Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

(Luận án tiến sĩ file word) Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

THÁI NGỌC CHÂU

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2021


THÁI NGỌC CHÂU

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 9310201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS.TS Đinh Thế Định
2. PGS.TS Đinh Trung Thành

Nghệ An, 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.


Các kết quả số liệu khảo sát nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố ở bất cứ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai sót,
tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Nghệ An, ngày

tháng 03 năm 2021

Tác giả

Thái Ngọc Châu


LỜI CẢM ƠN
Luận án hoàn thành là do sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, đồng thời có sự
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của các nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị.
Với tình cảm chân thành và lịng kính trọng, tác giả luận án xin trân trọng cảm
ơn tập thể lãnh đạo và quý thầy cô Trường Đại học Vinh, Viện Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Phòng Đào tạo Sau đại học. Đặc biệt, xin cảm ơn PGS.TS Đinh Thế Định
và PGS.TS Đinh Trung Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận án.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội, gia đình, cùng sự động viên, giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng
nghiệp trong suốt quá trình học tập và viết luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Thái Ngọc Châu



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ cái viết tắt

Chữ viết

1.

CNH

Công nghiệp hóa

2.

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3.

ĐBQH

Đại biểu Quốc hội

4.

HĐH


Hiện đại hóa

5.

HĐGS

Hoạt động giám sát

6.

HĐDT

Hội đồng dân tộc

7.

HĐND

Hội đồng nhân dân

8.

KH&CN

Khoa học và công nghệ

9.

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

10. NQĐH

Nghị quyết đại hội

11. NQTW

Nghị quyết Trung ương

12. UBND

Ủy ban nhân dân

13. UBTVQH

Uỷ ban thường vụ quốc hội

14. VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

15. XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Quy trình chất vấn của ĐBQH tại phiên họp tồn thể


49

Sơ đồ 2.2: Quy trình chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội

50

Sơ đồ 2.3: Quy trình chất vấn bằng văn bản

51

Sơ đồ 2.4: Quy trình giám sát văn bản quy phạm pháp luật

52

Sơ đồ 2.5: Quy trình giám sát việc thi hành pháp luật

53

Sơ đồ 2.6: Quy trình giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của

54

công dân
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

80

Bảng 3.1: Cơ cấu đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa


83

Biểu 3.1:

Mức độ thường xun sử dụng hình thức chất vấn

90

Biểu 3.2:

Phân loại ngành nghề ĐBQH kiêm nhiệm thực hiện quyền chất

91

vấn
Biểu 3.3:

Chỉ số tín nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ

93

Nội vụ trong nhiệm kỳ khóa XIII
Biểu 3.4:

Mức độ thường xuyên giám sát văn bản QPPL

97


MỤC LỤC

A.

MỞ ĐẦU

1

B.

NỘI DUNG

8

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

8

ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố trong

8

nước và ngoài nước
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các cơng trình đã cơng bố liên

20

quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Kết luận chương 1
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC


26
27

TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC
HỘI VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và vai trò hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội

27

2.2. Nội dung, quy trình và điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của

40

đại biểu Quốc hội
2.3. Hoạt động giám sát của nghị sĩ một số nước trên thế giới và kinh

67

nghiệm cho Việt Nam
Kết luận chương 2
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU

78
79

QUỐC HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Quốc hội và đại biểu Quốc hội

79


Việt Nam hiện nay
3.2. Kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động giám sát của đại biểu

85

Quốc hội Việt Nam hiện nay
3.3. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc 110
hội hiện nay
Kết luận chương 3

123


Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG 124
GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VIỆT NAM
4.1. Quan điểm tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội 124
Việt Nam
4.2. Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội 128
Việt Nam
Kết luận chương 4

152

C.

KẾT LUẬN

153

D.


