Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn chất thải nguy hại và đề xuất các biện pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại của Công ty cổ phần than Hà Tu Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---

ĐOÀN QUỐC HÙNG

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN,
CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
THU GOM, LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN,
CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THAN HÀ TU - VINACOMIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. NGÔ THỊ NGA

Hà Nội – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên là: Đồn Quốc Hùng, học viên cao học khóa 2010, chun ngành:
Quản lý mơi trường, khóa học năm 2010-2012. Qua thời gian học tập và nghiên cứu
tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy
hại và đề xuất các giải pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải
nguy hại của Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin” dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Ngô Thị Nga. Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận
văn là trung thực, các tư liệu, tài liệu được sử dụng có nguồn dẫn rõ ràng.


Quảng Ninh, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Học viên

Đoàn Quốc Hùng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH THAN TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THAN .................... 4

1.1. Khái quát về CTR và CTNH ........................................................................4
1.1.1. Khái quát về CTR .....................................................................................4
1.1.2. Khái quát về chất thải nguy hại ................................................................6
1.1.3. Quản lý CTR và CTNH ............................................................................8
1.2. Hoạt động khai thác than ..............................................................................9
1.3. Công tác quản lý môi trường trong ngành than .......................................21
1.3.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................21
1.3.2. Bộ máy quản lý môi trường đối với hoạt động ngành than ....................21
1.3.3. Quảng lý, thu gom, xử lý chất thải .........................................................22
1.3.4. Nhân lực .................................................................................................22
1.3.5. Quan trắc môi trường .............................................................................22
Chương 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY
HẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN ..............................29

2.1. Khai thác than lộ thiên ở mỏ than Hà Tu. ...................................................29
2.1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin. ......................29
2.1.2. Hiện trạng khai trường mỏ than Hà Tu ..................................................30
2.2. Quy trình công nghệ khai thác tại mỏ than Hà Tu...................................34
2.3. Hiện trạng phát sinh CTR và CTNH ở mỏ than Hà Tu: .........................36
2.3.1. Rác thải sinh hoạt ...................................................................................36
2.3.2. CTR và CTNH phát sinh do hoạt động khai thác than...........................36
2.4. Hiện trạng quản lý, thu gom, lưu giữ, và xử lý CTR, CTNH của mỏ than
Hà Tu....................................................................................................................43
2.4.1. Cơ sở pháp lý ..........................................................................................43


2.4.2. Thu gom, lưu giữ và xử lý CTR, CTNH ................................................43
2.4.3. Hiện trạng hệ thống quản lý CTR, CTNH..............................................46
2.4.4. Quan trắc và giám sát môi trường .........................................................47
2.4.5. Hiện trạng ô nhiễm do CTR, CTNH ở mỏ than Hà Tu ..........................47
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý CTR, CTNH tại mỏ than Hà Tu ...............53
2.5.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại mỏ than Hà Tu ............... 53
2.5.2. Những tồn tại trong công tác quản lý CTR, CTNH cần khắc phục............... 55
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO TÁC ĐỘNG CỦA
CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN
HÀ TU - VINACOMIN..............................................................................................57

3.1. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý CTR, CTNH một cách hiệu quả
...............................................................................................................................57
3.1.1. Bảo vệ mơi trường, đảm bảo phát triển bền vững ..................................57
3.1.2. Góp phần thực hiện các cam kết quốc tế ................................................58
3.1.3. Tăng lợi ích kinh tế và hiệu quả đầu tư ..................................................58
3.2. Phân tích ngun nhân những tồn tại trong cơng tác quản lý CTR và
CTNH ở mỏ than Hà Tu.....................................................................................58

3.2.1. Hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế ...................................................58
3.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác quản lý
CTR và CTNH cịn yếu kém ..............................................................................59
3.2.3. Nhân lực còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng ..........59
3.2.4. Công tác thanh, kiểm tra chưa tốt ..........................................................59
3.2.5. Nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao ............................................59
3.3. Đề xuất các giải pháp ...................................................................................60
3.3.1. Nguyên tắc quản lý .................................................................................60
3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý.......................................................................61
3.3.3. Nâng cao nhận thức và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ...62
3.3.4. Bổ sung, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương
án xử lý CTR, CTNH ........................................................................................64
3.3.5. Giám sát môi trường, kiểm sốt ơ nhiễm .............................................75
KẾT LUẬN ................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................77
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

