Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giải pháp về môi trường cho sự phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh sơn la (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.65 KB, 10 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sau 20 năm triển khai xây dựng các KCN, trong cả nước đã hình thành một
mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế
của các địa phương, vùng và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển
giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc. Mơi
trường xung quanh khơng ít các KCN đang bị suy thoái nghiêm trọng. Khoảng 70%
trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp
nhận không qua xử lý đã gây ra ơ nhiễm mơi trường nước mặt. Có đến 57% KCN
đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Khơng khí ở các KCN,
đặc biệt là KCN cũ đang bị ô nhiễm, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ
sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi
trường. Lượng chất thải rắn tại các KCN ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề thu gom
và xử lý chất thải rắn tại các KCN còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý,
vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.
Ơ nhiễm mơi trường tại các KCN gây tác động xấu tới mơi trường sinh thái tự
nhiên. Ơ nhiễm môi trường KCN làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ
người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần các
KCN đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây, gây ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gây ra
những tổn thất kinh tế không nhỏ.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc. Thời gian qua, với
đường lối và những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, Sơn La đã nỗ lực
phấn đấu và đã có những bước phát triển công nghiệp đáng kể, đã tập trung khai thác
được một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đã đầu tư xây dựng một số cơng trình mới
có hiệu quả kinh tế xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, có đóng góp cho
ngân sách của tỉnh, cung cấp kịp thời hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Tỉnh hiện chưa hình thành các CCN đáp ứng các tiêu chí chung của CCN. Số lượng


các cơ sở công nghiệp tuy không ngừng tăng lên nhưng phân bố rải rác ở các đô thị
và gần các vùng nguyên liệu. Để đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp của tỉnh nói
riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, ngày 27/11/2009 bằng quyết


ii

định số 3222/QĐ-UBND, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt quy hoạch phát triển
CCN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020. Tuy nhiên, một vấn đề bức xúc được
đặt ra, đó là cùng với sự phát triển của các CCN là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo
quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tưởng Chính phủ, tỉnh Sơn
La có ba cơ sở cơng nghiệp gây ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện xử
lý triệt để. Vậy khi số lượng các KCN, CCN được hình thành ngày càng nhiều, liệu
vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN tỉnh có ngày càng gia tăng ? Làm thế
nào để có thể PTBV các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh ?
Xuất phát từ thực trạng trên nên tên đề tài:“Giải pháp về môi trường cho sự
phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh Sơn La” được chọn làm đề tài
nghiên cứu cho bản luận văn này.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học về môi trường, PTBV, PTBV các
KCN, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
Làm rõ bản chất, vai trị của mơi trường đối với sự PTBV các KCN từ đó chỉ
ra sự cần thiết phải BVMT KCN.
Thơng qua phân tích hiện trạng mơi trường tại các điểm cơng nghiệp tập trung
và phân tích các tác động mơi trường của KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun – Mộc
Châu để chỉ ra các vấn đề môi trường tỉnh Sơn La cần quan tâm giải quyết trong
thời gian tới.
Từ đó đề xuất những giải pháp mơi trường để góp phần PTBV các KCN tỉnh.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ: Bộ tài nguyên môi
trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Sở công thương tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch &
Đầu tư tỉnh Sơn La, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La, Cục thống kê Sơn La,

Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La, dữ liệu trên mạng internet…Các nguồn dữ
liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần
tài liệu tham khảo.
Để đánh giá tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn tỉnh luận văn sử dụng
các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh, đối chiếu nồng độ các
chất gây ô nhiễm đo được với tiêu chuẩn cho phép do Bộ Khoa học và Công nghệ
và Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.
Luận văn sử dụng phương pháp đánh giá nhanh: dựa vào hệ số phát thải trên
diện tích đất đã sử dụng của các KCN, CCN để ước tính thải lượng nước thải, khí
thải và chất thải rắn thải ra từ KCN, CCN.