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC 155
GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

E

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

156

F

PHỤ LỤC

167


1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 69, Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khẳng định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Quốc hội có ba chức năng cơ bản
là: chức năng lập hiến, lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước và chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Trong đó, chức
năng giám sát đóng vai trị quan trọng nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được
thực thi nghiêm minh; đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực hiện đúng và có hiệu

quả nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thực tiễn 75 năm hoạt động của Quốc hội cho
thấy, việc thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp
phần quan trọng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ
thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, hạn chế những biểu hiện “tha
hóa” quyền lực, tham nhũng, quan liêu.
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là những công dân tiêu biểu trong các lĩnh vực hoạt
động của nhà nước và xã hội được nhân dân tín nhiệm trực tiếp bầu ra thông qua tổng
tuyển cử tự do - hình thức bầu cử được đánh giá có tính phổ biến, hiện đại và dân chủ
nhất trong các hình thức bầu cử. ĐBQH là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.
Cùng với việc tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề về lập hiến, lập pháp, quyết
định các chính sách quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, ĐBQH thay mặt nhân dân
thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạt động giám sát (HĐGS)
của ĐBQH có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơng chỉ thực hiện vai trò là người đại diện
cho nhân dân mà cịn góp phần kiểm sốt quyền lực của nhà nước, kiểm sốt quản lý
cơng và bổ sung cho lập pháp. Từ đó đảm bảo cho các cơ quan nhà nước thực thi chức
năng và nhiệm vụ của mình theo khn khổ của pháp luật.


Sau 35 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986 - 2021), đặc biệt là từ khi Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, tiếp đến Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, HĐGS của Quốc hội, của
ĐBQH đã có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, có nhiều chuyển
biến tích cực, tập trung vào những vấn đề mà cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Nhờ
đó góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn HĐGS của ĐBQH thời gian qua
vẫn còn một số hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết triệt để. Việc thực
hiện HĐGS của từng đại biểu chưa được thực hiện nhiều do còn thiếu những quy định
cụ thể và cơ chế hỗ trợ về mặt chuyên môn, do năng lực cũng như kinh nghiệm giám
sát của ĐBQH, nhất là ĐBQH kiêm nhiệm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày

càng cao của hoạt động này. Hoạt động giám sát chưa đi sâu, phát hiện và đề xuất giải
quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh của xã hội. Điều kiện về thời gian, vật chất,
thông tin cho hoạt động giám sát chưa đảm bảo...
Trong giai đoạn hiện nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0, q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng đặt ra khơng ít khó khăn,
thách thức cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bối cảnh mới của
thế giới và đất nước đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội nhằm đảm bảo cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, thực hiện tốt các chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng và giám
sát tối cao. Theo đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động của ĐBQH, nhất là HĐGS
nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần củng
cố, tăng cường niềm tin của cử tri, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Việc nghiên
cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường HĐGS của
ĐBQH góp phần vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả HĐGS của Quốc hội nói
chung và ĐBQH nói riêng.


Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Hoạt động giám sát của
đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính
trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, phân tích, làm rõ những vấn đề
lý luận, thực trạng HĐGS của ĐBQH, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp tăng
cường HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên
quan đến hoạt động giám sát của ĐBQH, rút ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Thứ hai: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động giám sát

của ĐBQH Việt Nam.
Thứ ba: Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam.
Thứ tư: Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung:
Luận án nghiên cứu hoạt động giám sát của ĐBQH với tư cách là một chủ thể
giám sát độc lập, bao gồm các hoạt động chất vấn, giám sát văn bản quy phạm pháp
luật, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của công dân.


- Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ khi Luật
hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (Luật số
87/2015/QH13) được thực hiện (từ 1/7/2016) cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, về tổ chức
và hoạt động của Nhà nước nói chung và về HĐGS của ĐBQH nói riêng.

- Tham khảo các lý thuyết chính trị về tổ chức nhà nước và về HĐGS. Đặc biệt
là tham khảo mô hình, phương thức giám sát của nghị viện một số nước như
Singapore, Ba Lan, Thụy Ðiển, Nhật Bản.
4.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử.
Trong luận án, tác giả sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu chính:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Luận án chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích hệ thống chính trị, phương pháp phân tích cấu trúc chức năng... Ngồi
ra luận án còn sử dụng các phương pháp chung, liên ngành và chuyên ngành khác như
các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lơgíc, phương pháp thống kê, so
sánh, định tính, định lượng. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài
liệu nghiên cứu, các số liệu liên quan đến đề tài. Phương pháp phân tích được sử dụng
trong toàn bộ các phần của luận án như phân tích tài liệu để rút ra những mặt được và
những nội dung còn thiếu trong nghiên cứu vấn đề hoạt động giám sát của ĐBQH,
phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam, phân tích
thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam... Phương pháp thống kê, so sánh
được sử dụng trong đánh giá hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam.


- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp khảo sát thực tế và
điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp phân tích mơ
hình thực tiễn... Nhóm phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong chương 2
và chương 3, nhất là trong phần nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn hoạt động giám
sát của nghị sĩ một số nước trên thế giới và đánh giá thực trạng hoạt động giám sát
của ĐBQH.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Luận án sử dụng các số liệu thứ cấp từ
các nguồn: Văn phòng Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc
hội, Cổng thông tin Quốc hội... Tác giả theo dõi một số phiên chất vấn của ĐBQH tại
các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp UBTVQH và các phiên giải trình tại HĐDT, Uỷ
ban của Quốc hội để đánh giá tình hình thảo luận, tranh luận, nội dung câu hỏi, câu trả
lời và thống kê số liệu chất vấn của ĐBQH. Tác giả thực hiện gửi phiếu điều tra đến
các ĐBQH. Thời điểm tiến hành khảo sát là tháng 6/2018, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa XIV. Trên cơ sở các nguồn số liệu đó, tác giả tiến hành phân tích, tính tốn thơng
qua cơng cụ là phần mềm Excel trên máy tính. Phương pháp này được sử dụng chủ

yếu ở chương 3.
Ngồi ra, luận án cịn sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình,
phương pháp nghiên cứu dự báo, đưa ra những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án góp phần bổ sung lý luận về HĐGS của ĐBQH Việt Nam,
làm rõ khái niệm HĐGS, vai trị, nội dung, quy trình HĐGS của ĐBQH cũng như các
điều kiện bảo đảm HĐGS của ĐBQH.
Thứ hai, qua nghiên cứu HĐGS của nghị sĩ một số nước trên thế giới, rút ra một
số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho HĐGS của ĐBQH Việt Nam.


5.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đánh giá khách quan thực trạng hoạt động giám sát của
ĐBQH Việt Nam, nhất là giai đoạn từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân (Luật số 87/2015/QH13) được thực hiện cho đến nay.
Thứ hai, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng cường HĐGS,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
Thứ ba, luận án phục vụ cho việc tham khảo, nghiên cứu lý luận và giảng dạy
về tổ chức hoạt động giám sát của ĐBQH. Đồng thời, rút ra kinh nghiệm trong việc tổ
chức hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐGS
của ĐBQH Việt Nam.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam dựa trên cơ sở lý
luận nào?
Thứ hai: Thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam hiện nay như
thế nào?
Thứ ba: Yêu cầu đối với hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam trong thời
gian tới như thế nào?

Thứ tư: Giải pháp nào để tăng cường hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
ĐBQH là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Tất cả các
nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội đều do ĐBQH thực hiện. Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Quốc hội, ĐBQH trong HĐGS được Hiến pháp và pháp luật qui định
khá cụ thể. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động giám sát của ĐBQH Việt Nam hiện nay
còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và
mong muốn của cử tri. Các giải pháp mà luận án đưa ra nếu được nhận thức và vận


dụng vào thực tiễn một cách phù hợp sẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả
HĐGS của ĐBQH Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các công trình
khoa học của tác giả, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.


B.

NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được cơng bố trong

nước và ngồi nước
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi về hoạt động giám sát của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Cuốn sách The public and it's problems (Công chúng và các vấn đề liên
quan) xuất bản năm 1927 là cơng trình nghiên cứu lớn đầu tiên của nhà triết học
người Mỹ John Dewey về triết học và chính trị. Trong cuốn sách này, tác giả phân

tích tính khả thi của việc xây dựng một xã hội dân chủ thực sự trước sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ và sự biến đổi của xã hội trong thế kỷ XX; phân tích mối
liên hệ giữa “công chúng” và “nhà nước”, chỉ ra những điểm hạn chế trong thực
hiện lợi ích cá nhân và lợi ích cơng cộng. Trong Cơng chúng và các vấn đề liên
quan, John Dewey bác bỏ quan niệm phổ biến về kỷ trị chính trị như là một hệ
thống thay thế để quản lý xã hội ngày càng phức tạp. Ông khẳng định: dân chủ
mới thực sự là phương tiện hữu hiệu và bền vững nhất để quản lý xã hội nhằm đạt
được lợi ích cơng cộng. Tuy nhiên, để dân chủ phát huy hiệu quả địi hỏi phải có
sự tham gia và giám sát thường xuyên của công chúng. Cũng trong Công chúng và
các vấn đề liên quan, John Dewey làm rõ các khái niệm như “công chúng”, “nhà
nước”, “chính phủ” và “dân chủ chính trị”; cho rằng nhà nước là cơ quan phục vụ
công chúng nhưng quyền lực của nhà nước thường bị lạm dụng để phục vụ lợi ích
của một nhóm người trong xã hội. Sở dĩ có tình trạng đó là do thiếu sự giám sát
của cơng chúng đối với nhà nước. Để khắc phục tình trạng đó cần phát huy dân
chủ, cơng chúng cần chủ động tham gia vào quá trình làm chủ của mình. Vì vậy,
cần phải có sự kiểm sốt quyền lực, và do đó cơng chúng cần phải giám sát quyền
lực của nhà nước [114].


