Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.27 KB, 9 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI: “Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng”
Nhóm thực hiện: Nhóm I
GVHD : Thầy Nguyễn Vịnh
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
1. Đoàn Ngọc Cảnh
2. Thái Thị Dung
3. Nguyễn Thị Phượng
4. Nguyễn Thị Hồng Phượng
5. Nguyễn Thị Quyên
6. Trịnh Thị Hà Thiện
Đà Nẵng, Tháng 11 năm 2009
I. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp bắt đầu có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn.
Cùng với đó là sự hình thành và phát triển của các nghành mới. Logistics- một nghành
không mới ở các nước khác trên thế giới nhưng nó lại mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam
khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên sự nhận thức của các Doanh nghiệp về lĩnh vực này
ở nước ta còn rất hạn chế. Do đó những tiềm năng phát triển của nó vẫn chưa được các
doanh nghiệp khai thác hết và có nhiều vấn đề cần đề cập.
Nói đến logistics người ta không thể không nói đến vai trò vô cùng quan trọng của
hoạt động này trong các cuộc chiến tranh kéo dài theo lịch sử loài nguời. Nhưng có lẽ tiêu
biểu chúng ta có thể kể đến Alexander đại đế, người đã từng tuyên bố trong bất kỳ thất bại
của ông thì người phụ trách logistics sẽ là người hỏi tội đầu tiên. Còn Napoleon hẳn đã
ngấm bài học thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược ngước nga mà ở đó thất bại duy
nhất là do logistics. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước, thì vai trò của
tổng cục hậu cần và đường mòn Hồ Chí Minh là cực kì quan trọng đến chiến thắng 30-4.
chính nước Mỹ cũng phải thừa nhận họ đã thất bại vì không ngăn được dòng chảy lien tục
con người, lương thực phẩm và vũ khí trên đường mòn Hồ Chí Minh. Đến thời bình,


logistics đã phần nào bị lãng quên và chỉ đến khi chúng ta hội nhập thì vai trò của nó mới
được đưa lên một giai đoạn mới. Các Doanh nghiệp Việt Nam đã cảm nhận sức nóng của
đối thủ nước ngoài phả sát ngay gáy và logistics sẽ được coi là công cụ quan trọng giúp họ
tăng khả năng cạnh tranh một cách bền vững nhất.
Để có một sự hiểu biết đầy đủ về logistics, chỉ những bài học trên lớp thôi chưa đủ
mà chúng ta cần phải trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài. Trong giới hạn cho
phép của bài luận này nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của logistics để
các bạn có thể hiểu phần nào về nó.
Logistics là một thuật ngữ gốc Hilap (logistikos)- phản ánh một môn khoa học nghiên
cứu tính quy luật của các hoạt đông cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và
kỹ thuật để cho quá trình chính được tiến hành đúng mục tiêu (theo bài giảng Logistics).
Quản trị Logistics là phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực
hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hang hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hang.
Hoạt động của quản trị Logistics bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lí
đôi tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị
tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. ở một số mức độ khác
nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất,
đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị Logistics là chức năng tổng hợp, kết hợp và tôi ưu
hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng
khác như Marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin. Như vậy,quản trị
Logistics là một bộ phận tiếp cận của quản trị kinh doanh, trong đó mỗi doanh nghiệp cần
nắm vững và tác động vào toàn bộ các hoạt động xuyên suốt từ khai thác nguyên liệu cho
tới các dịch vụ cho khách hàng cuối cùng. Đối tượng của hoạt động quản lí của một doanh
nghiệp vượt ra khỏi phạm vi hoạt động của mình, mà là hoạt động của tất cả các doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan tới toàn bộ cả quá trình. Việc nghiên cứu một cách
đầy đủ, nắm vững các yếu tố tác động đến các hoạt động trong chuỗi cung ứng sẽ giúp nhà
quản trị đưa ra các biện báp đối phó kịp thời giúp cho hoạt động của chuỗi cung ứng diến
ra một cách hiệu quả.
II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâu bên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra
một sự thay đổi rất lớn ở khâu bên trên của chuỗi. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Bullwhip
(hiệu ứng cái roi da). Nói cách khác, khi có nhiều cấp độ với chuỗi cung ứng - nhà cung
cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, khách hàng đại lí và người sử dụng - một lần nữa lên các
dây chuyền, càng ít đoán trước được số lượng đơn đặt hàng. Hậu quả bullwhip thường
chảy lên các dây chuyền cung ứng, bắt đầu với các nhà bán lẻ, sỉ, phân phối, nhà sản xuất
và sau đó các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Hiệu ứng này có thể được quan sát thấy thông
qua các dây chuyền cung cấp hầu hết trên một số ngành công nghiệp; nó xảy ra vì nhu cầu
đối với hàng hóa là dựa trên dự báo nhu cầu từ các công ty, thay vì nhu cầu tiêu dùng thực
tế.
Một ví dụ điển hình của hiệu ứng này là tã cho em bé. Cách đây không lâu, một nhà
điều hành logistics ở công ty P&G đã tiến hành nghiên cứu cách thức đặt hàng đối với một
trong những sản phẩm bán chạy của công ty, Tã Lót Pampers. Trong khi doanh số bán
hàng tại các cửa hàng bán lẻ có biến động nhưng mức độ này không quá lớn. Nhưng khi
kiểm tra biến động đơn hàng tại nhà phân phối, ông phát hiện ra mức độ biến động đã lớn
hơn. Thậm chí khi kiểm tra việc đặt hàng nguyên liệu của P&G với nhà cung cấpthì bây
giờ mức độ biến động còn lớn hơn nhiều.
Hiệu ứng Bullwhip được phát triển gốc gác sâu xa bởi tiến sỹ Ray Forrester (MIT)
vào năm 1961 trong nghiên cứu có tên Industrial Dynamics và do đó người ta còn gọi hiệu
ứng Bullwhip là hiệu ứng Forrester (TS Forrester sau này rất nổi tiếng với mô hình System
Dynamics được ứng dụng rộng rãi trong phân tích và hoạch định kinh doanh, chiến lược
kinh doanh, các nghiên cứu của ông là nền tảng cho các khái niệm phát triển sau nay như
Strategy Dynamics, Business Dynamics,..). Tuy nhiên Bullwhip Effect chỉ được phát triển
một cách toàn diện cũng như gắn với chuỗi cung ứng bởi GS Hau Lee. Từ đó người ta mới
nhìn nhận thực sự vai trò và tác động của hiệu ứng này. Cùng gắn với Bullwhip Effect
trường MIT đã phát triển một trò chơi giả lập nhằm giúp người chơi hiểu rõ hơn vai trò và
tác động của Bullwhip có tên là Beer Game.
Qua quá trình học tập, tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau, nhóm chúng tôi xin viết
bài luận đề tài: “ Hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng” với mong muốn phần nào giúp
các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, sự tác động của hiệu ứng này cũng như những giải