iii

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN TỈNH SƠN LA
1.1. Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
1.1.1. Các vấn đề chung về KCN
Qua thực tiễn 20 năm xây dựng và phát triển có thể nhận thấy, các KCN,
CCN đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát
triển của các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần huy động vốn đầu tư trong và ngồi nước,
đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu, vào ngân sách Nhà nước; góp phần hiện
đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ; tạo ra những tác động lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của các vùng,
các ngành, các lĩnh vực. Sự phát triển các KCN cũng góp phần giải quyết việc làm
cho lao động địa phương, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao,
một đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý giỏi.
Tuy nhiên, q trình phát triển các KCN cũng đã làm phát sinh một số vấn
đề đáng quan tâm như: ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế; ảnh hưởng

đến đời sống của người dân do vấn đề chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp; ảnh
hưởng đến vấn đề di dân, an ninh trật tự xã hội tại địa phương có KCN; và ảnh
hưởng đến môi trường.
1.1.2. Phát triển bền vững khu công nghiệp
Sự PTBV của một KCN được đánh giá theo hai nhóm tiêu chí:
Các tiêu chí đánh giá PTBV nội tại KCN bao gồm: Vị trí địa lý KCN; Chất
lượng quy hoạch KCN; Quy mô đất đai và tỷ lệ lấp đầy KCN; Tổng số vốn đăng ký,
vốn đầu tư thực hiện; Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN;
Trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp trong KCN; Hệ số chun mơn hóa và
liên kết kinh tế và Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của các KCN bao gồm: Tiêu chí về kinh
tế kỹ thuật; Tiêu chí phản ánh về xã hội và Tiêu chí phản ánh mơi trường
1.2. Mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và PTBV các KCN, CCN
Môi trường và sự phát triển kinh tế nói chung (sự phát triển của các KCN,
CCN nói riêng) có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Môi
trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển kinh tế trong


iv

tương lai, góp phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời, môi
trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế.
Q trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho q
trình cải tạo mơi trường, phịng chống suy thối, sự cố mơi trường xảy ra… Tuy
nhiên, quá trình phát triển kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh sẽ dẫn đến nguy
cơ cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm, suy thối mơi trường.
Do đó, khơng thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", tức
là coi phát triển và môi trường là hai vế đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại
trừ, mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", phải lựa chọn và coi trọng cả
hai, khơng hy sinh cái này vì cái kia.

Việc BVMT nói chung và BVMT KCN nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta
quan tâm và đề cập đến ngay từ những năm đầu hình thành, phát triển. Hoạt động
BVMT KCN có hiệu quả hay khơng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao
gồm: Chủ trương, chính sách và hệ thống các văn bản về BVMT KCN của Nhà nước
và các địa phương; Bộ máy quản lý môi trường và quản lý mơi trường KCN, CCN;
Nguồn kinh phí cho sự nghiệp BVMT; Các hoạt động quan trắc, giám sát, cảnh báo ô
nhiễm môi trường; các hoạt động BVMT của chính các cơ sở sản xuất cơng nghiệp;
các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm BVMT; công tác thẩm định và
đánh giá tác động môi trường; cơng tác xã hội hóa hoạt động BVMT…
1.3. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường KCN, CCN tỉnh Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng tài nguyên để phát triển công
nghiệp như: tài nguyên đất, nước, rừng, năng lượng, khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Những năm qua cơng nghiệp Sơn La cũng đã có những bước phát triển đáng kể.
Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên
là chủ yếu. Bên cạnh đó, do khơng quan tâm đúng mức đến vấn đề BVMT nên môi
trường tại các điểm công nghiệp tập trung đã bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ. Trong thời
gian tới, dưới sức ép của sự phát triển công nghiệp tỉnh cùng với việc quy hoạch các
CCN của tỉnh được thông qua, số lượng các KCN, CCN ngày càng tăng lên thì vấn
đề BVMT KCN tỉnh càng trở nên bức thiết hơn. Vì vậy, để theo đuổi mục tiêu
PTBV các KCN thì vấn đề đặt ra cho Sơn La trước mắt và lâu dài là phải có các giải
pháp, kế hoạch hành động thật cụ thể để vừa phát triển mạnh về kinh tế vừa đảm
bảo ổn định môi trường KCN.


v

CHƯƠNG 2: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐẶT RA TRONG Q
TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN, CCN TỈNH SƠN LA
2.1. Tình hình phát triển các KCN, CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020
Tính đến 31/8/2011, KCN Mai Sơn (một KCN tập trung, đa ngành) là KCN

