Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại xã vô tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN VINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HCBVTV TRONG NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ VÔ TRANH , HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành : Khoa học mơi trƣờng
Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------


NGUYỄN VĂN VINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HCBVTV TRONG NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ VƠ TRANH, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu
Khoa Mơi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


i


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học đƣợc trong nhà trƣờng. Đƣợc sự
nhất trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng,
Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá hiện trạng sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp tại xã Vô
Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun "

Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ban chủ nhiệm khoa Mơi trƣờng, tồn thể các thầy cô giáo trong khoa,
đặc biệt là thầy giáo T.S. Nguyễn Chí Hiểu đã tận tình hƣớng dẫn chỉ bảo và
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn các cán bộ hiện đang làm việc tại uỷ ban xã Vô Tranh
đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin đƣợc gửi đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ trong
thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Vinh


ii

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1.

Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại theo quy
định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ....................................... 6

Bảng 2.2.

Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo
WHO ........................................................................................... 7

Bảng 2.3.

Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các
hiện tƣợng về độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO ................... 7

Bảng 4.1:

Các loại HCBVTV đƣợc ngƣời dân sử dụng. ........................... 29

Bảng 4.2.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về việc hiểu biết kĩ
thuật khi phun HCBVTV và sử dụng đồ bảo hộ lao động
khi phun HCBVTV. .................................................................. 31

Bảng 4.3.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về cách pha và thời

điểm sử dụng HCBVTV. ........................................................... 33

Bảng 4.4.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về nguồn gốc thông
tin HCBVTV sử dụng ............................................................... 35

Bảng 4.5.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về cách xử lý bao bì
và cách sử lý lƣợng thuốc BVTV dƣ thừa sau khi sử dụng. ..... 36

Bảng 4.6.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về nguyên nhân của
việc vứt bao bì HCBVTV bừa bãi ............................................ 38

Bảng 4.7.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về mức độ tham
gia các hoạt động hƣớng dẫn sử dụng HCBVTV ở địa
phƣơng ...................................................................................... 39

Bảng 4.8.

Kết quả phỏng vấn ngƣời dân về các triệu chứng cơ năng
và một số bệnh thƣờng gặp khi sử dụng HCBVTV. ................ 42

Bảng 4.9.


Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về hiện trạng môi
trƣờng đất và nƣớc khu vực nghiên cứu. .................................. 44

Bảng 4.10.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân về hiện trạng hệ
sinh thái đồng ruộng ................................................................. 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1.

Tác động của thuốc BVTV đến mơi trƣờng và con đƣờng
mất đi của thuốc ........................................................................ 16

Hình 4.1.

Bản đồ hành chính huyện Phú Lƣơng ...................................... 24

Hình 4.2.

Biểu đồ về chọn thời tiết và hƣớng gió khi phun HCBVTV. ... 31

Hình 4.3.

Biểu đồ về viêc sử dụng bảo hộ lao động. ................................ 32


Hình 4.4

.Biểu đồ về cách pha HCBVTV. ............................................... 33

Hình 4.5.

Biểu đồ về thời điểm sử dụng HCBVTV. ................................. 34

Hình 4.6.

biểu đồ về nguồn gốc HCBVTV sử dụng. ................................ 35

Hình 4.7.

Biểu đồ về cách sử lý bao bì HCBVTV sau khi sử dụng. ........ 36

Hinh 4.8.

Biểu đồ về cách sử lý lƣợng thuốc dƣ thừa .............................. 37

Hình 4.9.

Biểu đồ về nguyên nhân vứt bao bì HCBVTV bừa bãi ............ 38

Hình 4.10.

Biểu đồ về cơng tác quản lý HCBVTV ở địa phƣơng. ............. 40

Hình 4.11.


Biểu đồ mơi trƣờng đất khu vực nghiên cứu. ........................... 44

Hình 4.12.

Biểu đồ về hiện trạng mơi trƣờng nƣớc. ................................... 45

Hình 4.13.

Biểu đồ về hiện trạng hệ sinh thái đồng ruộng. ........................ 46

Hình 4.14.

Mơ hình cộng đồng sử dụng an tồn HCBVTV ....................... 50

Hình 4.15.

Bể chứa bao bì HCBVTV trên đồng ruộng .............................. 51

Hình 4.16.