Cuốn sách Democracy and Critics (Dân chủ và các nhà bình luận) xuất bản
năm 1981 bởi Nhà xuất bản St.Martin, New York, Robert A.Dahl (1915–2014) cho
rằng, chưa có quốc gia hiện đại nào đáp ứng được lý tưởng về dân chủ. Theo
ông, để đạt được lý tưởng dân chủ, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Sự tham gia hiệu quả: Trước khi một chính sách được thơng qua, tất cả thành
viên phải có cơ hội bình đẳng và hiệu quả để bày tỏ ý kiến của mình về chính sách
đó. Nói cách khác, cơng dân phải có cơ hội đầy đủ và bình đẳng bày tỏ nguyện vọng
của mình, đồng thời được thảo luận về các chương trình nghị sự, các chính sách của
nhà nước.
Sự bình đẳng trong bầu cử (bỏ phiếu): Khi quyết định thơng qua các chính
sách, tất cả thành viên phải có quyền bình đẳng và hiệu quả để bỏ phiếu, và các lá

phiếu phải có giá trị như nhau.
Sự hiểu biết tập thể: tất cả thành viên phải có cơ hội bình đẳng và hiệu quả để
tìm hiểu về những chính sách thay thế liên quan, từ đó quyết định lựa chọn chính
sách sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho họ.
Kiểm sốt chương trình nghị sự: Các thành viên phải có cơ hội độc lập nhằm
quyết định lựa chọn và giải quyết các vấn đề sẽ đưa ra trong chương trình nghị sự.
Các chính sách của quốc gia phải được sự đóng góp ý kiến của các thành viên và
chính sách có thể thay đổi khi các thành viên tán thành. Như vậy, tiến trình dân chủ
đáp ứng theo yêu cầu của ba tiêu chuẩn trên sẽ không bao giờ khép lại.
Bao gồm sự bình đẳng của người trưởng thành: Tất cả hoặc ít nhất phần
lớn cư dân thường trú trưởng thành phải có đầy đủ các quyền công dân đã nêu
trong bốn tiêu chí trên [112].
Cuốn sách The Sources of Social Power (Các nguồn sức mạnh của xã hội),
xuất bản năm 1986 của tác giả Michael Mann, đã phân biệt bốn nguồn sức mạnh
của xã hội và nhà nước, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa chúng trong quá trình phát
triển lịch sử nhân loại, đó là: tư tưởng, kinh tế, quân sự và chính trị. Michael Mann
xác định nguồn gốc, cơ chế và kết quả của quyền lực mà nhà nước sở hữu liên quan


đến bốn nhóm quyền lực đó trong xã hội. Trong cuốn sách này, Michael Mann đã
khái quát quá trình xuất hiện của nhà nước và sự phân tầng xã hội, đưa ra định nghĩa
nhà nước, phân tích nội hàm của định nghĩa đó. Tác giả cũng đã phân tích hai phần
quan trọng của định nghĩa liên quan đến hai loại quyền lực nhà nước, được gọi là
sức mạnh phi thường và cơ sở hạ tầng [117].
Trong cuốn Managing Parliament in the 21st Century: EGPA Yearbook (Quản
trị nghị viện trong thế kỷ 21: Niên giám Egpa), các tác giả đã bàn luận về khái niệm
giám sát của nghị viện, đồng thời chỉ rõ: giám sát thực thi luật là hệ quả tất yếu của
chức năng lập pháp. Chỉ thông qua hoạt động giám sát quá trình thực thi pháp luật,
các thành viên nghị viện mới có thể phát hiện được các hạn chế của pháp luật, trên
cơ sở đó mới có thể sửa chữa những sai lầm và việc áp dụng pháp luật không đúng