HĐND

: Hội đồng nhân dân


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ-HĐQT

: Quyết định - Hội đồng Quản trị

Sự cố MT

: Sự cố môi trường

QĐ-BNN

: Quyết định - Bộ Nông nghiệp

BVMT

: Bảo vệ môi trường

QLMT

: Quản lý môi trường

QĐ-UBND


: Quyết định - Ủy ban nhân dân

ĐGTT

: Đơn giá Tạm tính

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Khối lượng đổ thải tại mỏ lộ thiên khu vực Hòn Gai 2013 - 2015 ......................... 14
Bảng 1.2. Giải pháp bố trí mặt bằng bổ sung tại khu vực Hòn Gai.......................................... 16
Bảng 1.3. Mạng điểm quan trắc mơi trường khơng khí - tiếng ồn tại thành phố Hạ Long.. 23
Bảng 1.4. Kết quả quan trắc môi trường khơng khí năm 2012 tại thành phố Hạ Long .. 24
Bảng 2.1. Đặc điểm chất lượng các vỉa than............................................................................... 33
Bảng 2.2. Định mức sàng tuyển than......................................................................................... 39
Bng 2.3. Sn lượng khai thác than và thải đất đá của mỏ than Hà Tu từ năm 2005 - 2012 39
Bảng 2.4. Kế hoạch khai thác than và thải đất đá dự kin t 2013 n 2018 .......................... 40
Bảng 2.5. Nguyên nhiên liệu đầu vào chủ yếu ...................................................................... 40
Bảng 2.6. Máy móc thiÕt bÞ cđa má ........................................................................................... 40
Bảng 2.7. Các nguồn gây ô nhiễm, chất thải phát sinh và ảnh hưởng tới môi trường trong
hoạt động khai thác than lộ thiên ............................................................................. 42
Bảng 2.8. Lượng CTNH năm 2012 của mỏ than Hà Tu ........................................................... 45

Bảng 2.9. Danh mục chất thải nguy hại đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH . 46
Bảng 2.10. Vị trí quan trắc mơi trường tại mỏ than Hà Tu........................................................ 47
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát mơi trường khơng khí Cơng ty Cổ
phần than Hà Tu quí IV/2011 ......................................................................... 48
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát mơi trường khơng khí Cơng ty Cổ
phần than Hà Tu quí II/2012 .......................................................................... 49
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước thải ở mỏ than Hà
Tu quý 2 năm 2012 ............................................................................................. 51
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước thải ở mỏ than Hà
Tu quý 4 năm 2012 ............................................................................................. 52
Bảng 3.1. Trang thiết bị cần bổ sung mua ................................................................................... 64
B¶ng 3.2. Các thông số kỹ thuật PA CTHN môi trường ............................................................ 70
Bảng 3.3. Chi phí cải tạo, trồng cây hồn ngun môi trường bãi thải Nam Lộ Phong ....... 74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới ............................................ 9
Biểu đồ 1.2. Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới ............................................. 10
Biểu đồ 1.3. Nồng độ bụi tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khoảng sản
(than) năm 2012 .......................................................................................... 25
Biểu đồ 1.4. Nồng độ CO tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012....................................................................... 26
Biểu đồ 1.5 Nồng độ SO 2 tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012....................................................................... 27
Biểu đô 1.6. Nồng độ NO X tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012....................................................................... 27


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Tác động của CTR đối với mơi trường ........................................................ 5
Sơ đồ 1.2. Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dịng thải ....................... 17
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình cơng nghệ khai thác của Công ty ....................................... 34
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ sàng sơ tuyển chế biến than nguyên khai .......................................... 38
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ công nghệ sàng tuyển chế biến than sạch tại mỏ............................... 38
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ công nghệ tuyển tận thu than sạch tại mỏ ......................................... 39
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổng thể quản lý CTR, CTNH ở mỏ than Hà Tu ............................... 46
Sơ đồ 3.1. Mơ hình quản lý chất thải rắn ...................................................................... 60


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành cơng nghiệp khai thác khống sản nói chung, trong đó ngành khai
thác than nói riêng hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ
đồng, tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau. Tạo
nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận, đảm bảo thu
nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế của hộ gia đình, đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực đã đạt được ngành khai thác than cũng đang phải đối mặt
với nhiều thách thức về bảo vệ môi trường.
Cùng với các Công ty khác trong Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản
Việt Nam, Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin là một trong những đơn vị khai
thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Công ty đã khai thác đạt sản lượng
trên 1,6 triệu tấn than/năm (năm 2011, 2012) và vẫn không ngừng phát triển nâng
cao năng suất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngồi. Hoạt
động khai thác than của Cơng ty đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định
cho hàng ngàn người lao động, mang lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội,
đóng góp vào ngân sách cho Nhà nước và góp phần cho sự phát triển chung của
vùng và là một trong những yếu tố làm lên thành cơng của Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt Nam ngày hơm nay. Bên cạnh những đóng góp tích cực
khơng thể phủ nhận, hoạt động khai thác than của Công ty đã gây ra những tác động