đầu tiên và duy nhất được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La.
The quy hoạch thì tính đến năm 2020 tồn tỉnh sẽ hình thành 28 CCN nhỏ trên
địa bàn 09 huyện và 01 thành phố, trong đó chủ yếu là các CCN tổng hợp (đa ngành).
2.2. Các vấn đề mơi trường đặt ra trong q trình phát triển các KCN, CCN
tỉnh Sơn La thời gian tới
Theo như quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 thì trong năm
2009 và năm 2010 tỉnh sẽ tiến hành quy hoạch chi tiết 5 CCN. Tuy nhiên, tiến độ
thực hiện quy hoạch trên thực tế lại không theo đúng như tiến độ đã đề ra trong
bản quy hoạch. Tính đến nay mới chỉ có KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun - Mộc
Châu đã có quyết định thành lập, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và quyết
định phê duyệt báo cáo ĐTM của UBND tỉnh. Vì vậy, trong phạm vi luận văn, tác
giả tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các tác động mơi trường tại KCN
Mai Sơn, CCN Bó Bun - Mộc Châu và các điểm cơng nghiệp tập trung đã hình
thành trên địa bàn tỉnh.
2.2.1. Các vấn đề về mơi trường khơng khí
Hoạt động sản xuất tại các điểm công nghiệp tập trung chưa có biểu hiện tác
động xấu tới chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh. Hiện chỉ có chân đập
thủy điện Sơn La đang bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn; nhà máy xi măng Chiềng Sinh
bị ơ nhiễm khí bụi và một số khu vực lân cận các cơ sở chế biến nông sản bị ô
nhiễm mùi cục bộ.
Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động thì hầu hết các hoạt động
đều làm phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn. Sơn La là một tỉnh miền núi, có nhiều
đỉnh núi cao, do đó ảnh hưởng lớn đến việc phân tán và tích tụ ơ nhiễm trong
khơng khí. Các điểm tập trung dân cư thường được hình thành ở các vùng thấp và
tương đối bằng phẳng, thường là các thung lung hoặc cao nguyên, phát thải từ các
nhà máy cơng nghiệp có xu hướng tích tụ, khơng phát tán ra xung quanh được. Vì
vậy, trong tương lai, tỉnh phải đối mặt với sự ơ nhiễm khơng khí nặng nề. Đặc
biệt, các vùng kinh tế dọc đường 6 sẽ phải đối mặt với hiện tượng bụi lơ lửng và
tiếng ồn rất nghiêm trọng.



vi

2.2.2. Các vấn đề về môi trường nước
Tại các điểm công nghiệp tập trung, nước thải sản xuất của các nhà máy xả
thải trực tiếp vào suối đã làm ô nhiễm cục bộ nước suối Nậm Pàn và suối Nậm La.
Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động sẽ làm phát sinh một
lượng nước thải tương đối lớn. Trong khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa
chảy tràn rất thấp thì hàm lượng chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao.
Nhìn chung, mơi trường nước bị tác động chủ yếu là môi trường nước ngầm, nước
mặt xung quanh khu vực sản xuất và hạ lưu tiếp nhận. Nước ngầm của Sơn La rất
hạn chế, đặc biệt là các khu vực quy hoạch các KCN, CCN đều nằm trên các địa
tầng với các không gian rỗng, tước đoạt một lượng nước lớn. Do đó, những năm
tới tỉnh phải đối mặt với tình hình ơ nhiễm nước mặt và cạn kiệt nước ngầm, đặc
biệt là vùng kinh tế động lực đường 6.
2.2.3. Các vấn đề về chất thải rắn
Tại các điểm công nghiệp tập trung: lượng chất thải rắn ngày càng tăng,
trong đó có tới 20% là chất thải rắn nguy hại. Tỷ lệ thu gom, đổ thải chất thải rắn
đúng quy định chỉ chiếm khoảng 50-70%, cịn lại từ 30-50% xả thẳng ra mơi
trường. Cả tỉnh có 13 bãi chơn lấp rác đều khơng hợp vệ sinh, một số bãi rác lại
nằm gần nguồn nước sinh hoạt.
Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động sẽ làm phát sinh một
lượng chất thải rắn không nguy hại (đất, đá, gạch vữa, xi măng, gỗ, sắt thép, vỏ
bao bì,…), chất thải rắn nguy hại (dầu mỡ, xăng nhớt thải, giẻ lau có dính dầu mỡ,
thùng chứa dầu nhớt…) và chất thải rắn sinh hoạt. Lượng chất thải rắn này phát
sinh trên toàn bộ mặt bằng các KCN, CCN tuy nhiên thời gian tác động không liên
tục, tác động ở mức trung bình và có thể kiểm soát được nếu thực hiện tốt các biện
pháp quản lý, thu gom.
2.2.4. Các vấn đề về môi trường đất
Hiện tại hoạt động sản xuất tại các điểm công nghiệp tập trung trên địa bàn

