Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

.luận văn quản trị nhân lực Thực tiễn tác động của những biến đổi xã hội ở đô thị và những vấn đề đặt ra trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 18 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU.
Chương I: Những vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội.
1.Khái niệm về xã hội học.
2.Những biến đổi xã hội.
2.1.Đặc điểm của biến đổi xã hội.
Chương II:Thực tiễn tác động của những biến đổi xã hội ở đô thị và những
vấn đề đặt ra trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.
1.Một số vấn đề gây biến đổi xã hội ở đô thị.
1.1.Vấn đề về giao thông.
1.2.Vấn đề về kinh tế.
1.3.Vấn đề về dân số.
2.Những vấn đề đặt ra trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN.
Lời mở đầu
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay là đô thị
hóa, đó là cơ sở để tạo ra một xã hội phát triển cao về mọi mặt trong đời
sống. Khi xã hội phát triển càng cao thì nảy sinh càng nhiều vấn đề phức tạp
hay những sự thay đổi ở đô thi càng mạnh mẽ trong bối cảnh những vấn đề ở
nông thôn đang thay đổi nhanh chóng, các kiểu quan hệ truyền thống bị thay
đổi trong xã hội hiện đại. Các vấn đề ở đô thị càng ngày càng xuất hiện nhiều
và tao ra một xã hội rất nhiều biến động.
Quá trình đô thị hóa: xu hướng đô thị hóa gia tăng, khu vực nông thôn ngày
càng thu hẹp, khu vực đô thị ngày càng mở rộng kéo theo sự tích tụ, tập trung
dân cư, mật độ dân số cao, rất nhiều hiện tượng xã hội phức tạp khả năng
kiểm soát của xã hội đối với mỗi hành vi của một cá nhân là khăng khít, vì
quan hệ xã hội ở đô thị là quan hệ xã hội mang tính chất giao tiếp và đa dạng.
Quá trình đô thị hóa làm thay đổi các nguy cơ xã hội, các tệ nạn xã hội. Cơ cấu
xã hội ở đô thị là quan hệ mang giao tiếp và đa dạng, phức tạp và đan xen
nhau. Đô thị có rất nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội. Phân tầng xã hội, phân
hóa giàu nghèo ở đô thị diễn ra rát mạnh mẽ. Ở đô thị có người giàu nhất mà


cũng có người nghèo nhất. Lối sống đô thị là lối sống rất phức tạp, vừa có
chung của những người ở đô thị, vừa có cái riêng của từng giai cấp xã hội.
Lối sống đô thị bao giờ đi trước dẫn dắt lối sống ở nông thôn. Lối sống đô thị
nhanh nhạy trong việc tiếp nhận các dòng văn hóa khác nhau Trước thời cơ
và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm hiểu nhằm nâng
cao nhận thức về những biến đổi xã hội hóa đô thị ở Việt Nam là việc làm
mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức và hành
động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề về giao thông,
kinh tế hay dân số đang trở thành những vấn đề rất khó giải quyết ở các khu
đô thị, sự thay đổi của một quốc gia sẽ tác động đến rất nhiều vấn đề.

Biến đổi xã hội ở đô thị là một vấn đề cấp bách cần phải tìm hiểu và phân
tích sớm, để có thể tìm ra những cách phù hợp với từng vấn đề khác nhau.
Mang lại cho đất nước một xã hội ít sự biến động và mọi người có thể thích
ứng tốt với điều kiện xã hội như hiện nay. Biến đổi xã hội chứa rất nhiều vấn
đề phức tạp và cần thời gian để giải quyết, bởi nó là vấn đề của một xã hội,
một tập thể lớn, một quốc gia. Hãy cùng phân tích những vấn đề ở đô thị để
hiểu hơn về biến đổi xã hội.

