Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất xây dựng tuyến thu gom hợp lý trên địa bàn thị trấn phú minh huyện phú xuyên thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

TRƯƠNG THỊ NHÂM

Tên đề tài:

“Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất
xây dựng tuyến thu gom hợp lý trên địa bàn Thị Trấn Phú
Minh, huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội.”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2013 – 2015



Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu và học
hỏi của em dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, không sao chép từ
bất cứ tài liệu nào. Các số liệu được sử dụng trong đồ án để thực hiện cho việc
đánh giá, nhận xét, đề xuất là số liệu khảo sát thực tế. Ngồi ra em cũng có sử
dụng một số nhận xét nhận định của các tác giả từ các nguồn khác nhau và
được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu như phát hiện có bất kì sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả đồ án của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2014.
Tác giả đồ án

Trương Thị Nhâm


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS.
Dư Ngọc Thành là giáo viên khoa Môi Trường, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, đã cho em những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu tạo điều kiện cho em trong quá trình em thực hiện và
hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Môi Trường cũng như

các thầy cơ giáo trong tồn bộ nhà trường đã nhiệt tình truyền thụ cho em
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân
viên Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn Phú Minh, Công ty môi trường Nam Thăng
Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội được học hỏi, nghiên cứu
hồn thành đề tài này.
Trong q trình thưc hiện đề tài tuy đã cố gắng hết sức nhưng do kinh
nghiệm còn thiếu, kiến thức và thời gian cịn hạn chế nên chắc chắn khơng
tránh khỏi việc thiếu sót, khiếm khuyết. Em mong các thầy cơ giáo và các bạn
đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Tình hình phát sinh Chất Thải rắn đô thị tại Việt Nam
từ năm 2010 - 2013 ...................................................................................... 11
Bảng 4.1.Các nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu tại Thị trấn Phú Minh ........ 20
Bảng 4.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................. 20
Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các hộ gia đình trên địa bàn
Thị Trấn Phú Minh ....................................................................................... 21
Bảng 4.4. Thành phần chất thải rắn ở Thị Trấn Phú Minh ........................... 21
Bảng 4.5. Bảng thống kê phương tiện, thiết bị thu gom và nhân lực thu gom ở
Thị Trấn Phú Minh ....................................................................................... 24
Bảng 4.6. Đánh giá của các cá nhân, hộ gia đình về thời gian thu gom rác tại
Thị trấn Phú Minh. ....................................................................................... 25
Bảng 4.7. Hiện trạng xử lý chất thải rắn tại Thị Trấn Phú Minh ................... 27
Bảng 4.8.Khối lượng riêng của chất thải ...................................................... 30
Bảng 4.9. Các điểm tập kết Chất Thải rắn tại Thị trấn Phú Minh .................. 32
Bảng 4.10. Các thông số kỹ thuật chính của thùng ép kín ............................. 34
Bảng 4.11. Danh mục các loại rác cần phân loại........................................... 38



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Sơ đồ xử lý chất thải rắn ................................................................. 5
Hình 4.1. Bản đồ hành chính Thị trấn Phú Minh, Huyện Phú Xuyên, Thành
Phố Hà Nội................................................................................................... 15
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế năm 2013 tại Thị trấn Phú Minh............................ 17
Hình 4.3.Sơ đồ hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn tại Thị trấn
Phú Minh ..................................................................................................... 23
Hình 4.4. Hiện trạng thu gom chất thải rắn ở Thị trấn Phú Minh .................. 24
Hình 4.5. Bản đồ các điểm tập kết chất thải rắn tại Thị Trấn Phú Minh ........ 33
Hình 4.6. Thùng phân loại rác tại nguồn....................................................... 38


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 3
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn .............................................................. 3
2.1.2. Một số văn bản pháp luật về Quản lý chất thải rắn .......................... 4
2.13. Các phương pháp xử lý chất thải rắn................................................ 5
2.1.4. Các phương pháp quản lý chất thải rắn ........................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 8
2.2.1. Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới ............................................... 8
2.2.2. Tổng quan về chất thải rắn ở Việt Nam......................................... 10
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................... 13
3.1.1. Đối tượng ngiên cứu ..................................................................... 13