đắn của cơ quan hành pháp. Theo đó, giám sát của nghị viện được xem là những
hoạt động tất yếu tiếp theo hoạt động lập pháp nhằm xem xét các đạo luật đã được
ban hành có được thực thi hiệu quả hay không và trên thực tế các đạo luật đó có
giải quyết được các vấn đề như dự định của các nhà soạn thảo hay không. Để đạt
được điều này, hoạt động giám sát của quốc hội đòi hỏi phải thực hiện hiệu quả các kỹ
thuật và cơ chế quản lý hành chính cơng [115].
Ricardo Pelizzo - Rick Stapenhurst trong Các công cụ giám sát của nghị
viện: Báo cáo điều tra thực chứng đã phân tích các công cụ giám sát của nghị viện ở
82 quốc gia, đánh giá về mối quan hệ giữa công cụ giám sát và những khía cạnh
khác nhau trong đời sống chính trị quốc gia. Các tác giả đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa cơng cụ giám sát và hình thức chính thể quốc gia, mối quan hệ giữa cơng cụ
giám sát và mức độ dân chủ. Họ cho rằng ở hệ thống chính thể đại nghị, cơ quan lập
pháp có nhiều cơng cụ giám sát để lựa chọn hơn so với các cơ quan lập pháp ở mơ
hình tổng thống và mơ hình bán tổng thống. Các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ
tuyến tính giữa mức độ dân chủ và số lượng các công cụ giám sát [120].
Trong Congressional Investigations and Oversight: Case Studies and Analysis
(Điều tra và Giám sát của Quốc hội: Nghiên cứu điển hình và phân tích), các tác giả
Stanley M. Brand & Lance Cole xem xét các vấn đề pháp lý và chính sách xung quanh


các cuộc điều tra của quốc hội thông qua một loạt các nghiên cứu điển hình tập trung
vào giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nay. Các tác giả khẳng định tầm quan
trọng của các hoạt động điều tra và giám sát hiệu quả của Quốc hội trong hệ thống
chính phủ dân chủ Hoa Kỳ, cũng như các cơ sở cho quyền lập hiến, lập pháp của nghị
viện. Cũng trong Case Studies and Analysis (Điều tra và Giám sát của Quốc hội:
Nghiên cứu điển hình và Phân tích) các tác giả phân tích cơ cấu và các chức năng của
chính phủ, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề kiểm sốt quyền lực của chính phủ [121].
Sách Changes in Congressional Oversight (Những sự thay đổi trong lĩnh vực
giám sát Quốc hội Mỹ) của tác giả Joel D. Aberbach. Cuốn sách tập trung nghiên cứu
chức năng giám sát của Quốc hội Mỹ đối với đối với hoạt động của các bộ, cơ quan và

ủy ban, và các chương trình, chính sách do họ quản lý. Tác giả cũng cho rằng hành vi
của các nhà lập pháp sẽ tạo ra tác động đối với hành vi của cơ quan hành chính quan
liêu; giám sát hành chính là cần thiết bởi nó tạo ra cơ chế mà những nhà quản lý hành
chính có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách cơ bản. Cũng trong Changes in
Congressional Oversight tác giả chú trọng phân tích các nhân tố thúc đẩy và tăng
cường chất lượng giám sát, các xu hướng cách thức giám sát ủy ban của Quốc hội: sự
kiểm soát của đảng phái với vị trí Tổng thống và Quốc hội; nhóm chịu sự tác động;
nhóm lợi ích; tổ chức cơ quan của Quốc hội; tăng cường chất lượng và số lượng nghị
sĩ; sự công khai trong hoạt động [110].
Trong cuốn Political Negotiation (Đàm phán chính trị), các tác giả Jane
Mansbridge-Cathie Jo Martin chia sẻ bài học từ những câu chuyện thành công và đưa
ra lời khuyên thiết thực để khắc phục sự phân cực đảng phái gay gắt và tạo sự đồng
thuận giữa các đại diện lập pháp về các vấn đề chính sách thơng qua các hoạt động
đàm phán. Cũng trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng: ba cơ quan nhà nước
không nên hoạt động quá tách biệt mà phải chịu sự giám sát lẫn nhau ở mức độ cần
thiết theo cơ chế kiềm chế và đối trọng. Việc kiểm soát lẫn nhau giữa ba cơ quan nhà
nước sẽ tạo ra sự cân bằng quyền lực, hạn chế tình trạng các cơ quan đó tuỳ tiện sử
dụng quyền lực trong quá trình thực thi các hoạt động chức năng của mình, tránh tình
trạng chun quyền, độc đốn. Chức năng giám sát của nghị viện chính là cơng cụ để