Chương I:Những vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội.
1-Xã hội học:
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và
đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt
lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các
quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và
các dân tộc.
Cũng có thể định nghĩa xã hội học như là một cộng đồng người có quan hệ gắn bó mật thiết nhau trong sản xuất, trong đòi sống và cùng sống trong một phạm vi điều kiện nhất định.
Xã hội là một cộng đồng người, do những con người có ý chí cấu thành .Xã hội và quy luật xã hội chỉ có thể xuất hiện, phát triển trực tiếp của hoạt động có ý chí theo đuổi những mục đích nhất định .chính vì vậy nghiên cứu xã hội không thể tách rời nghiên cứu hoật động của cộng đồng người và mối quan hệ muôn vẻ giữa cá nhân trong cộng đồng ấy trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định.
Với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, xã hội là một hêh thống. Hệ thống xã hội bao gồm những yếu tố mối liên hệ giũa các yếu tố và sự biến đổi của các yếu tố theo sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan .Nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể với tư cách là một hệ thống cũng có nghĩa là phải nghiên cứu những yếu tố, mối liên hệ giữa các yếu tố để xác định những quy luật vận động phát triển của chúng. Song mỗi yếu tố lại là một tiểu hệ thống có các yếu tố nhỏ và sự tác động của các yếu tố cũng như quy luật hình thành phát triển
của các yếu tố nhỏv.v Chẳng hạn xã hội loài người gồm nhiều quốc gia, mỗi quốc gia gồm nhiều địa phương nền sản xuất xã hội có nhiều ngành, các ngành lại chuyên môn hoá hẹp hơnv.v Rõ ràng nghiên cứu hệ thống xã hội không chỉ cần xem xét những quy luật chung nhất mà còn cần đi tới nhũng quy luật đặc thù, kém chung hơn.Và việc nghiên cứu càng cụ thể bao nhiêu, các khoa học nghiên cứu về xã hội lại càng đáp ứng nhiều cho thực tế bấy nhiêu. Đó chính là lý do xã hội học tách khỏi triết học để trở thành một môn khoa học độc lập. Đồng thời xã hội

học cũng có những vị trí riêng, không đồng nhất với các khoa học xã hội học khác;vị trí này được quy định bởi tính đặc thù của đối tượng và phương pháp nghiên cứu xã hội học.
2-Biến đổi xã hội
Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định
của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi
bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó
có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong
xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự
biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày.
Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng
vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên
trong sự vận động liên tục. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội, như:
Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng
xã hội hoặc một nếp sống có trước.
Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức
xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các
thành viên của một xã hội.
Riêng những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân, thì ít được các
nhà xã hội học quan tâm và chú ý.
Auguste Comte đưa ra thuật ngữ xã hội học đã tin tưởng rằng khi các nhà
xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội, thì họ có thể giúp
chương trình cho một tương lai tốt hơn. Auguste Comte cho rằng, biến đổi xã
hội là:
• chắc chắn xảy ra.
• sẽ theo một con đường phát triển.
• những tiến bộ đương nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn.
Auguste Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển
từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục, và những cái mà
chúng ta được học hoặc được phát triển tiến về con đường tách khỏi sự sắp đặt
của Thượng đế vì sự tiến bộ của nhân loại.
2.1.Đặc điểm của biến đổi xã hội:

• Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không
giống nhau giữa các xã hội
• Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả
• Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch, vừa có tính phi kế hoạch.
Chương II: Thực tiễn tác động của những biến đổi xã hội ở đô thị và
những vấn đề đặt ra trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.
1.Một số vấn đề gây biến đổi xã hội ở đô thị:
1.1.Vấn đề về giao thông ở đô thị:
Xã hội càng phát triển cũng là lúc lên ngôi của công nghệ và kĩ thuật.
Những phương tiện đi lại ngày càng xuất hiện nhiều hơn, dân số thì càng
tang dẫn đến việc sử dụng xe cộ càng nhiều. Lúc này vấn đề về giao thông
luôn là một vấn đề khó giải quyết trong những thành phố. Ở Việt Nam, Hà nội
có lẽ là một thành phố điển hình về các vấn đề liên quan đến giao thông.
a-Thực trạng:
Trên thực tế các tuyến đường nội thành hiện nay việc xảy ra các vụ tai
nạn giao thông có giảm song còn không phải là ít, nạn tắc đường thì xảy ra
như cơm bữa. Có khi huy động lực lượng cảnh sát giao thông tại các ngã tư
trong giờ cao điểm mà cũng phải mất không ít thời gian để có thể lưu thông
một lượng xe quá lớn như vậy. Có thể nói an toàn giao thông được xem là vấn
đề nhức nhối của xã hội. Giữa thủ đô- bộ mặt của đất nước mà tình hình an
toàn giao thông lại là vấn đề mà bấy lâu nay vẫn chưa giải quyết được triệt
để. Các nghành các cấp có liên quan xác định vấn đề này không thể giải quyết
một sớm một chiều được. Chỉ điều đó thôi cũng đủ thấy được tính chất khó
khăn và nan giải của nó.
 Hằng năm trên các tuyến đường bộ của châu Âu xảy ra khoảng 40.000 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 42.000 người và làm bị thương bị thương tật
khoảng 17.000 người khác.
 Tại châu Phi, tổng hợp từ 42 nước, với khoảng 10 triệu xe ô tô, hàng năm số
người bị tử vong do tai nạn giao thông đường bộ lên tới 35.000 người và làm
bị thương 300.000 người khác.