3.1.2. Phạm vi ngiên cứu ........................................................................ 13
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 13
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ............................... 13
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................. 14
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................. 14
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 15
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Trấn Phú Minh,
huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội...................................................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 17
4.2. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn Phú Minh, Huyện Phú
Xuyên, Thành Phố Hà Nội...................................................................... 19
4.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị trấn Phú Minh ... 19
4.2.2. Lượng phát sinh chất thải rắn tại Thị trấn Phú Minh ..................... 21


4.2.3. Thành phần chất thải rắn tại Thị Trấn Phú Minh .......................... 21
4.2.4. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại Thị Trấn Phú
Minh, Huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội. ........................................ 22
4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn
Phú Minh................................................................................................ 29
4.3.1. Đề xuất tuyến thu gom hợp lý chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn
Phú Minh. .............................................................................................. 29
4.3.2. Các giải pháp về chính sách, pháp luật: ........................................ 35
4.3.3. Các giái pháp về tuyên truyền, giáo dục........................................ 36
4.3.4. Giải pháp phân loại rác thải ngay tại nguồn .................................. 37
4.3.5. Giải pháp đào tạo .......................................................................... 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 40

5.1. Kết luận ........................................................................................... 40
5.2. Kiến Nghị ........................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ......................................................................... 43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, nhân loại. Tuy
nhiên, hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất tồn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật trong vài thập niên
vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và sự bùng nổ dân số đã tác
động tiêu cực tới mơi trường sống của lồi người.
Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh q trình cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước thì vấn đề mơi trường ngày càng trở thành mối
quan tâm lớn của toàn xã hội. Đặc biệt trong vài năm gần đây, tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thối
mơi trường đất, nước, khơng khí. Lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng
tăng và việc quản lý chất thải rắn hiện nay tại các cơ quan nhà nước chưa đáp
ứng ợc nhu cầu thực tế đề ra.
Thị trấn Phú Minh là một thị trấn nhỏ ở phía Bắc huyện Phú Xuyên,
cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, vấn đề quản lý chất thải rắn
cũng đang là vấn đề cấp bách hàng đầu cần được ưu tiên. Trong thời gian qua
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn Phú
Minh đã có nhiều cố gắng tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế hiện tại.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác

quản lý chất thải rắn và tìm hiểu sâu hơn về cơng tác quản lý chất thải rắn
nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân em đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất xây dựng
tuyến thu gom hợp lý trên địa bàn Thị Trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên,
Thành Phố Hà Nội.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+) Tìm hiểu được hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị Trấn
Phú Minh.


2

+) Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị Trấn
Phú Minh.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Tổng quan về chất thải rắn
Khái niệm: Chất thải rắn là tồn bộ các loại vật chất( khơng ở dạng khí
và khơng hịa tan được) được con người loại bỏ trong các hoạt động Kinh TếXã Hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất,các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất
thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Ví dụ như: gạch, đá, sắt, giấy, nhựa , vải, cao su, gỗ, đất cát.....
Nguồn gốc:
- Từ các khu dân cư
- Từ các trung tâm thương mại

- Từ các công sở trường học, cơng trình cơng cộng
- Từ các dịch vụ nhà hàng ăn uống, sân bay
- Từ hoạt động xây dựng
- Từ các cống thoát nước, trậm xử lý nước
- Từ hoạt động cơng nghiệp trong các nhà máy.
Phân loại:
• Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
- Rác thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu ở những khu dân cư các cơ quan,trường
học, trung tâm thương mại.
- Chất thải rắn cơng nghiệp : phát sinh chủ yếu trong q trình sản
xuất, các sản phẩm phế thải của các hoạt động cơng nghiệp trong các nhà
máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp tậm trung.
- Chất thải xây dựng : Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng
vỡ do các hoạt động phá dỡ,tháo bỏ các cơng trình.
- Rác thải nông nghiệp: là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản,
các sản phẩm thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa....
- Rác thải y tế: là chất thải phát sinh từ hoạt động y tế như kim tiêm,


