Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại moshav idan arava israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
MOSHAV IDAN – ARAVA – ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học Mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017

THÁI NGUN – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ THẢO
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
MOSHAV IDAN – ARAVA – ISRAEL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Lớp

: K45 – KHMT – N02

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2013 – 2017


Giáo viên hƣớng dẫn : T.S Trần Thị Phả

THÁI NGUYÊN – 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trƣờng
đại học, bản thân em đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn
và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và
viết đề tài với tiêu đề: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp
quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Moshav Idan – Arava - Israel”.
Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, trƣớc tiên em xin
chân thành cảm ơn cô giáo T.S Trần Thị Phả đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
em hồn thành đề tài này. Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm đào
tào  phát triển quốc tế trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em đƣợc ra nƣớc ngoài thực tập, nâng cao hiểu biết và mở rộng
kiến thức của mình về một nƣớc có nền nơng nghiệp phát triển hàng đầu thế
giới nhƣ Israel.
Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếncác thầy, cô
giáo khoa Môi trƣờng cũng nhƣ các thầy cô giáo trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, những ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
bổ ích cho em trong suốt thời gian qua, đó chính là những nền tảng cơ bản,
những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tƣơng lai của em sau này.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chƣa có kinh nghiệm thực
tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong
nhận đƣợc sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cơ và các bạn để khóa luận này
đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Sinh viên
Trần Thị Thảo


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác ............... 8
Bảng 2.2.Thành phần chất thải rắn (tính theo trọng lƣợng) 2012 - 2015 ....... 20
Bảng 2.3. Ƣớc tính tồn bộ chất thải và chất thải hữu cơ giai đoạn (2010 –
2025) ............................................................................................... 23
Bảng 4.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Moshav Idan ........ 34
Bảng 4.2.Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh qua các năm 2012 -2016 ........ 36
Bảng 4.3: Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh tại các nguồn trên địa bàn
Moshav Idan năm 2016 ................................................................... 37
Bảng 4.4: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Moshav Idan năm 2016 ... 38
Bảng 4.5. Tần suất và thời gian thu gom, vận chuyển CTRSH ...................... 41
Báng 4.6.Tỷ lệ CTRSH đƣợc xử lý theo các hình thức(%) ............................ 42
Bảng 4.7. Ý kiến của ngƣời dân về công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại
Moshav Idan.................................................................................... 43


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ........................................... 5
Hình 2.2: Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt [8] ........................... 9
Hình 4.1. Biểu đồ đất nƣớc Israel ................................................................... 28
Hình 4.2. Biểu đồ khái quát vùng Arava - Israel ............................................ 30
Hình 4.3. Khái quát vị trí địa lý của Moshav Idan .......................................... 31
Hình 4.4.Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lƣợng mƣa của Idan năm 2016 .......... 32
Hình 4.5. Tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh tại các nguồn trên địa bàn

Moshav Idan năm 2016 ................................................................... 37
Hình 4.6.Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Moshav Idan năm 2016..... 39
Hình 4.7. Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa
bàn Moshav Idan ............................................................................. 40
Hình 4.8.Chính sách hiện tại để quản lý chất thải rắn .................................... 46


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCL

Bãi chôn lấp

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CT – TTg

Chỉ thị Thủ tƣớng Chính phủ

CTR

Chất thải rắn


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

LPSCTRĐT

Lƣợng phát sinh chất thải rắn đơ thị

NĐ – CP

Nghị định chính phủ

VSMT

Vệ sinh môi trƣờng

WB

Ngân hàng thế giới World Bank

WHO

Tổ chức y tế thế giới


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Chất thải rắn và một số khái niệm liên quan đến chất thải rắn ............... 4
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................ 5
2.1.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 5
2.1.4. Tác hại của chất thải rắn.......................................................................... 7
2.1.5. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...................................... 9
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 13
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
2.3.1. Thực trạng chất thải rắn trên thế giới .................................................... 13
2.3.2. Thực trạng chất thải rắn tại Israel. ........................................................ 19


vi
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 24
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 24