Có một thực tế mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận đó là về hệ thống
giao thông đường bộ của ta. Dưới tác động của quy luật phát triển những tòa
nhà mọc lên như nấm san sát hai bên những con đường mà bề rộng không hề
tương xứng với nó, đầy những cửa hàng cửa hiệu kinh doanh dịch vụ, khách
ra vào đông đúc, người sang đường nhiều hơn, ấy vậy mà đường lại quá
hẹp.Chúng ta có quyền hi vọng, nhưng phải thừa nhận rằng muốn làm được
như vậy phải có sự đầu tư lớn về vốn. Có thể nói đây là điều kiện cần và đủ để
khả năng không còn ách tắc giao thông, hạn chế tai nạn trở thành hiện thực
trong tương lai.
Như vậy. ở đây đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của nhà nước có
nhiều chính sách đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trên
đây là tình hình giao thông thành thị.
b-Nguyên nhân:
Phân tích tình hình an toàn giao thông hiện nay trong thành phố, thấy
rõ được những nguyên nhân cơ bản sau:
- Lượng phương tiện lưu thông trong giờ cao điểm lớn.
- Chưa đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng.
- Hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển.
- Tình trạng lạc hậu và non kém trong quản lý giao thông và đô thị.
- ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông còn
kém
- Chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
- Chất lượng phương tiện giao thông không đạt chuẩn.
- Trong điều kiện hiện tại khi mà chưa đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và
hệ thống giao thông công cộng thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn giao
thông là do ý thức của người tham gia giao thông. Không đâu như ở nước ta
đèn đỏ vẫn đi, lạng lách, vi phạm tốc độ ở những nơi không có cảnh sát giao
thông, đi lấn tuyến . Và dường như đội mũ bảo hiểm chỉ là chống đối. Người
tham gia giao thông vẫn chưa ý thức được ấy là vì bảo vệ tính mạng của
chính mình.

- Hệ thống giao thông đường bộ chưa đủ tốt để phục vụ nhu cầu đi lại rất lớn
của người dân. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến một thực tế là lượng xe hai
bánh cá nhân ngày càng lớn.
 Những nguyên nhân trên dẫn tới một hậu quả tất yếu là ách tắc, là tai
nạn giao thông.
c-Tác động:
• Tác động đến nền kinh tế.
Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của thành thị. Điều này sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, trao đổi buôn
bán được diễn ra thuân lợi, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong
khu vực.
• Tác động xã hội
Giao thông thuân lợi là yếu tố quyết định giúp cho người dân gặp
thuận lợi trong việc đi lại trong công việc cũng như đến các nơi vui chơi giải
trí. Điều này góp phần nâng cao đời sống tinh thần và tăng sự hiểu biết của
người dân.
Không những vậy, giao thông là cầu nối người dân ở nông thôn được
tiếp cận vs những sự phát triển mới ở thành thị,
• Tác động môi trường
Giao thông ở thành thị hiện nay ngày càng phát triển và hiện đại, số
lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng. Điều đó làm ảnh hưởng
xấu tới môi trường như: khí thải, âm thanh từ các phương tiện giao thông sẽ
làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong
thành thị.
1.2.Biến đổi về kinh tế ở đô thị:
Đất nước càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nền kinh tế nước
ta có nhiều biến động, sự phát triển kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến đời song
sinh hoạt của người dân trong xã hội. Ở đô thị, có những ảnh hưởng rõ nét về
những tác động của kinh tế đến dân sinh xã hội.
a-Thực trạng