4

băng gạc dính máu ....thành phần chủ yếu của chất thải y tế là chất thải nguy
hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường và sức khỏe của con người.
• Phân loại theo tính chất nguy hại
- Vật phẩm nguy hại sinh ra từ các quá trình điều trị người bệnh
- Kim loại nặng: các chất phát sinh trong quá trình sản xuất cơng
nghiệp có thành phần As, Pb, Cd...là mầm mống gây ung thư cho con người
- Các chất phóng xạ: Các phế thải có chất phóng xạ sinh ra trong quá

trình xử lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm....
2.1.2. Một số văn bản pháp luật về Quản lý chất thải rắn
Luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và chủ tịch nước ký lệnh ban
hành ngày 1/7/2006.
Quyết định số 31/2005/NĐ- CP ngày 11/3/2005 của Chính Phủ về sản
xuất, cung cứng dịch vụ về sản phẩm cơng ích.
Văn bản số 2272/BXD-VP ngày 10/11/2008 của bộ xây dựng về cơng bố
định mức dự tốn thu gom vận chuyển và xử lý chôn lấp chất thải rắn đô thị.
Quyết định 11/2010/ QĐ - UBND ngày 23/2/2010 của UBND thành
phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của UBND thành
phố Hà Nội về ban hành quy định về”Cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ
ngân hàng chính sách Thành Phố thực hiện thu gom, vận chuyển và xư lý rá
thải nông thôn của các huyện trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
Quyết định số 927/2011/QĐ-UBND ngày 24/02/2011 của UBND
Thành phố Hà Nội về về việc ban hành định mức thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn đô thị Thành Phố Hà Nội.
Quyết định số16/QĐ-UBND ngày 03/06/2013 của UBND Thành Phố
Hà Nội về việc quản lý rác thải trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.
Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 22/12/2013 cảu UBND Thành Phố
Hà Nội về việc thu phí vệ sinh mơi trường đối với chất tahir rắn sinh hoạt của
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.


5

Văn Bản số113/UBND ngày 14/02/2014 của UBND huyện Phú Xuyên
về việc chọn khảo sát công tác thug om vận chuyển rác thải tuyến 1 từ các hộ

gia đình tới điểm tập kết rá thải tập trung của xã, thị trấn
2.13. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn muốn xử lý cần phải qua nhiều khâu trung gian khác nhau
như: thu gom, tập kết, phân loại, xử lý. Đây là quy trình xử lý rác tại Việt
Nam, tuy nhiên quy trình này gây tốn kém tiền của do rác không được phân
loại tại nguồn dưới đây là sơ đồ xử lý chất thải rắn thơng thường.
Hộ gia
đình

Dịch vụ
thương
mại

Cơ quan,
trường
học

Bệnh
viện

Cơ sở
sản
xuất

Chất thải rắn
Thu gom
Phân loại

Chất thải không
nguy hiểm


Chất thải nguy hiểm

Xử lý
Tái sử
dụng

Tái chế

Chế biến phân
vi sinh
Phương pháp
hóa, lý, cơ

Hình 2.1. Sơ đồ xử lý chất thải rắn

Phương
pháp đốt

Chơn
lấp


6

* Phương pháp chôn lấp:
- Phương pháp chôn lấp an tồn: Với chất thải sinh hoạt, cơng nghệ ít
độc hại thường được thu gom, vận chuyển đến các bãi chứa sau đó được chơn
lấp đi. Đây là phương pháp đơn giản nhất rẻ tiền nhưng lại không hợp vệ sinh
và dễ gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm và tốn diện tích bãi chứa rác.