pháp được áp dụng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nó trong hoạt động của
chuỗi cung ứng.
Nội dung của bài luận gồm ba phần chính:
- Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip.
- Những hậu quả của hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng.
- Những giải pháp hạn chế sự tác động của hiệu ứng Bullwhip.
III. NỘI DUNG
1. Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip.
Cập nhật, dự báo nhu cầu bị lỗi
Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng thường thực hiện việc dự báo sản phẩm nhằm giúp
việc lên kế hoạch sản xuất, hoạch định nguồn lực, kiểm soát tồn kho và hoạch định nguyên
vật liệu. Dự báo thường dựa trên dữ liệu lịch sử đơn hàng của khách hàng trực tiếp. Mỗi
khi có đơn hàng từ đối tác downstream- hạ nguồn (như nhà bán lẻ, bán sỉ, sản xuất..) đặt
một đơn hàng thì các nhà quản lý upstream- thượng nguồn (như nhà bán sỉ, sản xuất, cung
cấp..) sẽ coi thông tin đó như là tín hiệu về tương lại của nhu cầu. Dựa trên tín hiệu ấy nhà
quản lý upstream sẽ điều chính dự báo nhu cầu của mình và tiếp theo họ dùng thông tin ấy
để đặt hàng cho nhà cung cấp (thành phẩm, nguyên vật liệu ) của mình. Chính việc xử lý
thông tin/tín hiệu nhu cầu chính là nhân tố chủ chốt gây ra hiệu ứng bullwhip. Khi các
công ty nhập sản phẩm mới vào thị trường, họ ước tính nhu cầu dựa trên điều kiện thị
trường hiện tại. Hầu hết các công ty theo thứ tự trong chuỗi thường đặt hàng dây chuyền
lên trên cao hơn so với nhu cầu từ khách hàng thực tế, cố gắng ngăn chặn tình trạng thiếu
và mất doanh thu của hàng hoá. Điều này sẽ làm lượng hàng tồn kho biến động khi nhu cầu
thị trường tăng hoặc giảm. Khi nhu cầu tăng,các công ty gần nhất với người tiêu dung
(downstream) sẽ tăng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nhu cầu
giảm xuống,những công ty này sẽ giảm hàng tồn kho,nhưng lại khuyếch đại kiểm kê lên
các công ty (upstream) trong dây chuyền cung ứng.
Một hành vi có tác động chính là đặt hàng tồn kho quá nhiều khi nhu cầu tiêu dùng đã
giảm. Các nhà bán lẻ có thể nâng lên mức hàng tồn kho của họ trong khi hàng hóa không
thể được bán một cách nhanh chóng. Điều này tạo ra lượng hàng tồn kho quá lớn đói với
từng công ty chuỗi cung ứng.