Sự chuyển biến từ nghề nghiệp đan xen giữa các ngành phi nông nghiệp
và nông nghiệp sang định hình cơ bản ngành nghề phi nông nghiệp. Nếu như
vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều vùng nội thành của Hà Nội vẫn
duy trì sản xuất nông nghiệp như trồng húng thơm ở Láng (Đống Đa), trồng
hoa ở Ngọc Hà, Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm (Tây Hồ), trồng rau muống ở
nhiều quận nội thành, trồng lúa ở quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, thì đến nay
hầu như không còn. Tại các quận nội thành mới mở rộng như Hoàng Mai,
Long Biên dù vẫn còn cư dân nông nghiệp, nhưng tốc độ chuyển đổi sang sản
xuất phi nông nghiệp cũng diễn ra khá nhanh chóng.
Với 87 triệu dân (kể cả ở nước ngoài), công nhân nước ta hiện có
khoảng 9-10 triệu người, trong đó bộ phận công nhân trong khu vực kinh tế
nhà nước không nhiều nhưng là nòng cốt. Công nhân làm việc trong khu vực
kinh tế tư nhân, nhất là trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư là nước
ngoài đang đứng trước rất nhiều tình huống: lao động với cường độ cao, điều
kiện sống rất khó khăn, nhất là nhà ở, đời sống văn hoá tinh thần thấp kém,
việc bảo vệ quyền và lợi ích cho họ không được quan tâm đúng mức, kịp thời,
tình trạng đình công, bãi công đang tăng lên ở các khu công nghiệp, quan hệ
chủ - thợ đang có những tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đòi hỏi phải giải
quyết. Đó là chưa nói tới trình độ hạn chế của công nhân và lao động về học
vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng nguồn nhân lực không đảm bảo là
một trở ngại lớn trong cạnh tranh và phát triển.
Đội ngũ trí thức, công chức gần đây đang xuất hiện tình huống bỏ việc ở
cơ quan nhà nước và đi tìm kiếm việc làm ở khu vực tư nhân. Họ không tìm
thấy những đảm bảo cho cuộc sống và triển vọng phát triển trong khu vực
công. Đó là tình huống có vấn đề từ chính sách, cơ chế. Bản thân đội ngũ tri
thức với cơ cấu về trình độ, chuyên môn, nghề nghiệp cũng đang phân hoá.
Đang ngày càng gay gắt vì sự hẫng hụt giữa các thế hệ khoa họ. Thiếu
nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia, khoa học chậm phát triển, giáo dục đang
suy thoái về chất lượng, nhất là chịu tác động tiêu cực của thương mại hoá
b-Nguyên nhân