- Phương pháp chơn lấp có xử lý:
Bãi thấm, lọc (dùng cho chất thải sinh hoạt): Nguyên lý hoạt động của
bãi rác kiểu này là để nước thải tự thấm hoặc lọc qua đất hoặc cát, phần nước
thải chưa thấm hết được đưa qua chạm xử lý, phương pháp này rẻ, đơn giản,
song yêu cầu phải có địa điểm rộng và vị trí đặt bãi phải xa đô thị, khu dân cư.
- Phương pháp chôn lấp có phân loại và xử lý: Rác thải thu gom về
được phân chia ra thành rác vô cơ và rác hữu cơ đối với rác vô cơ độc hại
được đêm đi chơn lấp cịn rác hữu cơ được đem nghiền ủ làm phân bón.
+ Ưu, nhược điểm của phương pháp chơn lấp:
- Ưu điểm: Phương pháp này chi phí rẻ nhất, bình qn ở các khu vực
Đơng Nam Á là 1-2 USD/tấn, phương pháp này thường phù hợp với các nước
đang phát triển.
- Nhược điểm: Tốn diện tích, thường có mùi khó chịu gây ảnh hưởng
tới các khu vực dân cư gần bãi chôn lấp.
* Phương pháp thiêu hủy:
- Đốt tự nhiên: Đổ chất thải vào thung lũng giữa hai dãy núi rồi đốt,
phương pháp này khơng thích hợp ở các khu dân cư vì khói của q trình đốt
rác dễ gây ơ nhiễm khơng khí.
- Lị thiêu hủy: Rác trước khi được đưa vào lò đốt được phân loại ra là
rác hữu cơ và PVC để loại bỏ hoặc tái chế rác vơ cơ rắn, cịn lại đưa vào lị
đốt duy trì ở nhiệt độ 1000 -11000c. Phương pháp này sử dụng để thiêu hủy
chất thải rắn hữu cơ như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp,bệnh viện ...
Nhìn chung lị thiêu hủy là phương pháp sạch nhưng chi phí áp dụng cao.
+ Ưu, nhược điểm của phương pháp thiêu đốt:
- Ưu điểm: Chu kì xử lý chất thải ngắn, thường chỉ từ 2 tới 3 ngày, xử
lý triệt để được các chất thải của bệnh viện và của nơng nghiệp, diện tích sử
dụng nhỏ hơn nhiều so với các phương pháp khác.


7


- Nhược điểm : Phương pháp này chi phí cao, thông thường là từ 20-30
USD/ 1 tấn nên thường chỉ được áp dụng ở các nước phát triển.
* Phương pháp sinh học
- Phương pháp phân hủy vi sinh: Rác thải được phân loại, rác hữu cơ
được tách li, nghiền nhỏ, ủ háo khí với 1 tập hợp các loại men vi sinh vật tạo
ra một loại phân vi sinh cho sản xuất nông nghiệp. Phương pháp sinh học phù
hợp với khí hậu nước ta với những ưu điểm nổi bật là xử lý triệt để khí thải
gây ơ nhiễm mơi trường nên có thể đạt gần thành phố để giảm chi phí vận
chuyển, tiêu diệt được các loại vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh. Sản
phẩm phân bón hữu cơ là phân bón sạch.
+ Ưu, nhược điểm của phương pháp sinh học:
-Ưu điểm: Phương pháp này chi phí thông thường từ 8-10 USD/tấn.
Thành phẩm thu được dùng để phục vụ cho nơng nghiệp, vừa có tác dụng cải
tạo đất vừa thu được sản phẩm khơng bị nhiễm hố chất dư tồn trong quá
trình sinh trưởng. Thành phần này được đánh giá cao ở các nước phát triển.
- Nhược điểm: Quá trình xử lý kéo dài, bình thường là từ 2-3 tháng, tốn
diện tích. Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ chất thải rắn công xuất xử lý
100.000 tấn chất thải/năm cần có diện tích là 6ha.
2.1.4. Các phương pháp quản lý chất thải rắn
* Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn
Việc giảm chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện được qua các
bước thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm với hàm lượng chất độc hại nhỏ
nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian hữu dụng của sản phẩm dài
nhất. Việc giảm chất thải cũng có thể xảy ra ở các hộ gia đình, khu thương
mại hay công nghiệp thông qua khuynh hướng mua một cách chọn lọc và tái
sử dụng sản phẩm và vật liệu. Bởi vì việc giảm chất thải tại nguồn khơng phải
là yếu tố chính trong chương trình giảm chất thải hiện nay nên khó có thể ước
tính được ảnh hưởng thực sự của chương trình giảm chất thải tại nguồn đến
tổng lượng chất thải sinh ra. Tuy nhiên, giảm chất thải tại nguồn sẽ trở thành