tiêu cực đến mơi trường khơng khí, hệ sinh thái, nguồn nước ngầm...
Từ thực tế trên, để đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn, chất thải
nguy hại làm ô nhiễm môi trường tại mỏ than Hà Tu và hạn chế, giảm thiểu những
tác động xấu đến môi trường tại đây, tôi đã chọn đề tài cho Luận văn của mình:
“Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và đề xuất các giải
pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại của Công ty
cổ phần than Hà Tu - Vinacomin ”.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Có 2 mục tiêu chính
- Đánh giá được thưc trạng phát sinh, thực trạng quản lý chất thải nguy hại
(CTR), chất thải rắn (CTNH) tại Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin.
- Đề xuất các giải pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển để hạn chế thấp nhất
những tác động xấu đến chất lượng môi trường tại Công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là khu vực Công ty Cổ phần Than Hà Tu
- Vinacomin tại phường Hà Tu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, hiện trạng
phát sinh và ô nhiễm CTR, CTNH, thực trạng quản lý, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển và xử lý hiện nay tại Công ty
4. Phương pháp nghiên cứu (bao gồm các phương pháp sau):
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là quá trình đi quan sát thực tế khu vực
Công ty để đánh giá chất lượng môi trường, nhận dạng các nguồn phát sinh CTR,
CTNH, đánh giá tình hình thực tế thu gom, phân loại và lưu giữ chất tải.
- Phương pháp thu thập tài liệu: Các báo cáo khoa học của các tổ chức và cá
nhân đã được cơng bố có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Các thông tin liên quan
đến hoạt động khai thác than, quy chế bảo vệ môi trường, các nguyên tác trong quản
lý CTR, CTNH, các số liệu liên quan đến chất lượng môi trường ở Công ty, lượng

chất thải phát sinh và các thông tin về công tác quản lý hiện nay.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các số liệu thu được để
đánh giá chất lượng mơi trường; phân tích cơng tác quản lý và tình hình thực tiễn
ở khu vực Cơng ty để đánh giá các ưu, khuyết điểm, từ đó làm cơ sở để đề xuất
các giải pháp.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: Các số liệu liên quan được thống
kê, tổng hợp và sắp xếp thành báo cáo hoàn chỉnh.

2


5. Những đóng góp của đề tài
- Làm rõ về tính chất, số lượng, chất lượng của CTR, CTNH được thải ra
trong quá trình khai thác than.
- Làm rõ vai trò của một số yếu tố (sản lượng, chất lượng than, công nghệ ...)
quyết định đến khối lượng CTR, CTNH hình thành.
- Thơng qua việc nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý, tái sử dụng chất thải rắn của Công ty hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về các tác động của ngành than tới môi trường và
công tác quản lý môi trường ngành than
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại mỏ
than Hà Tu
Chương 3: Đề xuất các giảm pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do tác
động của CTR, CTNH

3



Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH THAN TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THAN
1.1. Khái quát về CTR và CTNH
1.1.1. Khái quát về CTR
a. Khái niệm
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế xã hội (bao gồnm hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy
trì sự tồn tại của cơng đồng ...), trong đó quan trọng nhất là từ các hoạt dộng sản
xuất và các hoạt động sống.
b. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn ở mỏ than Hà Tu, CTR phát sinh từ
hoạt động của CBCNV, đất đá thải, các hoạt động sửa chữa thiết bị, máy móc, xây
dựng các cơng trình trong mỏ.
c. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của CTR ở mỏ khác nhau, lượng chất thải rắn lớn
nhất là đất đá thải, lượng CTR của CBCNV, sửa chữa các thiết bị, máy móc, xây
dựng các cơng trình trong mỏ là khơng đáng kể
d. Phân loại chât thải rắn
Có nhiều cách để phân loại chất thải rắn: Theo vị trí hình thành, thành phần
hóa học và vật lý, theo bản chất nguồn tạo thành CTR, được phân thành các loại,
trong đó phân chia theo bản chất nguồn tạo thành, CTR bao gồm các loại sau:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Chất thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động của sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nơng nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ...