Sau ngày đất nước thống nhất (1975), trong mô hình kinh tế "công hữu,
kế hoạch hóa, phi thị trường", do kinh tế hàng hóa không được thừa nhận,
các thành phần thị dân (tư sản, tiểu thương, tiểu chủ ) bị "cải tạo xã hội chủ
nghĩa" theo ý chí chủ quan của con người, đã làm xã hội đô thị biến đổi cả về
cơ cấu, lối sống cũng như các vấn đề xã hội phát sinh và phát sinh từ yếu tố
kinh tế. Công cuộc đổi mới được khai mở từ năm 1986 ở Việt Nam đã thúc
đẩy đô thị hóa, làm tái sinh hoặc phát sinh những vấn đề xã hội mới. Đó chính
là biến đổi xã hội mang đặc trưng của Việt Nam.
Đi vào kinh tế thị trường và áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi căn bản không chỉ mô hình phát triển kinh tế và
quản lý kinh tế mà còn tạo ra cái giá đỡ vật chất cho những biến đổi xã hội,
trong đó có biến đổi cơ cấu xã hội.
c-Tác động:
Sau chiến tranh, sự trì trệ, lạm phát , khủng hoảng đã xảy ra như một tất
yếu và việc đổi mới đã tìm thấy lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội trầm trọng ở giữa thập kỷ 80. Với việc phát triển mạnh mẽ nền sản xuất
hàng hoá và kinh tế hàng hoá, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nhiều thành
phần kinh tế, chú trọng phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, chú trọng lợi ích
cá nhân của người lao động, xã hội đã nhanh chóng chuyển trạng thái từ trì
trệ sang năng động. Khoán sản phẩm và khoán tới hộ gia đình nông dân ở
nông thôn là một đột phá quan trọng của đổi mới kinh tế. Đòn bẩy lợi ích kinh
tế và sự thừa nhận lợi ích cá nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội đã
nhanh chóng tỏ rõ tác dụng tích cực, đóng vai trò là động lực của phát triển.
Nhờ đó, kinh tế không biệt lập, tách rời khỏi xã hội, trái lại gắn liền với xã hội.
Những quan niệm trừu tượng về xã hội được khắc phục nhường chỗ cho
những quan tâm cụ thể, thiết thực về lợi ích thường nhật, nhu cầu thường
nhật, hợp lý, chính đáng của con người với tư cách là chủ thể sản xuất - kinh
doanh, vị trí, vị thế của cá nhân, cá thể được coi trọng, nhất là khi đi vào kinh
tế thị trường.
Đáng lưu ý là biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam cho thấy tính phong phú

đa dạng của sự kết hợp giữa lao động - nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, thế
hệ, dân tộc, tôn giáo, trong nước và ngoài nước. Trong nền kinh tế thị trường,
sự hình thành tầng lớp (hay đội ngũ) doanh nhân là một tất yếu tự nhiên và
là một xu hướng tích cực đối với phát triển. Tầng lớp này có vị trí và vị thế
quan trọng cả về kinh tế và xã hội, nhất là trong hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã khách quan hoá vai trò quan trọng vốn có
của công nhân và trí thức, nhất là trong xu hướng tiến tới kinh tế tri thức, xã
hội thông tin và nền kinh tế dựa trên công nghệ cao trong thế giới toàn cầu
hoá.
1.3.Luồng di cư vào đô thị Từ 1994-2007
Một trong những biến đổi xã hội ở đô thị cần được kể đến là dân cư, cụ thể
là luồng dân di cư vào đô thị trong những năm gần đây. Nó có nhiều tác động
đến xã hội đô thị. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết như sau:
a-Thực trạng
Trong thời gian 1994-1999, trong tổng số hơn 4,5 triệu người từ 5 tuổi
trở lên di chuyển, thì 50,2% dến các đô thị, 49,8% về vùng nông thôn. Trong
tổng số 50,2% chuyển đến các đô thị, thì 24,6% từ nông thôn, 23,9% từ thành
thị và 1,7% là không xác định. Trong khi di cư vào thành thị chiếm ưu thế, thì
di cư từ thành thị về nông thôn chỉ chiếm 10,9% tổng số người chuyển cư.
Năm 2006, số người di chuyển vào khu vực thành thị (49%) ít hơn về
nông thôn (51%). Nhưng nếu lưu ý rằng vào năm đó gần 73% dân số sống ở
nông thôn, thành thị chỉ 27%, thì có thể thấy cường độ di chuyển vào đô thị
lớn hơn nhiều so với về vùng nông thôn.
Năm 2007, 49,9% tổng số người di cư đã đổ vào các đô thị, trong đó di cư
nông thôn - thành thị chiếm 22,0%, di cư thành thị - thành thị chiếm 27,9%.
Mạng lưới đô thị trong cả nước đang phát triển và thay đổi cấu trúc, do các
luồng di cư thành thị - thành thị điều chỉnh, làm tăng thêm tỉ trọng của các
thành phố lớn hơn trong cơ cấu chung. Có thể nhận thấy thời gian này, tỉ lệ
di cư thành thị - thành thị chiếm trên 50%, ưu thế thuộc về dòng di cư giữa
các đô thị.