yếu tố quan trọng của việc giảm khối lượng chất thải trong tương lai. Ví dụ,
nếu bưu phí của thư cỡ lớn tăng, lượng thư này sẽ giảm đáng kể. Một số cách
khác có thể giảm được chất thải tại nguồn như:


8

+ Giảm đóng gói khơng cần thiết hoặc đóng gói quá thừa
+ Phát triển và sử dụng các sản phẩm có tính bền và khả năng phục hồi
cao hơn
+ Thay thế các loại sản phẩm chỉ sử dụng được một lần bằng các sản
phẩm có khả năng tái sử dụng được
+ Sử dụng ít tài ngun hơn (ví dụ có thể photo hai mặt)
+ Tăng lượng vật liệu có thể tái sinh được trong sản phẩm
+ Phát triển các chương trình khuyến khích nhà sản xuất tạo ra ít chất thải
* Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng:
- Tái chế chất thải: Thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của
sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng nhiều lần mà khơng bị
thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
* Thu gom và vận chuyển chất thải rắn:
- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái xử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng chất thải rắn trên thế giới

Trong những năm gần đây tốc độ đơ thị hóa tăng mạnh, sự gia tăng dân
số kéo theo một loạt các vấn đề môi trường như sử dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên quá mức, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo. Tăng dân số
đồng nghĩa với việc một lượng rác thải khổng lồ được thải vào môi trường địi
hỏi chúng ta phải có biện pháp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh. Tiêu
chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người với từng loại chất thải mang tính đặc
thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân cư mỗi
khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của Thế giới
là mức sống càng cao thì lượng chất thải rắn phát sinh càng nhiều. Theo báo


9

cáo của ngân hàng thế giới ( WB,2004) tại các thành phố lớn như New York
tỷ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/ người/ngày, Singapore, Hồng Kông là
0,8-1,0 kg/người/ngày. Để giảm lượng rác thải trên thế giới có những mơ hình
phân loại, thu gom, tái chế rất hiệu quả.
Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải rắn thành 3 loại
riêng biết và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ,
rác vô cơ,giấy, vải, thủy tinh,rác kim loại. Rác hữu cơ được đưa tới nhà máy
xử lý rác thải để sản xuất thành phân vi sinh. Các loại còn lại như : giấy, vải,
thủy tinh, kim loại…đều được đưa tới cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác
được đưa tới hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dịng nước có thổi khí
rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau q
trình xử lý đó, rác chỉ cịn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm.
Các cặn rác khơng cịn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất
xốp, chúng có tác dụng hút nước khi trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố mỹ lên tới 210
triệu tấn. Tính bình qn mỗi người dân Mỹ thải ra ~ 2kg rác/ ngày. Hầu như
thành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ khơng có sự chênh lệch quá lớn

về tỉ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là
thành phần vô cơ( giấy chiếm tới 38%) điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp
điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là thường xuyên sử dụng các loại đồ
hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ.
Pháp: Ở nước này quy định sử dụng các vật liệu, nguyên liệu hay
nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại
các vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý hỗn
hợp mà phải xử lý theo phương pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các
nhà chế tạo và nhập khẩu không xử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi
trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải
tham khảo và thương lượng để có sự nhất trí cao của cá tổ chức, nghiệp đoàn
khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: Đây là nước đơ thị hóa 100% là đơ thị sạch nhất trên thế
giới. Để có đưuọc kết quả như vậy, Singapore đầu tư cho công tác thu
gom,vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp ngiêm