3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của
Moshav Idan - Arava – Israel .......................................................................... 24
3.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt tại các
farm/hộ dân trên địa bàn Moshav Idan - Arava – Israel. ................................ 24
3.3.3. Đề xuất mơ hình/giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Moshav Idan - Arava – Israel .......................................................................... 25
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
3.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 25
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 25
3.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 26
3.4.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu ................................. 27
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 28
4.1. Khái quát về đất nƣớc Israel, vùng Arava................................................ 28
4.1.1. Khái quát về đất nƣớc Israel ................................................................. 28
4.1.2. Khái quát về vùng Arava....................................................................... 30
4.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Moshav Idan – Arava –
Israel. ............................................................................................................... 31
4.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 31
4.2.2. Điều kiện – kinh tế - xã hội ................................................................... 33
4.3. Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Moshav Idan – Arava – Israel ......................................................................... 34
4.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................ 34


vii
4.3.2. Khối lƣợng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Moshav Idan ............. 35
4.3.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 38
4.3.4. Tình hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Moshav
Idan .................................................................................................................. 39
4.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn

Moshav Idan .................................................................................................... 44
4.4.1. Biện pháp quản lý.................................................................................. 44
4.4.2. Biện pháp xử lý ..................................................................................... 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Israel là một quốc gia nhỏ bé nhƣng lại là một trong những nƣớc có nền
kinh tế phát triển, đặc biệt Israel là một nƣớc có nền nơng nghiệp đứng đầu
thế giới về khoa học và cơng nghệ. Cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trƣơng, thì bộ mặt xã hội đã có nhiều
chuyển biến tích cực.Cho đến nay, sự phát triển này không chỉ diễn ra mạnh ở
các thành phố và khu đô thị lớn của Israel mà đang mở rộng ra các khu lân
cận.Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện
đáng kể.Mức sống của ngƣời dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lƣợng rác thải
sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn ở, tiêu dùng của con
ngƣời đƣợc thải vào môi trƣờng ngày càng nhiều, vƣợt quá khả năng tự làm
sạch của môi trƣờng dẫn đến môi trƣờng bị ô nhiễm. Vấn đề quản lý và xử lý
rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề tồn cầu, khơng chỉ riêng ở Israel mà
còn ở nhiều nƣớc đang phát triển khác nữa.
Moshav Idan là một trong những moshav nằm ở phía Nam của
Israel.Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, thì đời

sống và kinh tế ở vùng này cũng phát triển mạnh.Ngƣời dân nông thơn đã biết
chăm lo cuộc sống hàng ngày của mình tốt hơn. Cùng với đó rác thải từ cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân nông thôn sẽ tăng lên, đặc biệt là
chất thải rắn sinh hoạt, thành phần chất thải rắn sinh hoạt của ngƣời dân trở
nên đa dạng hơn.Sự phát triển đồng bộ đơ thị hóa và việc xây dựng, nâng cấp
cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các việc sản xuất và đóng gói các sản
phẩm nơng nghiệp cùng với các hoạt động hằng ngàyđã làm phát sinh một
lƣợng lớn chất thải rắn.Chính sự gia tăng của chất thải rắn đó gây nên sự ô


2
nhiễm môi trƣờng, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe, đời sống
cũng nhƣ hoạt động của ngƣời dân xung quanh. Vấn đề môi trƣờng trên địa
bàn Moshav đang đƣợc quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là vấn đề quản lí chất
thải rắn vì vậy địi hỏi phải có sự quản lí cấp thiết về vấn đề này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáoTS. Trần
Thị Phả em đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
một số biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Moshav Idan- Arava Israel” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn sinh hoạt và
công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Moshav Idan. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng một mơi
trƣờng Xanh - Sạch - Đẹp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiện trạng, thực trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn
thải sinh hoạt tại Moshav Idan, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi
trƣờng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Moshav Idan.
- Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Moshav Idan.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Moshav Idan trong thời gian tới.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu phải trung thực, chính xác, khách quan.
- Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.