b-Nguyên nhân
- Vấn đề việc làm: Người lao động ở nông thôn tỉ lệ sử dụng thời gian chỉ đạt
70-75% nên dư thừa lao động ở nông thôn là rất lớn. Chính vì vậy đã tạo làn
sóng di cư vào khu vực thành thị.
- Cơ sở hạ tầng đô thị: thành phố lớn là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng lớn
như bệnh viện lớn, trường học, đại học và các trung tâm thương mại.
- Chênh lệch mức sống giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị: Đa số
nông dân thì có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, cơ sở phúc lợi kém…chênh
lệch thu nhập và mức sống đã tạo ra lực đẩy chủ yếu dòng di cư vào đô thị.
- Đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp: đất nông nghiệp ngày
càng khan hiếm, thiếu tư liệu sản suất và thừa lao động là một lực đẩy đối với
lao động nông thôn.
c. Tác động
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở nước ta tương đối khá, đặc
biệt là với sự nâng cấp đô thị, nhiều thị xã trở thành thành phố trực thuộc
tỉnh, các thành phố trực thuộc. Trung ương được đầu tư phát triển mạnh
thành các trung tâm phát triển vùng và cả nước, thu hút mạnh hơn lao động
vào công nghiệp và dịch vụ. Rất nhiều tỉnh có tỉ lệ di cư thành thị - thành thị
năm 2007 trên 60%, hay nói khác đi, dòng di cư này đã chiếm tỉ lệ áp đảo.
Chúng ta đã bắt đầu thấy một xu hướng rõ nét, có quy luật của di cư nông
thôn - thành thị: từ nông thôn vào đô thị nhỏ (chẳng hạn thị trấn) và từ các
đô thị nhỏ đến các đô thị trung bình và đô thị lớn. Đối với bộ phận di cư thành
thị - thành thị, thì khả năng thích ứng với cuộc sống ở nơi mới thuận lợi hơn,
do họ được chuẩn bị tốt hơn; mặt khác, các tác động đến đời sống đô thị ở nơi
mới tích cực hơn.
Đến năm 2007, ở nhiều tỉnh, thành phố xu hướng đã "đảo chiều" với tỉ lệ
di cư giữa các đô thị ngày càng cao hơn, kể cả ở di cư nội tỉnh và di cư ngoại
tỉnh.
Theo quy luật, có sự khác biệt lớn về kết cấu tuổi và giới tính của
những người không di cư và những người di cư. Sự khác biệt này càng lớn và

đặc sắc đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khi khảo sát riêng cho khu vực
thành thị và khu vực nông thôn và phân theo các nhóm: không di cư; di cư nội
tỉnh; di cư ngoại tỉnh. Những người không di cư có kết cấu dân số ổn định,
thậm chí là dạng kết cấu dân số già (khu vực thành thị của hai thành phố
này). Tính chọn lọc cao đối với người chuyển cư đã dẫn đến chỗ trong cơ cấu
dân số theo tuổi và giới tính, tỉ trọng của nhóm tuổi lao động sung sức cao
hơn hẳn.
Và từ luồng di cư vào đô thị, chúng đã có những tác động sau:
(i) Tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận nhân lực xã hội
không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp;
(ii) Tệ nạn xã hội phổ biến đối với một bộ phận dân cư mất đất canh
tác, thiếu việc làm, nhất là trong điều kiện được nhận một khoản
tiền đền bù mà không biết xoay xở sinh kế;
(iii) Hợp tác và xung đột giữa dân nhập cư với dân tại chỗ diễn ra trên
nhiều mặt của đời sống văn hóa, lối sống đô thị.
(iv) Không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về vấn đề nhà ở, dịch vụ xã
hội, an toàn xã hội. Còn các nhu cầu tinh thần như nghỉ ngơi, giải
trí, học tập, hôn nhân, rất khó khăn.
(v) Ách tắc và an toàn giao thông ngày càng tăng.
(vi) Tuy nhiên việc chuyển cư vào đô thị cũng làm lực lượng lao động
tăng, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.Những vấn đề đặt ra trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam về phát triển xã hội tại Hội nghị Thượng
đỉnh các quốc gia bàn về phát triển xã hội tại Capenhagen (Đan Mạch) từ 6-
12/3/1995 đã đề cập tới 10 vấn đề xã hội trong phát triển, đó là: 1) giải quyết
việc làm (một vấn đề tổng hợp kinh tế- xã hội); 2) xoá đói giảm nghèo; 3) hoà
nhập xã hội (chú trọng vào các nhóm xã hội quan trọng bị thua thiệt trong
phát triển, dễ bị tổn thương); 4) gia đình (tăng cường vai trò của gia đình
như một thiết chế xã hội điển hình); 5) phát triển giáo dục; 6) dân số, kế
hoạch hoá gia đình; 7) chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; 8) bảo trợ xã hội (bảo