Quy trình xử lý thuốc BVTV .................................................... 52


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT
BVMT

BVMT
BVTV
HCBVTV
HST
STT
TT
UBND
WHO

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bảo vệ môi trƣờng
Bảo vệ môi trƣờng
Bảo vệ thực vật
Hoá chất bảo vệ thực vật
Hệ sinh thái
Số thứ tự
Thông tƣ
Uỷ ban nhân dân
The World Health organization
(Tổ chức Y Tế thế giới)


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4 .Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
2.2. Giới thiệu chung về HCBVTV .................................................................. 6
2.2.1. Phân loại độ độc của HCBVTV .............................................................. 6
2.2.2. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần ........................... 7
2.2.3.Một số điểm cần lƣu ý khi sử dụng HCBVTV ........................................ 8
2.3. Những vấn đề chung về HCBVTV ............................................................ 9
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên thế giới ............................. 9
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV tại Việt Nam .......................... 14
2.4. Tác động của HCBVTV tới môi trƣờng và hệ sinh thái .......................... 16
2.4.1. Ảnh hƣởng của HCBVTV tới đất và vi sinh vật đất ............................. 17
2.4.2. Ảnh hƣởng của HCBVTV tới môi trƣờng nƣớc ................................... 17
2.4.3. Ảnh hƣởng của HCBVTV tới mơi trƣờng khơng khí ........................... 17
2.4.4. Tác động của HCBVTV đến cây trồng ................................................. 18


vi

2.4.5. Ảnh hƣởng của HCBVTV đối với ngƣời và động vật máu nóng ......... 18
2.4.6. Ảnh hƣởng của HCBVTV đối với động vật sống trên cạn và dƣới nƣớc ......20
2.4.7. Ảnh hƣởng của HCBVTV tới thiên địch .............................................. 20
PhẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21

3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 22
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp và tổng hợp đánh giá ... 22
3.4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................. 22
3.4.4. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 22
3.4.5. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp số liệu .......................................... 22
3.4.6. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 23
PHẦN 4; KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vô Tranh .............................. 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 27
4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng HCBVTV và công tác quản lý, hƣớng dẫn
ngƣời dân trong việc sử HCBVTV tại xã Vô Tranh, Huyện Phú Lƣơng, Tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 28
4.2.1 Tình hình sử dụng HCBVTV trên địa bàn xã Vô Tranh năm 2014 ....... 28
4.2.2. Hiện trạng sử dụng HCBVTV trên địa bàn xã năm 2014 ..................... 29


vii

4.2.3. Đánh giá công tác quản lý và hƣớng dẫn ngƣời dân trong việc sử dụng
HCBVTV ........................................................................................................ 39
4.3. Đánh giá tác động của HCBVTV đến sức khỏe của ngƣời dân và tác động
của HCBVTV đến môi trƣờng ........................................................................ 41

4.3.1. Ảnh hƣởng của HCBVTV tới sức khỏe ngƣời dân............................... 41
4.3.2. Đánh giá tác động của HCBVTV tới môi trƣờng ................................. 43
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng HCBVTV ..................................... 46
4.4.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 47
4.4.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.................................... 47
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................ 48
4.5. Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng do HCBVTV gây ra ........... 50
4.5.1. Giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì chứa HCBVTV ......... 50
4.5.2. Giải pháp kỹ thuật - công nghệ xử lý đối tƣợng ô nhiễm HCBVTV.... 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta là một nƣớc phần lớn dân cƣ sống bằng canh tác nơng nghiệp chiếm
khoảng 70%, diện tích đất nơng nghiệp đến thời điểm hiện nay là 9 triệu ha trong đó
có trên 4 triệu ha đất trồng lúa. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng do việc
bùng nổ dân số, cùng với xu hƣớng đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ngày càng mạnh,
con ngƣời chỉ cịn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lƣợng cây trồng [4].
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm nhƣ nƣớc ta thuận lợi cho sự phát triển
của cây trồng nông nghiệp, nhƣng cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của
sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
(HCBVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh

lƣơng thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân
bón hóa học, HCBVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo đảm an ninh lƣơng thực
quốc gia. Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đã đƣợc sử dụng rộng
rãi ở nƣớc ta từ đầu những năm 1960. Từ đó đến nay, HCBVTV vẫn gắn liền với
tiến bộ sản xuất công nghiệp, quy mô, số lƣợng, chủng loại ngày càng tăng. Đã có
hơn 100 loại thuốc đƣợc đăng ký sử dụng ở nƣớc ta. Ngồi mặt tích cực của
HCBVTV là tiêu diệt các sinh vật gây hại cây trồng, bảo vệ sản xuất, thuốc trừ sâu
còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhƣ phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng,
tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tơm cá, xua đuổi chim chóc, phần tồn
dƣ của thuốc bảo vệ thực vật trên các sản phẩm nông nghiệp, rơi xuống nƣớc bề
mặt, ngấm vào đất, di chuyển vào nƣớc ngầm, phát tán theo gió gây ơ nhiễm mơi
trƣờng, ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời.
Việc lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản và sử dụng HCBVTV
của ngƣời dân đã gây tác động rất lớn đến môi trƣờng. Nhiều nhà nông do thiếu hiểu biết
đã thực hiện phƣơng châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã sử dụng HCBVTV theo kiểu
phòng ngừa định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều lồi có ích, gây kháng thuốc với sâu
bệnh, càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lƣợng HCBVTV đƣợc sử dụng