tỉnh chưa có biểu hiện tác động xấu tới chất lượng môi trường đất.
Khi các KCN, CCN đi vào xây dựng và hoạt động sẽ làm mặt đất bị xáo trộn,
mất sức liên kết tạo điều kiện cho các q trình xói mịn, trượt lở đất đá phát triển.
Đồng thời, lượng dầu mỡ phát sinh từ quá trình hoạt động và sửa chữa các thiết bị
cơ giới sẽ thấm vào đất, vào mùa mưa sẽ bị nước mưa cuốn trôi đến những khu vực
khác làm ô nhiễm mơi trường đất. Bên cạnh đó với số lượng lớn cán bộ, công nhân
viên làm việc tại KCN sẽ làm phát sinh một lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt.


vii

2.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường KCN tỉnh thời gian qua.
Hệ thống văn bản quy phạm về BVMT KCN hiện chưa hồn chỉnh, thiếu
tính đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Hầu hết các văn bản tập trung vào cải thiện
mơi trường đầu tư, cịn hành lang pháp lý về quản lý môi trường KCN rất chậm
được ban hành.
Bộ máy quản lý môi trường của tỉnh về cơ bản đã tương đối kiện toàn từ
cấp tỉnh đến cấp xã tuy nhiên năng lực quản lý môi trường cịn nhiều vấn đề phải
nâng cấp.
Bộ máy quản lý mơi trường KCN, CCN trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn.
Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề BVMT KCN của chính quyền, ban
quản lý KCN và người dân địa phương chưa đầy đủ.
Quy hoạch các vấn đề liên quan đến BVMT trên địa bàn tỉnh chưa được xây
dựng. Chất lượng công tác thẩm định và đánh giá tác động mơi trường chưa cao.
Nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT cấp huyện hầu như chưa được giải ngân.
Ý thức tự giác chấp hành các qui định về BVMT của các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp chưa cao.
Việc thực hiện mục tiêu xã hội hóa cơng tác BVMT chưa đạt hiệu quả cao.
2.4. Đánh giá chung về khả năng PTBV các KCN, CCN tỉnh Sơn La
Do các KCN, CCN vẫn nằm trên quy hoạch nên chưa thể đánh giá một cách

toàn diện theo tất cả các tiêu chí về khả năng PTBV nội tại các KCN, CCN trên
địa bàn tỉnh. Hiện có thể nhận thấy, sau khi các KCN, CCN đã hoàn thiện đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động thì có thể đạt được sự bền vững về vị
trí, quy mơ.
Khi các KCN, CCN đi vào hoạt động vừa mang lại những tác động lan tỏa
tích cực vừa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định về mặt kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực về cơ bản là không lớn và mang tính tạm
thời trong thời gian thi cơng. Cịn những tác động lớn đến môi trường kinh tế xã
hội lại là những tác động có lợi, kéo dài trong suốt quá trình hoạt động của các
KCN, CCN.
Tác động lan tỏa về mặt BVMT: Khả năng thực hiện tốt công tác BVMT
KCN, CCN tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu khơng tiếp tục có sự cố gắng, nỗ lực
hồn thiện các cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách, bộ máy tổ chức cũng như các hoạt
động BVMT thì khi các KCN, CCN đi vào hoạt động ô nhiễm môi trường KCN
trên địa bàn tỉnh sẽ trở thành vấn đề bức xúc trong tương lai.