3
- Các giải pháp, kiến nghị đƣa ra phải hiệu quả, phù hợp với thực tế của
địa phƣơng.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế.
- Tích lũy đƣợc kinh nghiệm cho công việc khi đi làm.
- Là nguồn tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức thực tế cho bản thân.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá đƣợc lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, hiện trạng thu
gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn của
Moshav.
- Thu gom hiệu quả, triệt để lƣợng CTR phát sinh hằng ngày, đồng thời
phân loại, tái sử dụng CTR.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR và xử lý rác thải, góp phần giảm chi
phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng.
- Đƣa ra một số biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với điều kiện của Moshav idan.
- Phát hiện những khó khăn bất cập và những thiếu sót trong cơng tác
thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Moshav Idan.



4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Chất thải rắn và một số khái niệm liên quan đến chất thải rắn
Theo điều 3 Nghị định 38/2014 NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý
chất thải và phế liệu
- Chất thải rắn(CTR) là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn
thải) đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác. [4]
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn
phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. [4]
- Phân loại chất thải rắn là hoạt động phân tách chất thải (đã đƣợc
phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có
các quy trình quản lý khác nhau.[4]
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi
phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lƣu giữ (hay tập
kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc
trạm trung chuyển.[4]
- Tái sử dụng chất thải rắn là việc sử dụng lại chất thải một cách trực
tiếp hoặc sau khi sơ chế mà khơng làm thay đổi tính chất của chất thải.[4]
- Tái chế chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ,
kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải.[4]
- Sơ chế chất thải rắn là việc sử dụng các biện pháp cơ – lý đơn thuần
làm thay đổi tính chất vật lý nhƣ kích thƣớc, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phân loại, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, đồng 5
xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất thải cho
phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau.[4]



5
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu
hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.[4]
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Khối lƣợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia
tăng dân số, sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong
đô thị và các vùng nông thôn. Chất thải rắn có thể đƣợc phát sinh từ rất nhiều
nguồn khác nhau cụ thể là:
Cơ quan
trƣờng học
Nơi vui chơi
giải trí

Nhà dân, khu dân


Chợ, bến xe, nhà
ga, shop

Giao thông, xây
dựng

Chất thải rắn

Nông nghiệp
hoạt động xử
lý rác thải


Bệnh viên cơ
sở y tế
Khu cơng
nghiệp nhà
máy,
packinghouse

Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
2.1.3. Phân loại chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn là do hoạt động của con ngƣời, chính
vì vậy chất thải rắn rất đa dạng.


6
Có nhiều cách phân loại chất thải rắn, ví dụ nhƣ phân loại theo nguồn
gốc phát sinh, phân loại theo thành phần hóa học, theo tính chất độc hại, theo
khả năng công nghệ xử lý và tái chế…
2.1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Tùy theo lĩnh vực hoạt động của con ngƣời mà chất thải rắn sinh ra
đƣợc phân loại thành:
– Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, chợ, trƣờng học, cơ
quan…
– Chất thải rắn nơng nghiệp: rơm rạ, trấu, lõi ngơ, bao bì thuốc bảo vệ
thực vật…
– Chất thải rắn công nghiệp: chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu
cơng nghiệp. Ví dụ nhƣ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh…[2]
2.1.3.2. Phân loại theo thành phần hóa học
– Chất thải rắn hữu cơ: chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông
nghiệp, chất thải chế biến thức ăn…
– Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng nhƣ đá, sỏi, xi măng,

thủy tinh…[2]
2.1.3.3. Phân loại theo tính chất độc hại
– Chất thải rắn thông thƣờng: giấy, vải, thủy tinh…
– Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông
nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…[2]
2.1.3.4. Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế
– Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học,
– Chất thải cháy đƣợc, chất thải không cháy đƣợc,
– Chất thải tái chế đƣợc: kim loại, cao su, giấy, gỗ…[2]