10

khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore
được thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được,
được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác được đưa về các
nhà máy khác để thiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào
thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các công ty, hơn
300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất
cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát
kiểm tra trực tiếp của sở khoa học cơng nghệ mà mơi trường. Ngồi ra, các hộ
dân và các các công ty của Singapore được khuyến khích tự thu gom và vận
chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn,đối với các hộ
dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả chi phí 17 đơ la Singapore/tháng

thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả chi phí 7 đô la
Singapore/tháng.
2.2.2. Tổng quan về chất thải rắn ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với
mức sống của người dân tăng cao là những nguyên nhân dẫn đến lượng phế
thải phát sinh ngày càng lớn. Chính tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng
đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô
thị các nơi tập trung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô
nhiễm do chất thải rắn gây ra vượt qua tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu
hết các bãi rác trong các đô thị từ trước tới nay không theo quy hoạch tổng
thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chơn lấp rác thải.
Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các khu đơ thị đã có bãi chơn lấp lại
chưa thích hợp, chỉ là nơi đổ rác khơng được chèn lót kỹ, khơng được che đậy
do vậy tạo nên sự ô nhiễm nặng nề cho môi trường đất, nước, khơng khí…
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. hiện nay ở tất cả các thành phố
thị xã đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và
quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả công việc thu gom quản lý chất thải còn
kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày còn lớn.
Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sơng
ngịi ao hồ,khu đất trống làm ơ nhiễm mơi trường đất nước, khơng khí.


11

Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh sinh trên tồn
quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng
CTRSH chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị (một số đô thị
tỷ lệ này lên đến 90%).
Chỉ số phát sinh chất thải rắn đơ thị bình qn đầu người tăng theo mức

sống. Năm 2007, Chỉ số chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bình qn đầu người
tính trung bình cho các đơ thị trên phạm vi tồn quốc khoảng 0,75
kg/người/ngày.
Bảng 2.1 Tình hình phát sinh Chất Thải rắn đô thị
tại Việt Nam từ năm 2010 - 2013
Nội dung

2010

2011

2012

2013

Dân số đô thị (triệu người)

23,8

24,5

25,5

26,2

% dân số đô thị so với cả nước

28,2

28,9


29,7

30,2

Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày)

0,7

0,8

0,9

1,0

Tổng lượng CTR đơ thị phát
sinh (tấn/ngày)

17.6

20.8

24.2

26.2

Nguồn: (Phịng Tài ngun và Mơi Trường huyện Phú Xuyên năm 2013)
Trong những năm qua tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,

bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đơ thị hóa quá nhanh đã tạo ra
sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển
không bền vững. Kết quả điều tra cho thấy chất thải rắn đơ thị phụ thuộc vào
2 yếu tố chính: sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Theo thống kê mức
chất thải rắn ở các nước đang phát triển trung bình khoảng
0,3kg/người/ngày. Tại các đơ thị của nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi
người thải ra khoảng 0,5-0,8 kg rác.
Ở nước ta chỉ khoảng 7 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà
nước về môi trường, trong khi con số này ở nước láng giềng Trung Quốc là
20 người, so với các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan là 30 người,


12

Campuchia là 55 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người. Đối
với các nước phát triển thì con số này cịn cao hơn nhiều, ví dụ như: Canada
là 155 người, Anh là 204 người. Ngoài ra do hệ thống chính sách, pháp luật
về bảo vệ mơi trường vẫn cịn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tương thích kịp
thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Các quy định về thu phí bảo
vệ mơi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban
hành song cịn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới chỉ bằng 1/10
so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý
chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính cịn q thấp, chưa đủ sức
răn đe, phịng ngừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... Do đó cơng tác
quản lý rác thải cịn nhiều lỏng lẻo.