2

càng tăng. Những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp ở
nƣớc ta đã đƣợc các nhà khoa học, nhà bảo vệ môi trƣờng (BVMT) quan tâm. Tuy nhiên,
thực trạng này ngày càng trầm trọng và đã trở thành “vấn nạn” vì ln thiếu các biện
pháp và chế tài cụ thể.
Vì vậy, để đƣa ra đƣợc các biện pháp khắc phục tình trạng lạm dụng
HCBVTV hiện nay thì việc tìm hiểu hiện trạng và sự hiểu biết của ngƣời dân về
việc sử dụng HCBVTV trong sản xuất nơng nghiệp tại xã Vơ Tranh nói riêng và ở
Việt Nam nói chung là rất quan trọng.
Xuất phát từ vấn đề trên, đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu trƣờng Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Mơi Trƣờng, dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Chí
Hiểu, tơi đã tiến hành thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng sử dụng HCBVTV trong
nông nghiệp tại xã Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp tại xã
Vô Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sử dụng HCBVTV của ngƣời dân tại khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá cơng tác thu gom vỏ bao bì HCBVTV và ô nhiễm môi trƣờng do
HCBVTV tồn lƣu tại khu vực nghiên cứu.
- Trên cơ sở đó đề xuất ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do
HCBVTV, nâng cao ý thức ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ hiệu quả công tác quản
lý HCBVTV tại địa phƣơng.
1.4 .Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng nhƣ kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này.
+ Tạo cơ sở cho những định hƣớng nghiên cứu khoa học mới.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá đƣợc hiện trạng sử dụng HCBVTV tại xã Vô Tranh, huyện Phú
Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.
+ Đánh giá đƣợc nhận thức của ngƣời dân khi sử dụng HCBVTV trong
sản xuất nông nghiệp.


3

+ Đƣa ra đƣợc các tác động của HCBVTV đối với sức khỏe con ngƣời và
hệ sinh thái (HST).

+ Tạo cơ sở đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý và sử dụng HCBVTV một
cách phù hợp.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trƣờng cho
ngƣời dân địa phƣơng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Khái niệm về môi trường
Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời
và sinh vật [7].
- Khái niệm HCBVTV: Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất
bất kỳ có tác dụng dự phịng, tiêu diệt hoặc kiểm sốt các sinh vật gây hại kể cả các
Vector gây bệnh cho ngƣời và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại
trong q trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lƣơng thực, sản phẩm
trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn
trùng, ký sinh trùng [8].
- Khái niệm về chất độc
Chất độc: Là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lƣợng nhỏ
cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật,
phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc
hoặc bị chết [5].
- Khái niệm về độc tính
Độc tính: Là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một

lƣợng nhất định của chất độc đó [5]. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Độc tính là
tính gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật. Độc tính đƣợc chia ra các dạng:
+ Độc cấp tính: chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thì, kí hiệu
LD50 (letal dosis 50), biểu thị lƣợng chất độc (mg) đối với 1 kg trọng lƣợng cơ thể có
thể gây chết 50% cá thể vật thí nghiệm (thƣờng là chuột hoặc thỏ). Nếu chất độc lẫn
với khơng khí (hơi độc, hay ở trong nƣớc) thì đƣợc kí hiệu LC50 (letal concentration
50) biểu thị lƣợng chất độc (mg) trong 1m3 khơng khí hoặc 1 lít nƣớc có thể gây chết
50% cá thể thí nghiệm. LD50 và LC50 càng thấp chứng tỏ độ độc cấp tính càng cao.


5

+ Độc mạn tính (độc trường diễn): chỉ khả năng tích luỹ chất độc trong cơ
thể, khả năng gây đột biến, gây ung thƣ hoặc quái thai, dị dạng.
- Khái niệm ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời, sinh vật [7].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ mơi trƣờng của nƣớc cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
29/2005/L- CTN ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013“Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
- Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết
định 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT.
- Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 09 tháng 03
năm 2013 về “ Ban hành quy định quản lý nhà nƣớc về thuốc BVTV trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên của UBND tỉnh Thái Nguyên”.
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ƣớc Stockholm về các chất ô nhiễm

hữu cơ khó phân hủy.
- Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành về quy
định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tƣ số 03/2015/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc
phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
- Thông tƣ số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ NN&PTNT
về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số 1538/BVTV-QLT
ngày 8/9/2010 hƣớng dẫn thi hành Thông tƣ số 38/2010/TT-BNNPTNT.
- Thông tƣ số 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31/12/1014 của Bôk nông nghiệp và
phát triển nông thôn về “ hƣớng dân triển khai một số hoạt động bảo vệ mơi trƣờng trong
chƣơng trình mục tiêu quốc qia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”.