4


Ở mỏ than Hà Tu, CTR chủ yếu gồm 2 loại: CTR sinh hoạt và CTR công
nghiệp. Theo mức độ nguy hại thì CTR được tách ra thành các loại:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan ... có nguy cơ đe dọa sức khỏe người, động vật và cây cỏ.
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải khơng chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Trong khuôn khổ đề tài đề cập đến CTR và CTNH ở Công ty cổ phần than
Hà Tu - Vinacomin nên khi nói tới CTR, học viên muốn đề cập đến thành phần
CTR thông thường, thành phần CTR nguy hại sẽ bao gồm trong mục CTNH.
e. Tác động của CTR đối với môi trường và con người.
- Tác động của CTR đối với môi trường: được biểu thị trong S 1

Bụi, CH4

Môi tr- ờng không khí

Rá c + n- í c r¸ c

N- í c r¸ c

R¸ c + n- ớ c rá c

Rá c thải

N- ớ c mặ
t


Môi tr- ờng

N- ớ c ngầm

Kim loạ i
Khi ă n ng tiÕp xóc qua da
Ng- êi, ®éng vËt, thùc vËt

Sơ đồ 1.1. Tác động của CTR đối với môi trường

5


- Tác động của CTR đối với con người
+ Tác động đầu tiên dễ nhận thấy của CTR là gây mùi, gây khó chịu, ảnh
hưởng đến đường hơ hấp. Nơi chứa đựng chất thải còn là điều kiện sinh sống của
các sinh vật gây bệnh cho con người như ruồi, muỗi, bọ, nhặng, chuột ... Rác thải
còn làm mất vẻ đẹp của cảnh quan đô thị, gây cản trở giao thông.
+ Con người đưa chất thải vào môi trường gây nên các tác động trong mơi
trường và chính những tác động này quay trở lại ảnh hường đến con người. Sự ơ
nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí gây ra nhiều bệnh tật cho con người như các
bệnh về đường hơ hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư ...
+ Sự ô nhiễm của các thành phần môi trường cũng có ảnh hưởng xấu đến
trồng trọt, chăn ni, gây bệnh ở các loài thực vật, động vật, giảm năng suất và chất
lượng sản phẩm.
f. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng và thành phần chất thải rắn
- Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh: Việc áp dụng các hoạt động
giảm thiểu tại nguồn sẽ làm giảm lượng và thành phần CTR.
- Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân: Nếu hệ thống

pháp luật về quản lý chất thải đầy đủ, hoàn thiện, thái độ chấp hành luật của người
dân tốt cũng làm giảm lượng và thành phần CTR.
1.1.2. Khái quát về chất thải nguy hại
a. Định nghĩa: CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất mang một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ lây nhiễm
và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại
tới môi trường và sức khỏe con người.
Các chất gây nguy hại điển hình: Axít và kiềm, dung dịch xyanua và hợp
chất, chất oxi hóa, dung dịch kim loại nặng, dung môi, cặn dầu thải, amiăng.
Ở khu vực mỏ Hà Tu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần CTNH là dầu thải
và các chất thải lẫn dầu mỡ. Ngồi ra cịn các CTNH khác như: giẻ lau dính dầu
mỡ, phin lọc dầu, má phanh, bóng đèn huỳnh quang thải.
Nguồn chất thải phát sinh: từ hoạt động của các phương tiện máy móc, thiết bị.

6


b. Phân loại
- Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Phân loại theo nguồn thải “phi
đặc thù”; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo nguồn thải đặc thù;
phân loại theo loại nguy hại; phân loại theo các cách tiếp cận khác đã được sử dụng;
phân loại theo nhóm hóa học; phân loại theo thành phần hóa học ban đầu; phân loại
theo tình trạng vật lý.
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày
16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại, phân loại CTNH
theo loại nguy hại bao gồm những loại sau:
+ Loại 1: Tính nổ
+ Loại 2: Tính cháy
Nhóm 2.1: Chất thải lỏng dễ cháy.
Nhóm 2.2: Chất thải rắn dễ cháy.

Nhóm 2.3: Chất thải tự cháy.
Nhóm 2.4: Chất thải tạo ra khí dễ cháy.
+ Loại 3: Oxi hóa
Nhóm 3.1: Chất thải chứa các tác nhân oxi hóa vơ cơ.
Nhóm 3.2: Chất thải chứa peroxyt hữu cơ
+ Loại 4: Ăn mịn
Nhóm 4.1: Các chất thải có tính axít
Nhóm 4.2: Các chất thải có tính kiềm
+ Loại 5: Độc tính
Nhóm 5.1: Các chất thải gây độc tính cấp
Nhóm 5.2: Các chất thải gây độc tính từ từ hoặc mãn tính
Nhóm 5.3: Các chất thải sinh khí độc

