Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kỹ năng đi phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.81 KB, 3 trang )

Kỹ năng đi phỏng vấn
Nghiên cứu tìm hiểu: phải tìm kiếm đầy đủ thông tin của trang web công ty trước khi gọi điện
thoại
Mục đích phỏng vấn? Xác định lý do bạn muốn làm tạI công ty đó
Lên danh sách những ưu điểm: Xác định những ưu điểm và kỹ năng của bạn để xem bạn có phù
hợp cho vị trí công việc đó. nếu không, tốt nhất là bạn không nên đi phỏng vấn.
Sở thích cá nhân: Lên lịch phỏng vấn tại thời điểm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. phỏng vấn
trực tiếp tốt hơn là qua điện thoại
Sơ yếu lý lịch: Nhớ mang mang theo sơ yếu lý lịch khi đi phỏng vấn, do vậy bạn có thể trả lời
được những câu hỏi của người phỏng vân.
Hãy trung thực: Hãy đi vào trực tiếp vấn đề. nếu như bạn không biêt, hãy nói là không biết. Hãy
trung thực, hoà nhã, chân thành và tự tin nhưng không được kiêu ngạo. nếu bạn thấy người khác
muốn nói nhiều, cứ để người ta nói vì họ thích có người lằng nghe họ
Tiếp theo?: Cuối buổi phỏng vấn, hãy cố đạt được một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Hãy tự hõi bước
tiếp theo là gì trước khi kết thúc cuộc gọi.
Xác định các yếu điểm: Nếu có thể, hãy cố tìm ra xem người phỏng vấn thấy được những điểm
mạnh và điểm yếu của bạn. bằng cách này, bạn có thể phát huy những thể mạnh và hạn chế bớt
yếu điểm của bạn tại buổi phỏng vấn trực tiếp
Đến đúng giờ:– Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn. Không bao giờ được
phép đến muộn và xin lỗi vớI lý do: “Xe tôi bị hết xăng!”
Di động:- Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn
không làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ
gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn.
Chuẩn bị kỹ: Trứơc khi đến công ty, hãy tìm hiểu về công ty đó-hãy tìm kiếm trên trang web của
công ty đó và viết xuống một số câu hỏi. bạn có thể tìm kiếm trên Google. phải biết được lý do tại
sao bạn lại muốn làm cho công ty đó. người phỏng vấn luôn quan tâm liệu bạn có biêt gì về công
ty và sản phẩm của họ không.
Định hướng đúng đường đi: hãy đi theo đường mà bạn cho là chinh xác. nếu như không xác
định được đường đến công ty cũng có nghĩa là bạn bị lạc đường. Hãy đến trước 20 phút để tránh
bị muộn. Hãy đợi trước bên ngoài văn phòng và chỉ nên vào phỏng vấn trước 3 phút.
THỰC HÀNH: Thực hành kỹ năng phỏng vấn: tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn như thể bạn đang


được phỏng vấn. Hãy thực tập vài lần để bạn cảm thấy tự tin hơn và hiệu quả hơn cho cuộc
phỏng vấn thực.
3 bản sơ yếu lý lịch: Mang theo ít nhất 3 bản sơ yếu lý lịch - đề phòng trường hợp họ không có
bản copy sơ yếu lý lịch của bạn.
Ghi nhớ:- Bạn có thể mang theo giấy và bút PDA để ghi lại 3 những câu chính của bạn về công ty
đó.
Trang phục: Trang phục công sở để có được vẻ bề ngoài nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ăn mặc
gọn gàng và trải chuốt sẽ có ấn tượng tốt hơn là đơn giản. trừ phi công ty đó nhắc bạn là mặc
quần áo bình thường, còn hầu hết mọi người đều chọn mặc véc để đi phỏng vấn.
Tự tin: Bắt tay chặt và chân thành khi đến phỏng vấn và tỏ thái độ tích cực.
Thân thiên: Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói (tất cả mọi yếu tố đều quan trọng để nắm chăc thành
công trong buổi phỏng vấn).
Nhìn thẳng: Nhìn thẳng vào người phỏng vấn khi giao tiếp với họ.
Lắng nghe chăm chú – Đây là yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiệu quả của cuộc phỏng vấn. Hãy
lắng nghe những câu hỏi mà bạn được hỏi để trả lời thẳng thắn, dứt khoát và đầy đủ. Không nên
nói quá nhiều hoặc lạm dụng những ưu điểm của bạn một cách thái quá.
Mức lương: Nếu được hỏi về mức lương, hãy xác định thông tin chính xác liệu có bao gồm tiền
thưởng và tiền hoa hồng hay không. nếu họ hỏi bạn muốn mức lương nào, câu trả lời duy nhất là:
“tôi chấp nhận một mức lương hợp lý của công ty ông”.
Có thái độ tích cực: Không được phê phán hay có bất kỳ một ý kiến tiêu cực nào nhân viên hiện
tại hay trước đó của công ty. Hãy tỏ ra lịch sự và chuyên nghiệp và tránh không đề cập vào vấn đề
riêng tư.
Hỏi về công việc!: Hãy tỏ ra cho người phỏng vấn biết rằng bạn rất quân tâm đến công việc đó và
hỏi nếu được làm, bạn sẽ làm gì tiếp theo.
Gửi thư cảm ơn: Hỏi xin danh thiếp để viết thư điện tử cảm ơn họ. Có thể gửi thư trực tiếp tới
người phỏng vấn bạn hoặc người môi giới
Nói về bản thân bạn: Hãy đưa ra nhiều thông tin chính xác và cô đọng về công việc hiện tại của
mình.
Tại sao bạn muốn làm cho công ty XYZ? Bạn có thể dùng thông tin tìm kiếm trên mạng và
những thông tin liên quan về công ty để trả lời câu hỏi này. Đưa ra những ví dụ cụ thể mà bạn tìm