hiểm xã hội và trợ giúp xã hội); 9) môi trường; 10) hạn chế và ngăn ngừa các
hành vi phạm tội: ma túy, mại dâm, buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất
chính.Trong 10 vấn đề trên thì cho đến nay Việt Nam vẫn cần phải giải quyết
và phát triển hơn nữa về tất cả các vấn đề. Nhìn chung từ năm 1995 đến nay,
những biến đổi xã hội ở Việt Nam cũng có những điểm tích cực và tiêu cực.
Đất nước ta đang phát triển về mọi mặt thì cũng vướng mắc các vấn đề về:
giao thông, con người, xã hội, môi trường, việc làm…đây là những vấn đề
phải giải quyết lâu dài, Chính phủ cần có những biện pháp cải thiện tốt để
giúp xã hội và con người có thể thích ứng được với những biến đổi xã hội. Đây
vẫn là 10 vấn đề còn tồn đọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Tuy đã từng
bước phát triển và thích nghi hơn nhưng nó vẫn tồn tại, cần phải nghiên cứu
nhiều hơn về các biến đổi xã hội để có những sự thay đổi phù hợp.
Việt Nam đang tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa và là một nước đang
phát triển.Chính vì vậy, chỉ những sự thay đổi nhỏ cũng có thể tác động mạnh
mẽ đến đời sống cũng như mọi vấn đề khác trong xã hội. Giao thông, kinh tế
và dân số, ba vấn đề này cũng đã thể hiện khá rõ nét sự biến đổi xã hội ở đô
thị. Vậy, vấn đề đặt ra trong điều kiện Việt Nam hiện nay là làm thế nào để
giải quyết được những sự thay đổi của biến đổi xã hội hay là làm thế nào để
biến đổi phù hợp với từng thời kì.
• Về giao thông: Làm sao để cải thiện cơ sở hạ tầng và ý thức của
người tham gia giao thông?
Đối với các cơ quan quản lý giao thông
- Cần tập trung vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông
và chú trọng xây dựng nâng cấp các tuyến đường giao thông quan
trọng.
- Cho lắp đặt lại hoặc thay thế các biển báo, tín hiệu giao thông quan
trọng đã bị hư hỏng ở các ngã ba, ngã tư giao nhau.
- Đẩy nhanh tốc độ thi công các công trình giao thông để giảm ùn tắc các
tuyến đường nhưng phải đảm bảo chất lượng.
- Cấm các loại xe sử dụng lâu năm chưa được bảo dưỡng, xe tự tạo, xe ô

tô tải, xe thô sơ…tham gia giao thông trên các tuyến chính vào giờ cao
điểm
- Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm cấm các hành vi vi
phạm
Đối với người tham gia giao thông
- Khi lưu thông trên đường không nên phân tán tư tưởng, không sử
dụng điện thoại khi tham gia giao thông
- Không phóng nhanh vượt ẩu, rèn luyện thói quen sử dụng cả 2 tay để
tăng độ an toàn
- Phải làm chủ tốc độ tránh gây tai nạn cho mình và người khác
- Đặc biệt không được uống rượu bia khi tham gia giao thông.
• Về kinh tế: Làm sao thích ứng nhanh với điều kiện về công nghệ,
khoa học kĩ thuật và chọn phương pháp phù hợp?
Do phát triển sản xuất hàng hoá và kinh tế hàng hoá nên hoạt động sản
xuất - kinh doanh, hoạt động kinh tế tất yếu phải tuân theo quy luật giá trị,
quy luật cung - cầu, quy luật thị trường. Đây là phương thức cần thiết và là
động lực mạnh mẽ để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất,
đẩy mạnh phân công lao động, vị thế và vai trò của người lao động, các chủ
hộ lao động, của doanh nghiệp và doanh nhân được khẳng định. Với tư cách
chủ thể, họ có quyền chủ động trong sản xuất - kinh doanh, quyền đó đi liền
với quyền tự chịu trách nhiệm trước kết quả sản xuất và hiệu quả kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chỉ
thực hiện quyền quản lý hành chính trong kinh tế, theo luật pháp hiện hành,
không can thiệp tùy tiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh vốn là thẩm
quyền của người lao động (cá thể, tư nhân), của các doanh nghiệp và chủ
doanh nghiệp (doanh nhân). Với kinh tế thị trường, nền kinh tế quốc dân là
một chỉnh thể thống nhất các thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều
bình đẳng trước pháp luật, đa dạng hoá các hình thức sở hữu (nhà nước, tập
thể, tư nhân) dẫn đến đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất - kinh
doanh, đa dạng hoá các hình thức phân phối. Mọi công dân có quyền làm tất