7


+ Loại 6: Độc sinh thái
+ Loại 7: Dễ lây nhiễm
c. Tác hại của CTNH
- Tác động tới môi trường:
+ Những vấn đề liên quan tới môi trường cơ ban liên quan tói việc lưu giữ,
chơn lấp CTNH khơng đúng cách.
+ Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lưu giữ lâu dài khơng kiểm sốt, chơn
lấp tại chỗ, chơn lấp ở nơi chơn rác khơng có kỹ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các
vùng đất trũng.
+ Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được
xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hoặc do
việc thải vào khí quyển những hóa chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu
nguy hại.
+ Bản chất ăn mịn tiềm tàng của các hóa chất độc hại có thể phá hủy hệ

thống cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe
Việc thải các CTNH chưa được xử lý, thất thoát dầu và các hóa chất khác do
sự cố gây ra đã làm bẩn môi trường đất, nguồn nước, cũng như làm chết, yếu đi các
loại thủy sinh; làm gia tăng rủi ro bệnh tật, do ngộ độc kim loại và ung thư do
nhiễm các chất gây ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng hơ hấp và tiêu hóa, viêm da
cũng có thể tăng.
1.1.3. Quản lý CTR và CTNH
- Mục tiêu quản lý CTR: Đặc điểm của CTR thông thường là đặc tính nguy
hại của chất thải khơng cao, trong thành phần chất thả lại có rất nhiều thành phần có
khả năng tái chế, tái sử dụng: chất hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ cây, lá, quả ... ), nhựa,
thủy tinh, kim loại, giấy vụn, carton ... Nếu toàn bộ lượng lượng chất thải này đem
đi chơn lấp, đốt thì kinh phí sẽ là rất lớn (kinh phí vận hành lị đốt, kinh phí xử lý
bãi chơn lấp, diện tích đất chơn lấp ... ). Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý CTR
là làm sao để lượng CTR mang đi xử lý ở các bước cuối cung (đốt, chôn lấp) là ít

8


nhất và phương pháp đốt, chôn lấp phải hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn môi trường. Xu
hướng hiện nay là tái sử dụng và tái chế.
- Mục tiêu quản lý CTNH: Do đặc tính nguy hại của chất thải, trong cơng tác
quản lý CTNH, chất thải phải được kiểm sốt bắt đầu từ quá trình phát sinh đến quá
trình xử lý và cuối cùng là thải bỏ (chôn lấp) CTNH. Xu hướng hiện nay là giảm
thiểu lượng CTNH phát sinh và giảm thiểu tính độc của chất thải.
1.2. Hoạt động khai thác than
* Tình hình khai thác than trên thế giới:
Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á,
trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất

không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác
lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước
khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành
cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào
khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Biểu đồ 1.1. Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới

Nguồn: [15]

9


Than đóng vai trị sống cịn với sản xuất điện và vai trị này sẽ cịn được duy
trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ
nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho
đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến
1.5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ
tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng
với mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép
và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trường than lớn nhất là châu Á,
chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ
Trung Quốc. Một số nước khác khơng có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu
than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn
Quốc. Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà
ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập
khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than cóchất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai
trị quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của
thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu
cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức
sống ngày càng được cải thiện.

Biểu đồ 1.2. Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới

Nguồn: [15]

10


* Tình hình khai thác than tại Quảng Ninh
Do đặc thù của ngành công nghiệp khai thác than lên tất các các công đoạn
khai thác đều phát sinh chất gây ô nhiễm tác động đến môi trường. Hoạt động khai
thác than là một trong những nguyên nhân là suy giảm mơi trường, đặc biệt là vùng
than Quảng Ninh.
Trong đó quản lý CTR, CTNH đang là vấn đề rất cấp thiết đối với mơi trường
vì nó làm biến đổi địa hình, cảnh quan. Những biến đổi mạnh mẽ nhất diễn ra chủ yếu
ở những khu vực có hoạt động khai thác than, đổ thải đất đá tạo lên những quả đồi
trọc phá vỡ cảnh quan môi trường, thảm thực vật... nhiều moong khai thác lộ thiên
như ở các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo... có độ sâu từ -50÷-150m dưới mực nước
biển đã tạo nên những hồ chứa nước biến đổi lớn về địa mạo khu vực.
Mất rừng: Tỷ lệ rừng che phủ bị suy giảm một cách nghiêm trọng do mở
rộng khai trường, đổ thải. Diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh, tại các khu vực
khai thác than lộ thiên, có nơi mất tới 70 - 80% diện tích rừng tự nhiên và rừng sản
xuất như phía Bắc thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả. Hiện nay, ở thành
phố Hạ Long đất có rừng chỉ cịn chiếm khoảng 15%; thành phố Cẩm Phả chỉ còn
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi khu vực Đèo Bụt, diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn
phá. Tình trạng tương tự xảy ra với vùng Đông Triều - Mạo Khê - ng Bí, là
những khu vực trước kia vốn có nhiều rừng nguyên sinh.
Lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác than cũng rất lớn khoảng 150
triệu m3/năm. Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long là nguồn gây ô nhiễm bụi và rửa trôi đất đá, bồi lắng dịng chảy.
Khơng những vậy, tác động do sự cố mơi trường tại các bãi thải, trong quá trình

khai thác than xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc. Các sự cố cháy nổ khí, bục nước,
sập lị... xảy ra khá nghiêm trọng trên một số mỏ hầm lò.
Nước thải: Nước thải của hoạt động khai thác, chế biến than mang tính axit
cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng và một số kim loại cao. Lượng nước thải từ các mỏ
than ước tính khoảng 25 - 30 triệu m3/năm do khơng được xử lý triệt để trước khi
thải ra môi trường làm suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm [6].

