng trong công tác đào tạo và phát triển nhưng bên
cạnh đó do có những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không tránh khỏi được
những thiếu sót của luận văn. Đề tài cịn hạn chế trong việc đánh giá các hiệu quả
công tác đào tạo, phát triển. Tác giả mới chỉ đưa ra được những nhận định chung,
chưa có những đánh giá cụ thể mang tính định lượng cho cơng tác đào tạo, phát
triển. Do vậy các kiến nghị đưa ra đối với Tổng công ty và đối với các cơ quan ban
ngành khác cũng chưa vạch được phương án cụ thể hóa.
Rất mong nhận được sự đóng góp của Q thầy, cơ giáo cùng các bạn đọc.


6



×