viii

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG NHẰM MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN TỈNH SƠN LA
3.1. Mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2020
Luận văn nêu ra mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất đến năm 2015 và năm
2020 của các ngành cơng nghiệp tỉnh như: ngành khai thác khống sản; ngành công
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; ngành công nghiệp chế biến lâm sản; ngành
công nghiệp luyện kim, chế tạo máy và gia công kim loại; ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.
3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Sơn La đến năm 2020
Luận văn trích dẫn các quan điểm và các mục tiêu (bao gồm mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể) phát triển các KCN, CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020 được đưa

ra trong “Quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020” đã được
UBND tỉnh thông qua.
3.3. Các giải pháp
Trên cơ sở phân tích hiện trạng mơi trường tại các điểm công nghiệp tập trung
và dự báo các tác động mơi trường khi KCN Mai Sơn và CCN Bó Bun – Mộc Châu
đi vào xây dựng và hoạt động luận văn đề xuất một số giải pháp về môi trường
nhằm mục tiêu PTBV các KCN tỉnh Sơn La như sau:
1. Hồn thiện hệ thống chính sách bảo vệ mơi trường KCN.
Rà sốt, bổ sung các văn bản, chính sách, luật pháp về BVMT KCN.
Hồn thiện hệ thống chính sách cấp tỉnh.
2. Kiện tồn bộ máy quản lý mơi trường và quản lý môi trường KCN, CCN.
Phân cấp và phân công trách nhiệm cụ thể theo hướng quản lý tập trung .
Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý BVMT KCN.
3. Các giải pháp về công tác quy hoạch.
Lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn
đến năm 2025, trong đó chú ý đến những nội dung như: Quy hoạch các điểm quan
trắc môi trường KCN; Quy hoạch khu xử lý nước thải, chất thải rắn; Quy hoạch
thảm cây xanh đô thị.


ix

4. Tăng cường thực thi pháp luật BVMT KCN
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp
thời những doanh nghiệp vi phạm.
Sử dụng công cụ kinh tế hợp lý để tái đầu tư cho BVMT.
5. Một số giải pháp khuyến khích

Thu hút vốn đầu tư cho cơng tác BVMT KCN.
Xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường.
6. Một số giải pháp khác
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin môi trường KCN, CCN.
Thực hiện việc công bố thông tin và dân chủ cơ sở liên quan đến BVMT KCN.


x

KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề môi trường tại các KCN, CCN và các điểm công nghiệp
tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn đã đạt được những kết quả nhất định
như sau:
Chỉ rõ sự cần thiết của vấn đề BVMT tại các KCN, CCN tỉnh.
Phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng môi trường tại các điểm
công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh.
Đưa ra những phân tích, dự báo về các vấn đề mơi trường mà tỉnh sẽ phải đối
mặt trong tương lai khi các KCN, CCN đi vào hoạt động.
Đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác BVMT tại các KCN, CCN
tỉnh những năm tới.
Tuy nhiên, do cịn có những hạn chế về kiến thức và sự hiểu biết nên luận văn
không tránh khỏi những giới hạn chưa giải quyết được, cụ thể:
Do hiện tại mới chỉ có KCN Mai Sơn và CCN Mộc Châu đã thông qua quy
hoạch chi tiết nên các dự báo về các vấn đề môi trường tại các KCN, CCN tỉnh
trong tương lai cũng chỉ bao hàm các tác động từ hai KCN, CCN này mà chưa thể
bao quát hết được các tác động từ tất cả các KCN, CCN sẽ được quy hoạch, xây
dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Do không được trang bị những kiến thức về kỹ thuật đánh giá các tác động
môi trường của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nên khi phân tích, dự báo về
các vấn đề mơi trường mà tỉnh sẽ phải đối mặt trong tương lai luận văn chủ yếu mới

chỉ ra các vấn đề môi trường có thể xảy ra, cịn mức độ, quy mơ xảy ra của các vấn
đề đó luận văn chưa thực sự chỉ ra được một cách chi tiết, cụ thể.
Vì vậy, nếu tiếp tục có những nghiên cứu về vấn đề môi trường tại các KCN,
CCN tỉnh, tác giả đưa ra những kiến nghị về hướng giải quyết những hạn chế trên
như sau: các dự báo phải bao quát hết được các tác động từ tất cả các KCN, CCN sẽ
được xây dựng và hoạt động trên địa bàn tỉnh; đồng thời sử dụng các công cụ kỹ
thuật để đánh giá chi tiết, cụ thể mức độ và quy mô của các vấn đề môi trường KCN
mà tỉnh sẽ phải đối mặt trong tương lai.



×