6

2.2. Giới thiệu chung về HCBVTV
Chủng loại HCBVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều
nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó
là các nhóm carbamat và pyrethroid [4].
Theo báo cáo của Bộ thƣơng mại thì hàng năm, mức tiêu thụ HCBVTV trong
nƣớc khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lƣợng không nhỏ đƣợc nhập cảng lậu
qua đƣờng biên giới mà chính quyền khơng thể kiểm sốt đƣợc. Theo thơng tƣ
21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 04 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nơng thơn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đƣợc phép sử dụng có
1.643 hoạt chất, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 12 hoạt chất, danh mục
thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau [10].
2.2.1. Phân loại độ độc của HCBVTV
Các nhà sản xuất HCBVTV ln ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo

lƣờng đƣợc biểu thị dƣới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ
thể. Các loại HCBVTV đƣợc chia mức độ độc nhƣ sau:
Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng
Dạng rắn
Qua miệng
Qua da
Qua miệng
Qua da
Rất độc
≤ 20
≤ 40
≤5
≤ 10
Độc
20-200
40-400
5-50
10-100
Độc trung bình
200-2000
400-4000
50-500
100-1000
Ít độc
> 2000
> 4000
> 500

> 1000
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV, 2007)[5]
Trong đó:
- LD50. Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50
càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh.
- Liều 5mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một số giọt uống hay nhỏ mắt.
- Liều 5-50mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng một thìa cà phê.
- Liều 50-500mg/kg thể trọng tƣơng đƣơng hai thìa súp.


7

Bảng 2.2. Bảng phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại theo WHO
Nhóm độc
Nguy hiểm (I)

Báo động (II)

Cảnh báo(III)

Cảnh báo(IV)

< 50

50-500

500-5.000

> 5.000


< 200

200-2.000

2.000-20.000

> 20.000

<2

0,2-2

2-20

> 20

Đục màng sừng
mắt và gây ngứa
niêm mạc 7ngày

Gây ngứa niêm
mạc

Không gây ngứa
niêm mạc

LD50 qua
miệng(mg/kg)
LD50 qua da
(mg/kg)

LD50 qua hô hấp
(mg/l)

Gây hại niêm mạc, đục
Phản ứng niêm
màng, sừng mắt kéo dài
mạc mắt
> 7 ngày
Phản ứng da

Mẩn ngứa da kéo dài

Mẩn ngứa 72 giờ

Mẩn ngứa nhẹ 72 Phản ứng nhẹ 72
giờ
giờ

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV, 2007)[5]
Bảng 2.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tƣợng về
độ độc cần ghi trên nhãn theo WHO
Nhóm
độc
Nhóm
độc I
Nhóm
độc II
Nhóm
độc III


Chữ đen

Hình tƣợng (đen)

Vạch
màu

Đầu lâu xƣơng chéo
trong hình thoi
Đỏ
vng trắng
Chữ thập chéo trong
Độc cao
Vàng
hình thoi vng trắng
Đƣờng chéo khơng
Xanh
Nguy
liền nét trong hình thoi nƣớc
hiểm
vng trắng
biển
Xanh
Cẩn thận
Khơng biểu tƣợng
lá cây
Rất độc

LD50 đối với chuột (mg/kg)
Qua miệng

Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng
≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

> 50 500

> 2002.000

> 100 1.000

> 4004.000

500 2.000

>2.000 3.000

> 1.000

> 4.000

> 2.000

> 3.000


> 1.000

> 4.000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV, 2007)[5]
2.2.2. Những hệ quả của thuốc BVTV gây ra cho sinh quần
2.2.2.1. Ưu điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV
Chúng ta khơng thể phủ nhận sự cần thiết của HCBVTV trong sản xuất nông
nghiệp của nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới. Chúng ta đều rõ, HCBVTV nếu
sử dụng đúng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho ngƣời sản xuất nhƣ:


8

- Tiêu diệt dịch hại nhanh, triệt để và chắc chắn.
- Chặn đứng đƣợc dịch hại, nhất là những trƣờng hợp dịch hại phát sinh
thành dịch, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất cây trồng mà các biện pháp khác
không thể ngăn cản nổi.
- Trong một thời gian rất ngắn có thể sử dụng trên diện tích rộng với các
phƣơng tiện rải thuốc tiên tiến nhất.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ năng suất, giá trị thẩm mĩ của nông sản.
2.2.2.2. Nhược điểm của biện pháp dùng thuốc hóa học trong BVTV
Bên cạnh những giá trị lợi ích đó ta khơng thể khơng nhắc đến những hậu
quả mà HCBVTV gây ra, có thể kể ra đây những hậu quả nhƣ sau:
- Gây ô nhiễm môi trƣờng, đầu độc bầu khí quyển, ảnh hƣởng đến mọi sinh vật.
- Dƣ lƣợng thuốc tồn đọng trong nông sản, thực phẩm, đất, nƣớc, gây ảnh
hƣởng xấu đến hoạt động sống của con ngƣời và các động vật khác.
- Hình thành nên tính kháng thuốc của dịch hại, hoặc phát sinh những lồi
dịch hại mới… gây khó khăn cho cơng tác phịng trừ [5].
2.2.3.Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng HCBVTV

- Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục thuốc BVTV cấm
sử dụng ở Việt Nam, các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc khơng
có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nƣớc ngoài.
- Sử dụng thuốc BVTV đúng với hƣớng dẫn đã đƣợc ghi trên nhãn thuốc.
- Sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng
lúc, đúng liều lƣợng và nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian cách ly đã
đƣợc ghi trên nhãn.
- Với ngƣời trực tiếp sử dụng thuốc cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Phải có đầy đủ các thơng tin về đặc tính, tác dụng, tác hại của thuốc
+ Cần có trang bị bảo hộ lao động nhƣ khẩu trang, gang tay, quần áo, kính...
khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.
+ Không sử dụng trẻ em và phụ nữ có thai vào bất kỳ cơng việc gì có liên
quan đến thuốc BVTV.


9

+ Vùng phun thuốc không cho ngƣời hoặc gia súc lui tới trong thời gian từ 3
– 5 ngày sau khi phun thuốc
+ Khơng ăn, hút thuốc, nói chuyện trong khi đang phun thuốc. Khơng dùng
thuốc vào mục đích khác nhƣ trị ghẻ, rệp, chí, muỗi...
+ Khơng phun ngƣợc chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả các bộ phận
-Cách bảo quản HCBVTV
+ Tùy theo từng dạng mà có cách bảo quản thích hợp để giữ đƣợc chất lƣợng tốt
trong thời gian dài, cũng nhƣ không gây ảnh hƣởng cho ngƣời, động vật và môi sinh.
+ Các thuốc nhũ dầu cần chú ý đến nhiệt độ, trong khi các thuốc dạng bột hòa
nƣớc, hạt, bột rải cần chú ý về ẩm độ. Nên có những kệ riêng cho từng loại, tránh để
thuốc trên sàn nhà.
2.3. Những vấn đề chung về HCBVTV
2.3.1. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV trên thế giới

Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới:
Trƣớc thế kỷ XX, theo một số triết gia cổ đại cho biết thì việc sử dụng
HCBVTV đã có từ xa xƣa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để tránh côn
trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để tiêu diệt các
loại cơn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con ngƣời cũng đã biết sử dụng các loài
cây độc và lƣu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh [6], [24]. Giữa thế kỷ XVI
ngƣời Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin chiết xuất từ cây
thuốc lá để bảo vệ cây trồng [17]. Cuối thế kỷ XIX các HCBVTV đã đƣợc sử dụng
rộng rãi nhƣng biện pháp hoá học lúc này vẫn chƣa có vai trị đáng kể trong sản
xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi vai
trò của biện pháp hố học trong sản xuất nơng nghiệp. Thuốc trừ nấm thuỷ ngân
hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lƣu huỳnh rồi
đến các nhóm khác. DDT đã đƣợc Zeidler tìm ra tại Thuỵ Sỹ năm 1924 [5]. Hàng
loạt HCBVTV ra đời sau đó: hợp chất phốt pho hữu cơ đã đƣợc phát minh năm
1942 [40], clo hữu cơ (1940-1950); các hoá chất lân hữu cơ, các hoá chất cacbamat


10

(1945-1950). Hoá chất trừ cỏ xuất hiện muộn hơn, năm 1945 chất diệt cỏ carbamat
lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Anh. Biện pháp hoá học bị 6 khai thác ở mức tối đa,
từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con ngƣời và
môi trƣờng đƣợc phát hiện [5].
Từ năm 1960-1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất
xấu cho môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng. Trong nhân dân tƣ tƣởng sợ hãi, khơng
dám dùng HCBVTV xuất hiện; thậm chí có ngƣời cho rằng cần loại bỏ khơng dùng
HCBVTV trong sản xuất nơng nghiệp. Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu
tƣ nghiên cứu các loại HCBVTV mới an tồn hơn đối với mơi trƣờng và sức khoẻ
con ngƣời. Nhiều HCBVTV mới ra đời nhƣ hoá chất trừ cỏ mới; các HCBVTV