13


Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng ngiên cứu
Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị Trấn Phú Minh.
3.1.2. Phạm vi ngiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất
thải rắn về xuất xây dựng tuyến thu gom hợp lý trên địa bàn Thị trấn Phú
Minh, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội.
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu : Thị Trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Thành
Phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 05/05/2014 tới ngày 03/08/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
+) Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Thị
trấn Phú Minh, Huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội.
+) Điều tra đánh giá về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn tại Thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội.
+) Điều tra đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị trấn
Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội.
+) Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị Trấn
Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Thành Phố Hà Nội.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Việc thu thập và phân tích tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
là rất quan trọng nhằm nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát.
Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch triển khai các
mục tiệu nghiên cứu.
Thơng tin thứ cấp có thể thu thập từ:
- Mạng internet, sách, báo .... về vấn đề môi trường.



14

- Tài liệu từ các phòng thuộc UBND Thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên,
TP Hà Nội.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn theo bộ câu hỏi.
- Lập bộ câu hỏi phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân và cán bộ quản lý mơi trường trên
địa bàn xã
- Q trình phỏng vấn: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp kết hợp
với khảo sát thực địa. Kết quả được ghi chép vào phiếu in sẵn (có phụ lục
kèm theo)
- Mơ tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra 40 hộ gia đình, cá nhân trong 4 tiểu khu
là Tiểu khu Cơ Khí, Tiểu Khu Đường, Tiểu khu Phú Gia, Tiểu khu Giấy.
Trong đó, gồm nhiều nghành nghề, độ tuổi giới tình, nghề nghiệp, cán bộ làm
cơng tác quản lý, thu gom rác trên địa bàn.
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để tổng hợp lại tất cả các số
liệu đã thu thập được và lập các bảng biểu, sơ đồ.
- Từ các số liệu đã có tổng hợp lại và viết báo cáo.


15

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn Thị Trấn Phú Minh,

huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý

Hình 4.1. Bản đồ hành chính Thị trấn Phú Minh, Huyện Phú Xuyên,
Thành Phố Hà Nội
Thị trấn (TT) Phú Minh nằm ở phía Bắc huyện Phú Xuyên với tổng
diện tích tự nhiên là 121,83 ha tương đương với 1,21 km2, chiếm 1,02 %
diện tích đất tự nhiên của tồn huyện. Là một thị trấn nhỏ nằm ở phía bắc
của huyện và khá phát triển về kinh tế - xã hội so với các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện.
+ Phía bắc giápvới xã thống Nhất huyện Thường Tín.


16

+ Phía nam giáp xã Văn Nhân.
+ Phía đơng giáp đê sơng Hồng.
+ Phía tây giáp xã Minh Cường.
Thị trấn Phú Minh cách trung tâm thành phố Hà Nội là 29km và có
thuận lợi là nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc Pháp Vân
- Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Vị trí
địa lý của huyện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu buôn
bán với các huyện và tỉnh lân cận và tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới.
Địa hình
TT Phú Minh nằm ở phía nam của Hà Nội và có địa hình đặc trưng của
vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ Sơng Hồng. Địa hình của tồn huyện
Phú Phú Xuyên là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương
đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5 - 3,0 m và có hướng dốc dần
từ Đông Bắc xuống Tây Nam và rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp,

đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông.
Vùng đồng bằng phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh. Do có các con
sơng chia cắt nên địa hình phân bố khơng đều, độ cao trung bình vào khoảng
1.5 - 3 m so với mặt nước biển, có những vùng trũng thấp có cao độ 0,4 - 0,9
m. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi lắng hàng năm.
Khí hậu thủy văn
TT Phú Minh chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, khí hậu đồng
bằng Sơng Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, mùa hè nóng ẩm, mùa đơng
khơ lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,60C, nhiệt độ cao nhất là 29,60C
(tháng 7) và nhiệt độ thấp nhất là 160C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình năm
là 1.357giờ, thuộc mức tương đối cao và thuận lợi cho việc canh tác 3 vụ
trong năm.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200mm - 1.900mm,
lượng mưa phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung vào từ tháng 6 đến
tháng 9 (chiếm 81% - 86% lượng mưa cả năm). Hàng năm, thường có 1 đến 3
cơn bão với mưa lớn kéo dài gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp


17

- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm trung bình là từ 75% - 85%, độ ẩm cao
nhất là 89% (tháng 3) và thấp nhất là 78% (tháng 12).
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong 5 năm gần đây(tính tới thời điểm năm 2013) Thị trấn Phú Minh
đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực như tốc
độ phát triển kinh tế cao, mức tăng trưởng bình quân đạt 18,5 %/năm, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch nhanh,công nghiệp xây dựng chiếm 48%, thương mại
dịch vụ chiếm 39,5%,nơng nghiệp chỉ chiếm 12,5%.


Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế năm 2013 tại Thị trấn Phú Minh
Theo số liệu điều tra dân số năm 2013 của Phòng Tài Nguyên Và Mơi
Trường, Thị trấn Phú Minh có 4937 người với 1235 hộ. Có nguồn lao động
khá dồi dào, tỷ lệ phân bố lao động giữa các ngành nghề nông nghiệp, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng tương đối hợp lý. Ngồi ra, do vị trí thị trấn
Phú Minh nằm trên hệ thống đường giao thông liên huyện, liên tỉnh nên rất
thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ.
Thu thập bình qn đầu người toàn thị trấn là 16.500.000 đồng/người/năm. Đa
phần lao động của thị trấn Phú Minh đều có trình độ học vấn từ trung học cơ sở
lao động trở lên. Trình độ tay nghề của lao động nhìn chung vẫn cịn hạn chế.
* Cơng tác xã hội


18

Cơng tác văn hóa thơng tin: Chất lượng và hiệu quả công tác thông tin
tuyên truyền, truyền thanh cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ các
nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ
các thơn xóm, các khu dân cư, xây dựng hương ước làng xóm văn hóa, gia
đình văn hóa.
Cơng tác xã hội: Đây là công việc luôn được quan tâm thực hiện chính
sách đối với người có cơng, làm tốt công tác chi trả đúng chế độ, không nhầm
lẫn. Đối với hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng tàn tật, người già không nơi
nương tựa
Công tác y tế giáo dục: Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, công
tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh nhất là dịch tiêu chảy, dịch
cúm A-H1N1….
Cơng tác dân số được duy trì thường xun đã góp phần hạn chế tăng
dân số. Hồn thành tốt nhiệm vụ năm học, chất lượng giáo dục ổn định và có

bước phát triển
* Cơng nghiệp và xây dựng
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị trấn vẫn chủ yếu là
nhỏ lẻ, phân tán. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp bao
gồm những nghề chế biến lương thực, thực phẩm, giấy. Ngoài ra, cịn có một
số nghề cơ, kim khí, điện, sản xuất vật liệu xây dựng.
Là một thị trấn có ngành thương mại - dịch vụ tương đối phát triển, vị
trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt. Ban lãnh đạo thị trấn
đã biết tận dụng ưu thế này để đưa TT Phú Minh thành một trong những trung
tâm kinh tế khá phát triển mạnh.
* Dịch vụ
Do điều kiện giao thơng thuận lợi, tính đến hiện tại thì các ngành
thương mại - dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế
của thị trấn Phú Xuyên.
* Nông nghiệp
Tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm amnhj từ 19% năm
2008 còn 12,5% năm 2013. Giá trị trên 1ha canh tác đạt trên 42 triệu đồng(


×