11


Q trình hoạt động của các khâu cơng nghệ trên mỏ lộ thiên đều gây ồn ở
mức độ khác nhau và xả nhiều bụi cùng khí độc hại vào mơi trường xung quanh.
Quá trình vận hành của máy khoan tạo ra nhiều bụi đá, đặc biệt là khi thổi phoi
bằng khí nén. Khi nổ mìn thì khơng chỉ tạo ra các khí CO, CO2, NO2, bụi, đặc biệt
thường gây ra tiếng ồn và chấn động. Bụi và chất ô nhiễm dạng khí do nổ mìn
thường có phạm vi lan tỏa rộng và cao, nhất là khi có gió mạnh chất ô nhiễm phát
tán trong không khí. Khâu bốc xúc, vận tải và đổ thải đất đá phát sinh bụi vào mơi
trường, ngồi ra các sản phẩm khí thừa do động cơ ô tô và máy xúc khi hoạt động
thải ra như CO, CO2, NO2... tác động vào môi trường không khí. Ở khâu chế biến,
sàng tuyển (nghiền, sàng, đập) phát sinh các chất ô nhiễm làm suy giảm môi trường
không khí (chủ yếu là bụi), cịn chất thải dạng khí chỉ tác động cục bộ.
Hàng năm đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác than trên địa bàn
khoảng trên 200 triệu m3, đất đá thải tạo nên những quả núi nhân tạo đang làm biến
dạng địa hình, địa vật, các bãi thải tích tụ thành núi ở Mạo Khê, ng Bí, Hạ Long
và Cẩm Phả... đang là các điểm ơ nhiễm đến mức báo động.
* Tình hình khai thác than lộ thiên tại thành phố Hạ Long.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có 4 Cơng ty thuộc Tập đồn
Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam đang hoạt động khai thác than lộ thiên:
- Công ty cổ phần than Núi Béo (khai thác lộ thiên).
- Công ty cổ phần than Hà Tu (khai thác lộ thiên)

- Công ty cổ phần than Hà Lầm (khai thác lộ thiên và hầm lị)
- Cơng ty than Hịn Gai (khai thác lộ thiên và hầm lò).
Các hoạt động khai thác than tại các mỏ là nguồn phát sinh chất ô nhiễm làm
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường thành phố Hạ Long [8]
Để xây dựng ngành công nghiệp khai thác than phát triển bền vững, hạn chế
sự phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường, Tập đồn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngành trong đó có vùng
than Hòn Gai (thành phố Hạ Long) cụ thể:

12


Quy hoạch các bãi đổ thải: Hiện nay, các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ
thống bãi thải ngồi với cơng nghệ đổ thải sử dụng ơ tơ - máy gạt, khối lượng đổ
thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai. Việc đổ bãi thải ngồi có
nhược điểm cơ bản là chiếm dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi
lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như
các bãi thải Chính Bắc, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, v.v… Công tác đổ thải đất
đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam đang quan tâm giải quyết, đặc biệt quy hoạch đổ thải cụm mỏ vùng Hạ
Long giai đoạn 2013 ÷ 2015.
Tồn bộ khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên, vùng than Hòn
Gai chiếm tỷ trọng 10,92% và vùng Nội Địa chiếm tỷ trọng ≈8,0%. Định hướng quy
hoạch đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2013-2025 là tập trung khai thác một số
khu vực, mỏ lộ thiên như mỏ 917 của Cơng ty than Hịn Gai, vỉa 14 của Cơng ty
than Núi Béo… để tạo diện tích đổ tại bãi thải trong cho các mỏ lộ thiên để giảm
cung độ vận tải, giảm diện tích chiếm đất bãi thải, tạo điều kiện cho việc hoàn
nguyên mỏ.
Các giải pháp đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2013-2025 cụ thể như
sau: [9]
- Mỏ Hà Tu: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 120,172 triệu m3 được đổ

thải vào các bãi thải như sau: Bãi thải trong Đông vỉa Trụ (14,8 triệu m3), bãi thải
trong vỉa 7+8 (8 triệu m3), bãi thải ngoài vỉa 7+8 (40,9m3), bãi thải trong Tây vỉa
Trụ (8 triệu m3), trong vỉa 16 (1,1 triệu m3), bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông mỏ Núi
Béo (27,372), bãi thải Chính Bắc (20 triệu m3).
- Mỏ Núi Béo: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 96,47 triệu m3.
Trong đó:
+ Đất đá thải cơng trường vỉa 14 cánh Đơng là 9,69 triệu m3, đổ vào bãi thải
chính Bắc 5 triệu m3, đổ vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông 4,96 triệu m3.