7
2.1.4. Tác hại của chất thải rắn
2.1.4.1. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường
- Môi trường đất:
+ CTRSH nằm rải rác khắp nơi không đƣợc thu gom đều đƣợc lƣu giữ
lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy nhƣ túi nilon, vỏ lon,
hydratcacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất: làm thay
đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn và vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải nhƣ xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất
bị đóng cứng, khả năng thấm nƣớc và hút nƣớc kém, đất bị thối hóa.[3]
- Môi trường nước:
+ Lƣợng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mƣa rác rơi
vãi sẽ theo dòng nƣớc chảy, các chất độc hòa tan trong nƣớc qua cống rãnh ra
ao hồ, sơng ngịi gây ơ nhiễm nguồn nƣớc mặt tiếp nhận.
+ Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao hồ là nguyên nhân
gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ơ nhiễm có
nguy cơ ảnh hƣởng đến các loài thủy sinh vật do hàm lƣợng oxy hòa tan trong
nƣớc giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nƣớc cũng giảm, ảnh hƣởng
tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các

thủy vực, đe dọa đến các hoạt động sống của các sinh vật trong thủy vực.[3]
- Môi trường khơng khí:
+ Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cƣ là nguồn
gây ô nhiễm môi trƣờng khơng khí do mùi hơi thối từ rác, bụi cuốn lên khi
xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom và vận
chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, vấn đề ảnh hƣởng đến mơi trƣờng
khí là mùi hơi thối của một số khí nhƣ: CH4, H2S…và các khí độc hại khác
từ các chất thải nguy hại.[3]


8
Bảng 2.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải
bãi rác
Thành phần khơng khi
NH
CO2
N2
O2
NH3
SOX, H2S,Mercaptan
H2
CO
Chất hữu có bay hơi

% thể tích
45 – 60

40 – 60
2–5

0,1 – 1,0
0,1 – 1,0
0 – 1,0
0 – 0,2
0 – 0,2
0,01 – 0,6
(Nguồn: Giáo trình quản lý CTR – ĐH Văn Lang)

2.1.4.2. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con ngƣời thông qua ảnh hƣởng của
chúng lên các thành phần môi trƣờng. Môi trƣờng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con ngƣời thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chơn lấp và xử lý
thích hợp thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi muỗi, là mầm mống lan
truyền dịch bệnh, chƣa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây
các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể ngƣời khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe
cộng đồng xung quanh. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ
lệ ngƣời mắc bệnh ung thƣ ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới
15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ
nữ do nguồn nƣớc ô nhiễm chiếm tới 25% .[1]
2.1.4.3. Chất thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Chất thải rắn sinh hoạt nếu không đƣợc thu gom và vận chuyển đến
nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đƣờng, tồn tại các bãi
rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trƣờng và làm
ảnh hƣởng đến vẻ mỹ quan của đƣờng phố và thơn xóm.


9
- Một nguyên nhân nữa là giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của ngƣời
dân chƣa cao. Tình trạng ngƣời dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đƣờng và mƣơng

rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà công tác
quản lý và thu gom vẫn chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ.
2.1.5. Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Phƣơng pháp cơ học: Bao gồm tách kim loại, thuỷ tinh, nhựa ra khỏi
chất thải; sơ chế và đốt chất thải khơng có thu hồi nhiệt; lọc tạo rắn đối với
các chất thải bán lỏng.
- Phƣơng pháp cơ - lý: Phân loại vật liệu, thuỷ phân, sử dụng chất thải
nhƣ nhiên liệu, đúc ép các chất thải, sử dụng làm vật liệu xây dựng.
- Phƣơng pháp sinh học: chế biến ủ sinh học, mêtan hoá trong các bể
thu hồi sinh học.
Các phƣơng pháp xử lý chất thải có thể khái quát theo sơ đồ hình 2.1
Thu gom chất thải

Vận chuyển chất thải

Xử lý chất thải

Thiêu đốt

Ủ sinh học làm
compost

Các phƣơng
pháp khác

Tiêu hủy tại bãi
chơn lấp
Hình 2.2: Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt [8]