cơ quan lập pháp thực hiện quyền kiểm soát đối với các hệ thống cơ quan khác trong
bộ máy nhà nước [118].
Tác giả Walter Oleszek trong bài viết “Congressional Oversight: An
overview” (Giám sát quốc hội: Tổng quan) khẳng định: mục tiêu cơ bản của giám sát
quốc hội là để các quan chức hành pháp có trách nhiệm trong thực thi quyền hạn được
giao. Trong thời kỳ hiện đại, mục tiêu này càng trở nên đặc biệt quan trọng do sự mở
rộng của ảnh hưởng hành pháp. Walter Oleszek cũng đã phân tích khái niệm giám sát
và mục đích của HĐGS. Tác giả khẳng định, giám sát là một hoạt động phổ biến ở
Capitol Hill dưới nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện trong các phiên điều

trần, các cuộc họp, hoặc thậm chí trong cả các hoạt động khác như trong các cuộc
họp ủy ban về xây dựng pháp luật, trong các cuộc làm việc của các đại biểu, chuyên
gia và nhân viên của Quốc hội với các quan chức hành pháp, các nhà lãnh đạo hành
chính…[119].
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về hoạt động giám sát của
Quốc hội và đại biểu Quốc hội
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về quyền giám sát và hoạt động giám sát
của Quốc hội và đại biểu Quốc hội
Liên quan đến quyền và hoạt động giám sát của của Quốc hội có những nghiên
cứu có giá trị khoa học sau:
Trong ấn phẩm Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đưa ra
khái niệm giám sát tối cao của Quốc hội, phạm vi của quyền giám sát tối cao của Quốc
hội là các cơ quan nhà nước ở trung ương và đối tượng của hoạt động giám sát tối cao
là hoạt động của các cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành lập, bầu hoặc phê chuẩn.
Đồng thời, trong ấn phẩm khẳng định, giám sát của Quốc hội là quyền hạn và nhiệm
vụ của Quốc hội, là xem xét hoạt động của các cơ quan, cá nhân đứng đầu các cơ quan
nhà nước ở trung ương trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong tổ chức
và thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội được tiến hành tại các kỳ họp
của Quốc hội. Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội xác định các hiệu quả pháp lý
phù hợp với nội dung giám sát thể hiện bằng hình thức văn bản là nghị quyết [62].


Sách Kiểm soát quyền lực nhà nước của PGS, TS Nguyễn Đăng Dung. Nội
dung cuốn sách gồm có 2 phần. Trong phần 1, tác giả tập trung phân tích quyền lực
nhà nước, tính tất yếu khách quan của việc kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo
đảm nhà nước hoạt động tuân thủ đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao, từ đó bảo đảm
được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân - chủ thể cao nhất của quyền lực nhà
nước. Cũng trong phần 1, tác giả trình bày các nội dung của lý thuyết về nhà nước
pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp, khẳng định công cụ quan trọng nhất, mang tính
quyết định để kiểm sốt quyền lực nhà nước chính là Hiến pháp. Trong phần 2, tác giả

đi sâu phân tích nội dung, hình thức và cơng cụ kiểm sốt quyền lực nhà nước. Qua
đó, tác giả khẳng định: kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền lực của nhân
dân không bị vi phạm; việc bầu cử các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước với
một nhiệm kỳ nhất định chính là một hình thức kiểm sốt quyền lực nhà nước; quyền
lực nhà nước được kiểm soát từ bên trong bằng việc phân cơng, phân nhiệm và tăng
cường kiểm tra, kiểm sốt giữa các thành tố cấu thành quyền lực nhà nước, giữa lập
pháp, hành pháp, tư pháp và giữa quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Đồng thời, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, giám sát từ bên ngồi, từ phía
nhân dân, từ phía các ĐBQH - người đại diện cho cử tri thực hiện quyền lực nhà nước
[11].
Sách Hoạt động giám sát của cơ quan dân cử ở Việt Nam - vấn đề và giải pháp
của TS Nguyễn Sỹ Dũng và PGS.TS Vũ Công Giao đồng chủ biên. Các tác giả đã khái
quát sự hình thành chức năng giám sát của nghị viện các nước trên thế giới, trong đó
cho rằng chức năng giám sát được sinh ra muộn hơn so với chức năng lập pháp và
không tuân theo bất cứ một lý thuyết nào có trước, kể cả các học thuyết phân quyền.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về giám sát của cơ
quan dân cử như: quan niệm về hoạt động giám sát, đối tượng giám sát. Đồng thời các
tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thông qua xét báo
cáo, giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
của các cơ quan dân cử ở Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả lại chưa đề cập đến hoạt
động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Trên cơ sở đó các tác giả
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của