13


+ Đất đá thải của công trường vỉa 14 cánh Tây là 16,33 triệu m3 được đổ vào
các bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 9,7 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây
6,63 triệu m3.
+ Đất đá thải của công trường vỉa 11, 13 là 60,485 triệu m3 được đổ vào các
bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 17,8 triệu m3, bãi trong cơng trường vỉa 14 cánh
Đông 25,6 triệu m3, bãi thải trong công trường vỉa 14 cánh Tây 17,085 triệu m3.
- Mỏ than Hà Lầm: Tổng khối lượng đất đá thải là 50 triệu m3 được đổ thải
tại các bãi thải Chính Bắc 20 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây mỏ Núi Béo
10 triệu m3 và bãi thải trong khu II vỉa 11 là 10 triệu m3, bãi thải trong vỉa 10 Hà Tu
10 triệu m3.
- Mỏ than Hòn Gai: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 108,52 triệu m3.
Trong đó:
+ Mỏ 917 thuộc Cơng ty than Hịn Gai: Tổng khối lượng đất đá thải là 47,52
triệu m3, trong đó được đổ thải tại bãi thải chính Bắc 20,7 triệu m3, bãi thải trong
vỉa 10 Hà Tu 12,2 triệu m3, đổ vào bãi thải trong vỉa 13 là 14,72 triệu m3.
+ Công trường lộ thiên (CTLT) mỏ Hà Ráng: Tổng khối lượng đất đá thải
của CTLT mỏ Hà Ráng là 21 triệu m3, trong đó đổ vào bãi thải trong vỉa 12 là 3,5
triệu m3, bãi thải trong vỉa 13 là 7,0 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 là 5,5 triệu m3 và

bãi thải trong vỉa 15 là 5,0 triệu m3.
+ Công trường lộ thiên mỏ Tân Lập: Tổng khối lượng đất đá thải của mỏ Tân
Lập là 40 triệu m3, trong đó đổ vào bãi thải ngồi phía Bắc 15 triệu m3, đổ vào bãi
thải ngồi phía Nam 20 triệu m3 và đổ vào bãi thải trong khu Bù Lù 5 triệu m3.
Bảng 1.1. Khối lượng đổ thải tại mỏ lộ thiên khu vực Hòn Gai 2013 - 2015
STT

Tên công ty

Đơn vị

Khối lượng

1

Công ty CP than Hà Tu

triệu m3

120,172

2

Công ty CP than Núi Béo

triệu m3

96,47

3


Công ty CP than Hà Lầm

triệu m3

50,00

4

Cơng ty CP than Hịn Gai

triệu m3

108,52

14

Ghi chú


- Giải pháp bố trí tổng mặt bằng vùng Hịn Gai được xác định như sau:
+ Các mỏ chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi phía Bắc thành phố, ít ảnh hưởng
trực tiếp đến quy hoạch phát triển thành phố.
+ Các mặt bằng hiện có cơ bản giữ nguyên như hiện nay chỉ cải tạo và mở
rộng để phục vụ sản xuất than. Các mặt bằng xây dựng mới như mỏ Bình Minh,
Suối Lại được xây dựng theo hướng tập trung và hiện đại hoá để cải thiện điều kiện
làm việc và sinh hoạt của CBCNV (diện tích 200 ha).
+ Xây dựng mới mặt bằng nhà máy tuyển Hòn Gai cơng suất 12 triệu
tấn/năm (diện tích 10,5 ha) tại khu vực phường Hà Khánh phía Bắc vùng than Hịn
Gai (sau 2015 dừng sàng tuyển than tại nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng) để sàng