10
2.1.5.1. Phương pháp đốt rác
Xử lý rác bằng phƣơng pháp đốt bằng nhiệt là phƣơng pháp làm giảm
tới mức tối thiểu lƣợng chất thải cho khâu xử lý cuối cùng.Nhờ q trình đốt
mà thể tích chất thải rắn đƣợc giảm đi rất nhiều (chỉ còn khoảng 10 % so với
thể tích ban đầu). Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, vận
chuyển và chôn lấp tại các bãi chôn lấp rác thải. Tuy nhiên phƣơng pháp đốt
rác sẽ gây ơ nhiễm khơng khí cho khu vực dân cƣ xung quanh, đồng thời làm
mất mỹ quan đô thị, chi phí cao vì vậy phƣơng pháp này chỉ dùng tại các địa
phƣơng nhỏ, có mật độ dân số thấp, và thành phần rác chủ yếu là các chất dễ
cháy. Hiện nay, việc thu đốt rác thải thƣờng chỉ áp dụng cho xử lý các rác thải
độc hại, rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp và các phƣơng pháp khác
không xử lý triệt để đƣợc.[5]
2.1.5.2. Phương pháp chôn lấp
- Phƣơng pháp truyền thống đơn giản nhất để xử lý CTRSH là chơn lấp
rác. Phƣơng pháp này có chi phí thấp và đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc
đang phát triển. Việc chôn lấp đƣợc thực hiện bằng cách dùng xe chuyên
dụng chở rác tới các bãi rác. Sau khi rác đƣợc đổ xuống các hố rác sẽ đƣợc
san bằng, đầm nén trên bề mặt và đƣợc phun một lƣợt chế phẩm sinh học
(EM) để khử mùi, sau đó sẽ tiến hành đổ thêm một lớp đất dày khoảng 20 - 30
cm. Theo thời gian, sự hoạt động của vi sinh vật làm cho rác đƣợc phân hủy
và trở nên tơi xốp. Việc đổ rác lại đƣợc tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì
chuyển sang bãi rác mới.
- Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt đƣợc sử dụng chủ yếu ở các
nƣớc đang phát triển nhƣng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng
một cách nghiêm ngặt. Các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh phải đảm bảo các
điều kiện: cách xa khu dân cƣ, không gần nguồn nƣớc ngầm và nguồn nƣớc
mặt, đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc đƣợc phủ các lớp chống thấm



11
bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử
lý nƣớc rác trƣớc khi thải vào môi trƣờng. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là
công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải, chi phí vận
hành bãi rác thấp. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp là: Chiếm diện tích đất
tƣơng đối lớn, khơng nhận đƣợc sự đồng tình của ngƣời dân khu vực xung
quanh, gây nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trƣờng đất, nƣớc, khơng khí.[5]
2.1.5.3. Phương pháp ủ sinh học
- Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành
các chất mùn. Quá trình ủ rác hữu cơ (sản xuất phân vi sinh) là một phƣơng
pháp truyền thống đƣợc áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam và đƣợc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm là
hợp chất mùn không mùi, khơng chứa vi sinh vật gây bệnh. Q trình ủ áp
dụng với chất hữu cơ không độc hại, độ ẩm và nhiệt độ đƣợc kiểm tra thƣờng
xuyên trong quá trình ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ q trình oxy hóa
các chất thối rữa.
- Cơng nghệ ủ có thể là ủ đống tĩnh thống khí cƣỡng bức, ủ luống có
đảo định kỳ hoặc vừa thổi vừa đảo. Xử lý rác làm phân hữu cơ là biện pháp
rất có hiệu quả, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp tốt với phân ngƣời và phân
gia súc cho ta chất hữu cơ có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, tạo độ tơi xốp, rất
tốt cho việc cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp.[7]
2.1.5.4. Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin
- Ban đầu rác thải đƣợc đƣa tới nhà máy và đổ xuống kho tập kết (có hệ
thống phun vi sinh khử mùi cũng nhƣ ozone diệt vi sinh vật độc hại). Sau đó
12 rác sẽ đƣợc chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác
tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt
xuống sàng lồng. Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ,
chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt.Sau