cả những gì mà pháp luật không cấm, trong khi công chức chỉ được làm
những gì mà pháp luật cho phép. Đây là dấu hiệu căn bản của dân chủ hoá
kinh tế, tạo ra cơ sở xã hội - pháp lý để phát triển kinh tế thị trường. Tập
trung quan liêu bao cấp được xoá bỏ, thay thế bằng cơ chế thị trường, thừa
nhận cạnh tranh, phân hoá và sự phát triển vượt trội của những người có lợi
thế so sánh về năng lực, trình độ, nguồn vốn, cơ hội làm ăn.
• Về dân số: Làm sao để phát triển đồng đều và hạn chế sự di cư
liên tục đến các đô thị làm bất ổn về dân số??
Giải pháp:
• Không cho di cư, định cư bất hợp pháp.
• Chuyển hướng đầu tư: Chuyển các dự án xây dựng cơ sợ hạ tầng như
trường học, bệnh viện, nhà máy,… ra các khu vực lân cận.
• Tập trung cho việc phát triển nông thôn: Giảm sự chênh lệch giữa khu
vực nông thôn và thành thị.
• Tăng cường kiểm soát vấn đề dân cư các khu vực lân cận và trong các
khu dân sinh trong thành phố.
Trong hai thập kỉ qua, cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy mạnh
đô thị hóa, cũng như do sự nới lỏng trong điều kiện đăng kí hộ khẩu ở đô thị,
đã có những điều chỉnh rõ rệt trong các dòng chuyển cư vào đô thị và tỉnh
chọn lọc của di cư vào đô thị. Điều này đã có tác động trực tiếp đến đô thị
theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chính Phủ cần có các biện pháp hạn chế
tiêu cực và tăng các yếu tố tích cực để đưa đến một xã hội giàu đẹp, văn minh.
Kết luận
Xã hội học ở đô thị và các mô hình kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều vào
các mô hình xã hội của cuộc sống đô thị. Việc mở rộng, quy hoạch, xây dựng
ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân đô thị trong các lĩnh vực lao
động sản xuất, sinh hoạt – vui chơi, giải trí…của người dân.
Đô thị Việt Nam hình thành cùng với sự phát triển của các trung tâm buôn
bán, trên cơ sở các trung tâm hành chính, và trong quá trình phát triển công
nghiệp. Xu hướng hiện đại, đô thị của Việt Nam sẽ hình thành trên cơ sở công

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nơi nào có khu công nghiệp thì ở đó có các đô thị.
Quá trình hình thành đô thị ở Việt Nam dẫn tới biểu hiện của các hiên
tượng khác nhau. Đô thị gắn với khu công nghiệp, hiện tượng gắn với việc
làm và lao động, đô thị là thủ phủ hành chính gắn với các viên chức nhà
nước.Chính vì thế, nếu hiểu được bản chất, tiến trình của xã hội học đô thị sẽ
giúp cho các nhà Lãnh đạo, chức trách có những hoạch định, chính sách phát
triển đúng đắn.
Qua bộ môn Xã hội học, nhóm đã có những kiến thức khái quát về các vấn
đề xã hội học ở đô thị nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mặc dù, nhóm đã có
những cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, song không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy để nhóm hoàn thành bài
tốt hơn.

×