được hoặc những dự án trước đây của công ty mà bạn thích.
Thành tích hoặc ưu điểm nổi bật nhất của bạn là gì? Bạn có thể nói nhiều một chút về điểm
mạnh của mình nhưng không nên khoe khoang. Hãy đưa ra ít nhất 2 ví dụ điển hình và càng chi
tiết càng tốt như doanh số bán, hạn chót và tiền tiết kiệm. Hãy nói nhiều về khả năng và nỗ lực của
mình.
Bạn có thể xác định được những vấn đề cần cải tiến không/làm thế nào để đạt được những
nâng cấp và cải tiến đó? Hãy đưa ra những nhân tố nằm trong yêu cầu của công việc và không
nên đưa ra nhân tố mà bạn khó lòng đạt được vì nó có thể ảnh hưởng đến thành công của buổi
phỏng vấn.
Ví dụ: “Tôi thấy công việc này cần nhiều kinh nghiệm về làm báo cáo và bạn phải làm việc với một
dây chuyền hoặc một hệ thống “x” nào đó. Tôi không có nhiều kinh nghiệm làm báo cáo và đến tận
bây giờ tôi cũng không được yêu cầu phải tìm hiểu về hệ thống “x”. Nhưng tôi có thể học hỏi rất
nhanh và làm việc với tất cả các hệ thống máy tính. Ở điểm này, tôi có thể nói rằng điểm cần phải
được cải tiến là nghiên cứu về hệ thống phần mềm đó.
Bạn mong đợi mức lương như thế nào? Hãy trả lời thẳng thắn, ví dụ như: “mức lương tốt nhất
mà các ông có thể trả cho tôi là gì? Chúng ta có thể thoả thuận về mức lương nếu đánh giá vào
các yếu tố như: vị thế của công ty, tiềm năng phát triển của công ty, toàn bộ lương thưởng, v.v.
Tiền lương là một miếng bánh và nếu ngài nghĩ tôi phù hợp với công việc này, chúng ta có thể đi
đến một thoả thuận có lợi cho cả hai chúng ta!”
Tại sao bạn bỏ vị trí hiện tại? Hãy chân thành và thẳng thắn và nhớ đừng chỉ trích công ty hoặc
sếp của bạn. Nếu bạn nói bạn bỏ vị trí hiện tại vì những lý do chung thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận
bạn.
Tại sao chúng tôi nên mời bạn vào vị trí này? Hãy tóm tắt và nói về những ưu thế của bạn và
đề nghị họ mời bạn vào vị trí đó. Hãy đưa ra những lý do quan trọng nhất tại sao bạn là người phù
hợp với công việc đó nhât.
Vị trí bán hàng: Nếu vị trí tuyến dụng liên quan đến việc bán hàng, người ta có thể hỏi bạn cách
chào hàng và tiếp thị cho một loại sản phẩm và một lần nữa, bạn có thể dùng thông tin kiếm được
trên mạng về công ty đó để trả lời câu hỏi này
 Tại sao ông muốn tuyển dụng vị trí nay?
 Trong vòng 5 năm nưa, công ty của ông sẽ phát triển thế nào?

 Nhân tố nào làm cho ngài thành công và điểm khác biệt của ông với đối thủ cạnh tranh là
gì?
 Ngài ở vị trí này bao lâu rồi và ông hài lòng ở điểm gì nhât về vị trí và công ty của ngài?
 Một thí sinh lý tưởng đến xin việc thì cần những yếu tố gì? (hãy lắng nghe và sau đó đưa
ra những phẩm chất mà bạn có phù hợp với những yêu cầu mà người phỏng vấn đưa ra)
 Ông có nghĩ trình độ của tôi đáp ứng được yêu cầu của ông không?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×