nhóm perethroid tổng hợp; các HCBVTV bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động
sinh học, các chất điều tiết sinh trƣởng côn trùng và cây trồng. Lƣợng HCBVTV
đƣợc dùng trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên [5].
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm hơn,
vai trị của biện pháp hố học vẫn đƣợc thừa nhận. Tƣ tƣởng sợ HCBVTV cũng bớt
dần [5], do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại
HCBVTV đã đƣợc phát triển lên một tầm cao mới cũng nhƣ đã có một chiến lƣợc
mới về cơng thức hố học và các phƣơng pháp sử dụng. Nhiều loại hố chất mới,
trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhƣng an tồn
với mơi trƣờng ra đời [5]. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ
nhiễm độc HCBVTV [14].
Sản lƣợng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giới sản
xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3 triệu tấn
mỗi năm [24]. Đến nay thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537 loại
HCBVTV [12], [29]. Những quốc gia có sản lƣợng, kim ngạch xuất nhập khẩu và
sử dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cƣờng tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc
đã gia tăng đầu tƣ vào ngành cơng nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy ngành cơng
nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2500 nhà máy sản xuất


11

lớn, nhỏ [16]. Sản lƣợng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trƣởng nhanh, năm
2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất
lớn nhất trong ngành cơng nghiệp HCBVTV tồn cầu. Năm 2007 lần đầu tiên Trung
Quốc vƣợt qua Hoa Kỳ. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản xuất, sử dụng
HCBVTV và cũng là nƣớc xuất khẩu lƣợng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng lƣợng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là
485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD [16].

Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng
rất mạnh, diện tích cây trồng đƣợc phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đơi [19],
75 % diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV
[16]. Số HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound. Ở Hoa
Kỳ sản lƣợng HCBVTV đƣợc chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn [19]. Hoa Kỳ là
một quốc gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim
ngạch hơn 2 tỷ USD [16].
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lƣợng, kim ngạch xuất nhập
khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nƣớc sử dụng nhiều nhƣ: Thái Lan,
Nhật Bản, Brazil…Tuy vậy, mức đầu tƣ và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hố chất tuỳ
thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nƣớc [5].
Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp
HCBVTV thế giới là những hố chất có độc tính cao đã từng bƣớc đƣợc loại ra khỏi
thị trƣờng và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với mơi trƣờng và
sức khoẻ cộng đồng [23].
Kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời tiếp xúc HCBVTV
* Trên thế giới
- Tại Hoa Kỳ theo nghiên cứu của Alicia L. Salvatore và CS (2008) tại
Monterey - California cho thấy 60 % số ngƣời đƣợc hỏi chƣa bao giờ nhận đƣợc bất
kỳ thông tin hoặc đào tạo về làm thế nào để tự bảo vệ mình trƣớc HCBVTV. Chính
vì vậy chỉ có 25 % ngƣời sử dụng HCBVTV mặc đầy đủ quần áo BHLĐ, chỉ có 43
% đeo găng tay và khoảng 10 % số ngƣời không sử dụng găng tay và cũng khơng
rửa tay sau khi phun hố chất [18].


12

- Tại Trung Quốc HCBVTV đƣợc sử dụng rộng rãi để bảo vệ cây trồng. Tuy
nhiên, việc sử dụng một số HCBVTV có độc tính cao và luỹ kế đã dẫn đến ô nhiễm
nghiêm trọng cho môi trƣờng. Nghiên cứu KAP của Hong Zhang và Yonglong Lu

về mối liên quan đến HCBVTV trong khu vực phía bắc Trung Quốc cho thấy: hầu
hết ngƣời dùng HCBVTV không sử dụng đầy đủ các biện pháp phịng ngừa. Tác giả
đã khuyến nghị Chính phủ là cần thiết có biện pháp can thiệp thích hợp để quản lý
những rủi ro sức khỏe cộng đồng và các mối nguy hiểm môi trƣờng, đẩy mạnh cung
cấp thông tin, hƣớng dẫn và đào tạo cho nông dân về VSATLĐ trong sử dụng
HCBVTV [20].
- Tại Pakistan theo nghiên cứu của Dilshad Ahmed Khan và CS (2009) tại
khu vực trồng thuốc lá hầu hết các nông dân không sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá
nhân nào khi tiếp xúc với HCBVTV. Chỉ có một số ít sử dụng giày dép (31 %), mặt
nạ (14 %) và găng tay (9 %) trong khi phun HCBVTV . Theo Muhammad Aslam
(2009) chỉ có 14,6 % ngƣời trả lời tốt kiến thức sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ cá
nhân, thấy đa số kiến thức của ngƣời đƣợc hỏi (55,4 %) không đạt u cầu. Thực
hành có 22,1 % khơng 2 bao giờ sử dụng phƣơng tiện bảo vệ cá nhân tại thời điểm
phun HCBVTV, không sử dụng ủng 58,6 %, không sử dụng quần áo bảo hộ 57,0 %,
không sử dụng găng tay 54,9 %, không sử dụng mặt nạ 59,9 %, khơng sử dụng mũ
50,0 %, khơng đeo kính bảo hộ 64,6 % [21].
- Tại Ethiopia nghiên cứu của Y. Mekonnen và T. Agonafir (2002) có 67,4 %
khơng hiểu các thơng tin trên bao bì đựng HCBVTV; 79,4 % vẫn ăn, uống, hút
thuốc lá khi làm việc với HCBVTV; 29,4 % cất giữ HCBVTV gần thức ăn; 66,9 %
thỉnh thoảng mới tắm sau khi phun; vẫn cịn 2,9 % khơng thay quần áo sau phun
HCBVTV. Đa số nông dân (64 %) cất giữ HCBVTV khơng đúng, chỉ có (36 %) lƣu
giữ HCBVTV ở nơi thích hợp [25].
- Tại Campuchia theo báo cáo của Quỹ Môi trƣờng, sử dụng HCBVTV phổ
biến rộng rãi trong nông nghiệp, nhƣng phần lớn là các HCBVTV độc hại đang bị
cấm. Những ngƣời nông dân Campuchia chƣa qua đào tạo và đại đa số mù chữ do
đó không biết về những rủi ro cảnh báo trên các bao bì đựng HCBVTV [22].