12
đó, rác hữu cơ đƣợc đƣa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có
chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng nhƣ tiếp tục khử
vi khuẩn. Rác biến thành phân khi đƣợc đƣa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống
nghiền và sàng. Phân trên sàng đƣợc bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm
cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học.
Phân dƣới sàng tiếp tục đƣợc đƣa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.
- Do lƣợng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ
thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế
thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu
đƣợc ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm
cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp
lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván
sàn, cốp pha... Cứ 01 tấn rác đƣa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg
seraphin (chất thải vô cơ không huỷ đƣợc) và 250-300 kg phân vi sinh.
- Nhƣ vậy, qua các công đoạn tách lọc - tái chế, công nghệ seraphin
làm cho rác thải sinh hoạt đƣợc chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ
vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công
nghiệp.[5]
2.1.5.5. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện
- Phƣơng pháp ép kiện đƣợc thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập
trung thu gom vào nhà máy xử lý. Đầu tiên rác thải đƣợc phân loại bằng
phƣơng pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng
đƣợc nhƣ: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa… đƣợc thu hồi để tái chế.
Những chất còn lại sẽ đƣợc băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng 13
thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện
với tỷ số nén rất cao. Các kiện rác đã nén ép này đƣợc sử dụng vào việc đắp
các bờ chắn hoặc san lấp các vùng đất trũng sau khi đƣợc phủ lên các lớp đất



13
cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các cơng trình nhƣ: cơng
viên, vƣờn hoa, các cơng trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm
tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.[7]
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Có một số luật và quy định – đƣợc tạo ra theo thẩm quyền của một số
luaath đó – có liên quan đến việc quản lí, thu gom, tiêu hủy, tái chế chất thải ở
Israel. Dƣới đây là một số công cụ luật pháp chính để giải quyết những vấn đề
này ở Israel.
- Luật thu gom và xử lý chất thải để tái chế 1993 – Sửa đổi năm 1998
- Luật tái chế và tái sử dụng CTR 2007
- Luật đóng gói 2017
- Luật thiết bị điện và pin điện 2012 – Sửa đổi năm 2014
- Luật giảm sử dụng túi sách dùng 1 lần 5766 – năm 2016
- Luật duy trì về vệ sinh 5744 – Sửa đổi ngày 29/6/2016
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Thực trạng chất thải rắn trên thế giới
Hiện nay, bảo vệ mơi trƣờng, trong đó có việc xử lý rác thải là vấn đề
mang tính tồn cầu. Chính phủ các nƣớc đang cố gắng tìm biện pháp giải
quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.
Với lƣợng rác gom góp đƣợc trên tồn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một
năm, thế giới hiện có lƣợng rác ngang bằng với sản lƣợng ngũ cốc (đạt 2 tấn)
và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia
Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.
Theo các chuyên viên nghiên cứu của hai cơ quan trên, trong tổng số
rác trên thế giới, có 1,2 tỉ tấn rác tập trung ở vùng đô thị, từ 1,1 đến 1,8 tỉ tấn
rác công nghiêp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác nguy hiểm (mức tính
tốn thực hiện tại 30 nƣớc).



14
Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200
triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn.
Theo ƣớc tính, tỉ lệ rác đơ thị ở Mỹ ở mức 700 kg/ngƣời/năm. Và tỷ lệ này ở
Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với rác công nghiệp, Mỹ chiếm
khoảng 275 triệu tấn.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á dã
thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu
quả cao về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này nhƣ Ðan Mạch, Anh,
Hà Lan, Ðức (châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapore (châu
Á)... việc quản lý chất thải rắn đƣợc thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và
thu gom rác đã thành nền nếp và ngƣời dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế đƣợc nhƣ giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ
đồ hộp... đƣợc thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp
có thành phần hữu cõ dễ phân hủy ðýợc yêu cầu phân loại riêng ðựng vào các
túi có màu sắc theo ðúng quy ðịnh thu gom hàng ngày để đƣa đến nhà máy
sản xuất phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, ngƣời dân
mang đến thùng rác đặt cố định trong khu dân cƣ, hoặc có thể gọi điện để bộ
phận chun trách mang đi nhƣng phải thanh tốn phí thơng qua việc mua
tem dán vào các túi rác này theo trọng lƣợng.
Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định
phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà
máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra
nhiều rác, chính quyền u cầu các cơng ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng
phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản
phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lƣợng rác thải.[15]
Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác đƣợc thực
hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu



15
và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại. Hệ thống phân loại rác của
Nhật Bản tƣơng đối phức tạp. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ
thống hồn tồn khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại
rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy đƣợc yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không
thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dƣơng trong khi giấy, nhựa, chai lọ,
nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.
Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm,
xếp thứ 8 trên thế giới. Do khơng có nhiều đất để chơn rác nhƣ Mỹ và Trung
Quốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác. Nƣớc này đã sử
dụng đốt bằng tầng sôi, phƣơng pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó
cháy. Ngồi ra, 20,8% tổng lƣợng rác thải hàng năm đƣợc Nhật Bản đƣa vào
tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET).
PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nƣớc uống trong các máy bán
hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nƣớc Nhật. Nhiều cơng ty
Nhật Bản đang tăng cƣờng sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới.
Chai lọ PET chƣa trải qua quá trình lọc có thể đƣợc chuyển thành sợi may
quần áo, túi, thảm và áo mƣa.
Ở Hàn Quốc, cách quản lý chất thải giống với Nhật Bản, nhƣng cách
xử lý lại giống ở Đức. Rác hữu cơ nhà bếp một phần đƣợc sử dụng làm giá
thể nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn đƣợc chơn lấp có kiểm sốt để
thu hồi khí biơga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ
hết, tiến hành khai thác mùn ở bãi chơn làm phân bón. Nhƣ vậy, tại các nƣớc
phát triển việc phân loại rác tại nguồn đã đƣợc tiến hành cách đây khoảng 30
năm và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ
dễ phân huỷ đƣợc thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế
hoặc đốt, chơn lấp an tồn đƣợc thu gom hàng tuần.


16

Tại Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong quản lý chất thải rắn
để bảo vệ mơi trƣờng. Chính phủ Singapore đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế
thông qua phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh
doanh để giảm chi ngân sách cho Nhà nƣớc. Nhiều quốc gia cũng đang trong
quá trình tìm kiếm hoặc triển khai mới mơ hình quản lý chất thải rắn. Trong
khi đó, tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện đƣợc tại
một số trƣờng học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ tái
chế, lƣợng rác cịn lại vẫn đang phải chơn lấp, tuy nhiên đƣợc ép chặt để giảm thể
tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm .
Ở Đan Mạch, các chính quyền địa phƣơng chịu trách nhiệm thu gom và
xử lý chất thải. Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế
đƣợc. Các địa phƣơng có thể đổ chất thải có thể tái chế đƣợc ở những trung
tâm tái chế, mà khơng phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đƣa
chất thải có thể tái chế đƣợc vào lò đốt. Tại nhà máy Vestforbraending ở
Copenhagen, nhà máy xử lý chất thải kiểu mới lớn nhất của Đan Mạch, xe tải
chở chất thải phải dừng lại ở trạm cân xe trƣớc khi vào nhà máy đổ rác. Rác
đƣợc kiểm tra ngẫu nhiên để phát hiện chất thải có thể tái chế đƣợc và những
ngƣời vi phạm bị phạt rất nặng. Morten Slotved, thị trƣởng thành phố
Horsholm, địa phƣơng có thu nhập tính theo đầu ngƣời cao nhất Đan Mạch,
cho biết nhà máy này đã giúp làm giảm chi phí sƣởi ấm và nâng cao giá trị
các ngơi nhà của ngƣời dân địa phƣơng.
Ở thành phố Horsholm (Đan Mạch), chỉ có 4% rác thải đƣợc đƣa tới
bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, đƣợc chuyển tới bãi
chôn rác đặc biệt. 61% chất thải của thành phố đƣợc tái chế và 34% đƣợc đốt
trong nhà máy biến chất thải thành năng lƣợng. Những nhà máy này đã sử
dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ơ nhiễm
trƣớc khi đƣa rác vào lị đốt. Mức ơ nhiễm trong khói của các nhà máy này



×