các cơ quan dân cử ở Việt Nam như: thu hẹp đối tượng chịu sự giám sát; giám sát cần
có trọng tâm, trọng điểm; việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát và hệ quả pháp lý
sau giám sát [13].
Tác giả Nguyễn Thái Phúc trong bài “Về hoạt động giám sát của Quốc hội”
khẳng định: chỉ có Quốc hội tại các phiên họp tồn thể mới có thẩm quyền giám sát tối
cao. Còn hoạt động của các chủ thể khác thuộc hệ thống các cơ quan của Quốc hội

(UBTVQH, HĐDT, các UB, Đồn ĐBQH và ĐBQH) có tính chất phái sinh từ quyền
giám sát của Quốc hội nên không có quyền giám sát tối cao. Hoạt động chất vấn
ĐBQH cũng khơng phải là HĐGS tối cao, bởi vì đó chỉ là việc thu thập, tổng hợp,
kiểm tra, xác minh thông tin giám sát; đại biểu nêu ý kiến cá nhân về những thơng tin
đó và kết luận cuối cùng vẫn thuộc về thẩm quyền của Quốc hội. Quốc hội dùng quyền
giám sát tối cao để tìm hiểu xem các cơ quan hành pháp đã thực thi pháp luật như thế
nào; giám sát của Quốc hội bao gồm các phương pháp mà Quốc hội sử dụng để biết
được, kiểm tra và đánh giá được về hoạt động của các cơ quan hành pháp, từ đó đưa ra
những chế tài áp đặt lên cơ quan hành pháp dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá…[49].
Liên quan đến quyền và hoạt động giám sát của ĐBQH có những nghiên cứu có
giá trị khoa học như: Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới của tác giả Đặng Đình Tân [66]; “Giám sát xã hội trong Nhà nước pháp
quyền” của tác giả Vũ Anh Tuấn [72]; “Nâng cao hiệu quả giám sát là đòi hỏi của cử
tri” của tác giả Nguyên Nhung [46]. Những nghiên cứu này đã tập trung phân tích vai
trị, ý nghĩa của hoạt động giám sát của nhân dân thông qua ĐBQH nhằm kiểm soát
quyền lực của nhà nước, kiểm soát quản lý công và bổ sung cho lập pháp. Các tác giả
khẳng định: ĐBQH đóng vai trị quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội,
là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của
nhân dân cả nước. Vì vậy, ĐBQH phải có quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu
sự giám sát của nhân dân địa phương và nhân dân cả nước, chịu trách nhiệm trước
nhân dân. ĐBQH là cầu nối liên kết chặt chẽ mối quan hệ bền vững giữa chính quyền
nhà nước với nhân dân. Do đó, đại biểu Quốc hội phải đủ khả năng tham gia xây dựng
luật pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có mối quan hệ mật thiết


với cử tri để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Từ đó các tác giả nhấn mạnh:
hoạt động giám sát của ĐBQH cần phải được coi trọng nhất, cần phải được đặt đúng
tầm quan trọng của nó.
Trong bài viết: “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong kiểm soát, giám
sát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thế Trung chỉ rõ, nhằm

xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu
quả, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, yêu cầu đặt ra là phải tăng
cường giám sát quyền lực nhà nước, giám sát hoạt động của Nhà nước trên tất cả cả
các lĩnh vực. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh quyền giám sát của nhân dân đối với việc
thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cho rằng ở nước ta, nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước của mình thơng qua việc lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân nhân để bảo
vệ, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, nhân dân có quyền giám
sát các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân nhân. Đại biểu Quốc hội là người
đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân
dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri;
thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ
quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động
của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo [71].
Liên quan đến nội dung của HĐGS của ĐBQH có các cơng trình tiêu biểu như:
Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nguyễn
Sỹ Dũng (chủ biên) [12]; “Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động chất vấn của
ĐBQH”, tham luận của tác giả Đinh Xuân Thảo tại Hội thảo Pháp luật về ĐBQH
trong giai đoạn hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [68]. Các nghiên cứu này
đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động của ĐBQH. Trong đó tập
trung phân tích hoạt động: chất vấn, giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát
việc thi hành pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công
dân. Trong Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham


chiếu, Nguyễn Sỹ Dũng làm rõ nội dung quy trình hoạt động giám sát của gồm: Quy
trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp; Quy trình hoạt động giám sát
của UBTVQH; Quy trình hoạt động giám sát của HĐDT, các Uỷ ban của Quốc hội;
Quy trình hoạt động giám sát của Đồn đại biểu Quốc hội và ĐBQH… Từ đó tác giả

đi sâu phân tích quy trình giám sát của ĐBQH như: chất vấn và trả lời chất vấn; giám
sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật, giám sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân [12].
Theo tác giả Đinh Xuân Thảo trong tham luận “Cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội”, chất vấn là hoạt động do cá nhân ĐBQH
thực hiện nhưng khi tiến hành tại kỳ họp Quốc hội trở thành một trong những hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội. Khi thực hiện quyền chất vấn thì ĐBQH khơng
cịn nhân danh cá nhân nữa mà là nhân danh quyền lực tối cao của nhân dân, thay mặt
nhân dân yêu cầu người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề liên quan đến trách
nhiệm pháp lý của mình, quy trách nhiệm pháp lý đối với người bị chất vấn. Vì vậy,
nội dung mà ĐBQH chất vấn phải tập trung tới những vấn đề quan trọng nhân dân
quan tâm và liên quan trách nhiệm các cơ quan nhà nước. Thực hiện chất vấn, trả lời
chất vấn chính là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân [68].
Tác giả Trần Đình Huề trong cơng trình nghiên cứu “Mấy vấn đề về vai trị hoạt
động giám sát của Hội đồng nhân dân và bước đầu xây dựng quy trình một cuộc giám
sát” đã đề xuất quy trình tiến hành hoạt động giám sát. Nội dung của quy trình hoạt
động giám sát của Quốc hội gồm: quy trình hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội
tại kỳ họp; quy trình hoạt động giám sát của UBTVQH; quy trình hoạt động giám sát
của HĐDT, các Uỷ ban của Quốc hội; quy trình hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội và ĐBQH [29].
Theo hướng nghiên cứu trên, tác giả Bùi Ngọc Thanh trong bài viết “Những
vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện về điều kiện hoạt động của ĐBQH” đã khẳng định: để
nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của ĐBQH, cần đảm bảo được các điều kiện
như: năng lực của ĐBQH, thời gian, cung cấp thông tin kịp thời cũng như các điều
kiện vật chất … [67].


1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc
hội và đại biểu Quốc hội
Liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước có các nghiên cứu

khoa học như: Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước
ta hiện nay của Đào Trí Úc - Võ Khánh Vinh [77]; Kiểm soát quyền lực nhà nước:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay của Trịnh Thị Xuyến [102];
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH của
Lê Thanh Vân [98]; Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực
nhà nước ở Việt Nam của Nguyễn Quang Anh [1]. Những nghiên cứu này đã hệ thống
hoá làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế pháp lý của hoạt động giám sát của Quốc hội,
ĐBQH trong kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động giám sát việc thực hiện quyền lực của nhà nước, các tác giả cũng đã đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực
nhà nước ở nước ta hiện nay.
Trong cuốn Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay, Trịnh Thị Xuyến đã phân tích: kiểm sốt quyền lực nhà nước là
một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc
thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm sốt quyền lực nhà nước
bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước; kiểm sốt q trình
thơng qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước; kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước và có thể kiểm sốt từ bên
ngồi và bên trong nhà nước. Ở Việt Nam, những mâu thuẫn, bất cập trong kiểm soát
quyền lực nhà nước mà Việt Nam đang và sẽ phải giải quyết trong tiến trình phát
triển; phương hướng và những giải pháp chủ yếu cho kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam [102].
Trong cuốn Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát
quyền lực nhà nước, Trương Thị Hồng Hà cùng nhóm tác giả đã luận giải các vấn đề
về quyền lực nhà nước, khẳng định ở nước ta tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa


×