13


* Các loại hố chất bảo vệ thực vật thơng dụng
HCBVTV đang sử dụng hiện nay trên thế giới có tới hàng nghin chế phẩm,
do vậy ngƣời ta phải phân chia ra nhiều loại, theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào số
lƣợng sâu bệnh, cấu trúc hoá học và hợp chất đƣợc sử dụng hoặc mức độ và hình
thức tác động nguy hại cho sức khoe con ngƣời. Có rất nhiều tác giả nhƣ
Hayes(1982) Ware(1983) đã đua ra các hệ thống phân loại khác nhau và ứng dụng
trong một thời gian dài. Phân loại Gunn và Stevens(1976) theo chức năng và bản
chất hoá học đƣợc nhiều tác giả và nhiều nƣớc trên thế giới ứng dụng. Tại bảng
phân loại này, các tác giả chia HCBVTV ra một số nhóm nhƣ sau:
+Hố chất bảo vệ thực vật
- Các hố chất vơ cơ: Chất nôctine, pyrethin
- Botanical ( chiết xuất từ thực vật): Dầu hydrocarbon
-Các chất hữu cơ: Hợp chất phốt pho hữu cơ
- Vi khuẩn: Bacillus thuringiensis
- Các chất diệt sâu bệnh khác
- Chất sát khuẩn hoá học: Apholate, metepa, tepa
- Pheromones (chất hấp dẫn sinh học và ure tổng hợp): Juvennoids (loại
Hoocmon iuvenile và hoocmon phỏng theo)
- Thuốc trừ rệp
- Nội tiết tố của sâu bệnh và các nội tiết tố phỏng theo (điều chỉnh sự phát
triển của sâu bệnh).
+Hoá chất đặc hiệu diệt ký sinh vật (hợp chất dinitro và các chất khác)
- Khơng diệt nấm
- Diệt nấm Hố chất phịng ngừa nấm
- Vơ cơ
- Hữu cơ Hố chất diệt nấm qua rễ Các chất xông hơi
- Khử trùng đất
- Hun khói đất giun trịn
- Loại diệt giun trịn khơng bằng hun khói Diệt cỏ (Carbamates)



14

- Vô cơ
- Hữu cơ
+Các chất làm rụng lá, chết cây
+Các chất điều hoà sự phát triển của cây
- Thúc đẩy sự phát triển (chất kích thích và loại kích thích thực vật)
- Chất ức chế sinh trƣởng (ức chế ngắn hạn)
- Kích thích đâm chồi và làm giảm nẩy chồi bên
- Gieo trồng cây quả, làm quả chín, nở hoa và kích thích sinh nhựa
- Làm rụng quả 16 Hố chất diệt chuột
- Các chất xơng hơi (xơng hơi và diệt chuột)
- Các chất chống đông máu
- Các loại khác
+ Hoá chất diệt ốc, sên
- Ở dƣới nƣớc
- Ở trong đất
2.3.2. Công tác quản lý và sử dụng HCBVTV tại Việt Nam
Giai đoạn trƣớc năm 1957, biện pháp hoá học hầu nhƣ khơng có vị trí trong
sản xuất nơng nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hoá bảo vệ thực vật của Viện
Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hoá BVTV ở Việt Nam [15].
Năm 1961 Cục Bảo vệ thực vật đƣợc thành lập, là một cơ quan quản lý nhà nƣớc
thuộc Bộ NN & PTNN. HCBVTV đƣợc dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở
miền Bắc tại Hƣng Yên (vụ đông xuân 1956-1957), miền Nam HCBVTV đƣợc sử
dụng từ năm 1962 [19].
Giai đoạn từ 1957-1975, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân phối
HCBVTV hoàn toàn do nhà nƣớc thực hiện. Lƣợng HCBVTV dùng không nhiều với hơn
20 chủng loại chủ yếu là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh [5].
Thời kỳ 1976-1980 mỗi năm cả nƣớc sử dụng 1.600 tấn HCBVTV. Thời kỳ