Nguyên nhân chính của các hoạt động dẫn đến hiệu ứng bullwhip đến từ việc dự báo
nhu cầu cá nhân từ mỗi công ty trong chuỗi cung ứng. Điều này làm tăng nhu cầu từ các
công ty trong chuỗi cung ứng, nhưng không phải là người tiêu dùng thực tế-những người
sẽ mua hàng hoá. Thiếu sự giao tiếp, trao đổi thông tin cũng là nguyên nhân phổ biến; công
ty có thể không cung cấp thông tin lên các dây chuyền cung ứng về điều kiện thị trường
hiện tại, gây ra tình trạng dự đoán sai nhu cầu và các cấp trong chuỗi sẽ không dự trữ đúng
lượng hàng tồn kho cần thiết.
Đơn đặt hàng theo gói/lô
Trong chuỗi cung ứng, mỗi công ty đặt hàng với đối tác của mình đều sử dụng một
vài mô hình kiểm soát tồn kho. Khi nhu cầu đến, tồn kho sẽ giảm nhưng công ty có thể
không đặt hàng với nhà cung cấp ngay lập tức. Mà họ thường gộp hoặc gom các nhu cầu
lại rồi mới đặt hàng. Có hai hình thức đặt hàng theo gói: đặt hàng định kỳ và đặt hàng theo
hình thức đẩy (push order).
Thay vì đặt hàng liên tục thường xuyên thì các công ty lại đặt hàng theo tuần/hoặc
hai tuần thậm chí hàng tháng. Có nhiều lý do phổ biến để giải thích cho mô hình dự trữ dựa
trên đặt hàng theo chu kỳ. Thường thì nhà cung cấp không thể xử lý các đơn hàng liên tục
thường xuyên vì yếu tố thời gian và chi phí xử lý đơn hàng kiểu ấy quá lớn. Một công ty có
những sản phẩm ít bán chạy sẽ thường đặt hàng theo tháng nhiều hơn. Điều này sẽ giảm
được các chi phí liên quan và hạn chế được tình trạng đọng hàng ở các công ty này.
Nếu một công ty đặt hàng mỗi tháng từ nhà cung cấp của mình, nhà cung cấp này
sẽ gặp tình trạng đơn hàng thất thường. Vì đơn hàng có thể rất cao vào một thời điểm trong
tháng trong khi cả tháng lại không có đơn hàng. Và điều này cũng góp phần gây ra hiệu
ứng Bullwhip.
Một trở ngại lớn và phổ biến khác đối với một công ty muốn đặt hàng thường xuyên
chính là tính kinh tế của vận tải. Vì vậy các công ty sẽ cố gắng tiết kiệm những chi phí do
phải vận chuyển nhiều lần bằng cách gộp các đơn hàng và đặt hàng một lượt, tiến hành vận
chuyển với khối lượng lớn.
Trong mô hình đặt hàng đẩy (push order), một công ty có thể trải qua tình trạng tăng
đột biến thường xuyên về nhu cầu. Công ty này có những đơn hàng “đẩy” từ khách hàng
của mình định kỳ bởi vì người bán hàng thường được đánh giá định kỳ theo quý hoặc năm,

điều này làm phát sinh tình trạng đơn hàng tăng đột biến cuối tháng hoặc cuối năm trong
khi những thời điểm khác có thể đơn đặt hàng rất ít. Nhân viên bán hàng thường hoàn
thành “hạn ngạch bán hàng” bằng cách mượn các đơn hàng của kỳ kế tiếp. Như vậy những
đơn đặt hàng từ nhân viên bán hàng lên các công ty phía trên của chuỗi không phải là
những đơn hàng tại thời điểm hiện tại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiến hành
sản xuất và dự trữ của các công ty phía trên.
Khi một công ty đối diện với các đơn hàng định kỳ từ khách hàng thì cũng là lúc
hiệu ứng bullwhip xuất hiện. Nếu tất các các chu kỳ đơn hàng được phân bổ đều tại các
thời điểm hay suốt một tuần thì hiệu ứng bullwhip sẽ được giảm thiểu.
Biến động giá cả
Phần lớn các giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà phân phối trong ngành tạp hóa (bán
lẻ) được thực hiện dưới hình thức mua kỳ hạn (forward buy), theo đó các sản phẩm được
mua trước khi có nhu cầu, thường do mức giá hấp dẫn của nhà cung cấp chào bán.Hình
thức mua có kì hạn thường do sự biến động giá cả trên thị trường. Nhà sản xuất và phân
phối định kỳ có chương trình khuyến mãi đặc biệt như chiết khầu giá, chiết khấu theo số
lượng... Tất cả chương trình khuyến mại này dẫn tới sự biến động giá cả. Hơn nữa, nhà sản
xuất thường chào mời những hợp đồng thương mại hấp dẫn (như chiết khấu đặc biệt, ưu
đãi giá, ưu đãi thanh toán) cho nhà phân phối và bán sỉ, một hình thức gián tiếp của chiết
khấu giá.Những ưu đãi về giá này đã khiến những khách hàng (các công ty trong chuỗi
cung ứng) tìm cách mua hàng với khối lượng lớn để được hưởng những ưu đãi đó. Và thế
là khách hàng mua hàng với số lượng lớn không hề phản ánh nhu cầu thực sự tại thời điểm
đó; họ mua hàng rồi chỉ để dự trữ cho tương lai.Và khách hàng chỉ mua hàng sau đó khi
mà họ giải quyết hết lượng tồn kho của mình mà thôi. Kết quả rõ ràng là mô hình mua
hàng của họ không phản ánh thực mô hình tiêu thụ và mức biến động trong mua hàng theo

×