tuyển cho các mỏ vùng than Hịn Gai.
+ Thay đổi hình thức và hướng vận tải than của các mỏ trong khu vực.
+ Quy hoạch khu đơ thị ngành than (diện tích 63,50 ha) trong khu đô thị Hà
Khánh của Thành phố Hạ Long (đã được quy hoạch và đang triển khai xây dựng) để
giải quyết chỗ ở cho khoảng trên 3000 hộ dân là công nhân ngành than. Khu đô thị
Hà Khánh nằm dọc sông Diễn Vọng, phía Bắc Tỉnh lộ 337 [1].
- Để hạn chế, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do phát sinh bụi từ
hoạt động khai thác than (tại các bãi thải, nhà máy sàng tuyển…), Ngành than đã
quy hoạch định hướng và xây dựng các giải pháp:
+ Nghiên cứu việc đổ thải một phần đất ra ven biển để tạo quỹ đất xây dựng
tạo điều kiện di chuyển các hộ dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của bãi thải, hạn
chế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quản lý chặt chẽ việc đổ thải của các mỏ theo đúng thiết kế, báo cáo đánh
giá tác động môi trường được duyệt.
+ Tại các khu vực đã kết thúc đổ thải tiến hành cải tạo trồng cây gây rừng
khôi phục môi trường sinh thái.
- Các giải pháp về quy hoạch sàng tuyển, vận tải và cảng xuất than:
+ Quy hoạch các trung tâm sàng tuyển than tập trung bố trí gần các khu vực
khai thác và xa khu dân cư tại phường Hà Khánh. Nghiên cứu áp dụng các công
nghệ sàng tuyển tiên tiến có khả năng giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực tới

15


môi sinh, môi trường. Tăng cường sử dụng nước tuần hồn để giảm lượng nước
thải ra mơi trường, bố trí đủ các hồ xử lý nước thải, hồ môi trường cho các nhà
máy tuyển.
+ Quy hoạch các cảng theo hướng tập trung để có điều kiện cơ giới hố khâu bốc
xếp và xử lý vấn đề môi trường về bụi và nước thải. Cho phép chuyển đổi hình thức vận
tải từ ơ tơ sang các hình thực vận tải khác theo hướng ít gây ơ nhiễm mơi trường [1]

Bảng 1.2. Giải pháp bố trí mặt bằng bổ sung tại khu vực Hịn Gai
STT

Khu vực

Đơn vị

Diện tích

1

Mặt bằng XD mỏ khu vực Bình Minh, Suối
Lại
Mặt bằng XD nhà máy tuyển Hịn Gai
Quy hoạch khu đô thị ngành than

ha

200

ha
ha

10,5
63,5

2
3

Ghi

chú

* Công nghệ khai thác:
Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan nổ mìn, xúc
bóc, vận tải, đổ thải... đều gây bụi, ồn và phát thải các chất ô nhiễm dạng khí hay
khí nhà kính vào mơi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và cộng
đồng dân cư vùng lân cận và tác động dù là rất nhỏ cũng góp phần gây lên sự biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Hoạt động khai thác than lộ thiên về góc độ bảo vệ mơi trường khơng thể
tránh khỏi những tác động xấu nhất định đến môi trường. Trong quá trình hoạt động
khai thác phát sinh các nguồn chất thải: đất đá thải, xít thải, chất thải nguy hại (dầu
mỡ); nước thải sản xuất (nước thải mỏ, nước thải lẫn dầu mỡ); tiếng ồn, rung (phát
sinh từ thiết bị hoạt động trong mỏ); bụi, khí thải (phát sinh từ đổ thải,vận chuyển)...
đây là những tác nhân chủ yếu gây tác động xấu đến môi trường.
Khai thác than lộ thiên dẫn đến sự suy giảm mơi trường khơng khí xảy ra chủ
yếu do bụi và các chất ơ nhiễm dạng khí phát sinh từ nổ mìn và từ hoạt động của
các thiết bị mỏ. Mỗi mỏ có hàng trăm ơ tơ tải cỡ lớn vài chục máy xúc, máy khoan
và máy ủi hoạt động, thải ra lượng lớn bụi, các chất ô nhiễm dạng khí như: SO2,
NO2, CO... tiếng ồn. Bụi và các chất ơ nhiễm dạng khí tung vào khơng khí do nổ
mìn, vận tải, xúc bóc, đổ thải. Các thành phần này phát tán trong khơng khí dẫn đến
nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường [6].

16


- Bụi

Khoan

- Tiếng ồn


- Bụi

- Tiếng ồn
- Khí độc
- Sạt lở

Nổ mìn

- Bụi

Bốc xúc

- Bụi

- Tiếng ồn
- Khí độc

- Bụi

- Tiếng ồn

Vận tải
than

- Tiếng ồn

Vận tải
đất đá


- Bụi

- Tiếng ồn

Thoát
nước mỏ

Sàng
tuyển than
sơ bộ tại
mỏ than

Đổ thải
đất đá

- Bụi

- Tiếng ồn

- Độ axit cao
- Kim loại nặng
- Bụi

Bãi thải
- Bụi

- Tiếng ồn
- Khí độc

Vận

chuyển về
nhà máy
sàng tuyển

- Sạt lở đất
- Ơ nhiễm đất

Sơ đồ 1.2. Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải

17


×