1986-1990 trung bình mỗi năm sử dụng 1400 tấn HCBVTV, trong đó 55 % là lân
hữu cơ, 13% là clo hữu cơ, 12% là hợp chất carbamat còn lại là hợp chất thuỷ ngân,
asen. Đa phần là các hố chất tồn lƣu lâu trong mơi trƣờng hay có độ độc cao [3].


15

Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị trƣờng
HCBVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trƣờng nguồn hàng phong phú, nhiều chủng
loại đƣợc cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn HCBVTV, giá cả khá ổn định
có lợi cho nơng dân. Năm 1991 hố chất trừ sâu chiếm 83,3%; hoá chất trừ nấm 9,5%; hoá
chất diệt cỏ 4,1%; những loại khác 3,1%. Đến năm 2008 tỉ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm
37,9%; hoá chất trừ nấm 21,12%; hoá chất diệt cỏ 13,77%; hoá chất diệt côn trùng 23,46%
và những loại khác 3,75%. Lƣợng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch
nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh [16]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch
nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4% so với
cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Nguồn HCBVTV đƣợc nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ: Trung Quốc
(200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là
Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lƣợng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nƣớc
ta tƣơng đối cao so với khu vực [12]. Năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
cho phép 886 hoạt chất và 2537 thƣơng phẩm đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam [17].
Thực trạng sử dụng HCBVTV, theo số liệu kiểm tra từ năm 2007-2009, tỷ lệ
số hộ vi phạm là 35-17,8%, trong đó: khơng đảm bảo thời gian cách ly là 2,08,43%, không đúng nồng độ và liều lƣợng là 10,24-14,34%; sử dụng thuốc cấm là
0,19-0,0%; thuốc ngoài danh mục là 2,17- 0,52%. Theo số liệu Cục BVTV trong
giai đoạn 1981-1986, trong vòng 10 năm (2000-2011) số lƣợng HCBVTV đƣợc sử
dụng tăng 2,5 lần; số loại thuốc đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập
khẩu tăng 3,5 lần. Số lƣợng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại,
còn các nƣớc trong khu vực là 400 đến 600 loại [14].
Ở Việt Nam hệ thống văn bản pháp quy về quản lý HCBVTV tƣơng đối đầy

đủ. Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
công bố vào tháng 08/2001. Kèm theo là hệ thống văn bản hƣớng dẫn thực hiện các
Pháp lệnh này nhƣ: Các nghị định 58/2002/NĐ-CP về điều lệ bảo vệ thực vật, nghị
định 26/2003/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm
dịch thực vật của Chính phủ. Các thơng tƣ của Bộ NN & PTNN, Bộ Y tế… Về quản


16

lý và sử dụng HCBVTV, về quản lý nhà nƣớc mặc dù đã có rất nhiều văn bản quy
định việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu HCBVTV tuy nhiên thực tế cơng tác quản
lý cịn rất nhiều bất cập. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng cịn
phát hiện việc bn bán, sử dụng HCBVTV cấm, HCBVTV ngoài danh mục,
HCBVTV giả, HCBVTV kém chất lƣợng, HCBVTV q hạn sử dụng. Tình trạng
thơng tin, quảng cáo, ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại.
Để tăng cƣờng công tác quản lý HCBVTV từ đăng ký, nhập khẩu, sản xuất
kinh doanh và sử dụng, ngày 3-6-2009, Bộ NN-PTNT vừa ra Chỉ thị số 1504/CTBNN-BVTV, về việc tăng cƣờng quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh
và sử dụng HCBVTV. Đặc biệt là thuốc BVTV theo đó, Bộ NN-PTNT yêu cầu các
địa phƣơng, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc
BVTV triển khai thực hiện.
2.4. Tác động của HCBVTV tới môi trƣờng và hệ sinh thái
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc BVTV đã
tác động đến môi trƣờng bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:
Không khí

Đất

Thực vật

Thuốc bảo vệ

thực vật

Thực phẩm
Nƣớc
Động vật

Ngƣời

(Nguyễn Trần Oánh và cs, 2007)[5]
Hình 2.1. Tác động của thuốc BVTV đến mơi trƣờng và con đƣờng
mất đi của thuốc


×