Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Lam the nao de day tot phan mon Luyen tu va cauLop 2doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.11 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Làm thế nào để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2</b>



<b>Mời thầy cô down tồn bộ tài liệu này thì nhấn vào đây.</b>


Để dạy tốt môn luyện từ và câu lớp 2 - CT 2000 cần đảm bảo theo trình tự các bước sau:


<b>1. Chuẩn bị.</b>


- Nghiên cứu kỹ bài dạy, xác định trọng tâm, mục tiêu của từng bài cụ thể từ đó lựa chọn phương pháp, hính thức tổ chức dạy học cho phù
hợp đạt hiệu quả cao.


- Đọc một số tài liệu có liên quan, tham khảo ý kiến đồng nghiệp để học hỏi, rút kinh nghiệm, đưa ra cách dạy hay nhất.
- Làm đồ dùng dạy học cần thiết, phù hợp để phục vụ cho tiết dạy thêm sinh động.


- Soạn giáo án chuẩn bị lên lớp, dự kiến các tình huống có thể xảy ra và những khó khăn học sinh thường mắc phải để có cách giải quyết.
- Dự kiến thời gian thực hiện cho từng đơn vị kiến thức ( từng bài tập) .


<b>2. Dạy trên lớp.</b>
<b>2.1. Kiểm tra bài cũ:</b>


Nên ngắn gọn cần kiểm tra kiến thức trọng tâm và kỹ năng cơ bản của bài trước. Hình thức kiểm tra phong phú: viết, nói...


<b>2.2 Giới thiệu bài:</b>


Ngắn gọn hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ phút đầu vào bài học, đồng thời nêu được nội dung bài sắp học.


<b>2.3. Hướng dẫn làm bài tập :</b>


sự hướng dẫn của giáo viên là những định hướng đầu tiên giúp học sinh xác định được yêu cầu của bài tập, ở khâu này giáo viên cần chú
ý kết hợp hướng dẫn bằng câu hỏi và thông qua các đồ dùng trực quan ( nếu cần). Mỗi bài học thường có từ 3 đến 4 bài tập, để khỏi
nhàm chán mỗi bài tập nên có các hình thức tổ chức khác nhau.



Ví dụ: Bài luyện từ và câu ( tuần 27 ).
Bài có 3 bài tập.


- Bài 1: Kể tên các bộ phận của cây ăn quả. Nên tổ chức cho học sinh học theo nhóm. Sau khi đã thảo luận các nhóm cử đại diện lên bảng
ghi tên các bộ phận của cây ăn quả mà học sinh biết. Nhóm nào kể đúng các bộ phận và kể được nhiều cây thì nhóm đó thắng.


- Bài 2: Tìm tính từ tả các bộ phận của cây.
Hoạt động cá nhân: Mỗi học sinh tả một bộ phận.
+ Lá có mầu xanh biếc.


+ Rễ ngoằn nghoèo ăn vào lòng đất.


+ Cành khẳng khiu, điểm những bông hoa trắng...


- Bài 3: Hoạt động đồng loạt sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài vào bảng.
- Bài 4: Đặt câu hỏi theo tranh.


Phóng to 3 bức tranh của bài tập và dán lên bảng


Phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận và đặt câu hỏi theo tranh nhóm nào đặt nhanh, hay nhóm
đó được điểm cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Để cây phát triển tốt.


Với cách tổ chức như trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy cao, học sinh sẽ hứng thú vì được hoạt động nhiều, được thi đua
nhau để học tập.


- Một cơng việc hết sức quan trọng nữa đó là kết hợp giữa luyện tập và cung cấp kiến thức mới, mở rộng vốn từ cho học sinh.



<b>2.4. Củng cố, hướng dẫn học bài mới.</b>


+ Đặt câu hỏi củng cố các kiến thức trọng tâm của bài.


+ Hướng dẫn học bài mới: Đây là khâu là đa số giáo viên thường không chú ý đến. Việc hướng dẫn học bài mới là rất quan trọng giúp học
sinh định hướng được cách học nắm được kiến thức của bài để luyện tập.


<b>2.5. Nhận xét tiết học: </b>


</div>

<!--links-->

×